Với vương triều nhà Trần, nhờ quan tâm đến đời sống nhân
dân, chăm lo phát triển sản xuất, luôn phấn đấu vì lợi ích của nhân
dân mà cả vương triều đã đưa đất nước vượt qua muôn vàn khó khăn,
qua bao cơn binh lửa để đến với bến bờ hòa bình, hạnh phúc. Một vị
vua sẵn sàng từ bỏ ngai vàng để muôn dân hưởng thái bình thì đó là
vị vua của nhân dân.
Quan tâm, chăm lo đời sống của nhân dân còn là sự quan tâm
một cách công bằng, bình đẳng giữa các tầng lớp, thành phần dân cư
và vùng miền, có sự quan tâm đặc biệt đến các đối tượng yếu thế như
người già, phụ nữ, người khuyết tật, trẻ em, người nghèo, gia đình
chính sách, quan tâm và có chính sách riêng đối với các vùng đồng bào
dân tộc thiểu số, vùng còn gặp nhiều khó khăn, biên giới, hải đảo
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước – Bài học kinh nghiệm từ Triều Trần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá trị tư tưởng của triều
Trần đối với việc phát huy sức mạnh của nhân dân, chính sách trọng
dân, thân dân.
- Đánh giá tổng thể và chi tiết đối với những bài học từ triều
Trần trong việc xây dựng mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân,
trên cơ sở đó rút ra những bài học có thể vận dụng vào thực tiễn
nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước ở
việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề phát huy quyền
làm chủ của nhân dân trong thời đại nhà Trần.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: tìm hiểu và làm rõ nội dung về các
chính sách trọng dân thân dân dưới thời đại nhà Trần
- Phạm vi về thời gian: từ năm 1225 đến năm 1399 là khoảng
thời gian trị vì của vua vương triều Trần
- Phạm vi về không gian: bối cảnh nước Đại Việt dưới sự trị vì
của triều Trần
6
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật
biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin để làm sáng tỏ vấn đề nghiên
cứu. Trong đó, phương pháp duy vật lịch sử được dùng để xác lập,
khẳng định mốc thời gian lịch sử cụ thể gắn với quá trình hình thành
và phát triển của vương triều Trần. Phương pháp duy vật biện chứng
nhìn nhận vấn đề phát huy quyền làm chủ của nhân dân dưới triều đại
nhà Trần trong đặc biệt gắn liền mối quan hệ giữa thời kỳ lịch sử và
trình độ phát triển.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Là phương pháp được tác
giả vận dụng trong hầu hết các nội dung của luận văn nhằm mục đích
làm sáng tỏ vấn đề lý luận về phát huy quyền làm chủ của nhân dân
tương ứng với từng thời kỳ lịch sử
- Phương pháp lịch sử: tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu
này nhằm xác định mốc thời gian, bối cảnh lịch sử quan trọng dưới triều
đại nhà Trần.
- Phương pháp đánh giá: được sử dụng để đánh giá một cách
khác quan không thiên lệch đối với những biện pháp, chủ trương,
chính sách của triều Trần trong việc phát huy vai trò của nhân dân
trong quản lý đất nước và xã hội.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về
dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân, cũng như chỉ rõ sự phát triển
của tư tưởng trọng dân trong một giai đoạn lịch sử.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài
liệu giảng dạy, nghiên cứu liên quan đến lịch sử hành chính nhà nước.
7
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cơ
quan quản lý nhà nước đặc biệt là chính quyền các cấp trong việc xây
dựng cơ chế, biện pháp để phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân
dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý nhà nước.
7. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Những vấn đề lý luận về phát huy quyền làm chủ
của nhân dân trong quản lý nhà nước
Chương 2: Vương triều Trần và việc thực hiện chính sách
trọng dân, thân dân trong trị quốc và điều hành chính sự
Chương 3: Những bài học kinh nghiệm của triều Trần và giá trị
tham khảo về phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà
nước ở Việt Nam hiện nay
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY QUYỀN LÀM
CHỦ CỦA NHÂN DÂN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Quản lý nhà nước
Quản lý là hoạt động có chủ đích, có định hướng của chủ thể
quản lý tác động lên đối tượng quản lý để thực hiện một mục tiêu
nhất định. Quản lý xuất hiện cùng với tổ chức, có tổ chức là phải có
sự quản lý nhằm hướng mọi nỗ lực, cố gắng của các thành viên trong
tổ chức thực hiện mục tiêu chung. Các yếu tố trong quản lý bao gồm:
- Chủ thể quản lý: Là tác nhân tạo ra các tác động quản lý. Chủ
thể có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
- Khách thể quản lý: Là các quy luật, quá trình, hành vi chịu sự
điều chỉnh của chủ thể quản lý
- Đối tượng quản lý: Là nhân tố tiếp nhận sự tác động của chủ
thể quản lý. Tùy theo đặc điểm, tính chất của mỗi đối tượng quản lý
khác nhau, có thể chia thành các dạng quản lý khác nhau
8
- Mục tiêu quản lý: Là cái đích cần phải đạt tới tại một thời
điểm nhất định do chủ thể quản lý quyết định.
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý đặc biệt do nhà nước
thực hiện, sử dụng quyền lực nhà nước tác động lên mọi mặt của đời
sống xã hội với mục tiêu duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
Quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, do bộ máy
nhà nước thực hiện thông qua việc ban hành chính sách và pháp luật,
quản lý nhà nước có phạm vi tác động trên toàn bộ lãnh thổ của một
quốc gia.
1.1.2. Dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân
Về mặt học thuật, lần đầu tiên dân chủ được nhắc đến như
một thuật ngữ chính trị và được biểu hiện dưới một chế độ chính trị
là thời Hy Lạp cổ đại tại thành bang Athens, “dân chủ” tiếng anh là
Democratic xuất phát từ tiếng Hy Lạp tức “là quyền lực nhân dân”,
được thể hiện qua mô hình dân chủ Athens với việc nhân dân tham
gia biểu quyết các vấn đề của nhà nước, các quyết đinh đưa ra trên cơ
sở số đông. “ Sau khi vua Alcemaeon bang hà vào năm 753 trước
Thiên chứa giáng sinh (TCN), Athens được tổ chức theo dân chủ
nghị viện: công dân được quyền nghị viện, nhưng chức vụ thẩm phán
vẫn dành cho quý tộc. Đến thế kỷ thứ V(TCN), Athens hoàn toàn
theo thể chế dân chủ trực tiếp. Mọi công dân đều trực tiếp tham gia
việc nước: nghị luận, bàn cãi, bầu bán, biểu quyết,v.vDo đó,
Athens được coi là nơi có chế độ dân chủ đầu tiên, nơi mà mọi người
dân đều được tham gia chính sự.”[1,tr9]. Như vậy trong thời kỳ Hy
Lạp cổ đại lần đầu tiên “dân chủ” xuất hiện với tư cách là một chế độ
chính trị mà ở đó mọi công dân có quyền tham gia bàn bạc, biểu
quyết và quyết định các công việc của nhà nước, tuy nhiên dân chủ ở
đây còn bị hạn chế về đối tượng khi mà phụ nữ và nô lệ không được
thực hiện quyền biểu quyết và bàn bạc.
9
Ở phương Đông, Nho giáo nguyên thủy sớm đưa ra tư tưởng :
“Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Dân là quý nhất, rồi đến đất
nước, cuối cùng mới là vua), đây là tư tưởng rất gần gũi với tư tưởng
dân chủ, coi trọng vai trò, vị trí của nhân dân, đưa nhân dân vào vị trí
trung tâm của quyền lực chính trị. Tuy nhiên, tư tưởng này dần dần bị
tha hóa, biến đổi để phù hợp với quyền lợi của giai cấp thống trị.
Theo Từ điển Tiếng Anh Oxford, dân chủ cũng để chỉ một
hình thức nhà nước, trong đó mọi thành viên đều tham gia vào việc ra
quyết định về các vấn đề của mình, thường bằng cách bỏ phiếu để
bầu người đại diện trong quốc hội hoặc thể chế tương tự.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm Thường thức
Chính trị (1953) “dân chủ tức là dân là chủ”, người chỉ rõ “Ở nước ta
chính quyền là của nhân dân, do nhân dân làm chủ... Nhân dân là ông
chủ nắm chính quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi
hành chính quyền ấy. Thế là dân chủ”.
1.1.3. Mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân
Đối với nhà nước Việt Nam hiện nay, mối quan hệ với nhân
dân được thể hiện qua nguyên tắc: “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý,
nhân dân làm chủ”.
1.1.4. Quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước
Quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước được
pháp luật thừa nhận và quy định rõ trong Hiến Pháp 2013, Khoản 2
Điều 2 Hiến pháp quy định:
“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa
giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”,
Quyền làm chủ của nhân dân tiếp tục được khẳng định tại
Điều 3 Hiến pháp:
10
“Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân;
công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền
công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có
điều kiện phát triển toàn diện”.
Đối với vấn đề quản lý nhà nước, Điều 28 Hiến Pháp 2013
quy định:
1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội,
tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề
của cơ sở, địa phương và cả nước.
2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà
nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi
ý kiến, kiến nghị của công dân.
1.1.5. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà
nước
“Phát huy” theo nghĩa Hán Việt tức là làm cho phát triển hơn,
làm cho rộng lớn, sáng rõ hơn. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân
là làm cho quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện sâu rộng hơn,
thiết thực hơn, để nhân dân thực sự làm chủ trong các vấn đề chính
trị, kinh tế, xã hội
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước
là để nhân dân sử dụng quyền làm chủ của mình trong quản lý nhà
nước một cách hiệu quả hơn, nhân dân tham gia tích cực, chất lượng
hơn vào công tác quản lý của nhà nước, được đóng góp tham gia ý
kiến và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
1.2. Mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức phát huy quyền làm
chủ của nhân dân trong quản lý nhà nƣớc
1.2.1. Mục đích phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản
lý nhà nước
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước
hướng tới các mục đích sau đây:
- Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
11
- Tập trung, huy động sức mạnh, trí tuệ toàn dân trong công tác
quản lý nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước..
- Góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của dân, do dân và vì dân.
- Từ việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân hướng đến
nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, xây dựng xã hội công bằng,
dân chủ và văn minh.
1.2.2. Yêu cầu phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý
nhà nước
Thứ nhất, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý
nhà nước phải dựa trên nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phải
tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật..
Thứ hai, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý
nhà nước phải đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo
sự tham gia thiết thực, tích cực của người dân.
Thứ ba, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý
nhà nước phải đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý,
nhân dân làm chủ. Đảm bảo công bằng, dân chủ, khách quan.
Thứ tư, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà
nước phải đi đôi với đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân và
đảm bảo hài hòa lợi ích của các đối tượng khác nhau trong xã hội.
1.2.3. Nội dung phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản
lý nhà nước
1.2.3.1. Nhân dân tham gia xây dựng chính quyền nhà nước thông
qua dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp
1.2.3.2. Nhân dân tham gia xây dựng pháp luật và các chủ trương,
chính sách của nhà nước
1.2.3.3. Nhân dân tham gia quyết định các vấn đề lớn của đất nước
1.2.3.4. Nhân dân giám sát hoạt động quản lý nhà nước và phản
biện xã hội
12
1.2.4. Hình thức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong
quản lý nhà nước
Ở Việt Nam nhà nước thừa nhận hai hình thức thực hiện quyền
lực nhà nước, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân đó là dân chủ
trực tiếp và dân chủ đại diện, đây cũng là hai hình thức được thừa
nhận phổ biến trên thế giới. Điều 6 Hiến pháp 2013 nêu rõ:
"Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng dân chủ trực
tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân
và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước"
1.2.4.1. Hình thức dân chủ trực tiếp
1.2.4.2. Hình thức dân chủ đại diện
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc phát huy quyền làm chủ của
nhân dân trong quản lý nhà nƣớc
1.3.1. Yếu tố chính trị
1.3.2. Yếu tố pháp lý
1.3.3. Yếu tố xã hội
Chƣơng 2
VƢƠNG TRIỀU TRẦN VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
TRỌNG DÂN, THÂN DÂN TRONG TRỊ QUỐC
VÀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SỰ
2.1. Sự hình thành và phát triển của triều Trần trong tiến trình
lịch sử Việt Nam
2.1.1. Bối cảnh chính trị của Đại Việt cuối triều Lý
Triều Lý là một triều đại thịnh trị có thời gian tồn tại dài
trong lịch sử Việt Nam, trong 215 năm tồn tại, triều Lý đã có những
đóng góp to lớn trong sự phát triển và thịnh vượng của Đại Việt, đặt
nền móng quan trọng để xây dựng thể chế quân chủ trung ương tập
quyền. Tuy nhiên triều Lý cũng không thể đứng ngoài quy luật vận
13
động chung của lịch sử và xã hội. Từ thời Lý Cao Tông, chính sự nhà
Lý có chiều hướng đi xuống, vua tin dùng bọn hoạn quan và gian
thần, tàn hại trung lương, bỏ bê triều chính, sa vào con đường ăn
chơi, đắm chìm trong tửu sắc. Trong đội ngũ quan lại những bầy tôi
thật sự trung thành thì chán nản, người bị hãm hại, người xin từ quan,
các thế lực ngoại thích chuyên quyền hãm hại những người không
cùng phe cánh, giường cột nước nhà rối tung. Loạn lạc và các cuộc
khởi nghĩa xảy ra liên miên, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn,
lòng dân dần dần rời xa họ Lý.
Cuối thời vua Cao Tông nhà Lý, về cơ bản đã hình thành thế
chân vạc giữa ba thế lực mạnh nhất bấy giờ đó là Đoàn Thượng ở
Hồng Châu (nay là Hải Dương), Nguyễn Nộn ở Bắc Giang và họ
Trần ở Hài Ấp (Thái Bình, Nam Định). Sau khi vua Cao Tông mất,
nhà Lý lại tiếp tục trải qua một cuộc tranh giành quyền lực thừa kế
ngai vàng giữa hoàng tử Thẩm và hoàng tử Sảm mà thực chất đây là
cuộc đấu tranh giữa các thủ lĩnh quân phiệt bấy giờ với chiêu bài
“khống chế thiên tử, hiệu lệnh chư hầu”. Trong cuộc đấu tranh chính
trị quyết liệt giữa các thế lực đương thời, họ Trần ở Hài Ấp có ưu thế
hơn cả, là một dòng họ có tiềm lực mạnh về kinh tế, nhân cơ hội tình
hình trong nước rối ren, họ Trần đã mộ quân, tích lương phò tá Thái
tử Sảm lên ngôi báu, kể từ đây từng bước họ Trần đã nắm giữ nhiều
vị trí quan trọng trong bộ máy chính trị và quân sự nhà Lý, tạo ra ưu
thế lớn so với các thế lực khác, hơn nữa thông qua con đường hôn
nhân (thái tử Sảm lấy con gái Trần Lý là Trần Thị Dung), mối quan
hệ giữa họ Trần và vương triều Lý ngày càng khăng khít, từ chỗ là
một thế lực địa phương mới nổi, họ Trần đã trở thành hoàng thân
quốc thích, vươn tầm ảnh hưởng đến toàn bộ quốc gia. Sử dụng một
cách khôn khéo và hiệu quả vị vua mang tính biểu tượng là Lý Huệ
Tông, họ Trần đã lần lượt thôn tính và tiêu diệt các thế lực chống đối.
14
Về tình hình chính trị quốc tế, đầu thế kỷ thứ XIII thế giới đứng
trước một thử thách vô cùng to lớn đến từ đế chế Mông – Nguyên, sau
khi thống nhất các bộ lạc mông cổ vào năm 1206 Thành Cát Tư Hãn
vua của người Mông Cổ quyết định mở rộng chiến tranh, lần lượt thôn
tính các nước Kim, Tây Hạ, mở rộng chiến tranh xuống Nam Tống,
sau khi Thành Cát Tư Hãn qua đời, con cháu và những người kế tục
ông tiếp tục thực hiện giấc mộng chinh phục, kỵ binh Mông Cổ tung
hoành trên khắp các chiến trường trải dài từ Á sang Âu, hàng loạt các
đội quân thiện chiến của biết bao đế quốc hung mạnh đều gục ngã dưới
vó ngựa Mông Cổ. Đại Việt ở vào vị trí địa chính trị chiến lược là cửa
ngõ đi xuống phương nam là nút giao thương quan trọng chắc chắn sẽ
trở thành mục tiêu tiếp theo của đế chế Mông Nguyên, đất nước đứng
trước thử thách sống còn chưa từng có.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.3. Nền tảng văn hóa, tư tưởng
2.1.4. Sự thành lập của vương triều Trần
Năm 1225, Trần Thủ Độ với tư cách là người lãnh đạo dòng họ
Trần lúc bấy giờ đã sắp đặt một cuộc hôn nhân giữa cháu mình là
Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng, để chỉ vài ngày sau Lý Chiêu Hoàng
đã xuống chiếu nhường ngôi cho chồng, sự kiến đánh dấu chính thức
việc họ Trần bước lên vũ đài chính trị với tư cách là một triều đại
phong kiến. Một cuộc chuyển giao quyền lực cho thấy tài năng chính
trị xuất sắc của Trần Thủ Độ, một cuộc chuyển giao quyền lực không
có đổ máu, không có đấu tranh chính trị gay gắt nhưng là một cuộc
chuyển giao thấu tình, đạt lý, nói theo cách nói đương thời là hợp
lòng trời và ý dân.
2.2. Tƣ tƣởng trọng dân, thân dân trong trị quốc và điều hành
chính sự của triều Trần
2.2.1. Xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ tập quyền mang tính
chất thân dân
Nhà vua đề cao vai trò của mình, “Vua Trần tự đề cao vị trí
bản thân, đồng nhất ngôi vua với đất nước. Năm 1250 Thái Tông
15
xuống chiếu cho thiên hạ gọi vua là Quốc gia nâng cao hơn tính
chuyên chế và tập trung của triều đình” [9, tr.84
Xây dựng chính quyền trung ương mạnh song song với việc
kiểm soát quyền lực, tránh hiện tượng chuyên quyền, độc đoán.
Để củng cố chính quyền trung ương mạnh cũng như vị thế lãnh
đạo tuyệt đối của dòng họ, các vua Trần sử dụng các đại thần đảm
nhiệm các chức vụ quan trọng trong triều đình đều là người trong tôn
thất. Bên cạnh đó là việc họ Trần thi hành chính sách hôn nhân nội tộc.
Tuy nhiên tính chất tập quyền của vương triều Trần càng cao
bao nhiêu thì tính thân dân của nhà nước càng được tô đậm bấy nhiêu.
2.2.2. Tôn trọng ý kiến và quyết định của nhân dân, gần gũi lắng
nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân
Giành được ngôi báu sau nhiều năm loạn lạc, gian khổ, hơn
ai hết họ Trần nói chung và những người đứng đầu dòng họ, đứng
đầu vương triều nói riêng hiểu rõ vai trò, vị trí của nhân dân đối với
vận mệnh của quốc gia, dân tộc. Chính bởi lẽ đó mà ý nguyện của
nhân dân, tiếng lòng của nhân dân luôn được tiếp thu, tôn trọng.
Khẳng định trên đây được chứng minh qua một loạt các sự kiện và
chính sách cụ thể của triều Trần như:
Thứ nhất, triều Trần đã tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong quần
chúng nhân dân đối với những vấn đề quốc gia đại sự, có ảnh hưởng
trực tiếp đến vận mệnh của quốc gia.
Thứ hai, triều Trần luôn chủ động lắng nghe ý kiến nhân dân,
gần gũi với đời sống nhân dân.
2.2.3. Lấy lợi ích của nhân dân, của quốc gia dân tộc là lợi ích cốt
lõi, khẳng định vai trò của nhân dân đối với sự tồn vong của đất
nước
Ba lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông được nhìn nhận,
đánh giá và phân tích rất nhiều dưới góc nhìn quân sự, tuy nhiên trong
khuôn khổ một công trình nghiên cứu về khoa học quản lý, cần đánh
16
giá sự kiện này dưới giác độ quản lý nhà nước. Sự xâm lược của quân
Mông Nguyên là một vấn đề quản lý phức tạp, sự kiện này diễn ra đặt
ra rất nhiều câu hỏi đòi hỏi nhà quản lý ở đây là vương triều Trần phải
trả lời, đòi hỏi phải có một chủ trương, chính sách đúng đắn, nhất quán
và hiệu quả. Triều Trần đứng trước một đòi hỏi cấp thiết của lịch sử
song cũng là đứng trước lựa chọn khó khăn trong vấn đề quản lý. Có
thể nói đây là một quyết định quản lý khó khăn nhất trong lịch sử hành
chính nhà nước thời kỳ phong kiến bởi lẽ quyết định này không những
chỉ ảnh hưởng đến sự tồn vong của một vương triều mà còn ảnh hưởng
toàn bộ quá trình tồn tại, phát triển và tương lai của một dân tộc.. Một
số quý tộc khác của họ Trần như Trần Di Ái, Trần Ích Tắc thì quay
lung phản bội tổ quốc, làm tay sai cho giặc.
Tư tưởng chủ hòa, hèn nhát vấp phải sự kháng cự rất quyết liệt
của tư tưởng chủ chiến, quyết tâm phá giặc bằng mọi giá dù đầu rơi
máu chảy cũng không suy chuyển.
Một vấn đề quản lý trọng đại lúc bấy giờ là sự xâm lược của
nhà Nguyên. Để chống lại nhà Nguyên, Vua Thái Tông đã hỏi ý kiến
Thái sư Trần Thủ Độ và nhận được câu trả lời hết sức ngắn gọn, bình
tĩnh nhưng đầy quyết tâm sục sôi: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin
bệ hạ đừng lo”.. Trong lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên
lần thứ ba, trước thế giặc rất mạnh, triều đình phải rút lui bảo toàn lực
lượng, vua Nhân Tông một lần nữa đưa ra vấn đề nên hòa hoãn, tạm
hàng để cứu muôn dân, đây là một hành động thể hiện tấm lòng vì
nước vì dân, sẵn sàng hy sinh lợi ích của vương triều để đổi lại hạnh
phúc, ấm no và hòa bình của nhân dân, vấn đề này được Thái Tông
đề cập trực tiếp với Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc
Tuấn, rất đồng cảm và thấu hiểu tấm lòng của vị quân vương song
phần vì cũng xuất phát từ lòng yêu dân phần vì hiểu rất rõ bản chất
của quân xâm lược Mông Nguyên, Hưng Đạo vương đã khẳng khái
trả lời: “Nếu bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần đi đã” [11].
17
Ngay sau khi chiến thắng trở về kinh đô trong lần thứ 3 chống
quân Nguyên, vua Trần Nhân Tông đã cho xuống chiếu đại xã thiên
hạ, nơi nào bị binh lửa cướp phá thì miến tô dịch. Trước tình hình
nạn đói năm 1290, vua cho lấy thóc công chẩn cấp cho dân nghèo và
miễn thuế lệ.
Không chỉ chăm lo đời sống nhân dân, quan tâm đến tâm tư
nguyện vọng của nhân dân mà triều Trần còn xử lý rất tốt, rất thỏa
đáng, thấu tình đạt lý những mâu thuẫn, bức xúc trong quần chúng
nhân dân thông qua con đường giáo dục, thuyết phục.
2.2.5. Phát huy sức mạnh lòng dân trong các vấn đề quốc gia đại
sự
Trong thời đại nhà Trần và nhất là ở thời kỳ đầu, đất nước liên
tục phải trải qua nạn xâm lăng, những năm tháng binh lửa nối tiếp
nhau, những đội quân xâm lược lớp sau đông đảo, hung hăng hơn lớp
trước liên tiếp uy hiếp Đại Việt, với đặc thù là một quốc gia có diện
tích nhỏ, dân số, binh lực và tiềm lực quốc phòng không thể so sánh
với một đế chế hung mạnh như nhà Nguyên, triều Trần chỉ có một
con đường duy nhất đó huy động cao nhất và lớn nhất sức mạnh của
lòng dân, lực lượng nơi dân, của cải nơi dân để chống giặc, chống lại
giặc ngoại xâm có thể nói là nhiệm vụ quản lý đầu tiên được thực
hiện dưới mô hình nhà nước và nhân dân cùng làm. Cái tinh túy trong
việc phát huy sức mạnh lòng dân của triều Trần ở chỗ, chủ trương
đường lối của nhà nước được phổ biến và quán triệt thực hiện rất sâu
rộng trong toàn bộ nhân dân và nhân dân cũng tuyệt đối chấp hành
nghiêm chỉnh các biện pháp quản lý của nhà nước.
2.2.6. Kiên quyết nghiêm trị và có thái độ cứng rắn đối với tầng lớp
quý tộc có biểu hiện xa dân, coi thường nhân dân
Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên, không ít
các vương tôn, quý tộc nhà Trần đã có biểu hiện, thậm chí là công
khai phản bội, đứng về phía kẻ thù làm tay sai cho giặc, vì bảo vệ
quyền lợi, tính mạng của bản thân mà bất chấp lợi ích của quốc gia,
lợi ích của nhân dân, đi ngược lại với đường lối đúng đắn của vương
18
triều. Những cá nhân này như Trần Ích Tắc, Trần Di Ái đều ngay lập
tức bị trừng trị thích đáng, hoặc là bị khai trừ ra khỏi vương triều,
dòng họ, hoặc là bị xử tử không cần bàn.
2.3. Những thành công và hạn chế trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc của triều Trần trên nền tảng tƣ tƣởng trọng dân,
thân dân
2.3.1. Những thành công
2.3.1.1. Xây dựng một vương triều có sự tồn tại lâu dài trong lịch sự.
2.3.1.2. Bảo vệ thành công lãnh thổ, sự độc lập và thống nhất của đất
nước, dân tộc
2.3.1.3. Kế thừa và phát huy cao độ tinh thần yêu nước và đoàn kết
dân tộc
2.3.1.4. Đạt được những thành tựu rực rỡ trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội
2.3.2. Những hạn chế của vương triều Trần trong quản lý đất nước
và xã hội
2.3.2.1. Bộ máy chính quyền nhà nước mang tính dòng họ, khép kín
2.3.2.2. Xây dựng cơ sở kinh tế dựa trên mô hình thái ấp, điền trang
làm giảm năng lực sản xuất toàn xã hội
2.3.2.3. Những sai lầm trong chính sách dùng người
Chƣơng 3
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA TRIỀU TRẦN VÀ NHỮNG
GIÁ TRỊ THAM KHẢO VỀ PHÁT HUY QUYỀN LÀM CHỦ
CỦA NHÂN DÂN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Bài học kinh nghiệm của Triều Trần
3.1.1. Lấy tư tưởng dân làm gốc làm nền tảng tư tưởng chính trị
Dưới triều Trần có thể nói mọi hoạt động kinh tế, chính trị,
quân sự, văn hóa tín ngưỡng đều dựa trên tư tưởng lấy dân làm gốc,
chăm lo phát triển sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống nhân dân
19
sau chiến tranh, chính trị chuộng khoan dung, nhân từ, dựa vào sức
mạnh lòng dân để củng cố chính quyền, quân sự lấy lực lượng từ
nhân dân, chiến đấu vì nhân dân, văn hóa tín ngưỡng mà đại diện tiêu
biểu là Phật giáo với triết lý từ bi hỷ xả, bác ái, khoan dung độ lượng,
tư tưởng nhập thế giúp dân, giúp nước, không xa rời thế tục.
3.1.2. Xây dựng củng cố chính quyền nhà nước luôn đi đôi với
chăm lo xây dựng đời sống cho nhân dân
Xây dựng củng cố chính quyền nhà nước dưới triều Trần chính
là làm sao để củng cố vương quyền, củng cố sức mạnh và quyền lực
của nhà vua, của hoàng tộc, sức mạnh quyền lực đó xuất phát từ sự
ủng hộ, tin tưởng và tôn trọng từ phía nhân dân. Triều Trần giành
được ngôi báu trong bối cảnh đất nước gặp muôn vàn khó khăn, lòng
tin của nhân dân đối với vương triều cũ đã mất do đó vấn đề cấp bách
ngay từ những ngày đầu xây dựng vương triều đó là làm sao có được
lòng tin của nhân dân để từ đó củng cố vững chắc nền tảng của chính
quyền và để làm được điều đó nhất thiết phải quan tâm chăm lo đời
sống nhân dân.
3.1.3. Thực hiện các biện pháp quản lý linh hoạt, sáng tạo trên cơ
sở bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân
Đối với vấn đề giặc ngoại xâm, triều Trần đã triệu tập Hội nghị
Diên Hồng, một hội nghị chưa từng có tiền lệ, chưa nhà vua, chưa có
triều đại nào lại chấp nhận lắng n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_phat_huy_quyen_lam_chu_cua_nhan_dan_trong_q.pdf