Ở phương Tây, có một số tác giả cũng nghiên cứu về vấn đề này như:
Năm 1956 có 3 tác giả người Mĩ là Johnson, L.Grison, M.Schalckamp đã viết
cuốn “Giao tiếp”. Nội dung của cuốn sách đề cập đến các vấn đề: Mối quan hệ
của kỹ năng giao tiếp với sự tiến bộ trong trường đại học của sinh viên, cách
biểu lộ tình cảm, phát triển kỹ năng bình luận, .
Năm 1960, tác giả Bavelas (Pháp) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm
về cấu trúc giao tiếp, đồng thời đưa ra các khái niệm “khoảng cách” được xác
định như một số những mắt xích giao tiếp cần thiết để đưa thông điệp tới được
người khác (đối tượng) bằng con đường ngắn nhất từ quan hệ chiếm hữu.
Khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng của giao tiếp, nhà tâm lý học
(Pháp) Bateson đã phân biệt hai hệ thống giao tiếp chủ yếu là giao tiếp đối xứng
và giao tiếp bổ sung. Theo ông, mọi giao tiếp đều biểu hiện ra ở một trong
những phương thức ấy, nó có tính hệ thống khi thiết lập được sự bình đẳng hay
sự tương hỗ, nó có tính bổ sung khi biểu hiện sự khác nhau.
16 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 970 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Những khó khăn tâm lý trong giao tiếp với giáo viên của học sinh khiếm thính trường Trung học tư thục Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TÂM LÝ HỌC
BÙI THỊ THU HẰNG
NHỮNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP
VỚI GIÁO VIÊN CỦA HỌC SINH KHIẾM THÍNH
TRƯỜNG TRUNG HỌC TƯ THỤC KINH TẾ - DU
LỊCH HOA SỮA
Luận văn Thạc sỹ Tâm lý học
Mã số: 60.31.80
Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS. Phạm Thành Nghị
Hà nội, 2008
Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bất kì lĩnh vực nào của đời sống xã hội, vấn đề con người và quan
hệ con người có ý nghĩa quan trọng quyết định tới hiệu quả hoạt động và hình
thành nhân cách.
Con người quan hệ với nhau qua hoạt động giao tiếp. Giao tiếp là một
dạng hoạt động đặc thù của con người, có mặt trong mọi lĩnh vực đời sống xã
hội, là phương tiện có ý nghĩa quan trọng nhất để con người trao đổi thông tin,
tình cảm, hợp tác và tiến hành các loại hoạt động. Có thể nói trong hoạt động
giao tiếp, giao tiếp là điều kiện để cả xã hội loài người tồn tại và phát triển; Bởi
vì giao tiếp là phương thức tồn tại của cá nhân và cả xã hội loài người. Sự
phong phú trong đời sống tâm lý mỗi cá nhân phụ thuộc vào sự phong phú các
mối quan hệ quan hệ của họ. Các quan hệ này không phải tự nhiên mà có mà
phải được xác lập lên, hơn nữa một khi đã được xác lập thì không phải mặc
nhiên chúng cứ thế tồn tại mà phải vận hành, điều khiển làm phong phú thêm
lên. Nhà tâm lý học Xô Viết nổi tiếng B.P.Lômôv cho rằng: “Khi chúng ta
nghiên cứu lối sống của một cá nhân cụ thể, chúng ta không thể chỉ giới hạn ở
sự phân tích xem nó làm cái gì và làm như thế nào? mà còn phải nghiên cứu
xem nó giao tiếp với ai? và như thế nào?” [23;56]
Như vậy, giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của
mỗi cá nhân và cả xã hội, là điều kiện của sự hình thành và phát triển nhân cách.
Nhờ giao tiếp con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hoá
xã hội, chuẩn mực xã hội và “tổng hoà các quan hệ xã hội” làm thành bản chất
con người; Đồng thời thông qua giao tiếp, con người góp tài lực của mình vào
kho tàng chung của nhân loại, nhờ vậy lịch sử của loài người được tiếp nối.
Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng
3
Tuy nhiên, không phải bao giờ quá trình giao tiếp cũng diễn ra một cách
suôn sẻ, thuận chiều giữa các chủ thể mà trong mối quan hệ đó thường xuyên
xảy ra những khó khăn tâm lý nhất định làm cản trở quá trình giao tiếp. Vì vậy,
để nâng cao hiệu quả của quá trình giao tiếp chúng ta cần tìm cách khắc phục
những khó khăn đó.
Trong trường học luôn tồn tại mối quan hệ thầy và trò - đây là mối quan
hệ giữa thế hệ trước và thế hệ sau; Thế hệ trước truyền đạt những kinh nghiệm
mọi mặt cho thế hệ sau bước vào cuộc sống, vào hoạt động sống và hoạt động
nghề nghiệp.
Giao tiếp sư phạm là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến
chất lượng đào tạo chung của nhà trường. Thực tế cho thấy trong các nhà trường
mối quan hệ này không phải bao giờ cũng diễn ra thuận lợi, đặc biệt ở những
học sinh khuyết tật và khuyết tật các cơ quan nhận và phát thông tin thì những
mối quan hệ giao tiếp này có phần khó khăn hơn nhiều.
Trường Trung học Tư thục Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa là nơi đào tạo nghề
cho các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt như: Con liệt sỹ, con
thương binh, con các gia đình khó khăn, trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật (trong đó có
trẻ khiếm thính). Do học sinh khiếm thính khó có thể nghe và nói được vì vậy
trong giao tiếp với bạn, với thầy cô giáo các em còn gặp rất nhiều khó khăn.
Đây là yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến mối quan hệ, đến kết quả học tập, rèn
luyện và làm việc của các em.
Việc tìm hiểu những khó khăn tâm lý trong giao tiếp với giáo viên của
học sinh khiếm thính, tìm ra nguyên nhân và thử nghiệm các biện pháp hạn chế
những khó khăn tâm lý là việc làm cần thiết và cấp bách giúp trẻ khiếm thính
vượt qua khó khăn tâm lý trong giao tiếp.
Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng
4
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Những khó khăn tâm lý trong giao tiếp với giáo viên của học sinh khiếm
thính Trường Trung học Tư thục Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa”.
2. Mục đích nghiên cứu
Phát hiện những khó khăn tâm lý trong giao tiếp với giáo viên của học
sinh khiếm thính, tìm hiểu nguyên nhân những khó khăn đó, đồng thời thử
nghiệm biện pháp tác động nhằm hạn chế những khó khăn này.
3. Khách thể nghiên cứu
Khách thể chính: 48 học sinh khiếm thính Trường Trung học Tư thục
Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa, đồng thời nghiên cứu trên 48 học sinh bình thường
của trường để có kết quả so sánh, đối chiếu với học sinh khiếm thính.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Trong giao tiếp với giáo viên, học sinh khiếm thính gặp khó khăn tâm lý
trên cả 3 mặt: Nhận thức, xúc cảm-tình cảm và hành vi ứng xử; Những khó khăn
đó ảnh hưởng đến mối quan hệ và hiệu quả giao tiếp của học sinh. Nếu giúp học
sinh khiếm thính khắc phục được những khó khăn tâm lý đó thì sẽ tăng được
hiệu quả giao tiếp.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung vào giải quyết các
nhiệm vụ sau:
1. Phân tích một số vấn đề lí luận và làm sáng tỏ một số khái niệm quan
trọng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài (Giao tiếp, phương tiện giao tiếp, giao
tiếp sư phạm, khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ảnh hưởng của khó khăn tâm lý
đến hiệu quả giao tiếp).
2. Phát hiện thực trạng một số khó khăn tâm lý trong giao tiếp với giáo
viên của học sinh khiếm thính và nguyên nhân nảy sinh các khó khăn đó.
Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng
5
3. Thử nghiệm biện pháp tác động nhằm hạn chế khó khăn tâm lý trong
giao tiếp với giáo viên của học sinh khiếm thính.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Xây dựng 3 bảng hỏi cho giáo viên, học sinh khiếm thính và học sinh
thường.
6.2.2. Phương pháp quan sát
Dự một số giờ học văn hóa và học nghề (gồm cả học lý thuyết và thực
hành), quan sát việc giao tiếp của giáo viên với học sinh trong các giờ dạy, giờ
ra chơi để thấy được khó khăn tâm lý của học sinh trong giao tiếp với giáo viên.
Quan sát giao tiếp của học sinh khiếm thính với các cán bộ quản lí, cán bộ
tâm lý, nhân viên y tế... trong các giờ sinh hoạt cá nhân như: Giờ ăn, giờ học bài
tại nội trú, giờ vui chơi, giờ sinh hoạt ngoại khoá. Do học sinh khiếm thính
chủ yếu sống ở nội trú trong trường dưới sự quản lí của tổ Quản lí nội trú sau
giờ các em lên lớp, vì vậy việc quan sát cũng sẽ cung cấp rất nhiều thông tin cần
thiết cho đề tài nghiên cứu.
6.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Với học sinh: Trao đổi với một số học sinh khiếm thính, học sinh bình
thường để thấy được ý kiến chủ quan và khách quan của các em về những khó
khăn tâm lý trong giao tiếp với giáo viên.
Với giáo viên: Trao đổi trực tiếp với giáo viên giảng dạy, cán bộ quản lí,
cán bộ tâm lý để tham khảo ý kiến nhận xét của họ về những khó khăn tâm lý
trong giao tiếp của học sinh khiếm thính.
Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng
6
6.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Do học sinh của trường chủ yếu là học nghề may và thêu. Hàng ngày, học
sinh đến lớp chủ yếu để học và làm ra các sản phẩm may, thêu. Vì vậy, chúng
tôi có thể nghiên cứu các sản phẩm của các em về độ nhanh, độ chính xác, độ
khéo léođể đi đến những kết luận về hiệu quả của việc các em tiếp thu những
điều giáo viên đã dạy.
6.2.5. Phương pháp nghiên cứu ca điển hình
Trên cơ sở nghiên cứu cụ thể khó khăn tâm lý của từng học sinh để đưa ra
biện pháp khắc phục khó khăn tâm lý cho các em.
6.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các công thức toán học để xử lí kết quả nghiên cứu thực tiễn từ
đó rút ra các kết luận khoa học về thông tin thu được.
Đóng góp của đề tài:
Thông qua khảo sát, nghiên cứu những học sinh khiếm thính phát hiện
những khó khăn tâm lý trong giao tiếp của những học sinh này, tìm giải pháp
khắc phục.
Những kết qủa nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa ứng dụng thực tiễn rất
thiết thực, đặc biệt cho giáo viên và các nhà quản lí các trường có học sinh
khuyết tật khiếm thính.
Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng
7
CHƢƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ GIAO TIẾP VÀ KHÓ KHĂN
TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP
1.1. Vài nét lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khó khăn tâm lý trong giao tiếp là vấn đề còn khá nhiều mới mẻ trong
tâm lý học giao tiếp, vì vậy nó còn ít được nghiên cứu trong tâm lý học.
1.1.1. Trên thế giới
Đối với con người, giao tiếp là một hoạt động không thể thiếu được, là
điều kiện quyết định để biến con người sinh học thành con người xã hội, từ cá
nhân trở thành nhân cách.
Giao tiếp với tư cách là một vấn đề khoa học, là một vấn đề mới trong
khoa học nói chung và trong tâm lý học nói riêng.
Từ thời cổ Hy Lạp có hai tác giả là Socrate (407 - 399TCN) và Platon
(428 - 347 TCN) đã nói đến đối thoại như là sự giao tiếp trí tuệ, phản ánh mối
quan hệ giữa con người với con người.
Vào thế kỷ XIX có một số nhà triết học như: L.Phơbach, C.Mac... đã đề
cập đến vấn đề giao tiếp. L.Phơbach (1804 - 1872) nhấn mạnh: Bản chất con
người chỉ thể hiện trong giao tiếp, trong sự thống nhất của con người, trong sự
thống nhất dựa trên tính hiện thực giữa tôi và bạn. Còn C.Mác (1818 - 1883) đã
có tư tưởng về nhu cầu xã hội giữa con người và con người trong hoạt động xã
hội và trên cùng xã hội con người phải thật sự giao tiếp với người khác.
Nhưng đến thế kỷ XX vấn đề giao tiếp mới được nhiều nhà Triết học,
Tâm lý học, Xã hội học quan tâm nghiên cứu như: G.C.Mit (1863 - 1931) - nhà
triết học, tâm lý học Mĩ; Mactinbubơ (1878 - 1965)- đại diện của triết học hiện
sinh và triết học Nhật Bản; Cacgiacphe (1883 - 1969)- nhà triết học và tâm lý
học Đức; Gienmarsen (1869 - 1963) và J.P.Sactơ (1905 - 1981) hai nhà hiện
sinh Pháp cùng Munie (1905 - 1950) đại diện cho triết học cá nhân.
Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng
8
Những năm 30, L.X.Vưgôtxki nghiên cứu vấn đề giao tiếp và được giới
thiệu trong các Hội nghị tâm lý học:
- Hội nghị lần thứ nhất ở Lênin grat vào tháng 12 năm 1970.
- Hội nghị lần thứ hai ở Lênin grat vào tháng 3 năm 1973 với vấn đề
“Giao tiếp với tư cách là đối tượng của các công trình nghiên cứu lý thuyết và
thực tiễn”.
- Hội nghị lần thứ 3 ở Ata vào tháng 9 năm 1973, tại hội nghị lần này đề
cập đến một số vấn đề sau:
+ Phương pháp luận và phương pháp giao tiếp
+ Các phương pháp và công cụ nghiên cứu giao tiếp
+ Cơ chế giao tiếp
+ Ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân đối với quá trình giao tiếp
+ Giao tiếp và lãnh đạo
+ Giao tiếp trong quần chúng
+ Mô hình hoá quá trình giao tiếp
+ Sự chệch hướng và vi phạm loại hình giao tiếp, những kết quả nghiên
cứu về vấn đề giao tiếp ở hội nghị.
Bên cạnh đó còn có một số công trình nghiên cứu về giao tiếp dưới các
góc độ khác nhau được tiến hành ở Liên xô như: A.A.Lêonchiev với tác phẩm
“Tâm lý học giao tiếp” (1974) và “Giao tiếp sư phạm” (1979); I.L.Kôlôminxki
với tác phẩm “Tâm lý học về các mối quan hệ tác động qua lại trong nhóm
nhỏ” (1976); K.K.Platônôv với tác phẩm “Vấn đề giao tiếp trong tâm lý học”
(1981); “Về bản chất giao tiếp người” của Xacốpnhin (1973); “Giao tiếp là vấn
đề của tâm lý học đại cương” của B.Ph.Lômôv (1975); “Hoạt động và giao tiếp”
của tác giả A.N.Lêonchiev; “Giao tiếp sư phạm của người thầy giáo” của tác giả
A.I.Secbacov; “Những khó khăn tâm lý của giao tiếp liên nhân cách”
Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng
9
E.V.Sucanôva (1985); “Thế giới giao tiếp” của Kagan (1988)... Có thể nói, ở
Liên Xô giao tiếp đã trở thành ngành khoa học độc lập - Tâm lý học giao tiếp.
Ở phương Tây, có một số tác giả cũng nghiên cứu về vấn đề này như:
Năm 1956 có 3 tác giả người Mĩ là Johnson, L.Grison, M.Schalckamp đã viết
cuốn “Giao tiếp”. Nội dung của cuốn sách đề cập đến các vấn đề: Mối quan hệ
của kỹ năng giao tiếp với sự tiến bộ trong trường đại học của sinh viên, cách
biểu lộ tình cảm, phát triển kỹ năng bình luận, ...
Năm 1960, tác giả Bavelas (Pháp) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm
về cấu trúc giao tiếp, đồng thời đưa ra các khái niệm “khoảng cách” được xác
định như một số những mắt xích giao tiếp cần thiết để đưa thông điệp tới được
người khác (đối tượng) bằng con đường ngắn nhất từ quan hệ chiếm hữu.
Khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng của giao tiếp, nhà tâm lý học
(Pháp) Bateson đã phân biệt hai hệ thống giao tiếp chủ yếu là giao tiếp đối xứng
và giao tiếp bổ sung. Theo ông, mọi giao tiếp đều biểu hiện ra ở một trong
những phương thức ấy, nó có tính hệ thống khi thiết lập được sự bình đẳng hay
sự tương hỗ, nó có tính bổ sung khi biểu hiện sự khác nhau.
Một số tác giả như Stecxen (Pháp), M.Acgin (Anh), E.E Acgyt,
Toddthorne, Doris Wents (Mĩ) cũng có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau
về giao tiếp.
Như vậy, các công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học Liên Xô và
các nước phương Tây đều chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các vấn đề lí luận
chung về giao tiếp (phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu giao tiếp, cấu
trúc của giao tiếp, mối quan hệ giữa hoạt động và giao tiếp, giữa cá nhân và
giao tiếp, các qui luật giao tiếp...), đồng thời cũng có những nghiên cứu thực
nghiệm về vấn đề này. Nhưng trong khi tập trung nghiên cứu lí luận giao tiếp,
các nhà khoa học cũng ít quan tâm nghiên cứu các khó khăn trong giao tiếp. Có
Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng
10
thể nói, khó khăn tâm lý trong giao tiếp vẫn còn là một vấn đề ít được nghiên
cứu trong tâm lý học giao tiếp.
Tuy nhiên, vẫn có thể tìm thấy vấn đề này trong công trình nghiên cứu
của một số tác giả, chẳng hạn, G.M.Andreeva khi phân tích chức năng thông tin
của giao tiếp đã nhận thấy: Ở điều kiện trao đổi thông tin của con người, có thể
xuất hiện những “bức rào” trở ngại tâm lý, tác giả đã nêu ra một vài nguyên
nhân nảy sinh trở ngại tâm lý trong giao tiếp nhưng không đề cập đến nội hàm
khái niệm này.
Hai tác giả H.Hipso và M.Phorvec khi lý giải các chức năng của giao tiếp
đã nêu ra các yếu tố gây khó khăn cho giao tiếp [10] đó là:
- Người phát tin không có khái niệm chính xác về người cùng giao tiếp
với mình.
- Người phát tin che dấu lí do thông tin hoặc những lí do đó không rõ đối
với bản thân người phát tin, nên ý định của họ không được thực hiện.
- Do sự khác nhau của hoàn cảnh hoặc lập trường văn hoá xã hội.
- Trong giao tiếp gián tiếp, người phát tin không thể quan sát được thông
báo của mình được người nhận lĩnh hội như thế nào, thông báo đó tác động như
thế nào đến người nhận.
- Do khoảng cách quá lớn
- Do cách kiến giải khác nhau về khái niệm sử dụng ở trao đổi thông tin
tạo nên những “hàng rào khái niệm” ngăn cách giao tiếp.
Như vậy, tác giả đã nêu ra một loạt các nhân tố gây khó khăn cho giao
tiếp, nhưng cụ thể khó khăn giao tiếp là gì? Cách phân loại nó ra sao?... thì công
trình nghiên cứu này chưa đề cập đến.
Một nhóm nghiên cứu khác là trường phái Palo Alto. Lí luận của trường
phái này đề cập đến những hiện tượng của giao tiếp bằng cách làm sáng tỏ các
quá trình tương tác của mọi ứng xử, điều đó cho phép rút ra một “lôgic” giao
Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng
11
tiếp. Bên cạnh đó họ cũng đề cập đến các chướng ngại gây ra sự rối loạn giao
tiếp. Tuy nhiên, bản chất của chướng ngại là gì, tên gọi của nó ra sao?... thì
trường phái này chưa đề cập đến.
Cho đến năm 1987, E.V.Sucanova viết cuốn: “Những khó khăn của giao
tiếp liên nhân cách” [38] trong đó tác giả đề cập đến các vấn đề:
- Vị trí của hiện tượng khó khăn giao tiếp trong cấu trúc của các vấn đề
tâm lý xã hội.
- Những đặc điểm của việc nhận thức các nguyên nhân gây ra khó khăn
trong giao tiếp công việc.
- Nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của các yếu tố khó khăn đến quá
trình giao tiếp công việc.
Song song với việc nghiên cứu vấn đề lí luận chung, các nhà tâm lý học
đã đi vào nghiên cứu hoạt động giao tiếp theo tính chất và đặc trưng nghề
nghiệp, trong đó giao tiếp của người thầy giáo đã thực sự trở thành đối tượng
quan tâm đặc biệt của nhiều nhà tâm lý học sư phạm. Đó là các tác giả:
Petropxki chủ biên cuốn sách “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm”;
N.D.Lêvitov tác giả cuốn “Tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm”;
Ph.N.Gônôbônin tác giả cuốn “Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên”;
V.A.Kruchetxki tác giả cuốn “Những cơ sở của tâm lý học sư phạm”; A.T.
Curbanova và P.N.Rakhmatulina tác giả cuốn “ Những cơ sở của giao tiếp sư
phạm”, A.A.Lêonchiev tác giả cuốn “Giao tiếp sư phạm”... Trong các công
trình trên đều bàn tới giao tiếp sư phạm trong cấu trúc năng lực của người thầy
giáo.
Tác giả V.A.Cancanic nghiên cứu về giao tiếp sư phạm của giáo viên đã
nêu ra một số trở ngại trong giao tiếp của sinh viên sư phạm [6], đó là:
- Không biết cách dàn xếp, tổ chức một cuộc tiếp xúc
- Không hiểu lập trường của đối tượng giao tiếp
Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng
12
- Thụ động trong giao tiếp
- Có tâm trạng lo lắng, sợ hãi
- Lúng túng khi điều khiển trạng thái tâm lý của bản thân trong giao tiếp
- Không biết cách xây dựng mối quan hệ qua lại và đổi mới quan hệ đó
tuỳ theo nhiệm vụ sư phạm
- Bắt chước máy móc cách ứng xử của giáo viên khác
Ở đây tác giả có nêu ra một số khó khăn tâm lý trong giao tiếp của sinh
viên, nhưng tác giả không đi sâu vào nghiên cứu lí luận về khó khăn tâm lý
trong giao tiếp sư phạm và cũng chưa có nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề
này.
Tóm lại, khó khăn tâm lý trong giao tiếp là một vấn đề ít được nghiên cứu
ở nước ngoài. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu của một số ít tác giả trên
cũng có đóng góp ở chỗ: Đã phát hiện và nêu ra một số khó khăn tâm lý trong
giao tiếp của sinh viên sư phạm, đồng thời cũng nêu nên được một số kĩ thuật
giao tiếp mà giáo viên cần phải rèn luyện để đảm bảo cho hoạt động sư phạm có
kết quả tốt.
1.1.2. Ở Việt Nam
Tâm lý học là một khoa học non trẻ ở Việt nam. Vấn đề giao tiếp mới chỉ
được đi sâu nghiên cứu từ những năm 70. Việc nghiên cứu giao tiếp phát triển
mạnh mẽ và đi theo nhiều xu hướng khác nhau, thể hiện trên các công trình
nghiên cứu lí luận và thực tiễn. Có thể điểm qua các công trình nghiên cứu sau:
Tác giả Đỗ Long với bài viết “C.Mac và phạm trù giao tiếp” (1963); Tác
giả Trần Trọng Thuỷ với bài “Giao tiếp và sự phát triển nhân cách của trẻ”
(1981), “Giao tiếp, tâm lý, nhân cách”(1981), “Đặc điểm giao tiếp của sinh viên
sư phạm” (1985); Tác giả Bùi Văn Huệ với bài viết “Bàn về phạm trù giao tiếp”
(1981)... Những năm gần đây, một số cuốn sách về giao tiếp sư phạm ra đời
như: “Giao tiếp sư phạm” của tác giả Ngô Công Hoàn (1987), “Luyện giao tiếp
Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng
13
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Khó khăn tâm lý trong giao tiếp của học sinh khiếm thính với giáo viên
là một hiện tượng tâm lý rất phức tạp, nó được thể hiện ở ba mặt: Nhận thức,
xúc cảm - tình cảm và hành vi của chủ thể giao tiếp.
2. Trong giao tiếp với giáo viên, hầu hết các em học sinh khiếm thính đều
gặp khó khăn tâm lý. Các khó khăn đó có thứ bậc khác nhau và cụ thể là các
khó khăn:
- Khó nghe được tình huống giao tiếp
- Hiểu biết về giáo viên chưa đầy đủ
- Ngại tiếp xúc với giáo viên
- Có sự phản hồi về xúc cảm - tình cảm chưa phù hợp
- Chưa làm chủ được trạng thái tâm lý của bản thân
- Có tâm lý lo lắng, sợ hãi khi tiếp xúc với giáo viên
- Thiếu tự tin khi tiếp xúc
- Xuất hiện hành vi điển hình âm tính
- Lúng túng khi tiếp xúc với giáo viên
- Khó diễn đạt được suy nghĩ của bản thân
3. Các khó khăn tâm lý trong giao tiếp với giáo viên của học sinh khiếm
thính do nhiều nguyên nhân gây ra: Nhóm nguyên nhân chủ quan và nhóm
nguyên nhân khách quan. Nhóm nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng nhiều hơn
nguyên nhân khách quan; Vì thế khi đưa ra biện pháp tác động chúng tôi lưu ý
đến nhóm nguyên nhân này hơn.
4. Với kết quả nghiên cứu hai ca điển hình đã minh chứng cụ thể cho
những khó khăn tâm lý trong giao tiếp mà học sinh khiếm thính đang gặp phải
là rất nhiều và đa dạng. Cũng từ ca điển hình này chúng tôi đã đưa ra biện pháp
Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng
14
cụ thể tác động đến từng đối tượng học sinh nhằm giúp các em khắc phục phần
nào khó khăn tâm lý đang gặp phải. Đặc biệt là đối với các em học sinh khiếm
thính không được hưởng bất cứ một sự trợ giúp nào về ngôn ngữ trước khi vào
trường học nghề.
5. Trên cơ sở những nguyên nhân gây ra khó khăn và biện pháp tác động
cụ thể cho hai ca nghiên cứu điển hình chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp để
khắc phục khó khăn tâm lý trong giao tiếp với giáo viên cho học sinh khiếm
thính. Các biện pháp này đều được đánh giá là cần thiết và có tính khả thi.
2. Kiến nghị
2.1. Với nhà trƣờng:
Nhà trường tạo mọi điều kiện cho giáo viên dạy học sinh khiếm thính
được tham gia các buổi tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn giáo dục đặc biệt.
Nhà trường cần đưa ra nội dung học tập và làm việc vừa sức với đối
tượng là học sinh khiếm thính.
Nhà trường tạo điều kiện để học sinh mở rộng phạm vi giao tiếp, tăng tần
số giao tiếp bằng cách:
+ Tổ chức nhiều hoạt động chung giữa giáo viên và học sinh để các em
có điều kiện tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm với giáo viên.
+ Tổ chức giao lưu giữa học sinh khiếm thính và học sinh bình thường
trong trường.
+ Tổ chức cho học sinh đi giao lưu với các tổ chức, đoàn thể để tăng vốn
hiểu biết và học hỏi cách giao tiếp.
Nhà trường nên đưa ra nội dung giao tiếp hấp dẫn như tổ chức các buổi
sinh hoạt theo chủ đề....
Hướng dẫn học sinh rèn luyện các kĩ năng giao tiếp trước khi học nghề.
Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng
15
2.2. Với giáo viên:
Giáo viên cần hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của học sinh khiếm thính nói
riêng và tâm sinh lý lứa tuổi thanh niên nói chung để từ đó tổ chức hoạt động
phù hợp với khả năng và nhu cầu của học sinh.
Trước khi nhận học sinh khiếm thính vào lớp cần phân biệt rõ đối tượng
nào đã được học ngôn ngữ, đối tượng nào chưa được học ngôn ngữ để từ đó có
từng biện pháp cụ thể tác động đến các đối tượng học sinh.
Khi giao tiếp với học sinh khiếm thính giáo viên cần tạo mối quan hệ gần
gũi, thân thiết với học sinh để học sinh có cảm giác tin tưởng, an toàn khi giao
tiếp.
Giúp học sinh khiếm thính giảm bớt căng thẳng trong học tập bằng cách
yêu cầu hợp lí, giảng dạy phù hợp, giải đáp những khó khăn của học sinh khiếm
thính bằng thái độ tôn trọng, nhiệt tình.
Công bằng với học sinh, giáo viên cần chủ động giao tiếp nhiều hơn với
học sinh khiếm thính để kích thích tính tự tin ở các em.
Động viên, khuyến khích kịp thời; Giúp các em tích cực tham gia hoạt
động chung để tạo mối quan hệ thân thiết, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các
em học sinh khiếm thính với nhau và giữa các em học sinh khiếm thính với các
em học sinh bình thường trong trường.
1.3.Đối với học sinh khiếm thính:
Mỗi học sinh khiếm thính cần tích cực, chủ động trong giao tiếp
Cần tham gia tích cực các hoạt động chung của lớp, của trường
Tự trau dồi kiến thức cuộc sống qua sách báo, học hỏi những người có
kinh nghiệm, có khả năng giao tiếp tốt, tích cực rèn luyện các kĩ năng giao tiếp
cho bản thân
Hoàn thiện ngôn ngữ của bản thân bằng cách tích cực giao tiếp, chuẩn bị
chu đáo nội dung giao tiếp để chủ động, tự tin khi giao tiếp.
Luận văn Thạc sỹ Bùi Thị Thu Hằng
16
Cần chủ động hơn trong giao tiếp với giáo viên, đặc biệt khi gặp khó
khăn trong học tập, trong làm việc hoặc chủ động giao tiếp nhằm trao đổi tâm
tư, tình cảm...
Không quá nặng nề về thứ bậc trong giao tiếp, coi giáo viên là những
người đi trước có kinh nghiệm để dễ dàng, chủ động trong giao tiếp.
Với kết quả thu được như trên, chúng tôi đã khẳng định được giả thuyết
khoa học của đề tài và giải quyết được các nhiệm vụ mà đề tài đề ra.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v_l2_01342_0646_2008018.pdf