Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ
chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
- Tình hình huy động vốn, hoạt động kinh doanh của chi nhánh
- Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi
nhánh: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn
CVTD trên dư nợ CVTD, tỷ lệ nợ xấu CVTD trên dư nợ CVTD,
số lượng khách hàng.
- Đánh giá các kết quả đã đạt được, các hạn chế và nguyên
nhân ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng
25 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội - Chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tại Ngân hàng Thương mại cổ
phần Quân đội chi nhánh Huế”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Cho vay tiêu dùng là một vấn đề đang được nhiều nhà kinh tế
trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Cùng với sự sôi động của
hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam trong những năm gần đây,
nghiên cứu trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng ngày càng trở nên phong
1
phú, đa dạng. Có thể kể đến như:
- Luận văn của Phạm Thị Lan Hương (2014), Phát triển dịch
v ụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư
và Phát triển tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện
hành chính quốc gia, Thừa Thiên Huế.
- Luận văn của Vũ Quang Huy (2014), Nâng cao chất lượng
cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triể n Nông
thôn Việt Nam – Chi nhánh Trung Yên, Luận văn thạc sỹ kinh tế,
Học việ n Ngân hàng, Hà Nội.
Trương Thị Hà My (2012), Nâng cao chất lượng cho vay
tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Đông Á Thừa Thiên Huế, Cơ sở
Học việ n hành chính quốc gia khu vực miền Trung.
Lê Minh Sơn (2009), Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân
hàng TMCP Ngoai thương Việt Nam, Đại học kinh tế Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thành Công (2009, “Giải pháp mở rộng hoạt động
cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh
Thanh Xuân”, Đại học kinh tế Quốc dân.
Các đề tài trên đề cập đến: khái niệm hoạt động cho vay tiêu
dùng của ngân hàng thương mại, hiệu quả hoạt độngcho vay tiêu
dùng trong thực tiễn thị trường ngân hàng Việt Nam, xu hướng
phát triển về cho vay tiêu dùng trên thế giới và những yếu tố ảnh
hưởng đến cho vay tiêu dùng ở Việt Nam.
Tuy nhiên đề tài trên chưa đi sâu về những giải pháp phát triển
cho vay tiêu dùng trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay, đây là thời
gian có sự đổi mới về quản lý cũng như cách thức phát triển và nâng
2
cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng. Do đó, việc nghiên cứu
một cách có hệ thống các chỉ tiêu đánh giá về việc phát triển hoạt
động cho vay tiêu dùng trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết.
3. Mục đích và nhiệ m vụ của luận văn
Mục đích: đề xuất các giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng
tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Huế.
Nhiệm vụ:
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về cho vay tiêu
dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh
Huếgiai đoạn 2013 -2015.
Mô tả, phân tích, đánh giá thực trạng về cho vay tiêu dùng tại
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Huế.
Định hướng, đề xuất các giải pháp mở rộng cho vay tiêu
dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Huế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: cho vay tiêu dùng và phát triển cho vay tiêu dùng
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Huế.
Về thời gian: số liệu thứ cấp từ năm 2013 đến năm 2015.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: dựa trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu: luận văn đã sử dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là phương pháp phân tích,
tổng hợp, diễn giải, quy nạp, thống kê, so sánh đề phân tích và đánh
3
giá hoạt độngcho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ
phần Quân đội chi nhánh Huế.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễ n của luận văn
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt độngcho vay tiêu
dùng trong bối cảnh hiện nay.
Đánh giá ưu điểm và nhược điểm trong hoạt động cho vay tiêu
dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Huế.
Đưa ra phương hướng và giải pháp tiếp tục phát triển hoạt
động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân
đội chi nhánh Huế.
7. Kế t cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về cho vay tiêu dùng tại các ngân
hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Huế.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển cho vay tiêu
dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Huế.
4
Chương 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng là loại cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu
và mua sắm tiện nghi sinh hoạt gia đình nhằm nâng cao đời sống dân
cư. Khách hàng vay là những người có thu nhập không cao nhưng ổn
định, chủ yếu là công nhân viên chức hưởng lương và có việc làm ổn
định và số lượng khách hàng thì rất đông. (Nguyễn Minh Kiều, 2007)
1.1.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng
Về mục đích vay: nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân,
hộ gia đình như: mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà ở, mua sắm vật
dụng gia đình, du học không phải mục đích kinh doanh.
Về quy mô khoản vay: Các khách hàng khi tìm đến ngân hàng
nhằm mục đích vay tiêu dùng thường có nhu cầu vốn không lớn
lắm. Tuy vậy, số lượng các khoản vay tiêu dùng lại khá phổ biến,
đa dạng và chiếm tỷ trọng không nhỏ.
Về thời hạn vay: Các khoản vay tiêu dùng thường có thời hạn
dài do nguồn trả nợ chủ yếu từ thu nhập hàng tháng của người vay.
Về lãi suất cho vay: Không như hầu hết các khoản vay kinh
doanh hiện nay lãi suất có thể thay đổi theo điều kiện thị trường,
các khoản vay tiêu dùng thường có lãi suất ở một mức cố định,
đặc biệt là trong cho vay tiêu dùng trả góp.
5
CVTD có tính nhạy cảm theo chu kỳ
Về nguồn trả nợ: Nguồn trả nợ của khoản vay từ thu nhập
của người vay, đó có thể là lương, thu nhập từ hoạt động kinh
doanh, các nguồn thu nhập khác
Chi phí quản lý khoản vay tiêu dùng lớn
Rủi ro trong cho vay tiêu dùng thường
cao Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng cao
Một đặc điểm nữa của cho vay tiêu dùng là người vay thường
chỉ vay một lần, ít khi có nhu cầu vay lại như các khoản cho vay
thương mại: nhu cầu phát sinh theo chu kỳ kinh doanh, lặp đi lặp lại.
1.1.3. Vai trò của cho vay tiêu dùng
1.1.4. Phân loại
1.2. Nội dung phát triể n cho vay tiêu dùng của NHTM
1.2.1. Khái niệm phát triển cho vay tiêu dùng:
Phát triển cho vay tiêu dùng là gia tăng c ả v ề qui mô và ch ấ
t lượng khoản vay, tức là: qui mô cho vay mở rộ ng, s ố lượng
khách hàng vay vốn ngân hàng ngày càng gia tăng, đa dạng hoá
đối tượng cho vay, tỷ lệ nợ xấu giảm, đáp ứng các nhu cầu của
khách hàng và cuối cùng mang lại hiệu quả cho ngân hàng đồng
thời có thể giữ vững vị thế của ngân hàng trên thương trường.
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh phát triển cho vay tiêu dùng của
NHTM.
Các chỉ tiêu định lượng: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư
nợ, tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ cho vay tiêu dùng, tỷ lệ nợ xấu trên
6
dư nợ cho vay tiêu dùng, số lượng khách hàng và lợi nhuận cho
vay tiêu dùng, thị phần cho vay tiêu dùng
Các chỉ tiêu định tính: Tính đa dạng hóa về sản phẩm, tính
tiện ích của sản phẩm, chất lượng dịch vụ
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển cho vay tiêu dùng
Nhóm các nhân tố khách quan
Nhóm các nhân tố chủ quan:
1.3. Kinh nghiệ m phát triể n cho vay tiêu dùng của các ngân
hàng thương mại ở trong và ngoài nước
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển cho vay tiêu dùng của một số
ngân hàng thương mại ở Trung Quốc
1.3.2. Kinh nghiệm phát triển cho vay tiêu dùng của một số ngân
hàng thương mại ở Việt Nam
1.3.3.Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng Thương mại cổ
phẩn Quân đội chi nhánh Huế
Thứ nhất, chiến lược và định hướng phát
triển Thứ hai, đầu tư nguồn nhân lực
Thứ ba, đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao tính ti ệ n ích c ủ
a dịch vụ
Thứ bốn, phát triển các dịch vụ gia tăng
Thứ năm, xây dựng và quản lý hệ thống các tiêu chí, cách th
ức chấm điểm xếp hạng khách hàng
Thứ sáu, tổ chức hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách
hàng Thứ bảy, mạng lưới hoạt động
7
Tóm tắt chương 1
Chương 1, những nội dung khoa học chủ yếu sau đây được đề
cập đến:
Một là, hệ thống hoá những vấn đề lý luận về Ngân hàng
thương mại, vai trò của Ngân hàng thương mại, các hoạt động của
Ngân hàng thương mại; Cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương
mại trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hai là, Hệ thống hoá trên cơ sở chỉnh sửa bổ sung cơ sở lý luận
về phát triển cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại. Ở đây
luận văn đã luận giải và hoàn thiện những vấn đề lý luận cơ bản như:
Khái niệm phát triển cho vay tiêu dùng, các chỉ tiêu đánh giá sự
phát triển cho vay tiêu dùng ở Ngân hàng thương mại, sự cần thiết
phát triển cho vay tiêu dùng; các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
cho vay tiêu dùng của các NHTM.
Ba là, Tổng kết kinh nghiệm của một số Ngân hàng thương mạ i ở
nước ngoài và trong nước về phát triển cho vay tiêu dùng; rút ra những
bài học kinh nghiệm đối với Agribank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình.
Trên đây là những vấn đề lý luận cơ bản được coi là đóng góp
khoa học mới của luận văn về lý luận làm cơ sở cho việc phân tích
thực trạng và đề ra các giải pháp thực hiện ở các chương sau.
8
Chương 2:
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HUẾ
2.1. Giới thiệ u khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần
Quân đội chi nhánh Huế
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) được thành lập theo quyết
định số 00374/GP-UB ngày 30/12/1993 của Uỷ ban nhân dân thành
phố Hà Nội và chính thức hoạt động vào ngày 4/11/1994 với tên giao
dịch đầy đủ là Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (tên viết tắt
là Military Bank) với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Hiện nay
Ngân hàng có trụ sở chính tại số 21 Cát Linh, Hà Nội.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Bảng 2.1: Tình hình nhân s ự của NHTM Quân Đội Huế
ĐVT: Người
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
SL % SL % SL %
Tổng số lao động 66 100 65 100 66 100
Phân theo giới tính
Nam 30 45,45 32 49,23 32 48,48
Nữ 36 54,55 33 50,77 34 51,52
Phân theo trình độ học vấn
Trên Đại học và Đại học 66 100 65 100 66 100
Cao đẳng, trung cấp 0 0 0 0 0 0
Phổ thông trung học 0 0 0 0 0 0
(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự Ngân hàng TMCP Quân đội Huế)
9
Có thể thấy tổng số lao động của MB Huế qua các năm 2013,
2014 và 2015 có ít biến động, nhân viên nữ luôn chiếm trung bình
khoảng 52.3%, nhiều hơn so với nhân viên nam. Qua đó cho thấy sự
ổn định về nhân sự của ngân hàng.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Tình hình huy động vốn của MB Huế
Kế t quả hoạt động kinh doanh của MB Huế
2.2. Thực trạng phát triể n cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Huế
2.2.1. Sản phẩm cho vay tiêu dùng
2.2.2. Thực trạng cho vay chung của MB Huế giai đoạn 2013 - 2015
Bảng 2.4: Thực trạng cho vay chung của MB Huế
ĐVT: Tỉ đồng
Chỉ tiêu
Năm Năm Năm 2014/2013 2015/2014
2013 2014 2015 (% ) (% )
Doanh số cho vay 1.108 1.219 1.402 110,02 115,01
Trong đó: CVTD 65 115 123 176,92 106,96
Doanh số thu nợ 1.023 989 1.309 96,68 132,36
Trong đó: CVTD 24 42 82 175,00 195,24
Dư nợ 471 701 794 148,83 113,27
Trong đó: CVTD 87 160 201 183,91 125,63
Nhìn vào bảng 2.4, ta thấy doanh số cho vay của MB Huế có xu
hướng tăng qua các năm. Năm 2014 doanh số cho vay đạt 1.219 tỉ
đồng, tăng 10,02% so với năm 2013. Ngược lại với đà tăng trưởng c ủa
doanh số cho vay, doanh số thu nợ lại giảm 3,32% so với năm 2013.
Sang năm 2015, doanh số cho vay tiếp tục tăng thêm 15,01% so
10
với năm 2014, đạt 1.402 tỉ đồng, bên cạnh đó, MB Huế cũng đã thu
hồi được nhiều vốn hơn năm 2014 (1.309 tỉ đồng, tăng 32,36%).
Năm 2013 dư nợ đạt 471 tỉ đồng, năm 2014 dư nợ tăng mạnh,
lên đến 48,83% so với năm 2013. Sang năm 2015 dư nơ tiếp tục tăng
13,27% so với năm 2014, đạt 794 tỉ đồng.
Cho vay tiêu dùng chỉ chiếm tỷ trọng trung bình 8% trong
tổng doanh số cho vay, 4,3% doanh số thu nợ, và 22,2% dư nợ tín
dụng chung của MB Huế giai đoạn 2013-2015
2.2.3. Thực trạng cho vay tiêu dùng của MB Huế 2013 – 2015
2.2.3.1. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng c ủa MB Huế
theo thời hạn cho vay giai đoạn 2013 – 2015.
Doanh số cho vay
Doanh số CVTD có xu hướng tăng dần qua các năm, năm
2014 DSCV tăng mạnh (tăng 76,92% so với năm 2013, DSCV
năm 2015 tăng nhẹ 6,96% so với năm 2014.
Doanh số thu nợ
DSTN cho vay tiêu dùng tăng trong giai đoạn 2013-2015.
Năm 2013, DSTN chỉ đạt 24 tỉ đồng, năm 2014 DSTN tăng 75% so
với năm 2013. Và năm 2015 tăng mạnh 95,24% so với năm 2014
Dư nợ
Nhìn chung, dư nợ CVTD của chi nhánh tăng đều qua các
năm. Tổng dư nợ năm 2014 tăng 83,91% so với năm 2013, đạt 160
tỉ đồng, trong đó, dư nợ tín dụng trung và dài hạn vẫn tăng trưởng
tốt và luôn chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu dư nợ CVTD của
chi nhánh, tăng 101,46% so với năm 2013. Năm 2015 dư nợ tăng
25,63% so với năm 2014, đạt 201 tỉ đồng, dư nợ trung và dài hạn
tăng 27,03%.
11
Bảng 2.5: Cho vay tiêu dùng theo thời hạn cho
vay của MB Huế giai đoạn 2013-2015
ĐVT: Tỉ đồng
Chỉ tiêu
Năm Năm Năm
2014/2013 2015/2014
2013 2014 2015
DSCV 65 115 123 176,92 106,96
Ngắn hạn 12,3 19,8 20,6 160,98 104,04
Trung và dài hạn 52,7 95,2 102,4 180,65 107,56
DSTN 24 42 82 175,00 195,24
Ngắn hạn 8,7 17,2 33,6 197,70 195,35
Trung và dài hạn 15,3 24,8 48,4 162,09 195,16
Dư nợ 87 160 201 183,91 125,63
Ngắn hạn 0 0 0 119,79 116,96
Trung và dài hạn 87 160 201 201,46 127,03
2.2.3.2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng của MB Huế theo
mục đích sử dụng vốn giai đoạn 2013 – 2015.
Doanh số cho vay
Năm 2014, DSCV với mục đích sửa chữa, mua nhà tăng
151,72% so với năm 2013. Đến năm 2015, MB đã thực hiện chương
trình cho vay tiêu dùng với lãi suất ưu đãi 6,0% từ 20/5/2015 đến
30/6/2015, giúp cho doanh số cho vay đối với mục đích khác như
mua ô tô,. Tăng 26,19% so với năm 2014, nhưng với mục đích sửa
chữa, xây dựng nhà ở lại giảm đi 4,11% do năm 2013 và năm 2014 đã
thu hút một lượng lớn khách hàng cho mục đích này.
Doanh số thu nợ
Năm 2013, doanh số thu nợ đối với cả 2 mục đích đều ở mức
thấp, nhưng sang năm 2014, DSTN tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là
12
đối với nhu cầu đời sống khác tăng lên 84,61% so với năm 2013, với
việc mua nhà ở thường có kỳ hạn dài, nên DSTN thường thấp hơn so
với nhu cầu đời sống khác. Năm 2015, DSTN đối với cho vay sửa
chữa, mua nhà ở tăng nhanh (150%) và ở mức cao (45 tỉ đồng) so với
năm 2014, và với nhu cầu đời sống khác cũng tăng 54,17%.
Dư nợ
Nhìn chung, dư nợ của cả 2 mục đích đều có xu hướng tăng
nhanh qua các năm.
Đối với mục đích sửa chữa, mua nhà ở, dư nợ năm 2014 tăng
141,03% so với năm 2013, năm 2015 đạt 119 tỉ đồng, tăng
26,59% so với năm 2014.
Đối với mục đích nhu cầu đời sống khác, dư nợ năm 2014 tang
37,5% so với năm 2013, đạt 66 tỉ đồng. Sang năm 2015, dư nợ tăng
24,24% so với năm 2014, đạt 82 tỉ đồng.
Bảng 2.6: Cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng
vốn của MB Huế giai đoạn 2013-2015
ĐVT: Tỉ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
SL % SL % SL %
Tổng doanh số cho vay 65 100 115 100 123 100
Cho vay sửa chữa, mua nhà 29 44,62 73 63,48 70 56,91
Nhu cầu đời sống khác 36 55,38 42 36,52 53 43,09
Tổng doanh số thu nợ 24 100 42 100 82 100
Cho vay sửa chữa, mua nhà 11 45,83 18 42,86 45 54,88
Nhu cầu đời sống khác 13 54,17 24 57,14 37 45,12
Tổng dư nợ 87 100 160 100 201 100
Cho vay sửa chữa mua nhà 39 44,83 94 58,75 119 59,20
Nhu cầu đời sống khác 48 55,17 66 41,25 82 40,80
(Nguồn: Phòng Kế toán Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Huế)
13
2.2.3.3. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng theo hình thức b
ảo đảm tiền vay của MB Huế giai đoạn 2009-2013
Bảng 2.5: Thực trạng cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tiền vay
ĐVT: Tỉ đồng
Chỉ tiêu
Năm Năm Năm 2014/2013 2015/2014
2013 2014 2015 (% )
(% )
Doanh số cho vay 65 115 123
Có TSĐB 61 110 116 180,33 105,45
Không có TSĐB 4 5 7 125,00 140,00
Doanh số thu nợ 24 42 82
Có TSĐB 22 37 78 168,18 210,81
Không có TSĐB 2 5 4 250,00 80,00
Dư nợ 87 160 201
Có TSĐB 79 152 190 192,41 125,00
Không có TSĐB 8 8 11 100,00 137,50
(Nguồn: Phòng Kế toán Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Huế)
Doanh số cho vay có TSĐB năm 2014 tăng 80,33% so với
năm 2013, năm 2015 tăng 5,45 so với năm 2014.
Năm 2013, DSTN đạt 22 tỉ, đến năm 2014 tăng 68,18% so với
năm 2013, và năm 2015 tăng 10,81% so với năm 2014.
Dư nợ cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo năm 2013 đạt 79 tỉ
đồng, năm 2014 tăng 92,41% so với năm 2013, năm 2015 tăng 25%
so với năm 2014. Đối với dư nợ cho vay tiêu dùng không có tài sản
đảm bảo năm 2013 và năm 2014 đạt 8 tỉ đồng, sang năm 2015
tăng 37,5% đạt 11 tỉ đồng.
14
2.2.3.4. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ CVTD
Hiệu quả tín dụng của một ngân hàng được thể hiện thông qua
nhiều yếu tố như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tăng trưởng
dư nợ, Nhưng yếu tố quan trọng mà ta không thể bỏ qua, đó
chính là nợ quá hạn.
Năm 2013 nợ quá hạn CVTD là 1,24 tỉ đồng, năm 2014 thì nợ
quá hạn đạt 1,83 tỉ đồng, tăng 47,58% so với năm 2013, nhưng tỷ lệ
nợ quá hạn trên tổng dư nợ CVTD đạt 1,14% (giảm 0,29 % so với
năm 2013). Tuy nhiên với sự đồng tâm hiệp lực, sự sát sao và quyết
liệt trong chỉ đạo điều hành của Ban lãnh đạo, MB Huế đã đạt được
những kết quả khả quan, trong đó tỷ lệ nợ quá hạn giảm còn 1,82 tỉ
đồng (giảm 0,55% so với năm 2014). Và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng
dư nợ CVTD giảm còn 0,91%. Một dấu hiệu khả quan của tình hình
cho vay tiêu dùng là trong khi dư nợ tăng dần qua các năm, kéo theo
đó là số nợ quá hạn cũng theo, nhưng tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ
CVTD lại có xu hướng giảm dần.
2.2.3.5. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ CVTD
Năm 2013, nợ xấu của ngân hàng ở mức 0,53 tỉ đồng, tỷ lệ nợ
xấu trên dư nợ cho vay tiêu dùng đạt 0,61%. Bước qua năm 2014, Tỷ
lệ nợ xấu mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, chất lượng tín dụng
chưa được như mong muốn. Nợ xấu của MB Huế tăng lên mức 0,87
tỉ đồng (tăng 64,15% so với năm 2013). Năm 2015 của ngân hàng đã
được cải thiện, chỉ tăng 5,75% so với năm 2014, đạt 0,92 tỉ đồng.
Mặc dù nợ xấu tăng dần qua các năm ở mức thấp, nhưng tỷ lệ
15
nợ xấu trên dư nợ CVTD lại giảm dần, năm 2014 giảm 0,07% so
với năm 2013 và năm 2015 giảm 0,08% so với năm 2015. Đây là
dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Rủi ro tín dụng là một yếu tố không thể loại trừ, nhiệm vụ
của các tổ chức tín dụng là hạn chế và kiểm soát được các rủi ro
có thể xảy ra.
2.2.3.6. Số lượng khách hàng và lợi nhuận cho vay tiêu dùng
Năm 2013 với số lượng khách hàng đạt 186 người, năm 2014 số
lượng khách hàng tăng lên đột biến (tăng 46,77% tương đương với 87
khách hàng so với năm 2013). Đến năm 2015, số lượng tăng nhẹ,
tăng 16 khách hàng tương đương với 5,86% so với năm 2014.
Đi đôi với việc số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ của
MB Huế tăng nhanh trong năm 2014 và năm 2015, lợi nhuận của
MB Huế cũng tăng theo. Năm 2013, lợi nhuận đạt 2,9 tỉ đồng.
Năm 2014 lợi nhuận tăng 48,28% so với năm 2013, và năm 2015
tăng 34,88% so với năm 2014, đạt 5,8 tỉ đồng.
Bảng 2.6: Số lượng khách hàng và lợi nhuận CVTD
Năm Năm Năm
2013 2014 2015
Số lượng khách hàng (người) 186 273 289
Lợi nhuận (tỉ đồng) 2,9 4,3 5,8
Lợi nhuận trung bình/khách hàng
15,59 15,75 20,07
(triệu đồng)
(Nguồn: Phòng Kế toán Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Huế)
16
2.2.3.7. Thị phần cho vay tiêu dùng
Bảng 2.7: Thị phần cho vay tiêu dung
ĐVT: Tỉ đồng
Ngân hàng
Tổng DN CVTD Thị phần (%)
2013 2014 2015 2013 2014 2015
Agribank 327 480 633 31,47 33,68 36,55
Vietcombank 248 286 319 23,87 20,07 18,42
Vietinbank 252 295 334 24,25 20,70 19,28
MBbank 87 160 201 8,37 11,23 11,61
BIDV 65 126 145 6,26 8,84 8,37
Sacombank 32 45 61 3,08 3,16 3,52
Các ngân hàng khác 28 33 39 2,69 2,32 2,25
Tổng DN CVTD 1039 1425 1732 100 100 100
Agribank Chi nhánh Huế luôn có giữ vững thị phần cao nhất
so với các Ngân hàng trên địa bàn, chiếm trung bình khoảng 34%
giai đoạn 2013-2015. Ngân hàng MB Huế đứng thứ 4 với thị phần
trung bình là 10,4%,
2.3. Đánh giá thực trạng phát triể n cho vay tiêu dùng tại
Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Huế
2.3.1. Kết quả đạt được trong hoạt động cho vay tiêu dùng
Một là: Cho vay tiêu dùng là một hướng kinh doanh có hiệu quả
của chi nhánh MB Huế, góp phần đa dạng hoá sản phẩm tín dụng,
làm phong phú thêm loại hình cho vay, đối tượng cho vay của chi
nhánh, phá bỏ giới hạn về phạm vi cho vay bó hẹp trong khuôn
17
Hai là: Cho vay tiêu dùng giúp khách hàng có thể tối đa hoá lợi
ích tiêu dùng, đồng thời tạo cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống
của họ.
Ba là: cho vay tiêu dùng đã góp phần ổn định và cải thiện đời
sống nhân dân, tăng sức mua của xã hội, kích thích phát triển sản
xuất, góp phần thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ.
2.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế
- Hoạt động cho vay tiêu dùng của MB Huế chưa thực sự
được mở rộng.
- Công tác xây dựng, điều hành kế hoạch kinh doanh chưa
đồng bộ giữa các chỉ tiêu, chưa có định hướng rõ ràng trong ngắn
hạn, trung hạn với lộ trình thực hiện cụ thể từng giai đoạn đối với
lĩnh vực cho vay tiêu dùng; công tác phân tích kinh tế, dự báo
thống kê, xây dựng chiến lược còn hạn chế.
- Cơ cấu các sản phẩm cho vay tiêu dùng vẫn còn đơn điệu,
chưa đa dạng.
- Quy trình cho vay nhiều thủ tục rườm rà, quá trình thẩm
định và giải ngân chậm làm mất nhiều thời gian của khách hàng.
- Đội ngũ cán bộ của chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế nhất định
- Sai sót hồ sơ, thủ tục cho vay, trong thẩm định, đối tượng
vay, hồ sơ đảm bảo, vẫn còn xảy ra.
- Chi nhánh chưa chú trọng quảng bá, khuếch trương các sản
phẩm CVTD đến với khách hàng nên không thu hút được nhiều
khách hàng.
18
Nguyên nhân
Nguyên nhân từ phía Ngân hàng: Thời hạn cho vay, chất
lượng cán bộ, quy trình, áp lực chỉ tiêu, quảng bá, mạng lưới ít.
Nguyên nhân từ phía khách hàng: Tâm lý khách hàng,
phẩ m chất đạo đức khách hàng, trình độ.
Một số nguyên nhân khác
Nguyên nhân đầu tiên được đề cập đến chính là sự quản lý nhân
thân của chính quyền địa phương tại địa bàn còn nhiều hạn chế.
Nguyên nhân xuất phát từ những khó khăn liên quan đến trình
tự, thủ tục đăng ký giao dịch
Các nguyên nhân trên đã hạn chế việc phát triển cho vay tiêu
dùng của chi nhánh MB Huế, cần thiết phải có những giải pháp thích
hợp và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết vấn đề.
Tóm tắt chương 2
Trong chương 2 luận văn trình bày các nội dung sau:
- Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ
chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
- Tình hình huy động vốn, hoạt động kinh doanh của chi nhánh
- Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi
nhánh: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn
CVTD trên dư nợ CVTD, tỷ lệ nợ xấu CVTD trên dư nợ CVTD,
số lượng khách hàng.
- Đánh giá các kết quả đã đạt được, các hạn chế và nguyên
nhân ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng.
19
Chương 3:
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT
ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP
QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HUẾ
3.1. Phương hướng phát triể n cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Quân đội.
3.1.1. Phương hướng chung về phát triển hoạt động kinh doanh
3.1.2. Phương hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng
MB Huế hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng hiện đại,
hướng tới chuẩn mực quốc tế và khu vực, phù hợp với yêu cầu
phát triển hệ thống ngân hàng và kinh tế xã hội của đất nước.
- Thực hiện nghiêm túc các quy định, chính sách điều hành
của Ngân hàng nhà nước và Hội sở.
- Tiếp tục triển khai các chương trình cho vay tiêu dùng theo các
chương trình lớn của Ngân hàng TMCP Quân đội tại chi nhánh Huế.
- Tiếp tục xây dựng và đề xuất các chương trình, cơ chế cho
vay phù hợp với địa bàn.
- Tăng tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ của
chi nhánh, và tăng thị phần cho vay tiêu dùng của MB Huế trên
địa bàn lên 15%.
- Hoàn thiện chính sách khách hàng, chính sách lãi suất và
phí áp dụng đối với các đối tượng khách hàng.
- Khai thác sâu và mở rộng khai thác đối với các cá nhân tiềm
năng trên địa bàn.
20
- Hoàn thiện xây dựng cơ chế khen thưởng hợp lý đối với các
cá nhân có nỗ lực và thành tích cáo trong công tác cho vay tiêu
dùng, khai thác tối đa khả năng của toàn bộ đội ngũ cán bộ nhân
viên của chi nhánh.
- Phát triển mạng lưới giao dịch, triển khai một số phòng giao
dịch tại các huyện thị khi được Ngân hàng Nhà nước cấp phép,
- Nâng cao công tác truyền thông, quảng bá thương hiệu.
3.2. Giải pháp về phát triể n hoạt động cho vay tiêu dùng
3.2.1. Nhóm giải pháp điều kiện
3.2.2. Nhóm giải pháp chuyên môn nghiệp vụ
3.2.3. Nhóm giải pháp chung
3.3. Kiế n nghị
3.3.1. Đối với Nhà nước
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
3.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP Quân đội
Ngân hàng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_phat_trien_cho_vay_tieu_dung_tai_ngan_hang.pdf