Tóm tắt Luận văn Pháp luật về bảo đảm quyền của người lao động - Qua thực tiễn các khu công nghiệp của tỉnh Bình Định

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đề tài. 1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài. 2

3. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3

5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . 4

6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu . 4

7. Bố cục của luận văn. 5

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN

CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH. 6

1.1. Đặc điểm của lao động làm việc trong các khu công nghiệp. 6

1.2. Khái niệm bảo đảm quyền của người lao động trong các khu công

nghiệp. 7

1.3. Nội dung pháp luật về các cách thức, biện pháp bảo đảm quyền của

người lao động trong các khu công nghiệp . 7

1.3.1. Người lao động tự bảo vệ . 7

1.3.2. Bảo đảm quyền của người lao động bằng việc ghi nhận các quyền

cụ thể của người lao động. 8

1.3.3. Bảo đảm quyền của người lao động thông qua các thiết chế quản

lý nhà nước . 8

1.3.4. Bảo đảm quyền của người lao động thông qua tổ chức công đoàn 9

1.3.5. Bảo đảm quyền của người lao động thông qua con đường tòa án10

1.4. Các yếu tố tác động đến việc bảo đảm quyền của người lao động

trong các khu công nghiệp. 10

1.4.1. Ý thức pháp luật của người lao động . 10

1.4.2. Yếu tố chính sách, pháp luật lao động . 11

1.4.3. Yếu tố năng lực quản lý nhà nước về lao động. 12

Kết luận chương 1. 13Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN

CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ

THỰC TIỄN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH.15

2.1. Tình hình về hoạt động các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình

Định. 15

2.2. Thực trạng pháp luật về bảo đảm quyền của người lao động trong

các khu công nghiệp qua thực tiễn của tỉnh Bình Định . 15

2.2.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện về biện pháp tự bảo vệ

của người lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình

Định. 15

2.2.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện về bảo đảm quyền của

người lao động bằng việc ghi nhận các quyền cụ thể của người lao động

trên địa bàn tỉnh Bình Định . 16

2.2.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện về bảo đảm quyền của

người lao động thông qua các thiết chế quản lý nhà nước. 17

2.2.4. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện về bảo đảm quyền của

người lao động thông qua tổ chức công đoàn . 18

2.2.5. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện bảo đảm quyền của

người lao động thông qua con đường tòa án . 18

Kết luận chương 2. 19

Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO

HIỆU QUẢ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG .21

3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện

pháp luật về bảo đảm quyền của người lao động . 21

3.1.1. Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về

bảo đảm quyền của người lao động phải dựa trên đường lối, quan điểm

của Đảng trong lĩnh vực lao động . 21

3.1.2. Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về

bảo đảm quyền của người lao động đặt trong bối cảnh hội nhập khu vực

và quốc tế. 213.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp

luật về bảo đảm quyền của người lao động. 22

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền của người lao

động. 22

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền của người lao động

trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định .22

Kết luận chương 3. 23

PHẦN KẾT LUẬN . 24

pdf29 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Pháp luật về bảo đảm quyền của người lao động - Qua thực tiễn các khu công nghiệp của tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o vệ quyền của người lao động trong các khu công nghiệp; các Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban quản lý Khu kinh tế, Liên đoàn lao động tỉnh Bình Định Phương pháp phân tích các quy phạm của luật thực định có liên quan đến tên đề tài của luận văn. Phương pháp tổng hợp các quan điểm khác nhau về nhận thức khoa học xung quanh các khái niệm, các quy phạm pháp lý có liên quan đến bảo đảm quyền của người lao động trong các khu công nghiệp. Phương pháp thống kê các số liệu thực tiễn trong quá trình áp dụng các quy phạm có liên quan đến tên đề tài của luận văn. Phương pháp so sánh luật học nhằm đối chiếu với các quy định pháp luật về quyền của người lao động... 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền của người lao động trong các khu công nghiệp; các Nghị quyết, chính sách ban hành của tỉnh Bình Định về bảo đảm quyền của người lao động trong các khu công nghiệp. 4 - Thực tiễn bảo đảm quyền của người lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: lý luận và thực tiễn về bảo đảm quyền của người lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Bình Định. - Về thời gian: từ năm 2013 đến nay. 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền của người lao động trong các khu công nghiệp, thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật này tại tỉnh Bình Định để từ đó phân tích, đánh giá, tổng hợp nhằm tìm ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền của người lao động trong các khu nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định. 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm sáng tỏ đặc điểm của người lao động làm việc trong các khu công nghiệp; - Phân tích các cách thức, biện pháp bảo đảm quyền của người lao động cũng như các yếu tố tác động đến bảo đảm quyền của người lao động trong các khu công nghiệp; - Phân tích, đánh giá thực trạng về các cách thức, biện pháp bảo đảm quyền của người lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định để chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế và luận giải nguyên nhân của chúng; - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền của người lao động trong các khu công nghiệp. 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 6.1. Câu hỏi nghiên cứu - Tại sao cần phải bảo đảm quyền của người lao động trong các khu công nghiệp? 5 - Các cách thức, biện pháp bảo vệ quyền của người lao động được quy định như thế nào? - Thực trạng việc thực thi pháp luật về các cách thức, biện pháp bảo vệ quyền của người lao động trong các khu công nghiệp qua thực tiễn tỉnh Bình Định như thế nào? - Nguyên nhân của những hạn chế của việc thực thi pháp luật về các cách thức, biện pháp bảo vệ quyền của người lao động trong các khu công nghiệp qua thực tiễn tỉnh Bình Định như thế nào? - Đề xuất các giải pháp tháo gỡ các vướng mắc như thế nào? 6.2. Giả thuyết nghiên cứu - Hoạt động của các khu công nghiệp nói chung và trên địa bàn tỉnh Bình Định đã ảnh hưởng đến quyền của người lao động. - Các cách thức, biện pháp bảo đảm quyền của người lao động trong các khu công nghiệp được áp dụng không có hiệu quả trên thực tế. 7. Bố cục của luận văn Với mục đích, phạm vi nghiên cứu đã được xác định như trên, luận văn được xây dựng theo bố cục như sau: Phần mở đầu Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền của người lao động trong các khu công nghiệp và pháp luật điều chỉnh. Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo đảm quyền của người lao động trong các khu công nghiệp và thực tiễn thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền của người lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định. 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH 1.1. Đặc điểm của lao động làm việc trong các khu công nghiệp Đặc điểm của lao động trong các khu công nghiệp: - Lao động nhập cư đến làm việc tại các khu công nghiệp Phát triển khu công nghiệp tạo ra một kênh thu hút lao động rất có tiềm năng và hiệu quả, góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho người lao động. Sự gia tăng nhanh về số lượng của các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài thực hiện tại các khu công nghiệp trong các ngành sử dụng nhiều lao động đã tạo ra lực hút mạnh đối với lao động nhập cư đến làm việc tại các khu công nghiệp. Lao động di cư tới các khu công nghiệp đã đóng một vai trò không nhỏ trong việc cung ứng nguồn lao động và bù đắp sự thiếu hụt lực lượng lao động, đặc biệt là nguồn lao động giản đơn và không có chuyên môn kỹ thuật, góp phần quan trọng vào sự phát triển sản xuất, kinh doanh và thành công của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành gia công xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động. - Vị trí làm việc công nghiệp của họ. Mỗi công nhân đảm nhiệm công việc cụ thể, ở một khâu cụ thể trong một dây chuyền sản xuất hàng loạt. Nên họ được nhà máy đào tạo nghề trong một thời gian ngắn (tối đa chỉ khoảng 1 tháng với những vị trí yêu cầu trình độ kỹ thuật, có những vị trí đơn giản chỉ cần 2 ngày). Chính vì công việc đòi hỏi thao tác công nghiệp cụ thể nên trong số lao động được tuyển vào doanh nghiệp thì lao động giản đơn và không có chuyên môn kỹ thuật chiếm chủ yếu. Với hành trang, trình độ học vấn cũng như kỹ năng tay nghề hạn chế như vậy, họ rất khó khăn trong tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống nơi đô thị. Ðồng thời do hiểu biết còn 7 hạn chế nên không ít người lao động thường chỉ quan tâm đến thu nhập thực tế chứ không chú ý tới các chế độ, chính sách, quyền lợi được pháp luật lao động bảo vệ. 1.2. Khái niệm bảo đảm quyền của người lao động trong các khu công nghiệp Quyền của người lao động là những quyền liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động. Dưới góc độ pháp lý, quyền chủ thể là khả năng của chủ thể xử sự theo một cách thức nhất định khi tham gia quan hệ pháp luật. Theo cách hiểu thông thường trong tiếng Việt, “bảo đảm” có nghĩa là làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được hoặc có những gì cần thiết. Do vậy, bảo đảm quyền của người lao động trong các khu công nghiệp được hiểu: là các cách thức, biện pháp làm cho các quyền của người lao động trong các khu công nghiệp không chỉ là các quy định trong pháp luật mà phải được thực hiện trên thực tế cuộc sống và có khả năng phục hồi các quyền của người lao động nếu nó bị xâm hại. 1.3. Nội dung pháp luật về các cách thức, biện pháp bảo đảm quyền của người lao động trong các khu công nghiệp 1.3.1. Người lao động tự bảo vệ Tự bảo vệ của người lao động là trạng thái tâm lý pháp luật của người lao động đối với pháp luật, được thể hiện ở sự yêu, ghét, quan tâm hay thờ ơ đối với pháp luật. Thành ngữ tiếng La-tinh có câu Nemo cencetur ignorare legem có nghĩa là Không ai được coi như không biết pháp luật. Do đó, biện pháp tự bảo vệ là biện pháp thể hiện tính định đoạt cao nhất của chủ thể, là việc người lao động tự mình tiến hành các biện pháp trong khuôn khổ pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Ngay khi phát hiện ra có hành vi xâm phạm, người lao động có thể tự mình thực hiện để bảo vệ, ngăn chặn các hành vi xâm hại tới quyền của mình hoặc cũng có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc chấm dứt những hành vi đó hoặc đi kiện. 8 1.3.2. Bảo đảm quyền của người lao động bằng việc ghi nhận các quyền cụ thể của người lao động Hệ thống quy phạm pháp luật bảo đảm quyền của người lao động trong các khu công nghiệp ở Việt Nam không nằm gọn trong một ngành luật nào, mà tồn tại ở nhiều ngành luật khác nhau. Xem xét về quyền của người lao động trong các văn bản pháp luật cho thấy, nội dung bảo đảm quyền của người lao động trong các khu công nghiệp bằng việc ghi nhận các quyền cụ thể của người lao động như sau: - Bảo đảm việc làm cho người lao động - Bảo đảm quyền được hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể - Bảo đảm quyền được thành lập, gia nhập, hoạt động Công đoàn của người lao động - Bảo đảm quyền đình công của người lao động 1.3.3. Bảo đảm quyền của người lao động thông qua các thiết chế quản lý nhà nước Một trong những hoạt động thể hiện vai trò quản lý của Nhà nước trong quan hệ lao động là tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động tại các doanh nghiệp. Đây là một hoạt động có tác dụng tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao nhận thức thi hành nghiêm túc các qui định của pháp luật lao động, kịp thời uốn nắn các lệch lạc, sai trái, giúp các doanh nghiệp phòng ngừa và hạn chế các vi phạm pháp luật lao động, tranh chấp lao động. Theo nội dung này, các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội như: tuyển, quản lý lao động; giao kết hợp đồng lao động; thử việc; thực hiện hợp đồng lao động; về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động; tiền lương; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp. 9 1.3.4. Bảo đảm quyền của người lao động thông qua tổ chức công đoàn Nguyên tắc quan hệ lao động là quan hệ mang tính bình đẳng. Người lao động muốn làm việc cho người sử dụng lao động hay không là quyền của họ. Nhưng một khi đã tham gia vào một quan hệ lao động cụ thể nào rồi thì dù muốn hay không thì người lao động cũng ở vào "thế yếu" hơn so với người sử dụng lao động. Điều này cũng dễ hiểu bởi trên thực tế hiện nay, người lao động do sức ép của việc làm, thu nhập mà họ thường chấp nhận thua thiệt. Do vậy, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động không chỉ là trách nhiệm của riêng ai mà là vấn đề chung của toàn xã hội, trong đó thiết thực nhất vẫn là tổ chức công đoàn. Công đoàn là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam và công đoàn có quyền cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác. Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. Như vậy, pháp luật Việt Nam đã thừa nhận và quy định cho tổ chức công đoàn có một vị trí, vai trò to lớn trong hệ thống chính trị - xã hội. Công đoàn có nhiều chức năng như tham gia quản lý Nhà nước; chức năng bảo vệ lợi ích công nhân, viên chức, lao động; chức năng giáo dục nhưng cơ bản và trung tâm nhất vẫn là chức năng bảo vệ người lao động. 10 1.3.5. Bảo đảm quyền của người lao động thông qua con đường tòa án Tranh chấp lao động nếu chỉ phát sinh giữa một người lao động và người sử dụng lao động, hoặc đối tượng tranh chấp chỉ liên quan đến một người - cá nhân người lao động, thì đó là tranh chấp lao động cá nhân. Sự ảnh hưởng của nó đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chỉ ở mức độ hạn chế. Tuy nhiên, nếu tranh chấp xảy ra giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động trong phạm vi toàn doanh nghiệp thì lúc đó tranh chấp sẽ có tác động tiêu cực rất lớn đến sản xuất và nhiều khi còn ảnh hưởng đến cả an ninh trật tự công cộng. Vì thế hậu quả pháp lý cũng có những biểu hiện khác nhau và vì tính chất ấy các quy định áp dụng để giải quyết, các cơ chế giải quyết cũng có sự khác nhau. Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều định ra một cơ chế giải quyết những bất đồng, xung đột của hai bên chủ thể trong mối quan hệ lao động. Việc giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án được thực hiện bởi tòa án với tư cách là cơ quan tài phán mang tính quyền lực nhà nước và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ. Xét về nguyên tắc, các vụ tranh chấp lao động, đình công chỉ được giải quyết tại Tòa án sau khi đã qua hòa giải hoặc trọng tài không thành. Theo quy định của pháp luật hiện hành, người lao động và đại diện cho người lao động được quyền khởi kiện vụ án lao động, quyền yêu cầu giải quyết đình công. Đây là cơ sở để người lao động tự bảo vệ quyền lợi của mình khi có sự xâm hại từ phía người sử dụng lao động. 1.4. Các yếu tố tác động đến việc bảo đảm quyền của người lao động trong các khu công nghiệp 1.4.1. Ý thức pháp luật của người lao động Ý thức pháp luật của người lao động thể hiện ở sự hiểu biết về các quyền cơ bản và cơ chế bảo vệ quyền của người lao động. Sự hiểu biết pháp luật trước hết sẽ giúp họ tự phòng, tránh sự vi phạm pháp luật từ phía người sử dụng lao động; đấu tranh bảo vệ quyền lợi hợp pháp, 11 chính đáng của mình khi bị người sử dụng lao động hoặc các chủ thể khác xâm phạm. Do vậy, bảo đảm quyền của người lao động chỉ thực sự có hiệu quả nếu người lao động thể hiện vai trò chủ động của mình trong việc tự bảo vệ. Nếu người lao động không có ý thức tự bảo vệ mình, thờ ơ quyền lợi chính đáng của mình thì Nhà nước hay bất kỳ chủ thể nào cũng không thể can thiệp được với mục đích bảo đảm quyền cho họ. 1.4.2. Yếu tố chính sách, pháp luật lao động Trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế của nước ta cùng với việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống chính sách, pháp luật về lao động cũng được đổi mới, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động đã được sửa đổi, bổ sung phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với Hiến pháp năm 2013; phù hợp với các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Năm 1994, Quốc hội đã ban hành Bộ luật Lao động và đã qua 4 lần sửa đổi, bổ sung. Năm 2012, Quốc hội đã ban hành Bộ luật Lao động sửa đổi trên cơ sở kế thừa những nhân tố phù hợp của Bộ luật Lao động năm 1994 và sửa đổi những điểm bất hợp lý, bổ sung nhiều điểm mới cho phù hợp với quá trình phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Ngoài ra, Quốc hội còn ban hành Luật Việc làm năm 2013, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, Theo đó, Chính phủ và các bộ, ngành cũng ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các luật nêu trên. Việc tạo ra hành lang pháp lý đã tạo điều kiện quan trọng cho việc hình thành và phát triển thị trường lao động. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền của người lao động trong các khu công nghiệp cần phải tiếp tục được đánh giá để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các thông lệ quốc tế và cam kết quốc tế của Việt Nam, nhất là các chính sách liên quan trực 12 tiếp đến người lao động và chi phí của doanh nghiệp như tiền lương tối thiểu, giờ làm thêm, bảo hiểm xã hội... Đây là những chính sách liên quan chặt chẽ giữa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động. Vì vậy, cần phải tăng cường đối thoại, thương lượng để phương án lựa chọn bảo đảm tính hài hòa, tạo động lực làm việc cho người lao động và sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp hoạt động. 1.4.3. Yếu tố năng lực quản lý nhà nước về lao động Năng lực quản lý nhà nước về lao động thể hiện ở chất lượng và hiệu quả thực hiện các nội dung quản lý đã được đề cập trên đây. Trên phạm vi toàn quốc hay tại một địa phương cụ thể, nếu thực hiện các nội dung đó có chất lượng và hiệu quả thì đương nhiên nó sẽ có ảnh hưởng tốt tới việc thực thi pháp luật và ngược lại. Nguồn lực đảm bảo thực hiện là yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của tất cả các công việc trên, trong đó điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất và tài chính là những nguồn lực đặc biệt quan trọng. 13 Kết luận chương 1 Qua nghiên cứu chương 1, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Một là, phát triển khu công nghiệp tạo ra một kênh thu hút lao động rất có tiềm năng và hiệu quả, góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho người lao động. Sự gia tăng nhanh về số lượng của các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài thực hiện tại các khu công nghiệp trong các ngành sử dụng nhiều lao động đã tạo ra lực hút mạnh đối với lao động nhập cư đến làm việc tại các khu công nghiệp. Nên trong số lao động được tuyển vào doanh nghiệp thì lao động giản đơn và không có chuyên môn kỹ thuật chiếm chủ yếu. Với hành trang, trình độ học vấn cũng như kỹ năng tay nghề hạn chế như vậy, họ rất khó khăn trong tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống nơi đô thị. Ðồng thời do hiểu biết còn hạn chế nên không ít người lao động thường chỉ quan tâm đến thu nhập thực tế chứ không chú ý tới các chế độ, chính sách, quyền lợi được pháp luật lao động bảo vệ. Hai là, trong mối quan hệ với người sử dụng lao động, người lao động luôn ở vị trị yếu thế hơn, có sự phụ thuộc và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Như vậy, xuất phát từ vị thế của người lao động là chủ thể rất dễ bị xâm hại tới quyền, lợi ích. Từ đó, muốn tạo ra quan hệ lao động được bình đẳng hơn, pháp luật lao động đã có những quy định để bảo vệ người lao động , qua đó hạn chế sự lạm quyền của người sử dụng lao động. Ba là, bảo đảm quyền của người lao động trong các khu công nghiệp được hiểu: là các cách thức, biện pháp làm cho các quyền của người lao động trong các khu công nghiệp không chỉ là các quy định trong pháp luật mà phải được thực hiện trên thực tế cuộc sống và có khả năng phục hồi các quyền của người lao động nếu nó bị xâm hại. Bốn là, các cách thức, biện pháp bảo đảm quyền của người lao động trong các khu công nghiệp, bao gồm: người lao động tự bảo vệ; 14 bảo đảm quyền của người lao động bằng việc ghi nhận các quyền cụ thể của người lao động; bảo đảm quyền của người lao động thông qua các thiết chế quản lý nhà nước; bảo đảm quyền của người lao động thông qua tổ chức công đoàn; Bảo đảm quyền của người lao động thông qua con đường tòa án. Năm là, các yếu tố tác động đến việc bảo đảm quyền của người lao động trong các khu công nghiệp, bao gồm: ý thức pháp luật của người lao động; yếu tố chính sách, pháp luật lao động; yếu tố năng lực quản lý nhà nước về lao động. 15 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1. Tình hình về hoạt động các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định Theo quy hoạch phát triển các khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Bình Định sẽ có 08 khu công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch 1.761 ha, hai khu công nghiệp mới sẽ được hình thành Cát Khánh, Bồng Sơn. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định đã hình thành 05 khu công nghiệp. Trong đó, 03 khu công nghiệp (Phú Tài, Long Mỹ, Nhơn Hòa) đã cơ bản được lấp đầy; khu công nghiệp Bình Nghi đang chuẩn bị thủ tục chuẩn bị đầu tư; khu công nghiệp Hòa Hội, khu công nghiệp Cát Trinh đang kêu gọi đầu tư. 2.2. Thực trạng pháp luật về bảo đảm quyền của người lao động trong các khu công nghiệp qua thực tiễn của tỉnh Bình Định 2.2.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện về biện pháp tự bảo vệ của người lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định Trong những năm gần đây, người lao động đã biết cách phản ứng trước sự xâm hại đến lợi ích chính đáng của mình. Hiện tượng này một phần lớn là do nền kinh tế - xã hội Việt Nam đã phát triển vượt bậc trong thời gian gần đây, cơ hội để tiếp cận thông tin, hiểu biết pháp luật lao động, cơ hội để tiếp cận với các dịch vụ pháp lý, trong đó có cả trợ giúp pháp lý ngày càng trở nên thuận lợi và dễ dàng đối với người lao động. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đánh giá về sự hiểu biết pháp luật lao động nói chung của người lao động cũng như của cán bộ công đoàn cơ sở còn rất hạn chế. Dường như người lao động không tự đánh giá được một hành vi hay một quyết định của người sử dụng lao động đối với 16 mình là đúng hay sai, mọi việc đối với người lao động hầu như chỉ dừng lại ở chỗ “chấp nhận được” hay là “không thể chấp nhận được”, còn yếu tố pháp lý ít được tính đến. Người lao động đã đứng trong dây chuyền sản xuất rồi mà vẫn không biết gì về Bộ luật lao động, hoặc biết có luật nhưng không biết nội dung cụ thể. 2.2.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện về bảo đảm quyền của người lao động bằng việc ghi nhận các quyền cụ thể của người lao động trên địa bàn tỉnh Bình Định Trong quá trình thực hiện chính sách Lao động - Tiền lương - Bảo hiểm xã hội - Bảo hiểm y tế vẫn còn vướng mắc như sau: - Về chính sách lao động: vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện việc xây dựng, đăng ký Thỏa ước lao động tập thể, Nội quy lao động và thang lương, bảng lương theo quy định, dẫn đến việc thực hiện kỷ luật lao động chưa nghiêm, chưa đúng quy định pháp luật, cơ chế đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể còn nhiều hạn chế, việc giải quyết các tranh chấp lao động thông qua con đường hòa giải, đàm phán chưa được doanh nghiệp quan tâm. Một bộ phận người lao động do có hạn chế về nhận thức nên đã bị người sử dụng lao động lợi dụng không ký kết hợp đồng lao động, hoặc có ký kết nhưng không đảm bảo quy định, phổ biến nhất là tình trạng kéo dài thời gian thử việc. Những vấn đề trên đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người lao động. - Về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: tình trạng nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế kéo dài vẫn diễn ra thường xuyên ở một số doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. - Công tác bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động tuy có tiến bộ nhưng tai nạn lao động vẫn chưa giảm, bệnh nghề nghiệp vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Nguyên nhân của những vướng mắc trên, là do: 17 Một là, việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế cho người lao động làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận đạt được. Vì vậy, một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cố tình ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng không cần biết tính chất của công việc theo hợp đồng (vi phạm khoản 3 Điều 22 Bộ luật lao động năm 2012) để không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động và dễ xử lý khi không muốn tiếp tục sử dụng người lao động. Hai là, công tác thanh tra, kiểm tra về chính sách lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong các khu công nghiệp dường như vẫn mang tính hình thức, hiện tượng “phạt để tồn tại” còn phổ biến. 2.2.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện về bảo đảm quyền của người lao động thông qua các thiết chế quản lý nhà nước Hoạt động thanh tra, kiểm tra trong thời gian qua đã chỉ ra những sai sót, vi phạm của người sử dụng lao động, người lao động trong việc thực hiện những qui định của pháp luật lao động. Thông qua công tác thanh, kiểm tra, các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động còn phát hiện những vấn đề vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện pháp luật lao động, những vấn đề bất hợp lý, chồng chéo, mâu thuẫn trong những qui định của pháp luật để từ đó đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phương. Tuy đã có nhiều cố gắng, song phải thừa nhận rằng công tác thanh tra, kiểm tra và kể cả giám sát thực hiện pháp luật lao động còn nhiều hạn chế và tồn tại, cụ thể: đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra lao động vẫn còn mỏng (05 cán bộ thanh tra lao động) so với khối lượng nhiệm vụ được giao (157 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp và hộ kinh doanh). Do vậy, hàng năm mới có từ 10 đến 15% số doanh nghiệp trong các khu công nghiệp được thanh tra, kiểm tra về lao động. Việc thực hiện thanh tra lao động không thường xuyên 18 nên không kịp thời phát hiện ra những sai phạm và giải quyết triệt để các vi phạm của doanh nghiệp. 2.2.4. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện về bảo đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_phap_luat_ve_bao_dam_quyen_cua_nguoi_lao_do.pdf
Tài liệu liên quan