MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘ T SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC BẢO
ĐẢM Q UYỀN, LỢ I ÍCH HỢ P PHÁP CỦA ĐưƠ NG SỰ
VÀ NGưỜ I LIÊN Q UAN ĐẾN VIỆC THI HÀNH ÁN7
1.1. Khái niệmvà ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp
của đương sự và người liên quan trong thi hành án dân sự7
1.1.1. Khái niệm nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương
sự và người liên quan đến việc thi hành án7
1.1.2. Ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự và người liên quan đến việc thi hành án11
1.2. Cơ sở của việc xây dựng các quy định về nguyên tắc bảo đảm quyền,
lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án14
1.2.1. Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và
người liên quan đến việc thi hành án được xây dựng trên cơ sở
đường lối của Đảng về hoạt động tư pháp14
1.2.2. Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người
liên quan đến việc thi hành án được xây dựng trên cơ sở các quy định
của Hiến pháp và các luật chuyên ngành về bảo vệ quyền cơ bản15
1.2.3. Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và
người liên quan đến việc thi hành án xuất phát từ nhiệm vụ, quyền
hạn và trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự16
1.2.4. Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và
người liên quan đến việc thi hành án xuất phát từ quyền bình đẳng
của mọi chủ thể trong quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động17
1.3. Mối liên hệ giữa nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương
sự và người liên quan với các nguyên tắc khác đến việc thi hành án18
1.4. Lược sử các quy định về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp
của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án23
1.4.1. Thời kỳ từ tháng 8/1945 đến năm 1989 23
1.4.2. Thời kỳ từ năm 1990 đến trước khi có Pháp lệnh Thi hành án dân
sự năm 199325
1.4.3. Thời kỳ từ khi ban hành Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993
đến trước khi có Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 200426
1.4.4. Thời kỳ từ khi ban hành Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004
đến khi có Luật Thi hành án dân sự năm 200828
Chương 2: NỘ I DUNG CÁC Q UY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ NGUYÊN
TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐưƠNG
SỰ VÀ NGưỜ I LIÊN Q UAN ĐẾN VIỆC THI HÀNH ÁN31
2.1. Các quy định về thủ tục thi hành án dân sự với việc bảo đảm quyền,
lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan31
2.1.1. Quy định về bảo đảm quyền yêu cầu thi hành án với việc bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự31
2.1.2. Quy định về từ chối, trả đơn yêu cầu thi hành án với việc bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự35
2.1.3. Quy định về trách nhiệm của người được thi hành án trong việc
cung cấp thông tin tài sản hoặc điều kiện thi hành37
2.1.4. Quy định về quyền được tham gia vào quá trình thi hành án của chủ
thể có quyền, lợi ích hợp pháp41
2.2. Các quy định về biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự với
việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan43
2.2.1. Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự với việc bảo đảm quyền, lợi
ích hợp pháp của đương sự và người liên quan43
2.2.2. Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự với vệc bảo đảm quyền,
lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan45
2.3. Các quy định về khiếu nại, tố cáo, kháng nghị và xử lý vi phạm đến
việc thi hành án với việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự và người liên quan49
2.3.1. Về khiếu nại và giải quyết khiếu nại thi hành án dân sự 49
2.3.2. Về tố cáo và giải quyết tố cáo trong thi hành án dân sự 51
2.3.3. Về kháng nghị và giải quyết kháng nghị về thi hành án dân sự 52
2.3.4. Về xử lý vi phạm trong thi hành án dân sự 53
2.4. Các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đến việc thi hành án với
việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan55
Chương 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGUYÊN BẢO ĐẢM Q UYỀN,
LỢ I ÍCH HỢ P PHÁP CỦA ĐưƠ NG SỰ VÀ NGưỜ I
LIÊN Q UAN ĐẾN VIỆC THI HÀNH ÁN VÀ KIẾN NGHỊ61
3.1. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp
của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án61
3.1.1. Về thành tựu đạt được từ thực tiễn thực hiện nguyên tắc 61
3.1.2. Về những bất cập, vướng mắc từ thực tiễn thực hiện nguyên tắc 63
3.2. Một số kiến nghị về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp
của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án81
3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp
của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án81
3.2.2. Kiến nghị về thực hiện nguyên tắc về bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp
của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án91
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
13 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cứu chuyên
sâu đầu tiên về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương
sự và người liên quan trong THADS. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên
cứu tác giả có kế thừa những thành quả nghiên cứu của các công trình
khoa học có liên quan đã được công bố trước đó.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận văn là hướng tới việc đánh giá một cách
khách quan và toàn diện về hiệu quả của bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp
của đương sự và người liên quan trong THADS dưới cả góc độ lập pháp và
thi hành pháp luật trên thực tế. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, pháp luật và
thực tiễn thực hiện nguyên tắc tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự và người liên quan trong THADS, tác giả sẽ đưa những kiến nghị,
đề xuất về hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan trong THADS.
4. Nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài bao gồm các vấn đề chủ yếu sau đây:
- Luận giải những vấn đề lý luận về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi
ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS;
- Đánh giá thực trạng pháp luật về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích
hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS;
- Đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn
thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc
THADS ở nước ta.
4.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định như sau:
- Một số vấn đề lý luận về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp
pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS;
- Các quy định của pháp luật Việt Nam trong lịch sử và hiện hành về
nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên
quan đến việc THADS;
- Thực tiễn áp dụng các quy định hiện hành về nguyên tắc bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra; trong quá
trình nghiên cứu luận văn đã sử dụng một số phương pháp luận và
phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:
(i) Việc nghiên cứu thực hiện đề tài được dựa trên phương pháp luận
nghiên cứu khoa học duy vậy lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư
tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật;
(ii) Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu chuyên ngành. Cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích, bình luận, diễn giải, phương pháp lịch sử...
được sử dụng trong Chương 1 khi nghiên cứu tổng quan những vấn đề lý
9 10
luận về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và
người liên quan đến việc THADS
- Phương pháp so sánh luật học, phương pháp đánh giá v.v... được sử
dụng trong Chương 2 khi tìm hiểu và đánh giá các quy định của pháp luật
về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người
liên quan đến việc THADS.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê... được sử dụng ở
Chương 3 khi đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật và đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi
ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc THADS
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi
ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án.
Chương 2: Nội dung các quy định hiện hành về nguyên tắc bảo đảm quyền,
lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án.
Chương 3: Thực tiễn thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp
pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án và kiến nghị.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC
BẢO ĐẢM QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƢƠNG SỰ
VÀ NGƢỜI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THI HÀNH ÁN
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích
hợp pháp của đƣơng sự và ngƣời liên quan trong thi hành án dân sự
1.1.1. Khái niệm nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự và người liên quan đến việc thi hành án
Qua phân tích, tác giả luận văn đưa ra khái niệm về nguyên tắc như
sau: Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người
liên quan trong THADS là tư tưởng pháp lý chủ đạo, có tính bắt buộc
chung, được quy định trong pháp luật THADS, theo đó cơ quan thi hành
án, Thừa phát lại và các chủ thể có trách nhiệm hỗ trợ, phối hợp trong
THADS phải tổ chức THADS theo đúng pháp luật và đúng nội dung bản
án, quyết định được thi hành, không xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp
pháp của các chủ thể có quyền lợi và bảo đảm cho họ thực hiện quyền
yêu cầu thi hành án, được tham gia vào quá trình thi hành án để bảo vệ
quyền lợi của mình và thực hiện quyền khiếu nại đối với các hành vi trái
pháp luật trong thi hành án.
1.1.2. Ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp
của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án
1.1.2.1. Ý nghĩa chính trị
Thứ nhất, nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự
và người liên quan trong THADS có ý nghĩa chính trị sâu sắc:
Thứ hai, nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự
và người liên quan trong THADS thể hiện bản chất tốt đẹp của Nhà nước
pháp quyền và dân chủ:
1.1.2.2. Ý nghĩa xã hội
Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan
trong THADS là một biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; làm
cho công tác THADS chính xác, khách quan, toàn diện và đầy đủ.
Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên
quan là nguyên tắc mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, thể hiện tính nhân đạo
trong THADS ở Việt Nam.
Việc quy định nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự và người liên quan trong THADS góp phần tích cực vào việc
bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, củng cố lòng tin của quần chúng nhân
dân vào hoạt động của thiết chế THADS.
1.1.2.3. Ý nghĩa pháp lý
Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người
liên quan là cơ sở pháp lý quan trọng để đương sự, người có quyền lợi
11 12
hợp pháp liên quan trong thi hành án có thể sử dụng để bảo vệ quyền lợi
của mình khi cơ quan thi hành án, Thừa phát lại tổ chức việc thi hành án.
Đối với cơ quan tiến hành tố tụng, việc quy định nguyên tắc bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan là cơ sở pháp lý
để đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án đồng thời là cơ sở
để cơ quan thi hành án, Thừa phát lại ra các quyết định cần thiết để tổ
chức việc thi hành án.
1.2. Cơ sở của việc xây dựng các quy định về nguyên tắc bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự và ngƣời liên quan đến việc thi
hành án
Tác giả luận văn trình bày về cơ sở của việc xây dựng các quy định
về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người
liên quan đến việc thi hành án, bao gồm:
1.2.1. Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự
và người liên quan đến việc thi hành án được xây dựng trên cơ sở
đường lối của Đảng về hoạt động tư pháp
1.2.2. Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và
ngƣời liên quan đến việc thi hành án đƣợc xây dựng trên cơ sở các quy
định của Hiến pháp và các luật chuyên ngành về bảo vệ quyền cơ bản
1.2.3. Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự
và người liên quan đến việc thi hành án xuất phát từ nhiệm vụ, quyền
hạn và trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự
1.2.4. Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự
và người liên quan đến việc thi hành án xuất phát từ quyền bình đẳng
của mọi chủ thể trong quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động
1.3. Mối liên hệ giữa nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp
pháp của đƣơng sự và ngƣời liên quan với các nguyên tắc khác đến
việc thi hành án
Nguyên tắc bảo đảm nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp
của đương sự và người liên quan là nguyên tắc có mối quan hệ hữu cơ
gắn bó với một loạt các nguyên tắc khác của THADS, bao gồm:
- Trong THADS, nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự và người liên quan và nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án,
quyết định có mối quan hệ mật thiết
- Nguyên tắc bảo đảm quyền yêu cầu thi hành án của các đương sự
là một trong những nội dung quan trọng của nguyên tắc bảo đảm quyền,
lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan
- Mối quan hệ giữa nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự và người liên quan với các nguyên tắc tự nguyện và cưỡng chế
thi hành án; trách nhiệm bồi thường thiệt hại; trách nhiệm phối hợp của
cơ quan, tổ chức, cá nhân với cơ quan THADS và chấp hành viên
- Mối quan hệ giữa nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự và người liên quan với các nguyên tắc thỏa thuận trong
THADS và nguyên tắc tiếng nói, chữ viết dùng trong THADS
- Mối quan hệ giữa nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự và người liên quan với nguyên tắc giám sát, kiểm sát hoạt động
trong THADS
Tóm lại, có thể nói, nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự và người liên quan trong THADS là nguyên tắc cơ bản và có
tầm quan trọng lớn. Tất cả các nguyên tắc trên đều hướng tới việc bảo
đảm quyền, lợi ích của chủ thể có quyền lợi trong thi hành án nhưng
nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên
quan trong THADS là nguyên tắc có ý nghĩa trực tiếp và nhấn mạnh nhất
tới việc bảo đảm quyền lợi của người được thi hành án nhưng không
được xâm hại tới quyền lợi hợp pháp của người phải thi hành án và các
chủ thể có quyền lợi liên quan tới việc thi hành án.
Các nguyên tắc khác của THADS đều có quan hệ gắn bó mật thiết
với nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người
liên quan trong THADS và nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp
của đương sự và người liên quan trong THADS chỉ có ý nghĩa khi việc
bảo đảm cho nguyên tắc này được thực hiện đồng bộ với việc thực hiện
các nguyên tắc nêu trên.
13 14
1.4. Lƣợc sử các quy định về nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích
hợp pháp của đƣơng sự và ngƣời liên quan đến việc thi hành án
1.4.1. Thời kỳ từ tháng 8/1945 đến năm 1989
Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến trước khi có Pháp
lệnh THADS năm 1989, công tác THADS đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp
của Tòa án; dù chưa được quy định rõ nét và nổi bật, nhưng nguyên tắc
bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong THADS đã được đề
cập qua khá nhiều văn bản pháp luật.
Trong thời kỳ này tổ chức bộ máy cũng như nguyên tắc hoạt động
của cơ quan thi hành án chưa được chú trọng. Cơ chế quản lý và tổ chức
thi hành án chưa tạo được vị trí của Chấp hành viên tương xứng với yêu
cầu của nhiệm vụ đặt ra. Mặt khác, tổ chức và hoạt động thi hành án là
một giai đoạn khép kín trong Tòa án và tùy thuộc vào sự chỉ đạo của
Chánh án TAND địa phương. Nhiều năm liền mối quan tâm chú trọng
của Tòa án vẫn dành cho công tác xét xử, còn công tác thi hành án không
được quan tâm đúng mức. Điều này dẫn đến tình trạng án xét xử xong
không được thi hành chiếm tỉ lệ ngày càng lớn trong lượng án phải thi
hành hàng năm, quyền và lợi ích của đương sự và người liên quan chưa
được quan tâm và đảm bảo.
1.4.2. Thời kỳ từ năm 1990 đến trước khi có Pháp lệnh Thi hành
án dân sự năm 1993
Pháp lệnh THADS ngày 28/8/1989, có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/1990, việc tập trung thống nhất những quy định về THADS vào
một hình thức văn bản pháp lý có hiệu lực cao đã tạo điều kiện thuận lợi
cho việc áp dụng pháp luật trong việc THADS, góp phần bảo đảm hiệu
lực của các bản án, quyết định về dân sự của Tòa án, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể và công dân, góp phần tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người
liên quan lần đầu tiên được ghi nhận tại Điều 7 Pháp lệnh THADS ngày
28/8/1989, theo quy định này việc THADS không những phải bảo đảm
quyền lợi của người được thi hành án mà còn phải bảo đảm cả quyền
tham gia của người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến việc thi
hành án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
1.4.3. Thời kỳ từ khi ban hành Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm
1993 đến trước khi có Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004
Pháp lệnh THADS ban hành ngày 21/4/1993, có hiệu lực ngày
01/6/1993 đã thay thế Pháp lệnh THADS ban hành ngày 28/8/1989. Tại
Điều 8 Pháp lệnh này đã tiếp tục ghi nhận nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi
ích hợp pháp của người có liên quan đến việc thi hành án.
Điểm khác biệt căn bản nhất của Pháp lệnh THADS năm 1993 so
với Pháp lệnh THADS năm 1989 chính là ở các quy định về chủ thể
chính có trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của đương sự và người liên quan
trong THADS. Theo Pháp lệnh THADS năm 1989, Tòa án có nhiệm vụ
bảo đảm quyền lợi của đương sự và người liên quan trong THADS, còn
theo Pháp lệnh THADS năm 1993 thì nhiệm vụ này được chuyển giao
cho hệ thống các cơ quan THADS.
1.4.4. Thời kỳ từ khi ban hành Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm
2004 đến khi có Luật Thi hành án dân sự năm 2008
Qua hơn 10 năm thi hành, Pháp lệnh THADS năm 1993 đã bộc lộ
nhiều bất cập trước những đòi hỏi của quá trình đổi mới, cải cách hành
chính, cải cách tư pháp. Vì vậy, ngày 14/01/2004, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh THADS sửa đổi thay thế Pháp lệnh
THADS năm 1993.
Pháp lệnh thời kỳ này đã quy định nhiều nguyên tắc hơn để bảo đảm
cho quyền lợi hợp pháp của các chủ thể trong THADS được thực hiện
như nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định dân sự; Quyền
yêu cầu thi hành án; Tự nguyện thi hành án; Cưỡng chế thi hành
án; Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và cá
nhân trong việc thi hành án; Kiểm sát việc thi hành án. Đặc biệt, nguyên
tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người có liên quan đến việc thi
hành án được quy định tại Điều 9 Pháp lệnh THADS năm 2004. Theo đó,
15 16
người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án được tham gia
vào việc thi hành án và có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định
của pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Đối chiếu với quy định của Pháp lệnh THADS năm 1993, Nghị định
số 30/CP ngày 02/6/1993 của Chính phủ thì những quy định tại Pháp
lệnh THADS năm 2004 và Nghị định số 50/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005
của Chính phủ đã có một bước tiến rõ rệt trong việc nâng cao trách
nhiệm của cơ quan THADS, Chấp hành viên trong việc bảo đảm quyền
lợi của đương sự và người liên quan trong THADS.
Ngày 14/11/2008, Quốc hội đã thông qua Luật THADS có hiệu lực
từ 01/07/2009. Văn bản pháp lý này đã kế thừa và phát triển các quy định
về bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan
trong THADS. Theo quy định tại Điều 5 của Luật này thì "Trong quá
trình thi hành án, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ".
Chương 2
NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ NGUYÊN TẮC
BẢO ĐẢM QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƢƠNG SỰ
VÀ NGƢỜI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THI HÀNH ÁN
2.1. Các quy định về thủ tục thi hành án dân sự với việc bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự và ngƣời liên quan
2.1.1. Quy định về bảo đảm quyền yêu cầu thi hành án với việc bảo
đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự
Trước đây, Pháp lệnh THADS năm 1993 chưa quy định quyền yêu
cầu THADS của người phải THADS.
Pháp lệnh THADS năm 2004 và Luật THADS năm 2008 đã bổ
sung quy định theo hướng mở rộng quyền làm đơn yêu cầu thi hành án
đối với cả người phải thi hành án. Mục đích của việc bổ sung quy định
này là nhằm khuyến khích ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người
phải thi hành án cũng như để đảm bảo quyền lợi của họ trong trường hợp
cần thiết.
Ngoài việc mở rộng chủ thể có quyền yêu cầu THADS thì pháp luật
cũng đã ghi nhận những cơ chế nhất định để tạo điều kiện cho đương sự
có thể bảo vệ quyền lợi của mình. Để thi hành được bản án, quyết định
dân sự thì bản án, quyết định tuyên phải chính xác, rõ ràng và các đương
sự phải nhận thức được đúng quyền, nghĩa vụ thi hành án và thời hiệu
THADS. Thực tế, tổ chức THADS cho thấy không phải trường hợp nào
việc tổ chức THADS cũng đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu đó. Do vậy,
pháp luật THADS của chúng ta đã có những quy định về trách nhiệm của
các cơ quan, tổ chức ra bản án, quyết định phải giải thích cho các đương
sự quyền, nghĩa vụ thi hành án của họ, thời hiệu yêu cầu THADS và giải
thích bản án, quyết định trong trường hợp chúng không chính xác, rõ
ràng. Đây là yếu tố cơ bản để các đương sự và những người liên quan
thực hiện và bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong
THADS, được quy định cụ thể tại Điều 382 BLTTDS, Điều 26 và Điều 179
Luật THADS.
Quyền yêu cầu THADS được giới hạn bởi thời hiệu yêu cầu thi hành
án theo quy định của Luật THADS. Thời hiệu yêu cầu thi hành án được
quy định tại Điều 30 Luật THADS.
2.1.2. Quy định về từ chối, trả đơn yêu cầu thi hành án với việc
bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự
Để bảo đảm quyền yêu cầu THADS của các đương sự và có cơ sở
xác định trách nhiệm tổ chức thi hành án của các cơ quan thi hành án khi
cần thiết, pháp luật quy định một cách rất rõ ràng và minh bạch việc
nhận, từ chối, trả đơn yêu cầu thi hành án.
Đối với trường hợp đơn thi hành án không có đầy đủ các nội dung
theo quy định của pháp luật hoặc không nếu rõ thông tin về điều kiện thi
hành án của người phải thi hành án và không yêu cầu xác minh thì cơ
quan THADS thông báo để đương sự bổ sung nội dung đơn yêu cầu
THADS trước khi quyết định thi hành án. Đối với trường hợp đơn yêu
17 18
cầu thi hành án không có đầy đủ các điều kiện thi hành án theo quy định
của pháp luật thì cơ quan THADS từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án.
Điều 34 Luật THADS đã ấn định các trường hợp cụ thể mà cơ quan
THADS được từ chối nhận đơn yêu cầu THADS:
- Người yêu cầu thi hành án không có quyền yêu cầu thi hành án
hoặc nội dung đơn yêu cầu thi hành án không liên quan đến nội dung của
bản án, quyết định;
- Cơ quan THADS được yêu cầu không có thẩm quyền thi hành án;
Điều 51 Luật THADS cũng quy định cụ thể và giới hạn những
trường hợp mà cơ quan THADS được trả đơn yêu cầu THADS, gồm các
trường hợp sau:
- Người phải thi hành án không có tài sản để thi hành án hoặc có tài
sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành
án hoặc tài sản đó theo quy định của pháp luật không được xử lý để thi
hành án;
- Người phải thi hành án không có thu nhập hoặc mức thu nhập thấp,
chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án và gia đình;
- Tài sản kê biên không bán được mà người được thi hành án không
nhận để thi hành án;
- Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ về trả vật đặc định
nhưng vật phải trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng
được mà đương sự không có thỏa thuận khác.
2.1.3. Quy định về trách nhiệm của người được thi hành án trong
việc cung cấp thông tin tài sản hoặc điều kiện thi hành
Quy định về trách nhiệm của người được thi hành án trong việc cung
cấp thông tin tài sản hoặc điều kiện thi hành được đưa vào nội dung đơn
yêu cầu thi hành án như là một điều kiện bắt buộc.
Điểm d khoản 1 Điều 31 Luật THADS quy định đơn yêu cầu thi
hành án có các nội dung chính sau đây:
"a) Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;
b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
c) Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
d) Nội dung yêu cầu thi hành án;
đ) Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi
hành án".
Vấn đề này được hướng dẫn cụ thể tại khoản 2 Điều 4 Nghị định
58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn một số điều của Luật THADS về thủ tục THADS.
2.1.4. Quy định về quyền được tham gia vào quá trình thi hành án
của chủ thể có quyền, lợi ích hợp pháp
Trong tổ chức THADS, việc thông báo thi hành án có ý nghĩa rất
quan trọng. Qua thông báo, người được thông báo biết được quyền, nghĩa
vụ thi hành án của mình để thực hiện. Vì vậy, để tổ chức THADS thì cơ
quan thi hành án phải tiến hành thông báo thi hành án cho các đương sự,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến tham dự việc thi hành án
(được quy định rõ tại các điều 39, 40, 42 Luật THADS).
2.2. Các quy định về biện pháp bảo đảm và cƣỡng chế thi hành
án dân sự với việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự và
ngƣời liên quan
2.2.1. Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự với việc bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan
Việc áp dụng biện pháp bảo đảm THADS bảo đảm quyền, lợi ích
hợp pháp của đương sự và người liên quan được thể hiện:
- Ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn
tránh việc thi hành án nên bảo đảm được hiệu lực của bản án, quyết định,
quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, bảo đảm tính
nghiêm mình của pháp luật.
- Đốc thúc người phải thi hành án tự nguyện thi hành nghĩa vụ của mình.
- Việc áp dụng biện pháp bảo đảm THADS là tiền đề, cơ sở cho việc
áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS sau này, bảo đảm hiệu quả của
việc THADS.
19 20
Ngoài việc bảo vệ quyền được thi hành án của người được thi hành
án thì pháp luật còn đảm bảo và tôn trọng quyền của người phải thi hành
án, người liên quan khi quy định việc người yêu cầu Chấp hành viên áp
dụng biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu
cầu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không
đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc cho
người thứ ba thì phải bồi thường.
2.2.2. Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự với việc bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan
Theo quy định tại Điều 71 Luật THADS, có sáu biện pháp cưỡng
chế THADS là:
"1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá
của người phải thi hành án.
2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án:
3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản
đang do người thứ ba giữ.
4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện
công việc nhất định".
Sáu biện pháp cưỡng chế thi hành án được áp dụng trong hoạt động
THADS này nhằm xác định cơ sở cho việc áp dụng thống nhất của chấp
hành viên trong hoạt động tác nghiệp thi hành án, đồng thời là căn cứ
pháp lý để người được thi hành án, người phải thi hành án, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tự bảo vệ quyền lợi của mình.
2.3. Các quy định về khiếu nại, tố cáo, kháng nghị và xử lý vi
phạm đến việc thi hành án với việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp
của đƣơng sự và ngƣời liên quan
2.3.1. Về khiếu nại và giải quyết khiếu nại thi hành án dân sự
Bằng các quy định của pháp luật, nhà nước ta đã chính thức ghi nhận
quyền khiếu nại của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Thông qua đó, mọi hành
vi xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, cơ quan, tổ chức đều bị xử lý theo pháp luật.
Theo Điều 140 Luật THADS thì người được thi hành án, người phải
thi hành án và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến thi hành án có
quyền khiếu nại đối với các quyết định, hành vi của thủ trưởng cơ quan
THADS, Chấp hành viên, nếu có căn cứ cho rằng các quyết định, hành vi
đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
2.3.2. Về tố cáo và giải quyết tố cáo trong thi hành án dân sự
Trong quá trình THADS, ngoài việc cá nhân, cơ quan, tổ chức có
quyền, lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc THADS có quyền khiếu nại thì
cũng có quyền tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan
THADS và người có thẩm quyền THADS hoặc bất cứ cá nhân nào thuộc
cơ quan đó nếu quyết định, hành vi trái pháp luật đó gây thiệt hại hoặc đe
dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, cơ quan, tổ chức.
Tố cáo là công cụ để vạch rõ những hiện tượng tiêu cực trong xã hội,
để có biện pháp xử lí kịp thời, nghiêm mình đối với những vi phạm, bảo
vệ được lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và
người có nghĩa vụ liên quan đến THADS, cơ quan, tổ chức, công dân và
qua đó góp phần ổn định trật tự, an toàn xã hội. Vì vậy, tố cáo về THADS có
ý nghĩa nâng cao trách nhiệm của cơ quan THADS, Chấp hành viên
trong THADS, giúp người có thẩm quyền kịp thời xử lí được các hành vi
vi phạm trong THADS. Việc này gián tiếp bảo vệ quyền lợi hợp pháp
cho các đương sự và người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong THADS.
2.3.3. Về kháng nghị và giải quyết kháng nghị về thi hành án dân sự
Để bảo đảm quyền lợi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lds_nguyen_thi_mai_hien_nguyen_tac_bao_dam_quyen_loi_ich_hop_phap_cua_duong_su_va_nguoi_lien_quan_de.pdf