Tóm tắt Luận văn Pháp luật về bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất phát triển kinh tế - Qua thực tiễn tại khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU. 4

1. Tính cấp thiết của đề tài. 4

2. Tình hình nghiên cứu đề tài . 4

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .5

3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài .5

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

4.1. Đối tượng nghiên cứu.

4.2. Phạm vi nghiên cứu .6

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .6

5.1. Phương pháp luận nghiên cứu .6

5.2. Phương pháp nghiên cứu. 7

6. Những đóng góp mới của luận văn .7

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. .7

8. Kế cấu của luận văn .8

Chƣơng 1 . MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT BỒI THƢỜNG

KHI THU HỒI ĐẤT. 9

1.1. Một số khái niệm liên quan đến bồi thường khi thu hồi đất. .9

1.1.1. Khái niệm về bồi thường thiệt hại .9

1.1.2. Khái niệm về bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất phát triển kinh tế .9

1.2. Phân biệt giữa thu hồi đất phát triển kinh tế với trưng mua, trưng dụng đất .9

1.3. Ý nghĩa qui định của pháp luật về bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất phát triển kinh tế.11

1.3.1. Dưới góc độ về mặt chính trị. .11

1.3.2. Dưới góc độ về mặt kinh tế - xã hội . 11

1.4. Cơ sở pháp luật của việc quy định về bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất phát triển kinh

tế. .11

1.5. Pháp luật về bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất phát triển kinh tế . 12

1.5.1. Sự cần thiết phải bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất phát triển kinh tế .12

1.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất phát triển kinh tế. .12

1.5.3. Nội dung của pháp luật về bồi thường khi thu hồi đất .13

1.5.3.1. Quy định về nguyên tắc, điều kiện bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.13

1.5.3.2. Quy định về các khoản bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. .14

1.5.3.3. Quy định về trình tự, thủ tục bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. 14

1.5.3.4. Quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến bồi thường thiệt hại khi Nhà

nước thu hồi đất. .14

Kết luận chương 1. 142

Chƣơng 2 . THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BỒI THƢỜNG KHI NHÀ

NƢỚC THU HỒI ĐẤT QUA THỰC TIỄN TẠI KHU KINH TẾ VŨNG ÁNG , HÀ

TĨNH .16

2.1. Các quy định về bồi thường khi thu hồi đất theo Luật Đất đai năm 2013. 16

2.1.1. Điều kiện để được bồi thường về đất. 16

2.1.2. Các trường hợp thu hồi đất không được bồi thường. 16

2.1.3. Giá đất tính bồi thường .17

2.1.4. Các trường hợp được Nhà nước bồi thường về đất .17

2.1.5. Các quy định pháp luật về bồi thường tài sản .17

2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Vũng

áng, Hà tĩnh .17

2.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Khu kinh tế Vũng Áng, Hà tĩnh. .17

2.2.2. Tình hình thực hiện bồi thường tại Vũng Áng, Hà tĩnh .18

2.2.3. Những kết quả đạt được trong thực hiện bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất phát triển

kinh tế tại Khu kinh tế Vũng Áng, Hà tĩnh .18

2.2.4. Những tồn tại, vướng mắc trong việc thực hiện bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất phát

triển kinh tế tại Khu kinh tế Vũng Áng, Hà tĩnh .18

Kết luận chương 2 .20

Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, TỔ

CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI KHI THU

HỒI ĐẤT PHÁT TRIỂN KINH TẾ .21

3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất phát triển kinh tế.

.21

3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất

phát triển kinh tế. .21

3.3. Giải pháp tổ chức thực thi áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất phát

triển kinh tế. .23

3.3.1. Giải quyết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và chủ đầu tư khi Nhà

nước thu hồi đất .23

3.3.2 Chú trọng hoàn thiện việc thực thi pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,

hiện đại hóa hồ sơ địa chính. 23

3.3.3. Đẩy mạnh việc công khai hóa, minh bạch hóa quá trình thực thi pháp luật về bồi

thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. .24

3.3.4. Đảm bảo tuân thủ đúng trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước

thu hồi đất .24

3.3.5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo phát sinh từ bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. 24

3.3.6. Đào tạo, nâng cao trình độ, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ

trợ khi Nhà nước thu hồi đất. 243

3.3.7. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà

nước thu hồi đất. .25

Kết luận chương 3 .25

KẾT LUẬN .26

pdf28 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Pháp luật về bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất phát triển kinh tế - Qua thực tiễn tại khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực trạng áp dụng pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất phát triển kinh tế thông qua thực tiến tại khi kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh. Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất phát triển kinh tế. 9 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BỒI THƢỜNG KHI THU HỒI ĐẤT 1.1. Một số khái niệm liên quan đến bồi thƣờng khi thu hồi đất Để làm rõ những vấn đề lý luận của pháp luật về bồi thường khi thu hồi đất phát triển kinh tế cần làm rõ những các khái niệm cơ bản liên quan như khái niệm về bồi thường thiệt hại, đền bù, khái niệm về thu hồi đất từ đó làm nổi bật khái niệm về bồi thường khi thu hồi đất. 1.1.1. Khái niệm về bồi thường thiệt hại Trong đời sống hàng ngày, “bồi thường” là thuật ngữ được sử dụng trong trường hợp một người có hành vi gây thiệt hại cho người khác và họ phải có trách nhiệm bù đắp lại các thiệt hại đó cho người bị thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng, “Bồi thường” là “Đền bù những tổn hại gây ra”. Trong lĩnh vực pháp luật, trách nhiệm bồi thường được đặt ra khi một chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm các thỏa thuận giữa các bên gây thiệt hại cho chủ thể khác trong xã hội. Trách nhiệm này xuất hiện trong nhiều ngành luật như: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong lĩnh vực dân sự; trách nhiệm bồi thường oan, sai do hành vi của các cơ quan tố tụng gây ra trong lĩnh vực pháp luật hình sự; trách nhiệm vật chất do hành vi của người lao động gây ra trong lĩnh vực pháp luật lao động 1.1.2. Khái niệm về bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất phát triển kinh tế Trong hệ thống pháp luật đất đai của nước ta không có đưa ra khái niệm riêng về bồi thường thiệt hại khi hu hồi đất phát triển kinh tế. Nhưng từ những khái niệm bồi thường được nhắc đến trong các văn bản pháp luật về đất đai từ trước đến nay có thể hiểu bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất phát triển kinh tế là việc Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội phải bù đắp những tổn hại về đất và tài sản trên đất do hành vi thu hồi đất gây ra cho người sử dụng đất theo những quy định của pháp luật về đất đai. 1.2. Phân biệt giữa thu hồi đất phát triển kinh tế với trƣng mua, trƣng dụng đất Thứ nhất, về khái niệm trưng mua đất, trưng dụng đất và thu hồi đất Đối chiếu với khái niệm trưng mua, trưng dụng tài sản được nhắc đến trong luật trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008 có thể hiểu khái niệm trưng mua đất là: trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước lấy đất và có bồi thường theo thời giá thị trường cho cá nhân, tổ chức bị trưng mua đất bằng quyết định hành chính; trưng dụng đất là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư 10 thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia mà không do lỗi của người sử dụng đất. Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. (Khoản 11, Điều 3 Luật đất đai năm 2013). Thứ hai, về cơ sở pháp lý của việc trưng dụng, trưng thu và thu hồi đất Theo Khoản 2, Điều 2 của Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008 thì trưng dụng tài sản là “việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia”. Trong đó, đất đai là tài sản thuộc đối tượng trưng dụng". Thu hồi đất được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai năm 2013. Theo đó, có 4 trường hợp cụ thể khác nhau, Nhà nước sẽ tiến hành việc thu hồi đất trong đó có thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế. So với việc trưng dụng đất thì các trường hợp thu hồi đất đa dạng hơn nhiều, trưng dụng đất chỉ xuất phát từ lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, công cộng; thu hồi đất còn có thể do hành vi vi phạm của người sử dụng đất hay lý do đương nhiên như hết thời hạn sử dụng đất, người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất. Thứ ba, về thẩm quyền thu hồi đất và trưng mua, trưng dụng đất Thẩm quyền thu hồi đất được quy định tương ứng với thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Trưng dụng, trưng mua đất ở địa phương thuộc Chủ tịch UBND cấp tỉnh, ở Trung ương thẩm quyền trưng dụng đất thuộc về "Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trường Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công thương". Thứ tư, về mục đích trưng mua, trưng dụng đất và thu hồi đất Nếu như trưng mua đất nhằm mục đích bảo vệ quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia thì trưng dụng đất nhằm ngăn ngừa, ngăn chặn các nguy cơ chiến tranh, thiên tai; để phục vụ cho nhu cầu sử dụng đất của Nhà nước trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh như: Khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng; an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe doạ; mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia có khả năng bị xâm phạm hoặc cần được tăng cường bảo vệ; phải đối phó với nguy cơ hoặc để khắc phục thảm hoạ do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên diện rộng hoặc nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước. 11 Thu hồi đất: Nhằm thực hiện quy hoạch tổng thể (Ví dụ: Thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp...) vì lợi ích kinh tế là chính. 1.3. Ý nghĩa qui định của pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại khi thu hồi đất phát triển kinh tế 1.3.1. Dưới góc độ về mặt chính trị Theo thống kê thì ở nước ta có hơn 70% dân số là nông dân, khi nói đến vấn đề đất đai là bàn về những vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng và hết sức nhạy cảm. Hệ thống pháp luật và chính sách về đất đai có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội. Nếu chủ trương , chính sách pháp luật về đất đai đúng đắn, phù hợp và được thực thi nghiêm túc sẽ góp phần vào việc duy trì ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội. Ngược lại, sẽ làm phát sinh những tiềm ẩn gây mất ổn định xã hội, kìm hãm tốc độ phát triển kinh tế. 1.3.2. Dưới góc độ về mặt kinh tế - xã hội Thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là điều kiện để doanh nghiệp sớm có mặt bằng sạch triển khai các dự án đầu tư góp phần vào việc thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế và nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, kinh doanh ở nước ta. Hơn nữa, duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và bền vững sẽ có điều kiện để thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, góp phần vào công cuộc “xóa đói giảm nghèo” và tạo tiền đề cho các bước phát triển tiếp theo; Về phía người sử dụng đất, thực hiện tốt bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất sẽ giúp cho họ và các thành viên khác trong gia đình nhanh chóng ổn định cuộc sống để tập trung sản xuất góp phần cải thiện và nâng cao mức sống. 1.4. Cơ sở pháp luật của việc quy định về bồi thƣờng thiệt hại khi thu hồi đất phát triển kinh tế Các quy định về bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất được xây dựng dựa trên những cơ sở pháp luật sau đây: Thứ nhất, bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất được đặt ra dựa trên cơ sở quyền sở hữu về tài sản của công dân được pháp luật bảo hộ theo các bản Hiến pháp qua các thời kỳ của nhà nước ta. Thứ hai, việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất được dựa trên bản chất của Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân nên Nhà nước phải có trách nhiệm chăm lo cho nhân dân, ổn định đời sống của nhân dân và xây dựng xã hội phồn vinh, phát triển. Thứ ba, về phương diện lý luận, thiệt hại về lợi ích của người SDĐ là hậu quả phát sinh trực tiếp từ hành vi thu hồi đất của NN gây ra. Thứ tư, vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được xây dựng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước giao đất cho tổ chức, cá nhân sử dụng ổn định và lâu dài. 12 1.5. Pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại khi thu hồi đất phát triển kinh tế 1.5.1. Sự cần thiết phải bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất phát triển kinh tế Thông qua việc xác lập cơ chế thu hồi đất cũng như các chính sách bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất phát triển kinh tế một cách hợp lý thì Nhà nước sẽ phát huy tốt được nhiệm vụ quản lý đất đai, đồng thời điều chỉnh quyền lợi hợp pháp giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai một cách hài hòa, bình đẳng. Khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất để phát triển kinh tế sẽ dẫn đến có sự thay đổi lớn trong quyền SDĐ giữa chủ sử dụng cũ và mới, những lợi ích được hưởng trên đất của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức không còn nữa, cuộc sống cũng như các hoạt động kinh doanh, sản xuất của họ bị xáo trộn. Chính vì vậy, nếu không có cơ chế pháp luật hợp lý, giải quyết hài hòa mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước với người sử dụng đất sẽ gây ra sự bất bình, bức xúc cho người dân kèm theo đó là khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, đồng thời cũng khiến cho những dự án của Nhà nước, Nhà đầu tư sẽ không thể tiến hành được. Do đó, việc bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất phát triển kinh tế là là cần thiết. Dưới góc độ quản lý Nhà nước về đất đai, việc pháp luật quy định về bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất phát triển kinh tế chính là tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho Nhà nước trong quá trình triển khai việc thực hiện thu hồi đất phát triển kinh tế. 1.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất phát triển kinh tế Quá trình bồi thường khi thu hồi đất chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố, đó là: Thứ nhất, Sự hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế. Vấn đề xuyên suốt trong quan hệ pháp luật thu hồi đất phát triển kinh tế là vấn đề lợi nhuận, lợi ích kinh tế mà trong đó Nhà nước với nhà đầu tư là người được thụ hưởng. Trong khi đó , người sử dụng đất phải luôn chấp hành mệnh lệnh liên quan đến việc thu hồi đất từ phía Nhà nước, họ luôn đứng ở vị trí thế yếu và thiệt thòi hơn so với Nhà nước và nhà đầu tư. Vì vậy vấn đề cốt lõi, xuyên suốt để mang lại hiệu quả trong thu hồi đất phát triển kinh tế, hạn chế tình trạng khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, tập trung đông người của người sử dụng đất nhằm ổn định xã hội, phát triển kinh tế là vấn đề bảo đảm sự hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư với người sử dụng đất khi thu hồi đất phát triển kinh tế. Thứ hai, Công tác quản lý đất đai. Công tác quản lý nhà nước về đất đai của các địa phương ảnh hưởng trực tiếp đến công tác bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất phát triển kinh tế và là cơ sở cho việc bồi thường khi nhà nước thu hồi đất phát triển kinh tế. Thứ ba, Yếu tố giá đất và công tác định giá. 13 Giá đất là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trên thị trường thông qua các giao dịch về qyền sử dụng đất. Định giá đất là việc xác định giá trị của đất, gắn với một mục đích nhất định tại một thời điểm cụ thể . Để việc bồi thường được chính xác thì đòi hỏi giá đất và công tác định giá đất phải chính xác, phù hợp với thực tế. Do vậy có thể khẳng định rằng giá đất và định giá đất có ảnh hưởng trực tiếp dến việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Thứ tư, Vai trò và năng lực của chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương được tổ chức ra để bảo đảm và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nhân dân. Xét về mặt nhà nước thì nhân dân chính là chủ thể của quyền lực Nhà nước. Vấn đề bồi thường khi nhà nước thu hồi đất là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi nhân dân, tác động trực tiếp đến nhiệm vụ chính trị, kinh tế và xã hội của địa phương nên nó đòi hỏi rất cao ở vai trò và năng lực của chính quyền địa phương. Thứ năm, Các chính sách pháp luật đất đai của nhà nước. Về mặt lý luận, các chính sách pháp luật về đất đai của Nhà nước là những yếu tố thuộc về kiến trúc thượng từng, nó được xem là kim chỉ nam đối với mọi hoạt động của Nhà nước, công dân. Chính sách pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong thực tiễn đối với công tác bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, là cơ sở pháp lý để bảo đảm tính hiệu lực và khả thi trong thực tiễn. 1.5.3. Nội dung của pháp luật về bồi thường khi thu hồi đất Nội dung pháp luật về bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất phát triển kinh tế có thể khái quát thành các nhóm quy phạm pháp luật cơ bản sau đây: 1.5.3.1. Quy định về nguyên tắc, điều kiện bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất dựa trên một số nguyên tắc cơ bản như: Người bị thu hồi đất phải có đủ điều kiện do pháp luật quy định mới được bồi thường, trường hợp không đủ điều kiện để được bồi thường có thể được Nhà nước xem xét hỗ trợ; Người bị thu hồi đất đang sử dụng đất vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi. Điều kiện để được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế là những yếu tố mà pháp luật quy địnhb người sử dụng đất cần phải đáp ứng để được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Việc quy định các điều kiện để được bồi thường nhằm mục đích bảo đảm cho công việc bồi thường được thực hiện một cách công bằng, hợp lý, minh bạch, phù hợp với thực tiễn sử dụng đất, bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp cho người sử dụng đất. 14 1.5.3.2. Quy định về các khoản bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Nội dung bồi thường đối với người bị thu hồi đất là tổng hợp các quy định cụ thể về phạm vi bồi thường gồm bồi thường về đất, chi phí đầu tư còn lại vào đất, bồi thường thiệt hại về tài sản có trên đất, bồi thường thiệt hại về sản xuất kinh doanh khi thu hồi đất; phương thức bồi thường có thể bằng đất có cùng mục đích sử dụng với đất bị thu hồi hoặc bồi thường bằng tiền tương ứng với giá trị quyền sử dụng đất bị thu hồi; giá đất tình bồi thường được tính theo giá đất cụ thể ở thời điểm có quyết định thu hồi đất . 1.5.3.3. Quy định về trình tự, thủ tục bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành qua các giai đoạn đã có những quy định về cách lập, bổ sung , thẩm định, thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cũng như trách nhiệm của các chủ thể có liên quan trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 1.5.3.4. Quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như áp dụng sai quy định pháp luật, cán bộ thực thi công vụ yếu kém, sai phạm, nhận thức của người được bồi thường.v.v.nên vấn đề khiếu nại, tố cáo liên quan đến bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế tồn tại như một thực tế khách quan. Do vậy pháp luật phải ghi nhận quyền khiếu nại, tố cáo và có cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo cho người khiếu nại, tố cáo một cách minh bạch, bình đẳng, nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp cho người bị thu hồi đất. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nói chung và bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất phát triển kinh tế nói riêng là một trong những vấn đề hết sức quan trọng và nhạy cảm trong lĩnh vực pháp luật về đất đai. Nắm được bản chất cũng như những đặc điểm để phân biệt bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất với những khái niệm khác về bồi thường là yếu tố tiền đề để có thể vạch ra những chính sách liên quan đến bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Đồng thời, việc xác định những vấn đề liên quan khi xây dựng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ là yếu tố quan trọng để tạo lập khung pháp lý về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất được đầy đủ và hoàn thiện nhất. Ngoài việc nắm được bản chất của việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, còn cần phải nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình này nhằm xây dựng những chính sách về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất ở nước ta hiện nay. Trong phạm vi chương 1, Học viên đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản nhất về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, làm nền tảng cho việc nghiên cứu, hiểu, nắm được các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này và có thể đề 15 xuất được các ý kiến đóng góp nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa mảng đề tài này trên phương diện cả về lý luận và thực tiễn thi hành. 16 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BỒI THƢỜNG KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT QUA THỰC TIỄN TẠI KHU KINH TẾ VŨNG ÁNG, HÀ TĨNH 2.1. Các quy định về bồi thƣờng khi thu hồi đất theo Luật Đất đai năm 2013 2.1.1. Điều kiện để được bồi thường về đất Theo quy định tại Điều 75, Luật Đất đai năm 2013, các đối tượng cụ thể nếu đáp ứng những điều kiện nhất định sẽ được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội. So với Luật đất đai 2003, Luật Đất đai năm 2013 có phần ngắn gọn hơn rất nhiều so với những điều kiện để được bồi thường về đất trong Luật Đất đai năm 2003. Khi thực hiện những quy định này trong thực tế, người dân cũng như các cấp có thẩm quyền cần linh động xem xét, dẫn chiếu theo những trường hợp cụ thể trong luật để việc thi hành pháp luật được thuận lợi, tránh hiểu sai dẫn đến khiếu kiện. 2.1.2. Các trường hợp thu hồi đất không được bồi thường Theo quy định cụ thể tại Điều 82, Luật Đất đai năm 2013, bao gồm: - Các trường hợp không được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định tại Khoản 1 Điều 76, Luật Đất đai năm 2013. Theo đó sẽ có 5 trường hợp cụ thể người bị thu hồi đất sẽ không được nhận bồi thường về đất. - Đất được Nhà nước giao để quản lý; - Đất thu hồi trong do vi phạm pháp luật về đất đai hoặc đất bị thu hồi do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người. (Điều 64 và các điểm a, b, c Khoản 1, Điều 65, Luật Đất đai năm 2013); - Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, trừ trường hợp thu hồi đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 (Khoản 2 Điều 77, Luật Đất đai năm 2013). 17 2.1.3. Giá đất tính bồi thường Pháp luật đất đai luôn được sửa đổi, bổ sung về giá đất tính bồi thường theo hướng ngày càng sát với thực tiễn, các quy định về giá đất luôn luôn được sửa đổi, điều chỉnh và ngày càng hoàn thiện hơn. 2.1.4. Các trường hợp được Nhà nước bồi thường về đất Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức nếu đáp ứng các điều kiện để được bồi thường và tùy theo những điều kiện nhất định thì khi nhà nước thu hồi đất sẽ được bồi thường về đất trong các trường hợp: bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp; Bồi thường khi NN thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở; Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất ở và bồi thường trong những trường hợp khác như: Bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ, Bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đối với đất được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 nhưng đã nộp tiền để được sử dụng đất mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. So với Luật đất đai năm 2003, Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn đã quy định rõ ràng, cụ thể và tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất bị thu hồi, bảo đảm quyền lợi tối đa cho người sử dụng đất khi bị nhà nước thu hồi. 2.1.5. Các quy định pháp luật về bồi thường tài sản Bên cạnh việc quy định về bồi thường về đất thì pháp luật cũng đặt ra các quy định về bồi thường tài sản như: Bồi thường về nhà, công trình xây dựng trên đất; bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi; Bồi thường chi phí di chuyển mồ mả Qua thực tiễn áp dụng, có thể thấy rằng, so với Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998 trước đây, các quy định hiện hành về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất đã đầy đủ, chi tiết và phù hợp hơn, bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của người có đất bị thu hồi. Đồng thời, pháp luật cũng có những quy định cụ thể hơn, bên cạnh việc đưa ra các nguyên tắc chung đối với việc bồi thường về tài sản, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính Phủ, Thông tư số 37/2014/TT- BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ tài nguyên và môi trường đã quy định rõ ràng các điều kiện cụ thể để được bồi thường, xử lý các trường hợp bồi thường đặc biệt nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người bị thu hồi đất; 2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn Vũng áng, Hà Tĩnh 2.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh Khu kinh tế Vũng Áng được thành lập vào tháng 4 năm 2006 trên cơ sở khu công nghiệp - cảng biển Vũng Áng đã được thành lập từ năm 1997 theo Quyết định số 18 72/2006/QĐ-TTg ngày 03/4/2006 của Thủ tướng Chính Phủ có diện tích 22.781ha. Bao gồm các xã Kỳ Nam, Kỳ Phương, Kỳ Lợi, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Thịnh, Kỳ Trinh, Kỳ Hà và Kỳ Ninh (đều thuộc Kỳ Anh). Phía Bắc và Đông khu kinh tế giáp biển Đông, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp các xã: Kỳ Khang, Kỳ Thọ, Kỳ Hà, Kỳ Hưng và thị trấn Kỳ Anh (đều thuộc huyện Kỳ Anh). Tổng dân số hiện trạng trong khu vực thiết kế là 42.824 người (năm 2005), thuộc 9 xã. Dân số trong tuổi lao động chiếm 49,6%. Dân cư phân bố chủ yếu tại các khu vực lân cận đường QL1A hiện hữu và tại khu vực ven sông, ven biển xã Kỳ Hà và Kỳ Ninh, tại khu vực xã Kỳ Lợi dân cư phân bố dọc theo bờ biể phía Đông. Ngoài ra là các khu dân cư phân bố rải rác trong khu vực trũng của xã Kỳ Thịnh và phía Nam quốc lộ 1A gần núi Hoành Sơn. Trong số 10.982 hộ dân, số hộ nông nghiệp chiếm 63,3% ; số hộ thuỷ sản chiếm 10,5% ; số hộ công nghiệp và dịch vụ chiếm 14,9%, còn lại là các hộ khác. 2.2.2. Tình hình thực hiện bồi thường tại Vũng Áng, Hà Tĩnh Để phục vụ cho các dự án này, tính đến năm 2016 tại Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh, UBND thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã phải thu hồi hơn 6.000 ha để phục vụ cho các dự án đầu tư. UBND thị xã Kỳ Anh đã căn cứ quy định của Luật đất đai để tiến hành bồi thường thiệt hại cho người sử dụng đất có đất bị thu hồi. Cụ thể là bồi thường về đất cho 9.470 hộ bị thu hồi đất, bồi thường về tài sản là nhà ở và các công trình xây dựng trên đất và cây cối hoa màu cho 7.338 hộ, bố trí tái định cư cho 2.208 hộ, bồi thường chi phí cho việc di chuyển 12.509 mồ mả. Tổng số tiền bồi thường 1.346.920.564.099 đ. [16] 2.2.3. Những kết quả đạt được trong thực hiện bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất phát triển kinh tế tại Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh Trong thời gian qua, việc áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất phát triển kinh tế tại Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước nói chung và công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tĩnh nói riêng. Tại địa bàn Khu kinh tế Vũng Áng công tác thu hồi đất phục vụ cho các dự án đầu tư liên tục tăng về số lượng, số dự án và diện tích đất phải thu hồi năm sau nhiều hơn năm trước, dự án liên quan tới nhiều hộ dân; dự án có số hộ tái định cư lớn. Góp phần thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước cũng như cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh. 2.2.4. Những tồn tại, vướng mắc trong việc thực hiện bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất phát triển kinh tế tại Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều tồn tại đó là việc phần lớn người dân tại đây không đồng tình hoàn toàn với công tác bồi thường thiệt hại dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, vượt cấp. Nhiều trường hợp đã dẫn đến quá khích 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_phap_luat_ve_boi_thuong_thiet_hai_khi_thu_h.pdf
Tài liệu liên quan