Tóm tắt Luận văn Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam

MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN

Trang

Mục lục 1

Danh mục chữ viết tắt 4

MỞ ĐẦU 5

Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ

THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ ƢU ĐÃI THUẾ

THU NHẬP DOANH NGHIỆP9

1.1. Tổng quan về thuế thu nhập doanh nghiệp 9

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm thuế thu nhập doanh nghiệp 9

1.1.2. Vai trò của thuế Thu nhập doanh nghiệp 11

1.1.2.1. Thuế TNDN là khoản thu quan trọng của Ngân sách

nhà nước11

11.2.2. Thuế TNDN là công cụ quan trọng của nhà nước

trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế11

1.1.2.3. Thuế TNDN là một công cụ của Nhà nước thực hiện

chính sách công bằng xã hội12

1.2. Một số vấn đề cơ bản về Ưu đãi thuế TNDN 13

1.2.1. Khái niệm ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 13

1.2.2. Vai trò của ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 14

1.3. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật

của một số nước trên thế giới16

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ƢU

ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY22

2.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển pháp luật

về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam22

2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật ưu đãi thuế TNDN tại

Việt Nam hiện nay26

2.2.1. Điều kiện hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 27

2.2.2. Các nguyên tắc áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanhnghiệp29

2.2.3. Thu nhập hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 32

2.2.4. Các hình thức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 33

2.2.4.1 Ưu đãi về thuế suất 33

2.2.4.2. Ưu đãi về thời gian miễn, giảm thuế 36

2.2.4.3. Một số ưu đãi khác 40

2.2.5. Thủ tục thực hiện ưu đãi thuế TNDN 43

2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật ưu đãi thuế TNDN ở Việt 444

Nam hiện nay

2.4. Những ưu điểm và hạn chế của pháp luật về ưu đãi

thuế TNDN ở Việt Nam55

2.4.1. Những ưu điểm của pháp luật về ưu đãi thuế TNDN

hiện nay56

2.4.2. Những hạn chế của pháp luật ưu đãi thuế TNDN

hiện nay66

Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP

NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ƢU ĐÃI

THUẾ TNDN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY76

3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về ưu đãi thuế

TNDN ở Việt Nam76

3.1.1. Định hướng về pháp luật ưu đãi thuế TNDN đến

năm 202078

3.1.1.1 Pháp luật ưu đãi thuế TNDN phải góp phần chuyển

dịch cơ cấu kinh tế78

3.1.1.2. Pháp luật ưu đãi thuế TNDN phải khắc phục những

bất cập, hạn chế của pháp luật ưu đãi thuế TNDN

hiện nay79

3.1.1.3. Pháp luật ưu đãi thuế TNDN phải phù hợp với quá

trình cải cách hệ thống thuế, đáp ứng nhu cầu của hội

nhập Quốc tế trong lĩnh vực tài chính80

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về ưu

đãi thuế TNDN ở Việt Nam hiện nay81

3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về ưu

đãi thuế thu nhập doanh nghiệp82

3.2.1.1. Về thuế suất thuế TNDN 82

3.2.1.2. Về ngành, lĩnh vực và địa bàn hưởng ưu đãi thuếTNDN84

3.2.1.3. Về thủ tục hưởng ưu đãi thuế TNDN 87

3.2.1.4. Đảm bảo tính thống nhất về nội dung ưu đãi thuế

TNDN trong các văn bản pháp luật có liên quan88

3.2.2. Kiến nghị về một số vấn đề liên quan khác 89

3.2.2.1. Về phía cơ quan, cán bộ quản lý thuế 89

3.2.2.2. Về phía doanh nghiệp 91

3.2.2.3. Các giải pháp hỗ trợ khác 92

KẾT LUẬN 95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

PHỤ LỤC 100

pdf26 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 887 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số chuyên gia, cùng với sự so sánh số liệu có liên quan của các nước trên thế giới để đưa ra các nhận xét và kiến nghị. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp logic - Phương pháp phân tích - tổng hợp - Phương pháp so sánh 6. Kết cấu đề tài Đề tài gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề chung về thuế thu nhập doanh nghiệp và ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Chương 2. Thực trạng pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay Chương 3. Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về ưu đãi thuế TNDN ở Việt Nam hiện nay. Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ ƢU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan về thuế Thu nhập doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm thuế Thu nhập doanh nghiệp Căn cứ vào tiêu chí khác nhau người ta chia ra các loại thu nhập nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý khác nhau như thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, thu nhập thường xuyên, thu nhập không thường xuyên, thu nhập từ lao động và các thu nhập khác. 8 Thuế thu nhập là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của các tổ chức và cá nhân. Thuế thu nhập gồm có thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Thuế TNDN hay còn gọi là thuế thu nhập công ty xuất hiện khá sớm trong lịch sử phát triển của thuế, ra đời bắt nguồn từ các lý do chủ yếu sau đây: từ yêu cầu thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội và nhu cầu tài chính của nhà nước. Chính vì thuế TNDN tác động lớn tới sự phân phối thu nhập, tiền lương, tác động đến khả năng khai thác, thu hút vốn đầu tư, tác động tới việc di chuyển vốn và có thể làm thay đổi cơ cấu kinh tế nên Chính phủ của các quốc gia luôn quan tâm và hướng tới việc hoàn thiện loại thuế này. Trên thế giới ngày nay, ở các nước phát triển, thuế TNDN giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo và ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước và thực hiện phân phối thu nhập. Xét theo loại thuế thì thuế TNDN là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập của các cơ sở kinh doanh nhằm đảm bảo sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. 1.1.2 Vai trò của thuế TNDN 1.1.2.1 Thuế TNDN là khoản thu quan trọng của Ngân sách nhà nƣớc Phạm vi áp dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp rất rộng, gồm cá nhân, nhóm kinh doanh, hộ cá thể và các tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có phát sinh lợi nhuận. Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển và ổn định, tăng trưởng kinh tế được giữ vững ngày càng cao, các chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy động nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp ngày càng dồi dào. 1.1.2.2 Thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nƣớc trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế 9 Nhà nước ban hành một hệ thống pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng chung cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Đồng thời, Thông qua việc xác định phạm vi thu thuế và không thu thuế, Nhà nước thể hiện sự ưu đãi của mình đối với một số đối tượng trong xã hội không phải nộp thuế hoặc thể hiện sự khuyến khích của Nhà nước đối với việc phát triển của một lĩnh vực ở một vùng nào đó. 1.1.2.3 Thuế TNDN là một công cụ của Nhà nƣớc thực hiện chính sách công bằng xã hội 1.2 Một số vấn đề cơ bản về ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm ƣu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp Pháp luật về ưu đãi thuế TNDN được hiểu là những quy định về những biện pháp, những lợi ích nhằm giảm bớt gánh nặng về thuế TNDN cho các nhà đầu tư, khuyến khích và thu hút đầu tư mà Nhà nước dành cho những doanh nghiệp hoặc những nhóm doanh nghiệp nhất định (ưu đãi về thuế suất, thời gian miễn, giảm thuế...) so với những đối tượng chịu thuế khác trong cùng điều kiện nhất định. 1.2.2 Vai trò của ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp - Cùng với các quy định khác của pháp luật thuế TNDN, ưu đãi thuế TNDN góp phần thực hiện vai trò điều tiết nền kinh tế quốc dân. - Ưu đãi thuế TNDN góp phần tạo nguồn thu cho NSNN - Ưu đãi thuế TNDN là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội. - Ưu đãi thuế TNDN góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, khuyến khích đầu tư và thay đổi cơ cấu kinh tế. 1.3 Ƣu đãi thuế TNDN theo pháp luật của một số nƣớc trên thế giới Ngoài những nguyên tắc chung của pháp luật thuế TNDN, tại đa số các nước phát triển, phần thu nhập phát sinh từ tất cả các hoạt động 10 kinh doanh và thuơng mại, cũng như các khoản thu nhập không bắt nguồn từ hoạt động kinh doanh đều là đối tượng bị đánh thuế. Mức thuế suất áp dụng tại các nước phát triển cũng rất khác nhau. Tuy nhiên, mức thuế suất cao nhất đang có xu hướng giảm đi trong các năm gần đây theo như Bảng 1 đã chỉ rõ. Đôi khi xu hướng này xuất phát từ sự "cạnh tranh" về thuế giữa các quốc gia gây nên. BẢNG 1. Quá trình thay đổi mức thuế suất thuế TNDN tại một số nƣớc OECD Nƣớc Năm 2000 Năm 2005 Năm 2011 Australia 33 % 30% 30% Canada 29 % 34.2 27.6% Pháp 33 % 34.95% 34.4% Đức 45 % 38.9% 30.2% Italy 36 % 33% 27.5% Nhật 38 % 39.54% 39.5% Thụy điển 28 % 28% 26.3% Anh 33 % 30% 26% Mỹ 35 % 39.28% 39.2% Ghi chú: OECD - Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Như vậy, nhìn vảo Bảng trên ta dễ dàng nhận thấy: năm 2011, Nhật Bản là nước giữ mức thu thuế suất Thuế TNDN cao nhất trong các nước OECD - ở mức 39.5%, tuy nhiên, gần đây nhất, ngày 1/4/2012, Nhật Bản đã chính thức áp dụng cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 39,5% xuống còn 36,8% một năm. Vì vậy, với tổng 39,2% ở cả hai cấp bang và liên bang, Mỹ đang là nước có mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất thế giới. Tại các nước Asean có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia trong việc áp dụng thuế TNDN. Ở Inđonexia có 3 mức thuế suất là 10 %, 15 %, 30 % và miễn thuế cho các ngành công nghiệp đuợc coi là có đóng góp vào sự phát triển công nghiệp quốc gia. Ở Hàn Quốc, áp dụng hai mức thuế suất là 15% đối với thu nhập dưới 100 triệu won và 25% đối với các thu nhập cao hơn. Các trường hợp khuyến khích thuế bao gồm 11 cả miễn thuế toàn bộ và thuế tín dụng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đươc hưởng lợi từ các hình thức miễn giảm này, cụ thể là được miễn giảm xuống còn 15%. Đối với Philippin thì mức thuế suất thuế TNDN có xu hướng giảm và hiện đang ở mức 32%. Philippin áp dụng một thời gian miễn thuế là 6 năm cho các dự án tiên phong mới đăng ký hoạt động. Singapor áp dụng mức thuế suất 26% và miễn thuế từ 5 đến 10 năm cho các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp tiên phong. Cuối cùng là Thái Lan với mức thuế suất là 30%. Hình thức miễn thuế trong 3 năm cũng được áp dụng cho các dự án xuất khẩu của các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực kuyến khích công nghiệp. Các nước khác trong khu vực, mặc dù có thuế suất phổ thông cao hơn nước ta nhưng lại có nhiều chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế hơn. Đơn cử, Indonesia thuế suất là 30% nhưng thực hiện miễn thuế đối với doanh nghiệp mới thành lập thuộc một số ngành, ưu đãi thuế đối với vùng khó khăn, cho phép giảm tối đa 5% giá trị tài sản thực tế đã đầu tư trong 6 năm. Tương tự như vậy, Thái Lan là nước có điều kiện đầu tư tốt hơn Việt Nam cũng đều thực hiện nhiều chính sách ưu đãi thuế TNDN hơn nước ta. Còn Trung Quốc, mặc dù thu hẹp đối tượng được ưu đãi thuế nhưng chỉ áp thuế 20% đối với DN nhỏ và vừa; áp thuế 15% đối với DN sử dụng công nghệ cao, công nghệ mới và mở rộng ưu đãi đối với DN đầu tư mạo hiểm, dự án đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nước sạch, năng lượng, đối với địa bàn Trung quốc chỉ có ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng tự trị và khó khăn ở phía Tây. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ƢU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Sơ lƣợc quá trình hình thành và phát triển pháp luật về ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam Ở Việt Nam, trước năm 1990 có một loại thuế đánh vào thu nhập của các cở sở sản xuất, kinh doanh gọi là thuế lợi tức. Loại 12 thuế này chỉ áp dụng cho kinh tế ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp quốc doanh thì áp dụng chế độ trích nộp lợi nhuận. Kể từ sau năm 1990, Việt Nam thực hiện công cuộc cải cách căn bản hệ thống chính sách thuế và luật thuế lợi tức mới được ban hành. Luật thuế Lợi tức năm 1990 đã đề cập đến ưu đãi thuế Lợi tức, tuy nhiên, những ưu đãi này còn rất chung chung và chưa cụ thể, trong đó, mới chỉ chú trọng ưu đãi theo vùng miền (miền núi) và trao quá nhiều quyền chủ động cho Hội đồng bộ trưởng trong quá trình quyết định ngành nghề hưởng ưu đãi. Đặc biệt, Luật thuế lợi tức không áp dụng đối với các hoạt động kinh doanh thuộc diện chịu thuế lợi tức theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Điều đó đồng nghĩa với việc, thời gian đó tồn tại hai hệ thống ưu đãi khác nhau đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp điều chỉnh theo Luật đầu tư nước ngoài. Ngày 10/05/1997 Luật thuế TNDN được ban hành thay cho luật thuế lợi tức. Luật này đã góp phầ khuyến khích và thu hút đầu tư trong và ngoài nước thông qua chế độ ưu đãi về thuế suât, miễn giảm thuế; hệ thống hóa tất cả những quy định ưu đãi thuế cho các nhà đầu tư được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật khuyến khích đầu tư, Luật thuế lợi tức... Ngày 17/06/2003 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật thuế TNDN số 09/2003/QH11, thay thế cho Luật thuế TNDN năm 1997. Qua thời gian thực hiện, những quy định về ưu đãi thuế của Luật Thuế TNDN năm 2003 cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập như tình trạng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp còn dàn trải, phức tạp, chưa phát huy hiệu quả phân bổ nguồn lực trong đầu tư để đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế theo vùng và lãnh thổ. Mục tiêu thu hút đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa đạt được. Vì vậy, để khắc phục những tồn tại nêu trên nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới Năm 13 2008, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp một lần nữa được sửa đổi, bổ sung. Cùng với đó là những quy định về ưu đãi miễn giảm thuế TNDN cũng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện, tình hình mới. Nội dung cụ thể của pháp luật về ưu đãi, miễn giảm thuế TNDN của Việt Nam hiện nay, tác giả xin trình bày chi tiết ở chương sau, tuy nhiên, với rất nhiều những ưu điểm mới nổi bật, chỉ trong hơn 2 năm triển khai áp dụng, Luật thuế TNDN năm 2008 đã chứng tỏ được vai trò to lớn của mình trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội đất nước. 2.2 Nội dung cơ bản của pháp luật ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay 2.2.1 Điều kiện hƣởng ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp - Doanh nghiệp phải hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; - Trong cùng một thời gian, nếu doanh nghiệp được hưởng nhiều mức ưu đãi thuế khác nhau đối với cùng một khoản thu nhập thì doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi thuế có lợi nhất. - Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là doanh nghiệp đăng ký kinh doanh lần đầu, trừ một số trường hợp theo quy định. 2.2.2 Các nguyên tắc áp dụng ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp - Trong thời gian đang hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nếu doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp phải hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp - Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là doanh nghiệp đăng ký kinh doanh lần đầu, trừ một số trường hợp theo quy định; - Trong cùng một kỳ tính thuế nếu có một khoản thu nhập thuộc diện áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế theo nhiều trường hợp khác nhau thì doanh 14 nghiệp tự lựa chọn một trong những trường hợp ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp có lợi nhất; - Trong thời gian được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu trong năm tính thuế mà doanh nghiệp không đáp ứng đủ một trong các điều kiện ưu đãi thuế thì doanh nghiệp không được hưởng ưu đãi trong năm tính thuế đó mà phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất 25%. - Trường hợp trong kỳ tính thuế doanh nghiệp vừa có hoạt động kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế vừa có hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế thì phải hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế và hoạt động kinh doanh không được ưu đãi thuế để kê khai nộp thuế riêng. - Doanh nghiệp thành lập từ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất chịu trách nhiệm trả các khoản nợ tiền thuế, tiền phạt về thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp bị chuyển đổi, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và được kế thừa các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho thời gian còn lại nếu tiếp tục đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. - Doanh nghiệp trong thời gian đang được hưởng ưu đãi miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra kiểm tra phát hiện tăng số thuế thu nhập doanh nghiệp của thời kỳ miễn thuế, giảm thuế thì doanh nghiệp được hưởng miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định. Tuỳ theo lỗi của doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra áp dụng các mức xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định. 2.2.3 Thu nhập hƣởng ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp Quy định tại Điều 4 Luật thuế TNDN bao gồm: - Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã. - Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp. 15 - Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam. - Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV. - Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn XH; - Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước, sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật này. - Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hoá, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam. 2.2.4 Các hình thức ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 2.2.4.1 Ƣu đãi về thuế suất (1). Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm áp dụng đối với: a) Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại khu kinh tế, khu công nghệ cao được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; b) Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực: - Công nghệ cao; - Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính Phủ quyết định; - Sản xuất sản phẩm phần mềm. (2) Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực quy định tại điểm b mục (1) phần này thuộc loại dự án có quy mô lớn, 16 công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư, thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài nhưng tổng thời gian áp dụng thuế suất 10% không quá 30 năm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ căn cứ vào đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính. (3) Thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động áp dụng đối với phần thu nhập của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường (4) Thuế suất ưu đãi 20% áp dụng trong thời gian 10 năm đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; (5) Thuế suất ưu đãi 20% áp dụng trong suốt thời gian hoạt động đối với hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân. Đối với hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, quỹ tín dụng nhân dân thành lập mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, sau khi hết thời hạn áp dụng mức thuế suất 10% quy định tại điểm a mục (1) phần này thì chuyển sang áp dụng mức thuế suất 20%. (6) Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại Điều này được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu từ hoạt động được hưởng ưu đãi thuế. (7) Hết thời gian áp dụng các mức thuế suất ưu đãi trên, doanh nghiệp chuyển sang áp dụng mức thuế suất 25% như các doanh nghiệp thông thường khác. 2.2.4.2 Ƣu đãi về thời gian miễn, giảm thuế (1) Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với: - Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại khu kinh tế, khu công nghệ cao được thành lập theo quyết định của Thủ tướng chính phủ. - Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực: + Công nghệ cao; 17 + Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy thuỷ điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; + Sản xuất sản phẩm phần mềm. - Doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn. (2) Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo đối với doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực xã hội hoá thực hiện tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn; (3) Miễn thuế 2 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; (4) Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại Điều này được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư; trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư. 2.2.4.3 Một số ƣu đãi khác Trước những biến động bất thường của kinh tế thị trường, nhằm giảm bớt những khó khăn cho các doanh nghiệp trong thời kỳ lạm phát, từ năm 2008, Chính phủ đã ban hành một số văn bản pháp lý mới, trong đó đưa ra một số chính sách ưu đãi đặc biệt cho các doanh nghiệp như quy định giãn, gia hạn nộp thuế TNDN; giảm số thuế TNDN phải nộp cho một số doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu nhất định. 18 2.2.5 Thủ tục thực hiện ƣu đãi thuế TNDN Cung cấp văn bản pháp luật Phòng hỗ trợ tuyên truyền Bước 5: CQ thuế kiểm tra theo quy định của Pháp luật K/ luận Phát hiện chênh lệch tăng Chỉ được ưu đãi, miễn, giảm theo số thuế đã kê khai, truy thu số thuế chênh lệch tăng và xử phạt theo quy định Phát hiện chênh lệch giảm Được hưởng theo số đã kiểm tra Trực tiếp hướng dẫn Thực hiện trả lời bằng văn bản Báo cáo quyết toán thuế TNDN quý/năm Bước 1: CSKD tự xác định các điều kiện và mức ưu đãi thuế của mình (nếu có) Bước 2: CSKD tự kiểm tra sổ sách, chứng từ và phương thức hạch toán kế toán xem có đáp ứng điều kiện không? Bước 3: CSKD liên hệ với Cơ quan Thuế để được hướng dẫn thủ tục (nếu cần) Bước 4: CSKD tự xác định số thuế TNCN được miễn, giảm theo quy định. Số lỗ được trừ (-) vào thu nhập chịu thuế theo mẫu của Bộ tài chính Cơ sở kinh doanh Cơ quan quản lý thuế Cơ quan quản lý thuế tiếp nhận hồ sơ 19 2.3 Thực tiễn áp dụng pháp luật ƣu đãi thuế TNDN ở Việt Nam hiện nay * Những tác động tích cực đến nền kinh tế: - Số thu Ngân sách nhà nước không ngừng tăng lên; - Thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài; * Một số điểm đáng quan tâm và cần sớm khắc phục: - Tình trạng trốn thuế, gian lận thuế trong các doanh nghiệp vẫn còn tái diễn. - Tình trạng cán bộ thuế gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi - Thực tế các doanh nghiệp hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định ưu đãi thuế của doanh nghiệp mình. 2.4 Những ƣu điểm và hạn chế của pháp luật về ƣu đãi thuế TNDN ở Việt Nam 2.4.1 Những ƣu điểm của pháp luật về ƣu đãi thuế TNDN hiện nay - Thứ nhất: Pháp luật thuế TNDN đã giới hạn phạm vi ưu đãi vào những ngành nghề trọng điểm. Luật thuế TNDN mới đã thu hẹp phạm vi được hưởng ưu đãi, trong đó ngành nghề đã được thu hẹp một cách đáng kể, chỉ một số ngành nghề được quy định cụ thể như: Công nghệ cao; Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; đầu tư trong lĩnh vực xã hội hoá... thì mới được hưởng ưu đãi. - Thứ hai: Pháp luật ưu đãi thuế TNDN hiện nay đã khắc phục được tình trạng ưu đãi dàn trải, tập trung ưu đãi thu hút đầu tư vào các địa bàn khó khăn. Hiện nay chính sách ưu đãi đối với các khu vực vẫn tiếp tục được chia ra làm hai loại: ưu đãi đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và ưu đãi đối với địa bàn có điều kiện kinh 20 tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, phạm vi địa bàn ưu đãi đã thu hẹp hơn, các KCN đã không còn được xếp vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. - Thứ ba: Pháp luật thuế TNDN của Việt Nam hiện nay đang rất chú trọng đến một số ngành, lĩnh vực đặc biệt như: lĩnh vực bảo vệ môi trường, lĩnh vực khoa học công nghệ - Thứ tư, pháp luật ưu đãi thuế TNDN hiện nay đã có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp với những biến động của kinh tế, xã hội đất nước. - Thứ năm: Pháp luật ưu đãi thuế TNDN hiện nay đã tăng thêm quyền tự chủ cho các doanh nghiệp và phần nào giảm bớt gánh nặng công việc cho các cán bộ ngành thuế. Luật thuế TNDN áp dụng cơ chế doanh nghiệp tự tính, tự khai, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của số liệu đã kê khai thay cho cơ chế cơ quan thuế tính thuế, thông báo thuế, quyết toán thuế. - Thứ sáu: Các quy định ưu đãi thuế TNDN hiện nay đã phù hợp với "sân chơi" Quốc tế. 2.4.2 Những hạn chế của pháp luật ƣu đãi thuế TNDN hiện nay - Thứ nhất: Quy định ưu đãi thuế còn dàn trải, thiếu tập trung, thống nhất. Nội dung ưu đãi thuế TNDN hiện nay được quy định trong quá nhiều văn bản luật, nghị định, thông tư hướng dẫn, tạo nên một “ma trận” văn bản khi các doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu. - Thứ hai: Thuế suất thuế TNDN cơ bản hiện nay còn cao so với thực tiễn kinh tế - xã hội quốc gia và so với các nước trong khu vực, cũng như trên thế giới. Hiện nay, thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam áp mức phổ thông 25%. So với bối cảnh thực tế khi mọi chi phí đầu vào sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đều tăng cao và việc huy động vốn của các doanh nghiệp là hết sức khó khăn. Mặt khác, so với các nước trong khu vực, thuế TNDN Việt Nam hiện nay vẫn cao hơn một số nước như Hàn Quốc 20% và Singapor là 19%. - Thứ ba: Ưu đãi thuế TNDN hiện nay chưa chú trọng đến qui mô 21 vốn, doanh thu của doanh nghiệp - Thứ tư: Hạn chế về thủ tục hưởng ưu đãi Cơ quan thuế trao cho doanh nghiệp quyền tự kê khai, tự quyết toán thuế, đồng nghĩa với việc khi quyết toán thuế, doanh nghiệp phải tự mình xác định trường hợp được ưu đãi khi cùng một lúc phát sinh nhiều trường hợp. Đây là một thuận lợi nhằm tăng quyền tự chủ của doanh nghiệp nhưng cũng là một khó khăn khiến doanh nghiệp phải đau đầu. - Thứ năm: Tình trạng chồng chéo, thiếu đồng nhất về nội dung quy định giữa các văn bản pháp lý liên quan đến ưu đãi thuế TNDN còn khá phổ biến. + Mâu thuẫn giữa Luật thuế TNDN và Nghị định 124/2008/NĐ- CP hướng dẫn luật thuế TNDN về thời hạn miễn thuế; + Mâu thuẫn giữa Luật thuế TNDN và Luật đầu tư về đối tượng được hưởng ưu đãi thuế TNDN; + Mâu thuẫn giữa thông tư 130/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 26/12/2008 hướng dẫn Nghị định 124/2008/NĐ-CP và Luật đầu tư về việc xác định thu nhập được hưởng ưu đãi thuế TNDN. Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ƢU ĐÃI THUẾ TNDN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1 Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về ƣu đãi thuế TNDN ở Việt Nam 3.1.1 Định hƣớng về pháp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflkt_luu_thi_tuyet_phap_luat_ve_uu_dai_thue_thu_nhap_doanh_nghiep_tai_viet_nam_5671_1946860.pdf
Tài liệu liên quan