Tại tỉnh Tuyên Quang, công tác cấp giấy phép khai thác khoáng sản
trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh quan tâm ngày càng chuyên môn hóa và
chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
Các quy trình, thủ tục hành chính trong lĩnh vực khoáng sản thực hiện
theo đúng quy định của Luật Khoáng sản năm 2010 và các văn bản hướng
dẫn, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản. Tính đến
ngày 31/12/2019, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có 36 Giấy phép khai thác
đá làm vật liệu xây dựng thông thường
18 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng – Từ thực tiễn tỉnh Tuyên Quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều không
nghiên cứu vấn đề dưới góc độ pháp luật, không có sự cập nhật thông tin tương
ứng với quá trình thay đổi từ thực tiễn và quy định của pháp luật.
Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Pháp luật vềbảo vệ môi
trường trong hoạt độngkhai thác đá làm vật liệu xây dựng -từ thực tiễn tỉnh
Tuyên Quang” cho Luận văn thạc sĩ của mình.
4
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong thời gian qua đã có nhiều công trình về vấn đề này được công bố
mà tiêu biểu là các công trình khoa học sau đây:
- Tác giả Trần Thị Thùy Dương (2008) có nghiên cứu: “Bảo vệ môi
trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa ở Việt Nam”.
- Luận văn thạc sĩ“Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môitrường ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Văn Việt (2010).
- Nguyễn Đình Đức (2011) đã có đề tài: “Những vấn đề pháp lý vềbảo
vệ môitrường trong quy hoạch kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay”.
- Luận án Tiến sĩ Luật học “Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm
vềmôi trường” của tác giả Dương Thanh An (2011).
- Nguyễn Thị Xuân Trang (2012) với đề tài nghiên cứu: “Trách
nhiệmbồi thường thiệt hại do xâm phạm môi trường theo quy định của bộ luật
dân sự năm 2005”.
- Tác giả Nguyễn Thị Tố Uyên (2013) đã có đề tài nghiên cứu với tựa
đề: “Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ
môitrường”.
- Công trình khoa học của tác giả Bùi Ngọc Hà (2013): “Nghiên
cứunhững tác động chính của dự án khai thác đá núi Ông Voi và đề xuất các
giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường”.
- Bài viết của Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga trên tạp chí Cộng sản (2015):
“Bảovệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam - Yêu cầu cấp thiết”.
Các bài viết và đề tài nghiên cứu trên đây đã nghiên cứu vấn đề bảo vệ
môi trường dưới nhiều góc độ, vấn đề trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực môi
trường, đã chỉ ra những hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta
hiện nay, trên cơ sở những nghiên cứu khoa học kết hợp bài học từ thực tiễn
các nước trên thế giới đã đề xuất những giải pháp hiệu quả nhằm hoàn thiện
pháp luật về môi trường cũng như hoạt động bảo vệ môi trường của nước ta
trong giai đoạn tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
5
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm sáng tỏ những vấn đề lý luận
về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng;
phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật về bảo vệ môi
trường trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang; từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực
hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu
xây dựng.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, Luận văn có các nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể như sau:
- Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về bảo vệ môi trường
trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng;
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường trong
hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam hiện nay;
- Phân tích, đánh giá thực tiễn thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường
trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang;
- Đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường
và các giải pháp nhằm bảo đảmtổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường
trong lĩnh vực khai thác đá làm vật liệu xây dựng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về bảo vệ
môi trường trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu, đánh giá các quy định hiện hành của pháp luật vềbảo vệ
môi trường trong hoạt động khai thác đálàm vật liệu xây dựng và thực tiễn
thực hiện pháp luật về vấn đề này trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Thời gian nghiên cứu từ năm 2017 đến năm 2019.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
6
Tác giả đã sử dụng các phương pháp luận của triết học Mác - Lênin để
đánh giá các sự vật, hiện tượng và đề xuất các phương hướng giải pháp theo
quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử, để làm rõ các khái niệm phạm trù
trong luận văn và đánh giá thực tiễn một cách khách quan nhất, toàn diện nhất
vấn đề cần nghiên cứu. Đồng thời sử dụng cácphương pháp phân tích, tổng
hợp, so sánh, đối chiếu, phương pháp lịch sử,phương pháp thống kê, thu thập
kế thừa tri thức từ các nghiên cứu, các tài liệu đã có.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Thứ nhất, từ những nội dung được trình bày trong luận văn có thể nhận
thấy những tác động rõ ràng, mạnh mẽ và lâu dài của hoạt động khai thác đá
làm vật liệu xây dựng tới môi trường.
Thứ hai, Ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá làm vật
liệu xây dựng là không thể tránh khỏi nhưng mức độ tác động tới môi trường
hoàn toàn có thể giảm thiểu với sự kết hợp hiệu quả, kịp thời của nhiều biện
pháp, trong đó pháp luật đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Thứ ba, tạo nhận thức bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường
trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng tại tỉnh Tuyên Quang nói
riêng là trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội.
Thứ tư, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá
làm vật liệu xây dựng là công việc hết sức khó khăn, phức tạp tuy nhiên với
việc thực hiện triệt để những nội dung kiến nghị trong luận văn, chúng ta có
thể tin tưởng vào sự thay đổi tích cực của hoạt động bảo vệ môi trường trong
hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn được bố cục gồm 03 chương bao gồm:
Chương 1.Những vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường trong
hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng.
Chương 2.Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về bảo vệ môi
trường trong hoạt động khai thác đálàm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang.
7
Chương 3.Giải pháp hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp
luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đálàm vật liệu xây dựng.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT
ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁLÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động
khai thác đá làm vật liệu xây dựng
1.1.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu
xây dựng
Khái niệm môi trường:Môi trườnglà hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có
tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
Khái niệm bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng: Là
hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường;
khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành; phát hiện, ngăn chặn và xửlý ô nhiễm.
Khái niệm pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây
dựng:Pháp luật vềbảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đá là tổng hợp các quy phạm pháp
luật điều chỉnh mối quan hệ phát sinh và tồn tại trong lĩnh vực khai thác đá giữa các chủ thể nhằm
hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại xảy ra cho môi trường, khắc phục và xử lý hậu quả nhằm
đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường, góp phần duy trì và phát triển nền kinh tế.
1.1.2. Đặc điểm pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu
xây dựng
- Pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu
xây dựng ở Việt Nam ra đời muộn hơn so với các lĩnh vực pháp luật khác.
- Pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu
xây dựng có sự phát triển nhanh chóng và ngày càng hoàn thiện hơn.
8
- Pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu
xây dựng có liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý nhà nước về môi trường
và nhiều lĩnh vực pháp luật khác của Việt Nam.
- Pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu
xây dựng chịu sự điều chỉnh của công ước quốc tế về môi trường.
1.1.3. Vai trò của pháp luật đối với việc bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đá
làm vật liệu xây dựng
- Pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đá góp phần
thực thi nguyên tắc của pháp luật môi trường và nguyên tắc của pháp luật về
khoáng sản.
- Pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đá ở Việt Nam
là công cụ để phòng ngừa ô nhiễm, góp phần hạn chế và khắc phục ô nhiễm
môi trường.
- Pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đá góp phần
thúc đẩy sự phát triển kinh tế, mang lại giá trị kinh tế cho đất nước.
- Pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đá ở Việt Nam
giúp nâng cao ý thức, góp phần làm thay đổi nhận thức về bảo vệ môi trường
của người dân.
1.2. Các nguyên tắccủa pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt
động khai thác đá làm vật liệu xây dựng
- Nguyên tắc bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường
trong lành.
- Nguyên tắc tính thống nhất trong quản lý và bảo vệ môi trường.
- Nguyên tắc bảo đảm sự phát triển bền vững.
- Nguyên tắc coi trọng tính phòng ngừa.
- Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.
1.3. Nội dung pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đá làm vật
liệu xây dựng
1.3.1. Các quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với
bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng
9
- Quy định pháp luật về lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác
động môi trường, xác nhận hoàn thành công trình BVMT, phương án cải tạo,
phục hồi môi trường đối với HĐKTĐ.
- Quy định pháp luật về cấp phép khai thác khoáng sản.
1.3.2. Các quy định về nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong hoạt động
khai thác đá làm vật liệu xây dựng của các tổ chức, cá nhân
- Quy định pháp luật về ký quỹ phục hồi môi trường.
- Quy định pháp luật về quản lý chất thải trong HĐKTĐ.
- Quy định pháp luật về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường trong
HĐKTĐ.
- Quy định pháp luật về đóng cửa mỏ khoáng sản; cải tạo, phục hồi môi
trường sau khi kết thúc HĐKTĐ.
1.3.3. Các quy định về xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường
trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng
Trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân có những hành vi vi phạm
pháp luật về BVMT trong HĐKTĐ được hiểu là chế tài mà các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền sẽ áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật
về BVMT hoạt động khai khai thác đá. Hay nói cách khác, việc áp dụng trách
nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về môi trường trong
HĐKTĐ chính là những biện pháp bảo đảm tính cưỡng chế của pháp luật đối
với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật môi trường trong HĐKTĐ.
1.4. Các yếu tố tác động đến pháp luật về bảo vệ môi trường trong
hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng
-Cơ chế và chính sách pháp luật về môi trường.
- Nguồn lực trong quản lý và bảo vệ môi trường.
-Sự đồng thuận trong nhận thức và hành động của cộng đồng dân cư,
chủ thể trong xã hội.
10
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬTVỀ BẢOVỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNGKHAI THÁC ĐÁ LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH TUYÊN QUANG
2.2. Thựctrạng thực hiệntrách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với bảo vệ môi
trường trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng
2.2.1. Trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác
động môi trường, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường,
phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác đá làm
vật liệu xây dựng
-Luật BVMT năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định
chi tiết trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong công tác thẩm định, phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận hoàn thành công trình
BVMT, phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác
đá làm vật liệu xây dựng.
-Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang,công tác lập, thẩm định và phê duyệt báo
cáo ĐTM, xác nhận bản cam kết BVMT đã được triển khai thực hiện khá tốt và
đảm bảo theo quy định của Luật BVMT; Nghị định 18/2015/NĐ-CP,
19/2015/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư 27/2015/TT-BTNMT, 38/2015/TT-
BTNMT của Bộ Tài nguyênvà Môi trường, theo đó, 100% các cơ sở hoạt động
khai thác đá làm vật liệu xây dựng đều đã có báo cáo đánh giá tác động môi
trường được phê duyệt. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn những
bất cập trong thực hiện đánh giá tác động môi trường.
2.1.2. Trong công tác cấp phép khai thác đá làm vật liệu xây dựng
-Theo Điều 53 Luật Khoáng sản năm 2010 và các văn bản hướng dẫn
thi hành đã có những quy định cụ thể về điều kiện được cấp Giấy phép khai
thác đá làm vật liệu xây dựng.Có thể nói, đến thời điểm hiện tại pháp luật quy
định trách nhiệm của cơ quan QLNN trong công tác cấp phép khai thác khoáng
sản nói chung và khai thác đá làm vật liệu xây dựng nói riêng tương đối hoàn
11
hiện, đầy đủ và rõ ràng, tạo điều kiện cho các cơ quan thực hiện tốt trách nhiệm
của mình.
-Tại tỉnh Tuyên Quang, công tác cấp giấy phép khai thác khoáng sản
trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh quan tâm ngày càng chuyên môn hóa và
chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
Các quy trình, thủ tục hành chính trong lĩnh vực khoáng sản thực hiện
theo đúng quy định của Luật Khoáng sản năm 2010 và các văn bản hướng
dẫn, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản. Tính đến
ngày 31/12/2019, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có 36 Giấy phép khai thác
đá làm vật liệu xây dựng thông thường.
2.2. Thực trạng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong hoạt
động khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân
2.2.1. Quy định nghĩa vụ về ký quỹ phục hồi môi trường
-Nhằm nâng cao trách nhiệm của các chủ thể đối với công tác BVMT
trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng, đồng thời tạo nguồn kinh
phí để BVMT, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, pháp luật về
BVMT trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng yêu cầu các tổ
chức, cá nhân phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính nhằm BVMT. Đó chính là
các quy định pháp luật về ký quỹ phục hồi môi trường trong hoạt động khai
thác đá làm vật liệu xây dựng.
-Tính đến tháng 12/2019, tổng số tiền ký quỹ các đơn vị khai thác đá đã
thực hiện về Quỹ BVMT tỉnh Tuyên Quang là 7.799.604.224 đồng. Có thể
thấy các doanh nghiệp khai thác đá làm vật liệu xây dựng đã thực hiện tốt
việc ký quỹ BVMT tương ứng với lĩnh vực hoạt động.
2.2.2. Quy định nghĩa vụ về quản lý chất thải trong hoạt động khai
thác đá làm vật liệu xây dựng
Điều 38 Luật BVMT năm 2014 quy định: Các tổ chức, cá nhân hoạt động
khai thác khoáng sản có trách nhiệm: Thu gom và xử lý nước thải theo quy định
của pháp luật; thu gom, xử lý chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải rắn
thông thường, trường hợp chất thải có yếu tố nguy hại thì quản lý theo quy định
12
về quản lý chất thải nguy hại; có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế việc phát tán bụi,
khí thải độc hại và tác động xấu khác đến môi trường xung quanh.
2.2.3. Quy định nghĩa vụ về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường
trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng
Hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng gây nên các sự cố môi
trường trực tiếp và gián tiếp, ở đây, ta chỉ tập trung vào các hậu quả trực tiếp.
Trong đó có thể có các sự cố sau: Các sự cố rò rỉ hoá chất, chất thải ở cả ba
dạng khí, lỏng, rắn và đây được coi là các sự cố môi trường nghiêm trọng hơn
cả, nhất là với việc rò rỉ trên phạm vi rộng các hoá chất độc hại ra môi trường.
Tuỳ theo mức độ rò rỉ mà tác hại có thể giới hạn trong phạm vi khu vực sản
xuất như rò rỉ, chảy từ các thiết bị sản xuất, hoặc có thể phân tán rộng ra môi
trường do ảnh hưởng của cháy, nổ kho chứa; các sự cố rò rỉ, chảy dầu, xăng
gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường; ngoài ra còn có sự cố do cháy, nổ
chập mạch điện, vỡ bể chứa chất thải, sạt lở đất đá... hoạt động khai thác đá
làm vật liệu xây dựng rất dễ xảy ra các sự cố môi trường như: sạt lỡ, lún, sập
đất đá, rò rĩ phát tán các chất thải nguy hại, trượt lở bãi thải, vỡ kè, đập chắn
chân bãi thải, sự cố cháy nổ kho vật liệu nổ công nghiệp.
2.2.4. Quy định nghĩa vụ về đóng cửa mỏ; cải tạo, phục hồi môi
trường sau khi kết thúc hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng
-Nghĩa vụ đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường khi kết thúc khai thác đã
được quy định tại Khoản 4 Điều 58 và Điều 73 Luật Khoáng sản năm 2010.
Để thực thi có hiệu quả quy định này, Thông tư số 16/2013/TT-BTNMT ngày
29/11/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn thực thi khá đầy
đủ và chi tiết.
- Để nâng cao hiệu quả công tác thẩm định, phê duyệt Đề án đóng cửa
mỏ khoáng sản, trong thời gian tới cơ quan chức năng cần nghiên cứu, hoàn
thiện quy định của pháp luật trong thẩm định, phê duyệt Phương án cải tạo,
phục hồi môi trường để phản ánh đúng bản chất của công tác này, đồng thời
phù hợp với các quy định của pháp luật về khoáng sản trong thẩm định, phê
duyệt Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản; Tăng cường sự phối hợp trong thanh
tra, kiểm tra lĩnh vực khoáng sản và môi trường; thu hồi tối đa khoáng sản
13
trong quá trình khai thác; thực hiện tốt trách nhiệm xã hội đối với địa phương
và người dân nơi có mỏ được khai thác.
2.3. Thực trạng thực hiện các quy định về xử lý vi phạm pháp luật
bảo vệ môi trườngtrong hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng
- Trách nhiệm hành chính.
- Trách nhiệm dân sự.
- Trách nhiệm hình sự.
14
Chương 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆNPHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁLÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỪ THỰC
TIỄN TỈNH TUYÊN QUANG
3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác
đá làm vật liệu xây dựng
3.1.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối
với bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng
- Hoàn thiện các quy định pháp luật về đánh giá tác động môi trường:
+ Cần có những hướng dẫn kỹ thuật, quy định cụ thể về tính chất dự báo các tác động đến
môi trường (tự nhiên) và cả các tác động đến môi trường xã hội, sức khỏe con người, kinh tế, để
đánh giá được các rủi ro nhất là trong HĐKTĐ để thể hiện rõ các phương pháp giải quyết các vần
đề về môi trường phát sinh trong quá trình hoạt động đảm bảo ĐTM có tính khả thi, hiệu quả và ít
tốn kém nhất.
+ Có quy định cụ thể về những thông tin cần thiết cho quá trình lập,
thẩm định và phê duyệt ĐTM, thông tin đầu vào phải có đủ cả hai loại: đối
tượng tác động - nội dung cụ thể của dự án và đối tượng bị tác động - diễn
biến tình trạng môi trường, sức chịu tải của môi trường... thu thập những
thông tin chưa được công bố, khai thác kiến thức bản địa; cung cấp thông tin
về dự án và các tác động của dự án, nhất là dự án khai thác khoáng sản để
tham vấn ý kiến của cả cộng đồng tham gia
+Ban hành những quy chuẩn kỹ thuật về môi trường cần thiết đối với
tất cả các loại tác động (liên quan đến chất thải và không liên quan đến chất
thải); giao trách nhiệm cho các địa phương phải ban hành quy chuẩn kỹ
thuậtvề chất thải để áp dụng cho những nơi sức chịu tải của môi trường xung
quanh đã tới hạn hoặc đã quá tải phù hợp với điều kiện của địa phương.
+Ban hành cơ chế tài chính rõ ràng, thỏa đáng cho ĐTM như: quy định
về thu phí thẩm định ĐTM; mức chi cho thẩm định ĐTM; chi phí cho lập
ĐTM
+Hướng dẫn cụ thể về tiến hành ĐTM tổng hợp (là ĐTM của nhiều dự
án khác nhau trên cùng một vùng lãnh thổ) để từ đó có cơ sở đánh giá tổng
thể về khả năng chịu tải về môi trường của vùng lãnh thổ, có phương án bố
15
trí, quy hoạch các dự án phát triển kinh tế xã hội phù hợp nhằm hạn chế cao
nhất nguy cơ xảy ra ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng.
- Hoàn thiện các quy định pháp luật về cấp phép khai thác khoáng sản:
+Quy định rõ cơ chế phối hợp giữa các Bộ, Ngành trung ương trong
việc lập (hoặc điều chỉnh) quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản
chung của cả nước (trong phạm vi tỉnh quản lý); Quy định cụ thể việc lập quy
hoạch về khoáng sản, đảm bảo phù hợp với quy hoạch về khoáng sản của cả
nước và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Quy hoạch phải xác
định được nhu cầu khai thác, sử dụng khoáng sản trong giai đoạn quy hoạch;
Không chia nhỏ các khu vực khoáng sản thành các điểm mỏ nhỏ lẻ; quy
hoạch khai thác khoáng sản phải tính đến mức độ ảnh hưởng đến hạ tầng
kỹthuật trong khu vực để các mỏ khoáng sản khi được cấp phép và đi vào
hoạt động phù hợp với hiện trạng và khả năng đáp ứng của hạ tầng kỹ thuật;
tránh tình trạng thường xuyên phải điều chỉnh, bổ sung quy hoạch;
+Thực hiện việc cấp phép khai thác khoáng sản theo quy hoạch đã
được phê duyệt, đảm bảo chặt chẽ, đúng trình tự theo quy định của pháp luật;
gắn khai thác với chế biến;
+Quy định cụ thể khi cấp phép khai thác, yêu cầu các tổ chức, cá nhân
phải đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ tiến tiến trong khai thác nhằm thu
hồi tối đa khoáng sản, tăng giá trị của khoáng sản, giảm thiểu tác động tiêu
cực tới môi trường.
3.1.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật về nghĩa vụ bảo vệ môi
trường trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng của các tổ chức,
cá nhân
- Xác định rõ BVMT đặc biệt trong lĩnh vực khoáng sản là trách nhiệm
của cả hệ thống chính trị, của các ngành, các cấp, các đoàn thể, doanh nghiệp
và các cộng đồng dân cư. Không thu hút đầu tư bằng mọi giá, chú trọng tiêu
chí môi trường trong lựa chọn dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản.
Kiên quyết không vì tăng trưởng kinh tế mà đánh đổi môi trường. Cấm nhập
khẩu công nghệ cũ, công nghệ lạc hậu; kiên quyết không triển khai các dự án
có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường.
16
- Hoàn thiện các quy định về cải tạo phục hồi môi trường theo hướng
bắt buộc các tổ chức, cá nhân phải thực hiện các biện pháp cải tạo, phục hồi
môi trường sau khi kết thúc HĐKTKS như: yêu cầu phải cam kết bằng tài
sảnđảm bảo, phải lập đề án hoặc đề án bổ sung cải tạo, phục hồi môi trường
trước khi tiến hành hoạt động khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt. Trước khi cấp giấy xác nhận đã hoàn thành toàn bộ việc cải
tạo, phục hồi môi trường phải công khai nội dung trên các phương tiện thông
tin đại chúng để người dân giám sát cho ý kiến và sau thời hạn nhất định mới
tiến hành cấp giấy xác nhận.
- Bổ sung quy định mở rộng đối tượng phải thực hiện cải tạo, phục hồi
môi trường như: các bãi chôn lấp chất thải, cơ sở khi kết thúc hoạt động sản
xuất kinh doanh nhằm thống nhất việc cải tạo phục hồi môi trường theo Luật
BVMT và đóng cửa mỏ theo Luật Khoáng sản.
3.1.3. Hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật
bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng
Thực tế cho thấy, do mức phạt quá thấp, nên nhiều doanh nghiệp
khoáng sản không thực hiện các quy định BVMT. Mặc dù Nghị định số
155/2016/NĐ-CP đã tăng mức phạt cao nhất lên đến tổng hợp 1 tỷ đồng đối
với cá nhân và 2 tỷ đồng đối với tổ chức, đã chi tiết hóa khung và mức phạt,
song các mức phạt khác còn thấp như: chỉ phạt từ 1 đến 5 triệu đồng đối với
hành vi không thực hiện một trong các nội dung kế hoạch BVMT đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận (Điểm a Khoản 2 Điều 8); hoặc phạt
từ 40 triệu đến 50 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện một trong
cácnội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt (điểm g
khoản 1 Điều 9). Các mức phạt trên không đủ sức răn đe đối với doanh
nghiệp, họ vẫn "sẵn sàng" nộp phạt thay vì việc thực hiện các yêu cầu về
BVMT như luật định. Nên cần tăng mức phạt, sao cho mức phạt phải lớn hơn
số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện các quy định về BVMT.
17
3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động
khai thác đá làm vật liệu xây
3.2.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường
-Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ quản lý nhà nước về môi trường.
-Xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả trong quản lý và thực hiện công tác bảo vệ môi
trường.
3.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và
trách nhiệm về bảo vệ môi trường
- Tình trạng thiếu hiểu biết về môi trường đối với đời sống của con người
và các biện pháp bảo vệ môi trường là một nguyên nhân quan trọng tác động xấu
đến môi trường và cũng là trở ngại lớn trong việc tìm kiếm giải pháp bảo vệ môi
trường trong hoạt động khai thác đá tại tỉnh Tuyên Quang. Tuyên truyền, giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường sẽ giúp cho người dân, trước hết là công nhân làm
việc tại mỏ khai thác đá, có những kiến thứcnhất định về môi trường, bảo vệ môi
trường từ đó có trách nhiệm bảo vệ môi trường.
-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_phap_luat_ve_bao_ve_moi_truong_trong_hoat_d.pdf