Tóm tắt Luận văn Những vấn đề lý luận và thực tiễn về lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam

MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục các sơ đồ

Danh mục các biểu đồ

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỖI VÔ Ý TRONG

LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM6

1.1. Khái niệm, bản chất, điều kiện và các dạng lỗi vô ý 6

1.1.1. Khái niệm và bản chất của lỗi vô ý 6

1.1.2. Các điều kiện của lỗi vô ý 11

1.1.3. Các dạng của lỗi vô ý 13

1.2. Phân biệt lỗi vô ý với lỗi cố ý và sự kiện bất ngờ 20

1.2.1. Phân biệt lỗi vô ý với lỗi cố ý 20

1.2.2. Phân biệt lỗi vô ý với sự kiện bất ngờ 21

1.3. Vai trò của lỗi vô ý trong vấn đề tội phạm và hình phạt 23

1.3.1. Vai trò của lỗi vô ý trong vấn đề tội phạm 23

1.3.2. Vai trò của lỗi vô ý với vấn đề hình phạt 26

Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH VỀ LỖI VÔ Ý TRONG PHÁP

LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM30

2.1. Lỗi vô ý trong quá trình phát triển của luật hình sự Việt Nam 30

2.1.1. Các quy định về lỗi vô ý trong pháp luật hình sự Việt Nam thời

kỳ Nhà nước phong kiến (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945)30

2.1.2. Các quy định về lỗi vô ý trong pháp luật hình sự Việt Nam thời kỳ

sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước năm 198532

2.1.3. Các quy định về lỗi vô ý trong pháp luật hình sự Việt Nam kể

từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban

hành Bộ luật hình sự năm 199935

2.2. Các quy định về lỗi vô ý trong Bộ luật hình sự hiện hành 38

2.2.1. Trong Phần chung của Bộ luật hình sự hiện hành 39

2.2.2. Trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự hiện hành 43

2.3. Những tồn tại, hạn chế trong các quy định của Bộ luật hình sự

hiện hành về lỗi vô ý49

Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ

LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ LỖI VÔ Ý56

3.1. Khái quát chung về thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật

hình sự hiện hành về lỗi vô ý từ năm 2005 đến 201056

3.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành

về lỗi vô ý đối với các loại tội phạm cụ thể58

3.2.1. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành

về các tội vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,

danh dự của con người (Chương XII Bộ luật hình sự)58

3.2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành

về các tội phạm vô ý xâm phạm sở hữu (Chương XIV Bộ luật

hình sự)64

3.2.3. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành

về các tội phạm vô ý xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công

cộng (Chương XIX Bộ luật hình sự)66

3.2.4. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành

về các tội phạm vô ý xâm phạm trật tự quản lý hành chính

(Chương XX Bộ luật hình sự)75

3.2.5. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành

về các tội phạm về chức vụ được thực hiện do lỗi vô ý

(Chương XXI Bộ luật hình sự)76

3.2.6. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành

về các tội phạm vô ý xâm phạm hoạt động tư pháp (Chương

XXII Bộ luật hình sự)78

3.2.7. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành

về các tội do lỗi vô ý xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của

quân nhân (Chương XXIII Bộ luật hình sự)80

3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn áp

dụng các quy định về tội vô ý theo Bộ luật hình sự hiện hành81

Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY

ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ

LỖI VÔ Ý VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG84

4.1. Các giải pháp hoàn thiện một số quy định của Bộ luật hình sự

hiện hành về lỗi vô ý84

4.1.1. Sự cần thiết và những yêu cầu của việc hoàn thiện những quy

định của Bộ luật hình sự hiện hành về lỗi vô ý84

4.1.2. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự

hiện hành về lỗi vô ý89

4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của

Bộ luật hình sự hiện hành về lỗi vô ý93

4.2.1. Tăng c-ờng công tác giải thích, h-ớng dẫn áp dụng pháp luật 93

4.2.2. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức

pháp luật và trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ Thẩm phán

Tòa án các cấp, nhất là đội ngũ Thẩm phán Tòa án cấp huyện94

4.2.3. Tăng c-ờng sự hợp tác và trao đổi kinh nghiệm lập pháp hình

sự với n-ớc ngoài98

KẾT LUẬN 101

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

PHỤ LỤC 109

pdf12 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Những vấn đề lý luận và thực tiễn về lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ, toàn diện, có hệ thống và xác thực. 5. Ý nghĩa của luận văn Kết quả nghiên cứu và những đề xuất được nêu trong luận văn, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Thông qua công trình nghiên cứu này, tác giả mong muốn đóng góp vào việc hoàn thiện pháp luật nói chung và vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói riêng. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật hình sự, tội phạm học và các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các cơ quan bảo vệ pháp luật, 6. Những điểm mới của luận văn Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên ở cấp luận văn thạc sĩ luật học, nghiên cứu hệ thống, toàn diện, đầy đủ về vấn đề về lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam. Những điểm mới của luận văn là: - Làm sáng tỏ hệ thống những vấn đề lý luận về lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam; - Phân tích một cách sâu sắc và đánh giá toàn diện về sự thể hiện của lỗi vô ý trong Bộ luật hình sự (BLHS) hiện hành; - Phân tích, đánh giá một cách toàn diện thực trạng áp dụng pháp luật về lỗi vô ý; nêu ra những hạn chế, bất cập về mặt lập pháp, những tồn tại trong trong thực tiễn áp dụng pháp luật cũng như nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó. Và trên cơ sở đó luận văn đề xuất các giải pháp khả thi để hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu của áp dụng pháp luật về lỗi vô ý. 7 8 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Các quy định về lỗi vô ý trong pháp luật hình sự Việt Nam. Chương 3: Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về lỗi vô ý. Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện các quy định Bộ luật hình sự hiện hành về lỗi vô ý và nâng cao hiệu quả áp dụng. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỖI VÔ Ý TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm, bản chất, điều kiện và các dạng lỗi vô ý 1.1.1. Khái niệm và bản chất của lỗi vô ý Mặc dù còn tồn tại sự khác nhau nhất định về cách tiếp cận, tên gọi của vấn đề, nhưng về cơ bản các các nhà khoa học đều thống nhất lỗi là một yếu tố thuộc mặt chủ quan của tội phạm, đó là sự kết hợp giữa yếu tố lý trí và ý chí, trong đó, lý trí thể hiện khả năng nhận thức hoặc không nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, còn ý chí thể hiện năng lực điều khiển hành vi hoặc kìm chế việc thực hiện hành vi đó để thực hiện một xử sự khác không trái với lợi ích của xã hội. Lỗi là thái độ tâm lý của chủ thể (cá nhân) có năng lực trách nhiệm hình sự, thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm và hậu quả do hành vi đó gây ra trong khi họ có đủ điền kiện để lựa chọn, thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc tâm lý các yếu tố lý trí và ý chí của con người, khoa học luật hình sự đã chia lỗi thành hai loại: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý được hiểu là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi và khả năng gây ra hậu quả của hành vi, họ nhận thức rõ hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra. Còn đối với lỗi vô ý để có thể đưa ra một nhận định, một cách hiểu đúng về nó, cần phải làm rõ các yếu tố cấu thành nên lỗi vô ý: - Yếu tố lý trí: là khi chủ thể không nhận thức được hoặc nhận thức không đầy đủ đặc điểm thể hiện tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi khi quyết định thực hiện hành vi, họ không thấy được khả năng xảy ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. - Yếu tố ý chí: chủ thể có điều kiện lựa chọn, thực hiện hành vi phù hợp với quy định của pháp luật hình sự, nhưng chủ thể đã tự mình tước bỏ điều kiện này và lựa chọn, thực hiện một hành vi khác – hành vi trái pháp luật hình sự. Từ những nhận định và phân tích trên đây, có thể đưa ra quan niệm về lỗi vô ý như sau: Lỗi vô ý được hiểu là thái độ tâm lý của người phạm tội khi lựa chọn và thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội do không nhận thức đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi trong khi có đủ điều kiện để nhận thức được. 1.1.2. Các điều kiện của lỗi vô ý Các điều kiện để một người bị coi là có lỗi: Thứ nhất, chủ thể phải có năng lực tự do – năng lực nhận thức được đòi hỏi của xã hội và năng lực điều khiển được hành vi phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Đây chính là vấn đề năng lực trách nhiệm hình sự. Chỉ những chủ thể có năng lực tự do thì mới có thể có lỗi. Thứ hai, chủ thể có năng lực tự do chỉ có thể có lỗi trong trường hợp cụ thể khi có điều kiện phát huy năng lực đó – điều kiện cho phép chủ thể trong trường hợp cụ thể biến năng lực tự do thành sự tự do thực sự. 9 10 Thứ ba, chủ thể không sử dụng năng lực tự do và điều kiện cho phép trong trường hợp cụ thể để lựa chọn hành vi tự do mà đã lựa chọn hành vi nguy hiểm cho xã hội – hành vi mất tự do. Các điều kiện của lỗi vô ý: Thứ nhất, chủ thể không nhận thức được đầy đủ các đặc điểm thể hiện tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Thứ hai, chủ thể phải có sự tin tưởng quá mức cần thiết hoặc sự cẩu thả, thiếu thận trọng trong việc đánh giá hành vi. 1.1.3. Các dạng của lỗi vô ý 1.1.3.1. Lỗi vô ý vì quá tự tin Lỗi vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. - Về lý trí: người phạm tội do vô ý vì quá tự tin trước khi lựa chọn, thực hiện hành vi đã nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và nhận thức được khả năng có thể xảy ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. - Về ý chí: Người phạm tội do vô ý vì quá tự tin không mong muốn hành vi của mình gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Đây là dấu hiệu cơ bản để phân biệt giữa lỗi cố ý gián tiếp với lỗi vô ý vì quá tự tin. 1.1.3.2. Lỗi vô ý do cẩu thả Lỗi vô ý do cẩu thả là trường hợp người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. - Dấu hiệu thứ nhất: Người phạm tội không thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra. - Dấu hiệu thứ hai: Người phạm tội có nghĩa vụ phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra. Nhưng người phạm tội đã không thấy vì cẩu thả, thiếu thận trọng trong khi lựa chọn, thực hiện hành vi. 1.2. Phân biệt lỗi vô ý với lỗi cố ý và sự kiện bất ngờ 1.2.1. Phân biệt lỗi vô ý với lỗi cố ý Lỗi cố ý là hình thức lỗi, trong đó chủ thể lựa chọn và thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mặc dù đã ý thức (nhận thức) được các đặc điểm thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó. Ở lỗi vô ý, người phạm tội không nhận thức được hoặc nhận thức không đầy đủ đặc điểm thể hiện tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi khi quyết định thực hiện hành vi, không thấy được khả năng xảy ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Đây là sự khác nhau cơ bản giữa lỗi vô ý với lỗi cố ý, đối với lỗi cố ý về mặt ý chí chủ thể nhận thức rõ được các đặc điểm thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Về mặt lý trí của lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi cố ý gián tiếp nói riêng và lỗi cố ý nói chung có sự giống nhau đó là đều thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Tuy nhiên, ở lỗi cỗ ý gián tiếp, khi lựa chọn thực hiện hành vi phạm tội chủ thể thấy trước được hậu quả nguy hiểm và đã chấp nhận khả năng hậu quả nguy hiểm sẽ xảy ra còn ở lỗi vô ý vì quá tự tin, chủ thể cũng thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi nhưng đã loại trừ khả năng đó, cho rằng khả năng đó không xảy ra hoặc sẽ ngăn ngừa được. 1.2.2. Phân biệt lỗi vô ý với sự kiện bất ngờ Sự khác nhau trực diện cơ bản giữa lỗi vô ý và sự kiện bất ngờ đó là sự khác nhau giữa việc gây hậu quả nguy hiểm trong trường hợp có lỗi (lỗi vô ý) và gây hậu quả nguy hiểm trong trường hợp không có lỗi (sự kiện bất ngờ). Xét về bản chất của các hình thức lỗi vô ý trong đó có lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ, bên cạnh những điểm giống nhau, giữa chúng còn tồn tại những điểm khác nhau cơ bản. Lỗi vô ý do cẩu thả giống với sự kiện bất ngờ ở chỗ: chủ thể thực hiện hành vi đều không thể thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra. Nhưng trong trường hợp vô ý do cẩu thả thì chủ thể không thấy trước hậu quả nguy hiểm là do cẩu thả, còn trong sự kiện bất ngờ, chủ 11 12 thể không thấy trước hậu quả là do hoàn cảnh khách quan hoặc do khả năng chủ quan. 1.3. Vai trò của lỗi vô ý trong vấn đề tội phạm và hình phạt 1.3.1. Vai trò của lỗi vô ý trong vấn đề tội phạm 1.3.1.1. Vai trò của lỗi vô ý trong việc xác định tội phạm Vai trò của lỗi còn được nâng lên thành nguyên tắc luật định, đó chính là nguyên tắc có lỗi. Có lỗi là cơ sở chủ quan để có thể buộc chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và về hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi đó gây ra. Nếu không có lỗi thì chủ thể không phải chịu trách nhiệm hình sự, cho dù hành vi đó đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Trong nhiều trường hợp lỗi vô ý có vai trò trực tiếp xác định tội phạm, có nghĩa rằng lỗi vô ý là một yếu tố không thể thiếu được trong cấu thành tội phạm đó, chỉ với lỗi vô ý thì hành vi mới cấu thành tội phạm. Trong tổng số 272 cấu thành tội phạm tại Bộ luật hình sự hiện hành, có 20 cấu thành tội phạm thể hiện rõ dấu hiệu lỗi cố ý hay lỗi vô ý, trong đó có 8 cấu thành tội phạm được mô tả là lỗi vô ý. 1.3.1.2. Vai trò định tội danh của lỗi vô ý Quá trình định tội danh thường có ba giai đoạn, vai trò của lỗi vô ý trong từng giai đoạn này là khác nhau: - Đầu tiên, người tiến hành tố tụng phải làm sáng tỏ những dấu hiệu đặc trưng nhất của hành vi. Khi đó, vấn đề tiên quyết cần phải trả lời đó là: hành vi đang được xem xét có dấu hiệu tội phạm hay không? Vì vậy, dấu hiệu lỗi trong giai đoạn này đóng một vai trò quan trọng, đối với những hành vi thể hiện rõ ràng thái độ của người thực hiện là cố ý thì chúng ta chuyển sang giai đoạn thứ hai. Còn lại, chúng ta phải xác định rõ hành vi đó là cố ý hay vô ý, tránh nhầm lần giữa vô ý với không có lỗi, giữa lỗi hình sự với lỗi hành chính, lỗi dân sự. Từ đó kết luận hành vi đó có dấu hiệu của tội phạm hay chỉ là hành vi vi phạm pháp luật hành chính, pháp luật dân sự. - Nếu hành vi đó có dấu hiệu của tội phạm thì trong giai đoạn thứ hai, người tiến hành tố tụng phải xác định được hành vi thuộc loại tội nào trong bộ luật hình sự. Xác định rõ tội phạm này là tội do lỗi cố ý hay vô ý. - Trong giai đoạn thứ ba, người tiến hành tố tụng phải chỉ rõ cấu thành tội phạm nào được áp dụng đối với hành vi đang xem xét: cấu thành tội phạm cơ bản, tăng nặng hay đặc biệt tăng nặng của một điều luật, xác định xem có hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra không? người thực hiện hành vi cố ý hay vô ý gây ra hậu quả đó? Để từ đó xác định đúng cấu thành tội phạm cần áp dụng. 1.3.2. Vai trò của lỗi vô ý với vấn đề hình phạt 1.3.2.1. Vai trò của lỗi vô ý trong việc quy định hình phạt Vai trò của lỗi nói chung và của lỗi vô ý nói riêng đối với việc quy định hình phạt thể hiện trước hết ở phương diện lỗi nói chung và lỗi vô ý nói riêng, là cơ sở gián tiếp để quy định hình phạt trong luật hình sự, bởi lẽ như đã trình bày ở phần 1.3.1.1 lỗi nói chung và lỗi vô ý nói riêng là một yếu tố cấu thành tội phạm, tội phạm thì phải có lỗi, không có lỗi sẽ không có tội phạm. 1.1.3.2. Vai trò của lỗi vô ý trong việc quyết định hình phạt Nếu so sánh những hành vi phạm tội gây hậu quả giống nhau trong điều kiện, hoàn cảnh như nhau thì hành vi được thực hiện do lỗi cố ý thường được nhà làm luật quy định có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn hành vi do lỗi vô ý và hình phạt áp dụng đối với tội do lỗi cố ý cũng nghiêm khắc hơn. Các hình thức của lỗi vô ý cũng có vai trò trong việc quyết định hình phạt công bằng, hợp lý và đúng pháp luật. Thực tiễn xét xử cho thấy, trong các điều kiện giống nhau thì tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý vì quá tự tin nguy hiểm hơn tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý do cẩu thả. Và hình phạt áp dụng đối với tội do lỗi vô ý vì quá tự tin sẽ nặng hơn tội do lỗi vô ý do cẩu thả. 13 14 Chương 2 CÁC QUY ĐỊNH VỀ LỖI VÔ Ý TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 2.1. Lỗi vô ý trong quá trình phát triển của luật hình sự Việt Nam 2.1.1. Các quy định về lỗi vô ý trong pháp luật hình sự Việt Nam thời kỳ Nhà nước phong kiến (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945) Pháp luật hình sự thời kỳ này có đề cập đến hình thức lỗi vô ý nhưng không nhắc đến khái niệm của nó và không quy định tội nào thực hiện với lỗi vô ý mà chỉ quy định về sự phân hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt trong một số trường hợp phạm tội do lỗi vô ý, trong đó trách nhiệm hình sự đối với tội do lỗi cố ý nặng hơn so với lỗi vô ý. Tiếp đó là Bộ luật Hoàng Việt luật lệ hay còn gọi là Bộ luật Gia Long. Giống như pháp luật hình sự nhà Lê, pháp luật hình sự nhà Nguyễn cũng đề cập đến các loại tội với lỗi cố ý và vô ý, trách nhiệm hình sự đối với các loại tội do lỗi cố ý được quy định nặng hơn đối với các loại tội với lỗi vô ý. 2.1.2. Các quy định về lỗi vô ý trong pháp luật hình sự Việt Nam thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước năm 1985 Định nghĩa pháp lý về lỗi, lỗi vô ý chưa được chính thức ghi nhận trong văn bản luật hình sự. Các quy định liên quan đến lỗi vô ý không được tập hợp một cách thống nhất, chúng nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau, thậm chí cả ở văn bản pháp luật phi hình sự. Đáng chú ý là trong báo cáo tổng kết có tính chất hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của ngành Tòa án đã có sự phân biệt vô ý vì quá tự tin và vô ý vì cẩu thả. 2.1.3. Các quy định về lỗi vô ý trong pháp luật hình sự Việt Nam kể từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 Định nghĩa pháp lý của các hình thức lỗi vô ý lần đầu tiên được chính thức ghi nhận tại Điều 10 Bộ luật hình sự năm 1985. Và với hơn 20 điều luật về tội phạm do lỗi vô ý ở Phần các tội phạm, Bộ luật hình sự năm 1985 đã phần nào thể hiện được một cách hệ thống các tội do lỗi vô ý cần được điều chỉnh tại thời điểm lúc bấy giờ. 2.2. Các quy định về lỗi vô ý trong Bộ luật hình sự hiện hành 2.2.1. Trong Phần chung của Bộ luật hình sự hiện hành Trước tiên các hình thức lỗi vô ý được quy định tại Điều 10 Bộ luật hình sự hiện hành. Theo đó, căn cứ vào yếu tố lý trí và ý chí, lỗi vô ý được chia thành hai hình thức lỗi vô ý vì quá tự tin (Khoản 1 Điều 10) và lỗi vô ý do cẩu thả (Khoản 2 Điều 10). Ngoài ra, lỗi vô ý còn được thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp ở các điều luật khác tại Phần chung của Bộ luật hình sự như: khái niệm tội phạm (Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự); tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Khoản 2 Điều 12); tái phạm, tái phạm nguy hiểm (Khoản 1 Điều 49); giai đoạn phạm tội (Điều 17); đồng phạm (Khoản 1 Điều 20); không tố giác tội phạm (Khoản 1 Điều 22); 2.2.2. Trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự hiện hành Thứ nhất, trong tổng số 24 chương trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, chỉ có 7 chương quy định các tội phạm thực hiện bằng lỗi vô ý. Trong tổng số 272 điều luật về tội phạm thì cũng chỉ có 51 điều luật quy định tội phạm vô ý, chiếm tỷ lệ 18,8%. Thứ hai, tỷ lệ số khung hình phạt của tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý trên tổng số khung hình phạt trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự chiếm tỷ lệ thấp là 20,4%, cao nhất vẫn là chương XIX quy định các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (chiếm 55,6% của chương đó). Thứ ba, nhìn chung Bộ luật hình sự hiện hành đã có những bước phát triển đáng kể về mặt lập pháp so với Bộ luật hình sự năm 1985 khi xây dựng các quy phạm có liên quan đến lỗi vô ý. Thứ tư, đa số cấu thành tội phạm cơ bản của các tội do lỗi vô ý trong Bộ luật hình sự hiện hành đều được xây dựng dưới dạng cấu thành tội phạm vật chất. Thứ năm, các tội do lỗi vô ý trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự quy định về dấu hiệu lỗi vô ý dưới nhiều cách thức khác nhau. 15 16 Thứ sáu, hậu quả nguy hiểm cho xã hội được nêu trong tội do lỗi cố ý thường thấp hơn hậu quả được nêu trong tội do lỗi vô ý. Thứ bảy, dấu hiệu lỗi vô ý không những được thể hiện ở cấu thành tội phạm cơ bản mà nó còn được quy định trong các cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc đặc biệt tăng nặng trách nhiệm hình sự và khoa học luật hình sự gọi là “hỗn hợp lỗi”. 2.3. Những tồn tại, hạn chế trong các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về lỗi vô ý Thứ nhất, hạn chế lớn nhất của Bộ luật hình sự là mới chỉ đề cập đến khái niệm của các hình thức lỗi vô ý mà chưa quy định được khái niệm chung về lỗi vô ý. Và quy định này cũng chỉ dừng lại ở việc mô tả các cấu trúc tâm lý của những trường hợp có lỗi vô ý mà không nêu được bản chất chung của chúng. Thứ hai, Phần chung Bộ luật hình sự không có quy phạm nào khẳng định rứt khoát về nguyên tắc phải có dấu hiệu lỗi vô ý trong cấu thành tội phạm được quy định trực tiếp trong Bộ luật hình sự thì hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện do lỗi vô ý tương ứng với các điều luật đó mới bị coi là tội phạm. Thứ ba, số lượng điều luật trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự có quy định trực tiếp, rõ ràng dấu hiệu lỗi vô ý trong cấu thành tội phạm là không nhiều. Thứ tư, Bộ luật hình sự hiện hành đang tồn tại tình trạng quy định ghép hai hình thức lỗi khác nhau vào trong một cấu thành tội phạm cơ bản của cùng một điều luật, cùng một khung hình phạt. Thứ năm, việc mô tả dấu hiệu lỗi vô ý trong cấu thành tội phạm của Bộ luật hình sự còn chung chung, không rõ ràng, không thống nhất theo một hình thức nhất định. Thứ sáu, một số tội danh do lỗi vô ý trong Phần các tội phạm đang có sự nhầm lẫn trong việc quy định dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Cụ thể, trong vài trường hợp, dấu hiệu hậu quả của tội do lỗi vô ý lại được quy định với mức cao hơn dấu hiệu hậu quả của tội do lỗi cố ý. Thứ bảy, Bộ luật hình sự chưa có khái niệm “hỗn hợp lỗi”. Thứ tám, có những tội danh nhà làm luật chỉ quy định về hành vi được thực hiện đối với lỗi cố ý mà không quy định về lỗi vô ý. Chương 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ LỖI VÔ Ý 3.1. Khái quát chung về thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về lỗi vô ý từ năm 2005 đến 2010 Về tổng số vụ án do lỗi vô ý được xét xử: trong sáu năm trở lại đây (2005 – 2010) tội phạm do lỗi vô ý được phát hiện và đưa ra xét xử chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số vụ án được đưa ra xét xử (chỉ chiếm khoảng 9,53%) và có xu hướng giảm dần nhưng không nhiều (năm 2005 có 5573 vụ, năm 2010 có 5513 vụ). Về cấu trúc các loại tội phạm do vô ý bị đưa ra xét xử: chiếm đa số trong tổng các vụ án về tội do lỗi vô ý được đưa ra xét xử trong sáu năm vừa qua (2005 – 2010) là tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202) - chiếm 94,61%, tiếp đó là tội vô ý làm chết người (Điều 98) - chiếm 1,43%, tội vi phạm quy định về điểu khiển phương tiện giao thông đường thủy (Điều 212) - chiếm 1,32%, còn lại các tội vô ý khác chỉ chiếm 2,64%. Đối với việc chứng minh lỗi vô ý trong vụ án hình sự, trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử thường xảy ra nhầm lẫn giữa lỗi vô ý vì quá tự tin với lỗi vô ý do cẩu thả dẫn đến việc không thấy được tính nguy hiểm ở mức cao hơn do lỗi vô ý vì quá tự tin; nhầm lẫn giữa lỗi vô ý vì quá tự tin với lỗi cố ý gián tiếp dẫn đến việc định tội danh sai giữa tội do lỗi vô ý và tội do lỗi cố ý; hoặc nhầm lẫn giữa lỗi vô ý với trường hợp không có lỗi dẫn đến việc định tội danh oan cho người thực hiện hành vi. 17 18 3.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về lỗi vô ý đối với các loại tội phạm cụ thể 3.2.1. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về các tội vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người (Chương XII Bộ luật hình sự) Trong tổng số 368761 vụ án và 634874 bị cáo đưa ra xét xử, thì tổng số vụ án đưa ra xét xử về các tội vô ý trong Chương XII Bộ luật hình sự là 632 vụ (chiếm tỷ lệ 0,17%) và tổng số bị cáo là 722 bị cáo (chiếm tỷ lệ 0,11%). Tỷ lệ này cao nhất vào năm 2010 với 0,21% số vụ án và 0,14% số bị cáo. Trong đó, số vụ án và số bị cáo được đưa ra xét xử về tội vô ý làm chết người (Điều 98) là nhiều nhất, có 502 vụ và 584 bị cáo, đã xét xử 420 vụ và 481 bị cáo, trả lại hồ sơ cho Viện kiểm sát là 56 vụ và 72 bị cáo. Việc định tội danh của loại tội này thường có một số sự nhầm lẫn: Thứ nhất, nhầm lẫn giữa tội vô ý làm chết người với các tội gây hậu quả chết người nhưng lại vi phạm các quy tắc an toàn trong một số lĩnh vực cụ thể khác. Thứ hai, nhầm lẫn giữa tội vô ý làm chết người với tội do lỗi cố ý có cấu thành tội phạm tặng nặng với tình tiết “làm chết người”. 3.2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về các tội phạm vô ý xâm phạm sở hữu (Chương XIV Bộ luật hình sự) Trong tổng số 368761 vụ án và 634874 bị cáo đưa ra xét xử, thì tổng số vụ án đưa ra xét xử về tội do lỗi vô ý trong Chương XIV Bộ luật hình sự là 90 vụ (chiếm tỷ lệ 0,02%) và tổng số bị cáo là 177 bị cáo (chiếm tỷ lệ 0,03%). Số lượng vụ án cao nhất là năm 2006 với 23 vụ và 45 bị cáo, thấp nhất là năm 2007 với 9 vụ và 13 bị cáo. Trong đó, số vụ án và số bị cáo được đưa ra xét xử về tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước (Điều 144) là nhiều nhất, gồm 58 vụ, chiếm 64,44%, đã xét xử 33 vụ và 62 bị cáo, trả lại hồ sơ cho Viện kiểm sát là 18 vụ và 52 bị cáo. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật, tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước còn tồn tại, đó là: người thực hiện hành vi đã làm hết trách nhiệm nhưng thiệt hại về tài sản vẫn xảy ra, khi đó họ vẫn bị coi là phạm tội này. 3.2.3. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về các tội phạm vô ý xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (Chương XIX Bộ luật hình sự) Trong tổng số 368761 vụ án và 634874 bị cáo đưa ra xét xử trong giai đoạn năm 2005 - 2010, thì tổng số vụ án đưa ra xét xử về tội do lỗi vô ý trong Chương XIX Bộ luật hình sự là 34326 vụ (chiếm tỷ lệ 9,31%) và tổng số bị cáo là 35891 bị cáo (chiếm tỷ lệ 5,65%). Tỷ lệ này cao nhất vào năm 2007 với 10,12% số vụ án và 6,23% số bị cáo. Trong đó số vụ án và số bị cáo được đưa ra xét xử về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202) là nhiều nhất, gồm 33245 vụ, chiếm 96,85%. Ngược lại, trong sáu năm qua, một số tội quy định tại Điều 209, 216, 218, 226, 228, 237 không được áp dụng để xét xử một hành vi khách quan nào. Hoặc có những điều luật có thực tiễn xét xử nhưng nhất rất ít như: Điều 219 được áp dụng một lần vào năm 2006; Điều 222, 234 được áp dụng một lần vào năm 2005, Điều 239 được áp dụng hai lần vào năm 2008; Từ đó cho thấy thực tiễn áp dụng pháp luật các tội do lỗi vô ý tại chương này không đều. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật hay có sự nhầm lẫn giữa dấu hiệu của cấu thành tội phạm cơ bản tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của loại tội này, nhầm lẫn giữa vi phạm pháp luật hành chính với vi phạm pháp luật hình sự, nhầm lẫn giữa lỗi hành chính với lỗi hình sự. Ngoài ra, trong thực tiễn áp dụng còn tồn tại trường hợp “lỗi từ hai phía”- là khi xuất hiện hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây ra hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, nhưng hậu quả này xảy ra có một phần lỗi của người bị hại. 19 20 3.2.4. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về các tội phạm vô ý xâm phạm trật tự quản lý hành chính (Chương XX Bộ luật hình sự) Trong tổng số 368761 vụ án và 634874 bị cáo đưa ra xét xử từ năm 2005 đến 2010 chỉ có 1 vụ án (chiếm tỷ lệ 0,0003%) và 1 bị cáo (chiếm tỷ lệ 0,0002%) được đưa ra xét xử về tội do lỗi vô ý trong Chương XX Bộ luật hình sự (rất ít so với các Chương khác). Đó là vụ án được đưa ra xét xử với tội danh: vô ý làm lộ bí mật Nhà nước (Điều 264), chiếm tỷ lệ 0,0016% trên tổng số vụ án của năm 2007. Vụ án này đã được xét xử và không bị trả lại hồ sơ cho Viện kiểm sát. 3.2.5. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về các tội phạm về chức vụ được thực hiện do lỗi vô ý (Chương XXI Bộ luật hình sự) Tổng số 368761 vụ án và 634874 bị cáo đưa ra xét xử, thì có 124 vụ án (chiếm tỷ lệ 0,034%) và 321 bị cáo (chiếm tỷ lệ 0,051%) được đưa ra xét

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflhs_nguyen_thi_lan_anh_nhung_van_de_ly_luan_va_thuc_tien_ve_loi_vo_y_trong_luat_hinh_su_viet_nam_139.pdf
Tài liệu liên quan