MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN . ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ . iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU . iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU .v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ. vi
MỤC LỤC. vii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .1
1. Lý do chọn đề tài .1
2. Mục tiêu nghiên cứu .2
3. Phương pháp nghiên cứu .3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .4
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA .5
1.1. Cơ sở lý luận:.5
1.1.1. Lý luận chung về sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp:.5
1.1.2. Nguồn gốc, phân bố và đặc điểm sinh học của cây sắn .8
1.1.3. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây sắn .15
1.1.4. Kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch sắn.16
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông sản hàng hóa.20
1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả và xu hướng sản xuất sắn hàng hóa.24
1.2. Cơ sở thực tiễn.25
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới .25
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam.28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT SẮN THEO HƯỚNG SẢN XUẤT
HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH.30
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .30
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .30
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .34
2.2. Tình hình sản xuất sắn và sắn hàng hóa ở tỉnh Quảng Bình.44
2.2.1. Giống sắn.44
2.2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng sắn.45
2.2.3. Thị trường tiêu thụ sắn ở tỉnh Quảng Bình .50
2.3. Thực trạng sản xuất sắn của các hộ điều tra .50
2.3.1. Nguồn lực của các hộ điều tra .50
2.3.2. Kết quả và hiệu quả hoạt động trồng sắn của các hộ điều tra .56
2.3.3. Xu hướng sản xuất hàng hóa ở các hộ điều tra .59
2.4. Các nhân tố tác động đến kết quả, hiệu quả và xu hướng sản xuất hàng hóa
của hoạt động trồng sắn ở các hộ điều tra.61
2.4.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả, hiệu quả và xu hướng sản
xuất hàng hóa của hoạt động trồng sắn .61
2.4.2. Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả, hiệu quả và xu hướng sản
xuất hàng hóa của hoạt động trồng sắn .65
2.4.3. Ảnh hưởng của quy mô lao động đến kết quả, hiệu quả và xu hướng sản
xuất hàng hóa của hoạt động trồng sắn .69
2.4.4. Nghiên cứu mối quan hệ của các yếu tố với năng suất sắn thông qua phân
tích hồi qui.72
2.4.5. Phân tích ANOVA để kiểm định mối quan hệ của năng suất sắn với các
nhóm yếu tố .75
2.4.6. Kiểm định Samples T Test để xem có sự khác biệt về năng suất sắn bình
quân giữa hai xã Phú Định và Cự Nẫm hay không.76
2.5. Tình hình tiệu thụ sắn của các hộ nông dân .78
2.5.1. Đặc điểm của chuỗi cung .78
2.5.2. Chuỗi cung sắn hàng hóa của các hộ điều tra .79
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG SẢN XUẤT SẮN THEO HƯỚNG HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNHQUẢNG BÌNH.92
3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển sản xuất sắn theo hướng sản xuất hàng
hóa của tỉnh Quảng Bình .92
3.1.1. Những căn cứ định hướng phát triển trong thời gian tới.92
3.1.2. Định hướng và mục tiêu sản xuất sắn theo hướng sản xuất hàng hóa trên
địa bàn .94
3.2. Các giải pháp nhằm phát triển bền vững sản xuất sắn theo hướng sản xuất
hàng hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình .96
3.2.1. Giải pháp tổng hợp .96
3.2.2. Giải pháp về chính sách kinh tế xã hội.96
3.2.3. Giải pháp đối với các hộ nông dân sản xuất sắn hàng hóa.99
3.2.4. Giải pháp về nguồn lực .104
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .105
I. KẾT LUẬN .105
II. KIẾN NGHỊ .106
TÀI LIỆU THAM KHẢO.109
PHỤ LỤC 1.111
PHỤ LỤC 2.125
138 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phát triển cây sắn theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u thụ rộng rãi, phong phú sẽ tạo điều
kiện quan trọng trong việc tiêu thụ sắn một cách kịp thời, với mức giá ổn định, phù
hợp, tránh tình trạng ép giá tạo được lòng tin cho người nông dân để họ tiếp tục đầu
tư vào hoạt động trồng sắn. Khi sắn đã đến mùa thu hoạch, người dân sẽ bán sắn cho
các thương lái thu mua, từ những thương lái này sắn mới được chuyển đến các nhà
máy tinh bột sắn. Các nhà máy tinh bột sắn thu mua nguồn sắn ở địa bàn chủ yếu là:
Nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Sông Dinh (Bố Trạch - Quảng Bình), nhà
máy sản xuất tinh bột Long Giang (Quảng Ninh - Quảng Bình), nhà máy tinh bột sắn
FOCOCEV Thừa Thiên Huế, nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Quảng Trị. Người dân
trồng sắn trên địa bàn phải thông qua thương lái là người trung gian mới đưa sắn đến
được với các nhà máy này. Vì vậy, họ không thể tiếp cận sát với giá sắn thực tế, không
bán được sắn với giá tối đa mà có nhiều trường hợp họ còn bị các thương lái ép giá.
Điều này gây ảnh hưởng lớn tới công tác tiêu thụ sắn trên địa bàn. Chính vì vậy mà
chính quyền địa phương cần có các chính sách hỗ trợ, quản lý và kiểm soát các hoạt
động thu mua, thu gom tại địa phương. Chính quyền các xã tạo điều kiện cập nhật
thông tin rộng rãi cho người dân trên địa bàn để tránh trường hợp bị ép giá.
2.3. Thực trạng sản xuất sắn của các hộ điều tra
2.3.1. Nguồn lực của các hộ điều tra
2.3.1.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra
Trong mọi quá trình sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng thì
lao động là một yếu tố không thể thiếu. Không có lao động thì không có hoạt động
sản xuất nông nghiệp và hoạt động trồng sắn cũng như vậy. Trong nông nghiệp
người dân chủ yếu là lấy công làm lãi chính vì vậy mà lao động càng có vai trò
quan trọng và không thể thiếu được. Tình hình nhân khẩu và lao động trên địa bàn
nghiên cứu như sau:
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
51
Bảng 2.7: Nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2013
Chỉ tiêu ĐVT BQC
Xã Phú
Định
Xã Cự Nẫm
1. Số hộ điều tra Hộ 50 60 40
2. Số khẩu bình quân Khẩu/hộ 4,8 4,93 4,66
3. Số lao động bình quân LĐ/hộ 2,89 3,08 2,7
4. Tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi/hộ 52,22 53,18 51,25
5. Trình độ văn hóa Lớp 8,48 8,3 8,65
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2014)
Qua số liệu bảng 2.7 ta thấy, số lượng nhân khẩu trong hộ các xã điều tra
không lớn, khoảng từ 5 đến 6 người và có từ 2 đến 3 người trong độ tuổi lao động,
số còn lại là người già và trẻ em (đây là lực lượng lao động phụ trong các hộ gia
đình). Số khẩu bình quân chung mỗi hộ của 2 xã là 4,8 khẩu, trong đó của xã Phú
Định là 4,93 khẩu/hộ và xã Cự Nẫm là 4,66 khẩu/hộ. Xã Phú Định có số khẩu bình
quân mỗi hộ cao hơn xã Cự Nẫm 0,27 khẩu/hộ nhưng nhìn chung các con số này
đều ở mức độ trung bình.
Lao động bình quân chung mỗi hộ của hai xã là 2,89 người/hộ, trong đó xã Phú
Định là 3,08 LĐ/hộ và xã Cự Nẫm là 2,7 LĐ/hộ. Số lao động bình quân trong hộ gia
đình ở xã Phú Định cao hơn xã Cự Nẫm. Điều này được xem như là lợi thế của xã Phú
Định bởi trong hoạt động trồng sắn nói riêng và hoạt động sản xuất nông nghiệp nói
chung thì đòi hỏi phải có công lao động. Đa số người dân địa phương đều tiến hành các
hoạt động sản xuất nông nghiệp với phương châm lấy công làm lãi nên họ sẽ tận dụng
tối đa lao động trong gia đình nhằm giảm chi phí sản xuất. Tuy nhiên, chất lượng lao
động của người dân còn nhiều hạn chế. Hoạt động sản xuất sắn đã gắn bó với người
dân địa phương nơi đây từ rất lâu nên đa số những kinh nghiệm và kỹ năng của họ
được đúc rút từ quá trình trồng, chăm sóc và thu hoạch sắn chứ ít khi thông qua một
lớp đào tạo hoàn thiện nào. Điều này đòi hỏi trong thời gian đến, cần có những biện
pháp hỗ trợ việc tăng cường kiến thức và hiểu biết về kỹ thuật sản xuất sắn cho người
dân trên địa bàn.
Tuổi bình quân chung của chủ hộ ở hai xã là 52,22 tuổi, trong đó xã Phú
Định là 53,18 tuổi, xã Cự Nẫm là 51,25 tuổi. Tuổi bình quân của hộ ở mức trung
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
bình, đây là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm và sức khỏe trong việc sản xuất sắn. Ở
địa phương thì việc trồng sắn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sản xuất chứ không qua
đào tạo chuyên môn vì vậy hiệu quả hoạt động sản xuất chưa cao. Chính vì vậy mà
việc tập huấn tổ chức cho người dân tham gia học hỏi kinh nghiệm sản xuất của các
hộ sản xuất hiệu quả để nâng cao kinh nghiệm sản xuất, trình độ dân trí góp phần
nâng cao mức sống cho người dân ở địa phương.
Trình độ văn hóa của cao nhất trong hộ bình quân 2 xã là 8,48 trong đó xã Phú
Định là 8,3 và xã Cự Nẫm là 8,65. Nhìn chung, đây là con số không thấp, tuy nhiên xã
hội ngày càng phát triển đòi hỏi người dân phải có trình độ để tham gia hoạt động sản
xuất một cách có hiệu quả và có thể hòa nhập một cách dễ dàng với cuộc sống hiện tại.
Chính vì vậy mà chính quyền địa phương cần phải có nhiều biện pháp để nâng cao hơn
nữa trình độ dân trí của người dân góp phần nâng cao mức sống cho họ.
2.3.1.2. Thực trạng sử dụng đất đai của các hộ điều tra
Trong hoạt động nông nghiệp nói chung và hoạt động trồng sắn nói riêng thì đất
đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Đất là thành phần quan trọng của môi
trường sống, phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế văn hóa xã hội. Trong sản xuất
sắn thì năng suất cây trồng phụ thuộc rất nhiều vào độ phì nhiêu của đất. Nhược điểm
của việc trồng sắn là làm kiệt đất, làm cho đất càng ngày càng nghèo chất dinh dưỡng, độ
phì giảm xuống. Vì vậy việc sự dụng hợp lý, cải tạo thường xuyên để có chất lượng tốt
trong việc trồng trọt và tạo điều kiện cho sự phát triển của sắn vụ sau.
Bảng 2.8: Quy mô, cơ cấu đất đai của các hộ điều tra (tính bình quân/hộ)
BQC Xã Phú Định Xã Cự Nẫm
Chỉ tiêu Diện tích
(sào)
Cơ cấu
(%)
Diện tích
(sào)
Cơ cấu
(%)
Diện tích
(sào)
Cơ cấu
(%)
Tổng diện tích 29,28 100 45,25 100 13,3 100
1. Lúa nước 3,69 12,61 3,38 7,47 4 30,07
2. Sắn 8,4 28,69 9,53 21,06 7,27 54,66
3. Cao su 15,05 51,4 30,1 66,52 0 0
4. Đất lâm nghiệp 1,31 4,47 1,33 2,94 1,29 9,7
5. Đất vườn và thổ cư 0,75 2,56 0,91 2,01 0,59 4,44
6. DT ao hồ mặt nước 0,08 0,27 0 0 0,15 1,13
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2014)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
53
Xã Phú Định là xã có hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp như trồng cây cao
su, trồng rừng kinh tế và các ngành nghề dịch vụ phát triển. Trên địa bàn xã, diện
tích trồng cây cao su chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 66,52% trong tổng diện tích đất
đai của hộ, bình quân mỗi hộ có 30,1 sào đất cao su. Thứ hai là diện tích cây sắn
chiếm 21,06% tổng diện tích đất, bình quân mỗi hộ có 9,53 sào sắn. Kế đến là diện
tích đất lúa nước chiếm 7,47%, diện tích đất lâm nghiệp 2,94%. Ở xã Cự Nẫm hầu
như các hộ chỉ tập trung vào hoạt động sản xuất cây sắn và cây lúa nước chứ không
có diện tích đất cao su. Điều này chứng tỏ tại sao trong cơ cấu đất đai của xã diện
tích cây sắn chiếm tỷ lệ cao nhất. Diện tích cây sắn chiếm 54,66% trong tổng diện
tích đất đai của hộ, bình quân mỗi hộ có 7,27 sào sắn. Diện tích cây lúa chiếm
30,07% tổng diện tích của hộ, bình quân mỗi hộ có 4 sào lúa.
Nhìn chung, trên địa bàn hai xã diện tích trồng sắn chiếm ưu thế hơn cả, bình
quân chung mỗi hộ chiếm 28,69% tổng diện tích đất đai của hộ. Bình quân mỗi hộ
có 8,4 sào sắn. Mức chênh lệch về diện tích trồng sắn giữa hai xã là không cao.
2.3.1.3. Thực trạng nguồn vốn của các hộ điều tra
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động trồng sắn nói
riêng thì vốn là một yếu tố quan trọng hàng đầu và không thể thiếu được. Nó phản
ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong hoạt
động trồng sắn nói riêng thì nguồn vốn đầu tư càng lớn thể hiện tiềm lực đầu tư của
hộ gia đình vào hoạt động trồng sắn càng cao và ngược lại. Vốn được đầu tư càng
nhiều thì hiệu quả của hoạt động sản xuất càng cao trong trường hợp sản xuất thuận
lợi không có rủi ro.
Hầu hết các hộ gia đình đều không đủ nguồn vốn cho hoạt động sản xuất của
gia đình mình. Các hộ phải vay thêm của ngân hàng, quỹ thu nhập doanh nghiệp, từ
các chương trình, dự án, từ bạn bè, người thânTheo số liệu điều tra ở xã Phú Định
có mức vay vốn bình quân của các hộ điều tra là 20.300,04 triệu đồng, ở xã Cự Nẫm
mức vay vốn bình quân của các hộ điều tra đạt 23.500,02 triệu đồng. Ta có thể thấy
rằng các hộ ở xã Cự Nẫm vay vốn nhiều hơn các hộ ở xã Phú Định là 3.199,98 triệu
đồng tương ứng tăng 15,76%. Các con số này chỉ cho ta thấy được tình hình vay vốn
sản xuất của các hộ điều tra chứ ta không thể kết luận được xã nào thiếu vốn nhiều
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
54
hơn bởi vì các hộ vay vốn nhiều để đầu tư nhiều hơn với quy mô lớn hơn, ngược lại
các hộ sản xuất với quy mô nhỏ, mức đầu tư không cao thì họ sẽ vay ít vốn hơn.
2.3.1.4. Trang thiết bị sản xuất của các hộ điều tra
Trang bị kỹ thuật là một dạng đầu tư của vốn. Nếu vốn lớn thì việc đầu tư
cho trang thiết bị kỹ thuật sẽ được chú trọng hơn, giảm bớt được chi phí thuê hay
công lao động thuê ngoài để bù đắp. Trang bị kỹ thuật là việc đầu tư của vốn nên nó
phần nào đánh giá được năng lực sản xuất của các hộ gia đình và phân biệt giữa các
phương thức sản xuất với nhau. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở nước ta nói
chung và ở hai xã Phú Định và Cự Nẫm nói riêng đều có trang bị kỹ thuật đang còn
lạc hâu, yếu kém, chủ yếu là các công cụ rẻ tiền mau hỏng, nhiều hộ gia đình còn
không có tư liệu sản xuất mà phải thường xuyên đi mượn. Trong sản xuất sắn thì
các công cụ cũng không cần nhiều, để đáp ứng yêu cầu sản xuất thì tối thiểu các hộ
cũng sắm cho gia đình các vật dụng cần thiết như cày, bừa, bình phun thuốc sâu,
cuốc, xẻngCông cụ kỹ thuật của người dân chưa có nên họ khó khăn trong việc tổ
chức sản xuất, mở rộng đầu tư thâm canh. Một phần là do người dân không có vốn
để mua, mặt khác địa hình đất đai phức tạp, đất đai manh mún nhỏ lẻ, địa hình chia
cắt nên việc cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.
Bảng 2.9: Trang thiết bị sản xuất của các hộ điều tra năm 2013 (tính bình quân/hộ)
Chỉ tiêu ĐVT BQC Xã Phú Định Xã Cự Nẫm
Số
lượng
Giá trị
(1000đ)
Số
lượng
Giá trị
(1000đ)
Số
lượng
Giá trị
(1000đ)
1. Cày bừa Cái 1,04 629,38 1,12 735 0,95 523,75
2. Bình bơm thuốc sâu Cái 0,59 337,09 0,82 446,67 0,35 227,5
3. Xe công nông Chiếc 0,07 1.587,5 0,02 500 0,125 2.675
4. Máy xay xát Cái 0,02 375 0,02 500 0,025 250
5. Công cụ khác Cái 3,84 242,96 4,23 293,67 3,45 192,25
6. Trâu bò Con 1,35 31.600 1,9 44.250 0,8 18.950
6. Lợn nái sinh sản Con 0,29 1.462,5 0,45 2.250 0,125 675
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
55
Số lượng cày bừa bình quân trên hộ của hai xã còn thấp, trung bình mỗi
hộ có 1,04 cái, trong đó ở xã Phú Định bình quân mỗi hộ có 1,12 cái và xã Cự
Nẫm bình quân mỗi hộ có 0,95 cái. Con số này ở hai xã gần như xấp xỉ nhau. Số
lượng bình bơm thuốc sâu cũng rất hạn chế, trung bình mỗi hộ có 0,59 bình.
Người dân ở đây còn ít vốn trong quá trình sản xuất vì vậy họ không thể mua
sắm đầy đủ trang thiết bị mà phải đi mượn của những gia đình xung quanh địa
phương. Đây là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất nông nghiệp nói
chung và quá trình trồng sắn nói riêng ở địa phương vì vậy chính quyền địa
phương cần có những biện pháp để giải quyết kịp thời.
Bình quân mỗi hộ nuôi 1,35 con trâu, bò và có sự chênh lệch rõ rệt giữa
hai xã. Ở xã Cự Nẫm số lượng trâu bò bình quân khá thấp, trung bình mỗi hộ
nuôi 0,8 con, trong khi đó xã Phú Định trung bình mỗi hộ có tới 1,9 con trâu bò.
Có sự chênh lệch như vậy là do ở xã Phú Định việc nuôi trâu bò rất thuận lợi,
thời tiết khí hậu tốt, có diện tích đồng ruộng và đồi núi khá lớn thuận lợi cho
việc chăn thả trâu bò, bên cạnh đó người dân mạnh dạn vay vốn để đầu tư. Còn ở
xã Cự Nẫm người dân không mạnh dạn vay vốn đầu tư, mở rộng sản xuất dẫn
đến đời sống gặp nhiều khó khăn. Số lượng trâu, bò khác nhau dẫn đến giá trị
của trâu bò cũng khác nhau. Trong hai xã trung bình mỗi hộ nuôi 1,56 con trâu,
bò tương ứng với 31.600 nghìn đồng. Ở Phú Định trung bình mỗi hộ nuôi 1,9
con tương ứng 44.250 nghìn đồng; còn ở Cự Nẫm bình quân mỗi hộ nuôi 0,8 con
tương ứng với 18.950 nghìn đồng. Số lượng lợn nái sinh sản khá khiêm tốn trung
bình mỗi hộ nuôi 0,29 con, người dân chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ, hình thức
chăn nuôi trang trại là rất ít.
Các trang thiết bị khác như cuốc, xẻngbình quân chung mỗi hộ trong
hai xã có 3,84 cái với giá trị tương ứng là 224,96 nghìn đồng. Đây là những công
cụ không thể thiếu trong mỗi hộ gia đình làm nghề nông, người dân mua chúng
không chỉ phục vụ cho hoạt động trồng sắn mà còn phục vụ cho các hoạt động
sản xuất các loại cây tr ồng khác.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
56
2.3.2. Kết quả và hiệu quả hoạt động trồng sắn của các hộ điều tra
2.3.2.1. Kết quả hoạt động trồng sắn ở các hộ điều tra
Để phản ánh được thực tế kết quả hoạt động trồng sắn của các hộ nông dân
trong vùng đạt được như thế nào tôi sử dụng chỉ tiêu kết quả bao gồm: Diện tích,
năng suất, Giá trị sản xuất GO, chi phí trung gian IC, giá trị gia tăng VA. Các chỉ
tiêu này được cụ thể hóa qua các hộ điều tra như sau:
Bảng 2.10: Kết quả sản xuất sắn của các hộ điều tra năm 2013
(tính bình quân/hộ)
Chỉ tiêu ĐVT BQC Xã Phú Định Xã Cự Nẫm
1. Diện tích Sào 8,41 9,53 7,28
2. Năng suất Tạ/sào 13,43 13,87 12,98
3. GO 1000đ 16.471,35 19.074,3 13.868,4
4. IC 1000đ 12.785,59 14.604,73 10.966,45
5. VA 1000đ 3.685,76 4.469,57 2.901,95
6. Lao động (LĐ) Công/sào 3,23 4,95 1,5
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2014)
Qua bảng 2.10 ta thấy, các chỉ tiêu nghiên cứu giữa hai xã là khác nhau.
Trong hoạt động sản xuất thì người sản xuất luôn mong muốn đạt lợi nhuận cao
nhất. Mà lợi nhuận lại phụ thuộc vào hai yếu tố là doanh thu và tổng chi phí. Doanh
thu lại do hai yếu tố giá bán và sản lượng (doanh thu = giá * sản lượng) quyết định.
Theo nghiên cứu thì bình quân 1 sào sắn các hộ đạt được năng suất là 13,43 tạ, với
diện tích bình quân là 8,41 sào, khi đó các hộ gia đình thu được 16.471,35 nghìn
đồng giá trị sản xuất. Trong đó, bình quân mỗi sào sắn người dân xã Phú Định đạt
năng suất 13,87 tạ/sào với diện tích bình quân là 9,53 sào người dân thu được
19.074,3 nghìn đồng giá trị sản xuất. Ở xã Cự Nẫm, sắn đạt năng suất 12,98 tạ/sào
với diện tích 7,28 sào các hộ thu được 13.868,4 nghìn đồng giá trị sản xuất. Nhìn
chung, năng suất và doanh thu của hai xã đều cao và chênh lệch không nhiều. Lý do
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
57
là cả hai xã nghiên cứu đều có phong trào trồng sắn phát triển từ lâu nên các hộ đã
tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua các năm, nhờ vậy mà năng suất sắn cao. Tuy
nhiên năng suất sắn còn phụ thuộc vào giống sắn đang sử dụng và kỷ thuật canh tác
của mỗi loại sắn mà đã mang lại kết quả khác nhau. Theo điều tra thì các hộ nông
dân sử dụng giống sắn KM94 để gieo trồng, họ đã có ý thức tìm hiểu loại giống,
đặc tính của từng loại và yêu cầu của thị trường để gieo trồng loại giống thích hợp
với điều kiện canh tác cua hộ. Vì vậy, tổng giá trị thu được trên một đơn vị diện tích
của các hộ trồng sắn cao.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, nếu không xét chi phí lao động trong gia đình,
chi phí phân chuồng (trừ một số hộ phải mua ngoài) thì chi phí trung gian của hai
nhóm đều không cao. Xã Phú Định có chi phí trung gian cao hơn xã Cự Nẫm. Bình
quân chung chi phí trung gian của hai xã mà các hộ đầu tư cho hoạt động trồng sắn
là 12.785,59 nghìn đồng, trong đó xã Phú Định là 14.604,73 nghìn đồng, còn xã Cự
Nẫm là 10.966,45 nghìn đồng. Sắn là cây trồng cần nhiều phân chuồng và công lao
động, còn giống, phân vô cơ và các chi phí khác không cao hơn so với các loại cây
trồng khác là bao. Tuy nhiên là phần lớn công lao động và lượng phân chuồng trong
hộ được người dân tận dụng hết, chủ yếu người dân lấy công làm lãi, họ không thuê
lao động hay mua phân chuồng bên ngoài (trừ một số hộ trong tổng số hộ điều tra
có mua phân chuồng) nên tiết kiệm được một khoản chi phí lớn cho gia đình.
Nhìn chung, cả hai xã đều đạt giá trị tăng thêm (VA) tương đối cao do giá trị
sản xuất cao mà chi phí trung gian bỏ ra lại thấp, giá trị tăng thêm của cây sắn cao
hơn các loại cây trồng khác, nên bà con xem sắn là cây trồng mang lại hiệu quả. Xã
Phú Định có giá trị sản xuất cao và chi phí trung gian thấp dẫn đến giá trị gia tăng
của từng hộ lớn hơn xã Cự Nẫm. Bình quân chung mỗi hộ trồng sắn giá trị tăng
thêm đạt 3.685,76 nghìn đồng, trong đó các hộ ở xã Phú Định là 4.469,57 nghìn
đồng và các hộ ở xã Cự Nẫm là 2.901,95 nghìn đồng. Sự chênh lệch giữa giá trị gia
tăng giữa hai xã là tương đối cao.
ĐA
̣I H
ỌC
KIN
H T
Ế H
UÊ
́
58
2.3.2.2. Hiệu quả hoạt động trồng sắn ở các hộ điều tra
Để phản ánh được thực tế hiệu quả hoạt động trồng sắn của các hộ nông dân
trong vùng đạt được như thế nào tôi sử dụng chỉ tiêu hiệu quả bao gồm: GO/IC,
VA/IC, GO/LĐ, VA/LĐ, GO/DT, VA/DT. Các chỉ tiêu này được cụ thể hóa qua
các hộ điều tra như sau:
Khi sử dụng chỉ tiêu GO/IC ta có thể thấy bình quân chung cứ bỏ ra 1 đồng
chi phí trung gian các hộ thu được 1,29 đồng giá trị sản xuất. Ở xã Phú Định thì giá
trị này cao hơn, cứ bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian thì thu được 1,31 đồng giá trị sản
xuất, ở xã Cự Nẫm cứ bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian chỉ thu được 1,26 đồng giá trị
sản xuất. Đối với chỉ tiêu VA/IC, bình quân chung cứ bỏ ra 1 đồng chi phí trung
gian thì các hộ thu được 0,29 đồng giá trị tăng thêm. Trong đó, ở xã Phú Định trong
điều kiện các yếu tố khác không đổi cứ bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian các hộ thu
được 0,31 đồng giá trị tăng thêm, cao hơn so với xã Cự Nẫm, giá trị tăng thêm đạt
được là 0,26 đồng khi họ bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian.
Bảng 2.11: Hiệu quả sản xuất sắn của các hộ điều tra năm 2013
(tính bình quân/hộ)
Chỉ tiêu ĐVT BQC Xã Phú Định Xã Cự Nẫm
1. GO/IC Lần 1,29 1,31 1,26
2. VA/IC Lần 0,29 0,31 0,26
3. GO/LĐ 1000đ 5.099,49 3.853,39 9.245,6
4. VA/LĐ 1000đ 1.418,79 902,94 1.934,63
5. GO/DT 1000đ 1.958,54 2.001,5 1.905
6. VA/DT 1000đ 438,26 469 398,62
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2014)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
59
Đáng chú ý là tỷ suất giá trị sản xuất trên công lao động (GO/LĐ) và tỷ suất
giá trị tăng thêm trên công lao động (VA/LĐ). Đối với chỉ tiêu GO/LĐ, bình quân
chung cứ bỏ ra 1 công lao động các hộ gia đình thu được 5.099,49 nghìn đồng giá trị
sản xuất. Trong đó, xã Cự Nẫm thu được giá trị sản xuất trên công lao động cao hơn
xã Phú Định. Đối với chỉ tiêu VA/LĐ, bình quân chung các hộ trồng sắn cứ một
công lao động bỏ ra thì thu được 1.418,79 nghìn đồng giá trị gia tăng khi họ sử
dụng 3,23 công lao động/sào. Các hộ ở xã Phú Định cứ bỏ ra 1 công lao động thu
được 902,94 nghìn đồng giá trị gia tăng thấp hơn nhiều so với các hộ trồng sắn ở xã
Cự Nẫm cứ bỏ ra 1 công lao động họ thu được 1.934,63 nghìn đồng giá trị tăng
thêm. Nguyên nhân là do các hộ ở xã Cự Nẫm sử dụng công lao động trên 1 sào sắn
ít hơn các hộ ở xã Phú Định.
Đối với chỉ tiêu tỷ suất giá trị sản xuất trên diện tích (GO/DT), bình quân
chung cứ 1 sào sắn các hộ thu được 1.958,54 nghìn đồng giá trị sản xuất. Trong đó,
xã Phú Định có chỉ tiêu này cao hơn xã Cự Nẫm, bình quân cứ trên 1 sào sắn các hộ
dân ở xã Phú Định thu được 2.001,5 nghìn đồng giá trị sản xuất. Đối với chỉ tiêu
VA/DT, bình quân chung cứ trên 1 sào sắn các hộ thu được 438,26 nghìn đồng giá
trị tăng thêm. Trong đó, xã Phú Định thu được 469 nghìn đồng giá trị tăng thêm và
xã Cự Nẫm thu được 398,62 nghìn đồng giá trị tăng thêm.
2.3.3. Xu hướng sản xuất hàng hóa ở các hộ điều tra
Từ bảng 2.12 cho thấy sắn là loại nông sản có tỷ suất hàng hóa cao, chiếm
95,42% giá trị sắn sản xuất trên 1 sào. Mục đích trồng sắn của các nông hộ điều tra
chủ yếu trồng sắn để bán, cung cấp cho thị trường. Qua kết quả điều tra ở hai xã
Phú Định và Cự Nẫm về giá trị hàng hóa của sắn cho thấy, một phần sản lượng sắn
trên sào chiếm 4,58% giá trị sắn sản xuất ra được hộ nông dân sử dụng làm thức ăn
chăn nuôi (lợn, trâu, bò,..) trong gia đình. Từ đó có thể cho nhận định bước đầu tỉ
suất hàng hóa sắn bình quân của các vùng trồng sắn là 95,42%.
Tỉ suất hàng hóa này có thể biến động tùy thuộc vào sự phát triển của chăn
nuôi và công nghiệp chế biến, kể cả chất lượng và tính đa dạng của giống sắn.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
60
Bảng 2.12: Tỉ suất hàng hóa từ sắn của các nông hộ điều tra (tính bình quân/sào)
Chỉ tiêu ĐVT
Xã
Phú Định
Xã
Cự Nẫm
Bình quân
chung
Tỷ suất hàng hóa đầu ra
1. Tổng giá trị từ sắn 1000đ/sào 2.009,18 1.933,33 1.971,26
2. Tổng giá trị từ sắn hàng hóa 1000đ/sào 1.956,93 1.804,87 1.880,9
3. Tỷ suất hàng hóa đầu ra % 97,4 93,36 95,42
Tỷ suất hàng hóa đầu vào
1. Tổng giá trị đầu vào mua từ TT 1000đ/sào 1.696,88 1.588,21 1.642,55
2. Tổng giá trị đầu vào cho trồng sắn 1000đ/sào 1.111,74 1.118,85 1.115,3
3. Tỷ suất hàng hóa đầu vào % 65,52 70,45 67,9
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2014)
Trên địa bàn huyện Bố Trạch, người dân chủ yếu hoạt động trong ngành
nông nghiệp với các loại hình nông nghiệp đa dạng như chăn nuôi, trồng trọt và
dịch vụ nông nghiệp. Trong hoạt động trồng trọt, người dân chủ yếu trồng các loại
cây như cây sắn, cây cao su, cây ớt, cây lúa nướcNhững năm về trước, cây cao su
được giá, người dân tập trung đầu tư phân bón, thuốc BVTV, tích cực chăm sóc để
mong thu được nhiều mũ cao su, nâng cao đời sống sinh kế của mình. Nhưng những
năm trở lại đây, mũ cao su liên tục rớt giá, đồng thời nhận thấy rằng cây sắn là cây
công nghiệp thích hợp với điều kiện khí hậu nơi đây, trên địa bàn lại có nhà máy
chế biến tinh bột sắn nên người dân trên địa bàn huyện đã tích cực mạnh dạn đầu tư
cho cây sắn và kết quả là thu được năng suất cao. Phần lớn đầu vào như giống, phân
bón, thuốc cỏngười dân đều mua ở các đại lý trong xã. Nhìn vào bảng số liệu ta
thấy, tỷ suất hàng hóa đầu vào dành cho hoạt động trồng sắn là rất cao, chiếm
67,9% tổng giá trị đầu vào mà người dân mua bên ngoài thị trường. Phần còn lại
của tổng giá trị đầu vào là phục vụ cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác,
phần này chiếm 32,1%. Điều này chứng tỏ rằng, cây sắn đang dần chiềm ưu thế
trong ngành trồng trọt của người dân nơi đây.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
61
2.4. Các nhân tố tác động đến kết quả, hiệu quả và xu hướng sản xuất hàng
hóa của hoạt động trồng sắn ở các hộ điều tra
2.4.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả, hiệu quả và xu hướng sản
xuất hàng hóa của hoạt động trồng sắn
Ruộng đất là mối quan tâm hàng đầu của người nông dân, nông dân và ruộng
đất luôn là trung tâm của đời sống kinh tế - xã hội. Sự phát triển nông nghiệp nông
thôn của đất nước trước hết phụ thuộc vào mối quan hệ của người nông dân với ruộng
đất và việc sử dụng có hiệu quả ruộng đất của các hộ nông dân. Vì vậy, giải quyết
những mối quan hệ ruộng đất của các hộ nông dân có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho
sự phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. Nước ta đi lên
XH-CN với xuất phát điểm rất thấp, nền nông nghiệp đóng vai trò chính thì lại sản
xuất theo lối tự cung, tự cấp. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào
điều kiện tự nhiên. Hơn thế nữa, thực tế ruộng đất phân tán manh mún là một trong
những trở ngại lớn kìm hãm sự phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa.
Quy mô đất đai có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và kết quả sản xuất của
các nông hộ. Quy mô đất đai manh mún, nhỏ lẻ là một trong những yếu tố cản trở
quá trình sản xuất nông nghiệp. Ở nước ta đất đai manh mún, nhỏ lẻ phân bố hầu
hết trên cả nước, để khắc phục điều này, nhà nước đã thực hiện chính sách dồn điền
đổi thửa và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Theo báo cáo trên toàn quốc
khoảng 700 xã ở 20 tỉnh đã và đang thực hiện quá trình này. Sau chuyển đổi về cơ
bản đã khắc phục được tình trạng manh mún ruộng đất, hướng tới xây dựng chuyên
canh sản xuất hàng hóa nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, đưa cơ giới hóa vào sản
xuất nông nghiệp. Trong thời gian thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa các địa
phương đã giảm được ½ số thửa, có nơi lên tới 80%. Diện tích mỗi thửa tăng bình
quân 3 lần, tạo điều kiện cho người nông dân cải tạo đồng ruộng, thâm camh tăng
năng suất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập và làm tăng diện tích
canh tác nhờ giảm phần đất làm bờ (chiếm từ 2-4% diện tích). Đất đai manh mún
ảnh hưởng lớn đến việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất, đầu tư thâm canh, việc thu
hoạch cũng gặp nhiều khó khăn và làm cho các hộ nông dân không có hứng thú sản
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
62
xuất khi mà một nơi một mảnh đất. Việc gặp khó khăn trong canh tác sản xuất, thu
hoạch, giao thông nội đồng không thuận lợi thì kết quả sản xuất sẽ không cao.
Ngược lại, nếu quy mô đất đai lớn hơn, không còn hiện tượng manh mún thì người
dân sẽ dễ dàng đầu tư thâm canh, việc đầu tư cùng một lúc, một nơi thì sẽ dễ dàng
và thuận tiện hơn rất nhiều. Điều này có tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất của
hộ nông dân.
Nhóm I là nhóm gồm các hộ có diện tích nhỏ hơn 5 sào, nhóm này có 35 hộ
chiếm tới 35% tổng số hộ điều tra, nhóm II có diện tích từ 5 - 10 sào, nhóm nà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_cay_san_theo_huong_san_xuat_hang_hoa_o_tinh_quang_binh_2699_1912291.pdf