Nguyên nhân
- Nhận thức về vai trò của trang trại của các cấp, các ngành
chưa đầy đủ nên cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại
còn hạn chế, chưa đồng bộ. Công tác quản lý Nhà nước về phát triển
trang trại còn lỏng lẻo, nên trang trại phát triển tự phát, cầm chừng.
- Chưa có quy hoạch cụ thể để định hướng phát triển trang trại.16
- Công tác quản lý đất đai của địa phương còn lỏng lẻo.
- Các trang trại chưa mạnh dạn đầu tư vốn để mở rộng quy
mô; còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
- Các trang trại đa số sản xuất quy mô nhỏ, chưa quen sản xuất
theo hợp đồng, không tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn, quy định
trong sản xuất hàng hóa, nên sản phẩm làm ra giá trị thấp, chưa ổn
định, việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các trang
trại còn hạn chế. Đa số các chủ trang trại còn thiếu hiểu biết về thị
trường. Chưa xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm.
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của chủ trang trại lẫn người
lao động làm việc trong các trang trại hạn chế nên khó tiếp cận
KHKT, hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại thấp. Cán bộ làm
công tác khuyến nông, khuyến lâm chưa phát huy hết vai trò trong
việc chuyển giao KHCN và hướng dẫn các chủ trang trại.
- Đa số hộ gia đình nặng tập quán sản xuất nhỏ, thiếu vốn,
mức độ đầu tư thâm canh, ứng dụng chuyển giao tiến bộ KHCN,
chất lượng giống cây trồng, vật nuôi chưa chú trọng đúng mức .
- Biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, thiên tai thường xuyên
xảy ra, tác động tiêu cực đến sản xuất, ảnh hướng lớn đến sinh
trưởng, phát triển, năng suất, sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi.
- Nguồn lực của địa phương còn hạn chế, chủ yếu phụ thuộc
vào ngân sách cấp trên nên chỉ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ
đời sống sinh hoạt của người dân nên chưa đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế trang trại.
- Ý thức chấp hành pháp luật, ý thức bảo vệ môi trường của
chủ trang trại và người lao động còn thấp. Chế tài, hệ thống pháp luật
về xử lý vi phạm pháp luật còn hạn chế nên các trang trại chưa chấp
hành pháp luật về bảo vệ môi trường.
26 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phát triển trang trại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam - Lương Ny Ny, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,
hạch toán thu chi, mở rộng thị trường.
- Chủ trang trại là người trực tiếp quản lý trang trại, có ý chí,
nguyện vọng làm giàu, có kinh nghiệm sản xuất và năng lực tổ chức
quản lý, đồng thời có hiểu biết nhất định về kinh doanh.
- Các trang trại đều có thuê mướn lao động.
1.1.3. Phân loại trang trại
Dựa theo các tiêu chí khác nhau có các cách phân loại trang
trại khác nhau. Dưới đây là một số kiểu phân loại:
- Theo hình thức tổ chức quản lý: + Trang trại gia đình; +
Trang trại liên doanh; + Trang trại ủy thác.
- Theo cơ cấu sản xuất: + Trang trại kinh doanh tổng hợp; +
Trang trại sản xuất chuyên môn hóa
- Theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất: + Trang trại mà chủ
trang trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất; + Trang trại mà chủ trang
trại sở hữu một phần tư liệu sản xuất và phải đi thuê một phần; +
Trang trại mà chủ trang trại thuê hoàn toàn tư liệu sản xuất
1.1.4. Ý nghĩa của phát triển trang trại
5
* Ý nghĩa của việc phát triển trang trại
Dựa trên quan niệm về phát triển bền vững, phát triển trang
trại được đánh giá, nhìn nhận trên cả ba mặt đó là: kinh tế, xã hội và
môi trường.
Về mặt kinh tế:
- Đối với chủ trang trại: Góp phần làm tăng thu nhập, nâng cao
trình độ cho các chủ trang trại.
- Đối với người lao động: Tạo thêm việc làm, hạn chế tình
trạng cư dân nông thôn di cư ra thành phố để tìm việc làm, tăng thu
nhập cho lao động.
Ngoài ra, còn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy
các ngành khác phát triển, góp phần phát triển nông nghiệp, nông
thôn.
Về mặt xã hội: Đóng góp quan trọng là đảm bảo an ninh lương
thực, thực phẩm cho quốc qua. Tạo thêm việc làm, thu hút lao động,
hạn chế bớt làn sóng dân cư nông thôn di cư ra thành thị để kiếm
việc làm, làm giảm áp lực đối với xã hội và tăng thu nhập cho dân cư
ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng hộ khá giàu, tạo tiền
đề phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn.
Về mặt môi trường: Vì các chủ trang trại sản xuất kinh doanh
tự chủ nên luôn có ý thức khai thác tài nguyên đất đai, nguồn nước
hợp lý và quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường (như áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ bảo vệ đất đai khỏi bị ô nhiễm,
thoái hóa, tiết kiệm nước và hạn chế ô nhiễm nguồn nước,...).
1.1.5. Tiêu chí nhận dạng trang trại
Tiêu chí nhận dạng trang trại về mặt định tính nó là một đơn vị
sản xuất nông sản hàng hóa; về mặt định lượng là các chỉ tiêu, tiêu
chuẩn cụ thể để nhận biết, phân biệt đơn vị sản xuất nào là trang trại,
6
đơn vị sản xuất nào không phải là trang trại và để phân loại quy mô
giữa các trang trại.
1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI
1.2.1. Gia tăng số lƣợng các trang trại
Gia tăng về mặt số lượng đó là việc phát triển số lượng các
trang trại qua các năm, nghĩa là các hộ gia đình, các cá thể kinh
doanh trang trại phát triển tăng lên.
1.2.2. Phát triển quy mô của trang trại .
Phát triển quy mô của trang trại được đánh giá thông qua sự
phát triển quy mô sử dụng các các yếu tố nguồn lực sản xuất như:
Diện tích đất đai, số lượng lao động, tổng vốn đầu tư vào sản xuất,
kinh doanh bình quân của mỗi trang trại.
1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu trang trại hợp lý
Chuyển dịch cơ cấu trang trại là sự thay đổi số trang trại của
từng loại hình so với tổng thể các trang trại. Để đáp ứng với nhu cầu
phát triển của thị trường, định hướng phát triển KTXH của địa
phương phải thay đổi, chuyển dịch cơ cấu trang trại theo hướng hợp
lý, phù hợp. Chuyển dịch cơ cấu của trang trại hợp lý theo hướng
CNH, HĐH
1.2.4. Nâng cao trình độ sản xuất
Trình độ sản xuất của trang trại bao gồm: Trình độ quản lý,
trình độ lao động, trình độ kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, kinh
doanh của trang trại. Để phát triển trang trại cần phải quan tâm đến
nâng cao trình độ quản lý, trình độ lao động và trình độ kỹ thuật,
công nghệ được áp dụng trong trang trại.
7
1.2.5. Mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, cung ứng dịch vụ đầu
vào và tăng cƣờng liên kết của các trang trại
- Mở rộng thị trường tiêu thụ: Là việc đưa nhiều sản phẩm vào
thị trường làm cho số lượng người tiếp cận, tiêu thụ sản phẩm của
trang trại ngày càng tăng, gia tăng doanh số bán hàng.
- Cung ứng dịch vụ đầu vào: Cung ứng đầy đủ, kịp thời và có
chất lượng các yếu tố đầu vào là nhân tố quan trọng giúp các trang
trại tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cây
trồng vật nuôi và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại.
- Tăng cường liên kết sản xuất của trang trại. Liên kết sản xuất
giữa các trang trại thông qua các hình thức khác nhau: Liên kết giữa
trang trại với trang trại trong cùng một ngành (liên kết ngang); liên
kết giữa trang trại với trang trại của ngành khác hoặc các doanh
nghiệp tiêu thụ sản phẩm của các trang trại (liên kết dọc); hiệp hội.
1.2.6. Gia tăng kết quả, đóng góp của các trang trại
Kết quả sản xuất của các trang trại được thể hiện qua một số
tiêu chí như: Doanh thu, lợi nhuận, giá trị sản lượng nông sản bán ra,
đóng góp cho ngân sách Nhà nước, thu nhập của người lao
động,...Kết quả sản xuất của trang trại thể mối quan hệ giữa giá trị
sản lượng sản phầm hàng hóa của trang trại sản xuất ra so với giá trị
của ngành nông nghiệp.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
TRANG TRẠI
1.3.1. Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, đất đai, thời
tiết, khí hậu, môi trường sinh thái có vai trò quan trọng, ảnh hưởng
rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển của trang trại.
8
1.3.2. Đặc điểm về KTXH: Các yếu tố về KT-XH ảnh hưởng
rất lớn và quyết định đến quá trình hình thành và phát triển của kinh
tế trang trại
1.3.3. Môi trƣờng pháp lý: Môi trường pháp lý ảnh hưởng
trực tiếp đến quá trình phát triển của trang trại.
1.3.4. Nhân tố về thị trƣờng: Nhân tố thị trường quyết định
đối với việc mở rộng quy mô và phát triển sản xuất, làm thay đổi tư
duy từ kinh tế tiểu nông sang kinh tế hàng hóa.
1.3.5. Vai trò của Nhà nƣớc địa phƣơng (cấp tỉnh, huyện)
1.3.6. Trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của các chủ
trang trại
1.3.7. Các nhân tố khác
1.4. MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN TRANG
TRẠI
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại của các
quốc gia trong khu vực
1.4.2. Kinh nghiệm phát triển trang trại ở các địa phƣơng
trong nƣớc
9
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI
HUYỆN TIÊN PHƢỚC, TỈNH QUẢNG NAM
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA
HUYỆN TIÊN PHƢỚC CÓ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
TRANG TRẠI
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Huyện Tiên Phước có diện tích tự nhiên 45.455 ha (chiếm
4,1% diện tích tự nhiên tỉnh Quảng Nam). Trong đó diện tích đất
nông, lâm nghiệp chiếm hơn 92%. Địa hình đa dạng, bị chia cắt bở
đồi núi, sông, suối, độ dốc lớn gây khó khăn cho việc quy hoạch
vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, trong đó có quy hoạch vùng
sản xuất tập trung phát triển kinh tế trang trại.
Về vị trí địa lý, toạ độ địa lý được giới hạn bởi vĩ tuyến
15
0
20
’
đến 150 36’ vĩ độ Bắc và kinh tuyến từ 1080 4’ 46” đến
108
0
27
’
56
”
kinh đông; nằm trên hành lang kinh tế Đông - Tây của
tỉnh, trục QL40B, ĐT614, ĐT615 kết nối đồng bộ hệ thống giao
thông nội tỉnh, liên tỉnh, liên thông với QL1A, cao tốc, Khu kinh tế
mở Chu Lai, thành phố Đà Nẵng lợi thế rất quan trọng trong giao
thương, vận chuyển hàng hóa, hành khách, phát triển KT-XH, văn
hóa, du lịch, thương mại, dịch vụ Vùng Tây Quảng Nam.
Khí hậu của Tiên Phước mang đặc trưng của vùng
khí hậu nhiệt đới - gió mùa là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh
tế vườn, kinh tế trang trại.
2.1.2. Đặc điểm xã hội: Lực lượng lao động, tập quán và kinh
nghiệm sản xuất có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế
của huyện nói chung và sự hình thành, phát triển mô hình trang trại
nói riêng. Dân số của huyện 71.721 người, trong đó hơn dân số chủ
10
yếu sống bằng nghề nông. Nguồn lao động tại địa phương rất dồi
dào, tuy nhiên trình độ của người lao động chưa cao. Làm vườn là
nghề truyền thống lâu đời; truyền thống, tập quán canh tác của người
dân còn mang tính thuần nông và sản xuất hàng hóa nhỏ, điều này
ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nông nghiệp nói chung
và phát triển kinh tế trang trại nói riêng. Vùng đất Tiên Phước có
nhiều giá trị nhân văn với 34 di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ
thuật, trong đó có 02 di tích cấp Quốc gia và 13 di tích cấp Tỉnh và
hơn 60 ngôi nhà cổ niên đại 100 năm.
2.1.3. Đặc điểm kinh tế: Kinh tế tăng trưởng khá, phát triển
đồng bộ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng
công nghiệp, xây dựng 23,2%, trong đó cơ cấu công nghiệp 17,9%,
thương mại - dịch vụ 54,4%; tỷ trọng nông, lâm nghiệp 22,4%. Kinh
tế tăng trưởng khá, giá trị sản xuất năm 2017 tăng 20,1% so với cùng
kỳ năm 2016. Thu nhập bình quân đầu người đạt 29,1 triệu
đồng/người/năm. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 659 tỷ
đồng, bình quân mỗi năm tăng 15%. Kinh tế vườn, kinh tế trang trại
ngày càng đóng vai trò quan trọng quyết định trong sản xuất nông
nghiệp của địa phương. Toàn huyện có 5607 ha vườn, cơ bản đã
được cải tạo, cơ cấu các loại cây trồng hợp lý, hiệu quả kinh tế cao.
Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng
thủy sản đạt 54,4 triệu đồng. Giá trị kinh tế vườn, kinh tế trang trại
đạt 340 tỷ đồng, chiếm 56% giá trị ngành nông lâm nghiệp của
huyện. Bình quân một lao động nông nghiệp tạo ra giá trị 27,2 triệu
đồng/năm, trong đó lao động kinh tế vườn, kinh tế trang trại đem lại
giá trị cao hơn đạt 34,5 triệu đồng/năm. Tình hình đầu tư xây dựng
cơ bản trên địa bàn huyện có chuyển biến tốt.
11
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI Ở Ở HUYỆN
TIÊN PHƢỚC GIAI ĐOẠN 2013-2017
2.2.1. Thực trạng phát triển số lƣợng trang trại ở huyện
Tiên Phƣớc
Số lượng trang trại của huyện hiện nay rất ít nhưng có tăng
qua các năm.
Bảng 2.6. Biến động số lƣợng trang trại của huyện Tiên Phƣớc
giai đoạn 2013-2017
TT Năm Số lƣợng trang
trại
Tốc độ tăng (%)
1 2013 4
2 2014 4 0
3 2015 5 25
4 2016 7 40
5 2017 11 57
(Nguồn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2.2.2. Thực trạng thay đổi quy mô trang trại ở huyện Tiên
Phƣớc
a. Quy mô diện tích đất đai: Tổng diện tích đất của các trang
trại là 20,95 ha. Quy mô đất đai của các trang trại tương đối nhỏ,
bình quân mỗi trang trại có diện tích chưa được 1,5 ha, chỉ có 01
trang trại chăn nuôi với quy mô hơn 5 ha.
12
Bảng 2.8. Diện tích trang trại huyện Tiên Phƣớc năm 2013 - 2017
TT Năm
Diện tích (ha)
Tốc độ
tăng (%)
Tổng diện
tích
Của chủ
Trang trại
Đất
thuê
1 2013 8,63 3,63 5
2 2014 8,63 3,63 5 0
3 2015 10,45 5,45 5 21
4 2016 14,15 9,15 5 35
5 2017 20,95 15,95 5 48
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
b. Quy mô lao động: Lao động trong các trang trại bao gồm
chủ trang trại và các lao động làm việc trực tiếp. Lao động thuê
mướn có thể làm việc thường xuyên hoặc thuê theo thời vụ. Lao
động của các trang trại tương đối ít và tăng chậm qua các năm. Bình
quân lao động của mỗi trang trại còn ít, chỉ 3-5 lao động/trang trại.
Điều này cũng phản ánh quy mô trang trại còn tương đối nhỏ.
c. Quy mô về vốn: Tổng vốn đầu tư của các trang trại là
24.000 triệu đồng. Trong đó vốn đầu tư của từng loại trang trại như
sau: Trang trại tổng hợp 4.200 triệu đồng; trang trại trồng trọt 5.800
triệu đồng; trang trại chăn nuôi 14.000 triệu đồng. Quy mô về vốn
của các trang trại tương đối nhỏ, bình quân khoảng 2,2 tỷ đồng/trang
trại. Trong đó chủ yếu là vốn tự có. Các chủ trang trại chưa mạnh
dạn đầu tư vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh.
2.2.3. Thực trạng thay đổi cơ cấu trang trại: Hiện nay, trên
địa bàn huyện có 11 trang trại đạt tiêu chí theo quy định. Trong đó,
có 02 trang trại tổng hợp, 05 trang trại chăn nuôi và 04 trang trại
13
trồng trọt. Để khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của huyện về đất
đai, khí hậu, theo đúng định hướng phát triển KTXH của huyện thời
gian tới huyện tập trung phát triển trang trại chăn nuôi.
2.2.4. Thực trạng nâng cao trình độ sản xuất của trang
trại: Về trình độ chuyên môn, kỹ thuật, các chủ trang trại và người
lao động làm việc trong trang trại đa số còn hạn chế, chưa qua đào
tạo, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm thực tế. Hiện nay, trình độ quản
lý, lao động, trình độ kỹ thuật, công nghệ sử dụng trong các trang trại
từng bước được nâng lên. Các trang trại được quản lý bởi các chủ
trang trại, đa số quản lý dựa trên kinh nghiệm, chưa được đào tạo bài
bản. Các máy móc thiết bị hiện đại là một trong những yếu tố tác
động quan trọng đến năng suất lao động của các trang trại, chính vì
thế các chủ trang trại đã quan tâm đầu tư, trang bị máy móc thiết bị
vào sản xuất nhưng còn rất ít, đơn giản.
2.2.5. Thực trạng phát triển thị trƣờng tiêu thụ, cung ứng
dịch vụ đầu vào và liên kết phát triển sản xuất tiêu thụ sản phẩm
của các trang trại: Các trang trại chủ yếu quy mô nhỏ, các sản
phẩm làm ra còn hạn chế về cả số lượng và chất lượng nên khó khăn
trong việc tiêu thụ hàng hóa nông sản. Việc cung ứng đầu vào cho
các trang trại còn khó khăn, các trang trại và nông hộ tự tìm nơi cung
cấp sản phẩm đầu vào, nên chưa có sự kiểm soát chặt chẽ nguồn sản
phẩm đầu vào nên không đạt chất lượng, dịch bệnh, ... nên chi phí
sản xuất tăng, lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh thấp.
- Về thực hiện liên kết phát triển sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm: Các trang trại chưa tổ chức liên kết với các loại hình kinh tế
khác, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ...nên
chưa phát huy hết được những tiềm năng, lợi thế của địa phương để
phát triển trang trại.
14
2.2.6. Thực trạng gia tăng kết quả sản xuất và đóng góp
của các trang trại: Các trang trại đã góp phần tạo ra sản phẩm hàng
hóa, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời
sống của người lao động trong các trang trại.
Bảng 2.11. Kết quả hoạt động của các trang trại huyện
Tiên Phƣớc
TT Năm Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Doanh thu
Lợi
nhuận
1 2013
Giá trị Triệu đồng 6.000 1.008
BQ/TT Triệu đồng 1.500 252
2 2014
Giá trị Triệu đồng 6.980 1.120
BQ/TT Triệu đồng 1.745 280
3 2015
Giá trị Triệu đồng 8.750 1.445
BQ/TT Triệu đồng 1750 289
4 2016
Giá trị Triệu đồng 12.614 2.417
BQ/TT Triệu đồng 1802 353
5 2017
Giá trị Triệu đồng 20.295 4.268
BQ/TT Triệu đồng 1.845 388
So
sánh
Năm
(2017/2013)
% 70 76
BQ % 28 33
(Nguồn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Qua bảng 2.11 nhận thấy, kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của các trang trại còn thấp. Điều này phản ánh quy mô trang
trại của huyện còn tương đối nhỏ. Giá trị đóng góp của kinh tế trang
15
trại còn rất thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa
phương.
2.3. THÀNH CÔNG, TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN
NHÂN CỦA PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI TẠI HUYỆN TIÊN
PHƢỚC
2.3.1. Thành công
2.3.2. Tồn tại, hạn chế: Số trang trại đạt tiêu chí còn rất ít,
thiếu bền vững, tăng chậm qua các năm, tự phát, cầm chừng. Quy
mô của các trang trại còn hạn chế, diện tích sản xuất của các trang
trại còn nhỏ, việc sử dụng vốn, lao động trong các trang trại còn ít.
Trình độ quản lý, lao động, trình độ kỹ thuật, công nghệ trong sản
xuất, kinh doanh của trang trại còn thấp. Về thị trường tiêu thụ, cung
ứng dịch vụ đầu vào và liên kết của các trang trại còn hạn chế.
Doanh thu của các trang trại còn thấp, lợi nhuận bình quân của mỗi
trang trại còn ít; đóng góp của trang trại trong việc tạo việc làm,
nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động còn hạn chế.
Công tác quy hoạch sản xuất, thủy lợi, giao thông, điện, thông tin
liên lạc,...của địa phương thực hiện chưa tốt.Nhận thức về vấn đề bảo
vệ môi trường trong các trang trại còn hạn chế, chưa quan tâm đến
vấn đề bảo vệ môi trường đối với sự phát triển bền vững, còn coi
trọng, ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế và xem nhẹ yêu cầu bảo vệ
môi trường.
2.3.3. Nguyên nhân
- Nhận thức về vai trò của trang trại của các cấp, các ngành
chưa đầy đủ nên cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại
còn hạn chế, chưa đồng bộ. Công tác quản lý Nhà nước về phát triển
trang trại còn lỏng lẻo, nên trang trại phát triển tự phát, cầm chừng.
- Chưa có quy hoạch cụ thể để định hướng phát triển trang trại.
16
- Công tác quản lý đất đai của địa phương còn lỏng lẻo.
- Các trang trại chưa mạnh dạn đầu tư vốn để mở rộng quy
mô; còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
- Các trang trại đa số sản xuất quy mô nhỏ, chưa quen sản xuất
theo hợp đồng, không tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn, quy định
trong sản xuất hàng hóa, nên sản phẩm làm ra giá trị thấp, chưa ổn
định, việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các trang
trại còn hạn chế. Đa số các chủ trang trại còn thiếu hiểu biết về thị
trường. Chưa xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm.
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của chủ trang trại lẫn người
lao động làm việc trong các trang trại hạn chế nên khó tiếp cận
KHKT, hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại thấp. Cán bộ làm
công tác khuyến nông, khuyến lâm chưa phát huy hết vai trò trong
việc chuyển giao KHCN và hướng dẫn các chủ trang trại.
- Đa số hộ gia đình nặng tập quán sản xuất nhỏ, thiếu vốn,
mức độ đầu tư thâm canh, ứng dụng chuyển giao tiến bộ KHCN,
chất lượng giống cây trồng, vật nuôi chưa chú trọng đúng mức .
- Biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, thiên tai thường xuyên
xảy ra, tác động tiêu cực đến sản xuất, ảnh hướng lớn đến sinh
trưởng, phát triển, năng suất, sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi.
- Nguồn lực của địa phương còn hạn chế, chủ yếu phụ thuộc
vào ngân sách cấp trên nên chỉ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ
đời sống sinh hoạt của người dân nên chưa đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế trang trại.
- Ý thức chấp hành pháp luật, ý thức bảo vệ môi trường của
chủ trang trại và người lao động còn thấp. Chế tài, hệ thống pháp luật
về xử lý vi phạm pháp luật còn hạn chế nên các trang trại chưa chấp
hành pháp luật về bảo vệ môi trường.
17
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI
HUYỆN TIÊN PHƢỚC, TỈNH QUẢNG NAM THỜI GIAN TỚI
3.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP
3.1.1. Nhu cầu thị trƣờng đối với các sản phẩm của trang
trại: Xã hội ngày càng phát triển, vấn đề sức khỏe luôn được quan
tâm hàng đầu vì thế con người có nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch, an
toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm; đặc biệt là các sản phẩm hữu cơ ngày càng nhiều. Bên cạnh
đó, nhu cầu thụ hưởng dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ngày
càng cao. Vì mục tiêu của sản xuất là tạo ra lợi nhuận nên sản xuất
phải căn cứ vào nhu cầu thị trường để tạo ra lợi nhuận. Đây là điều
kiện thuận lợi để trang trại phát triển, sản xuất ngày càng nhiều hàng
hóa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
3.1.2. Tiềm năng, thế mạnh phát triển trang trại của huyện
Tiên Phƣớc: Huyện Tiên Phước có điều kiện tự nhiên, đất đai, thổ
nhưỡng, khí hậu phù hợp với phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang
trại. Tiềm năng đất đai của huyện rất lớn, hiện nay còn 247 ha đất
chưa sử dụng, phù hợp với làm vườn với nhiều loại cây ăn quả có giá
trị. Tài nguyên rừng phong phú, diện tích trồng mới hàng năm 3.000
ha, cây keo đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân. Bên cạnh
đó, nguồn lao động còn rất dồi dào, nhiều thanh niên có trình độ văn
hóa, trình độ khoa học kỹ thuật và có ý chí khởi nghiệp. Có vị trí
thuận lợi, đóng vai trò vùng động lực và trung tâm phát triển vùng
Tây của tỉnh Quảng Nam, là huyện được tỉnh chọn làm điểm phát
triển kinh tế vườn, trang trại, du lịch sinh thái làng quê mang đặc
trưng của vùng Trung du xứ Quảng.
18
3.1.3. Định hƣớng, mục tiêu phát triển nông nghiệp nói
chung và trang trại nói riêng của huyện Tiên Phƣớc
a. Định hướng phát triển: Thực hiện tái cơ cấu ngành nông
nghiệp; đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, cơ giới hóa
trong sản xuất nông nghiệp; tăng cường ứng dụng tiến bộ KHKT vào
giống cây trồng, con vật nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm. Triển khai dồn điền đổi thửa để mở rộng sản xuất tạo ra sản
phẩm hàng hóa lớn. Phát triển trang trại cả về số lượng, quy mô, giá
trị kinh tế,...để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế hộ. Phấn đấu tăng
giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp bình quân 5% giai đoạn 2019-2025
và 7% giai đoạn 2025-2030. Xây dựng huyện điểm về phát triển kinh
tế vườn, kinh tế trang trại của tỉnh Quảng Nam.
b. Mục tiêu phát triển: Nhân rộng mô hình trang trại, lấy mô
hình trang trại trồng trọt, đặc biệt là trồng các cây đặc sản của huyện
theo hướng xanh, sạch, đẹp, hiệu quả để làm trọng tâm về phát triển
kinh tế. Phát triển trang trại theo hướng trang trại sinh thái, gắn với
du lịch; phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Phấn đấu
đến năm 2020, huyện có 30 trang trại đạt tiêu chí và năm 2025 có 80
trang trại đạt tiêu chí; năm 2020, diện tích đất sử dụng để phát triển
trang trại là 50 ha và năm 2025 là 150 ha. Bình quân mỗi trang trại
được vay tối thiểu 100 triệu đồng để phát triển kinh tế. Tỷ lệ lao
động qua đào tạo ở các trang trại đạt 80%. Năm 2020, doanh thu
bình quân/năm của mỗi trang trại tăng 1,3-1,5 lần so với năm 2017;
lợi nhuận bình quân 400 triệu đồng/trang trại/năm.
3.1.4. Một số quan điểm có tính nguyên tắc cho xây dựng
giải pháp: Phát triển trang trại phải đặt trong mối quan hệ với các
loại hình kinh tế khác trong nông nghiệp, đặc biệt là kinh tế hộ. Phát
triển trang trại theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường và gắn với
19
du lịch sinh thái. Phát triển trang trại nhằm khai thác, phát huy hiệu
quả các nguồn lực của địa phương; thúc đẩy sản xuất phát triển; tăng
giá trị, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân, đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI HUYỆN TIÊN
PHƢỚC
3.2.1. Giải pháp phát triển số lƣợng trang trại: Tăng cường
công tác tuyên truyền, vận động các chủ trang trại và nông hộ để
nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, ý nghĩa của trang trại. Tăng
cường hướng dẫn, hỗ trợ các trang trại hoạt động và hoàn chỉnh các
hồ sơ, thủ tục để được công nhận trang trại đạt tiêu chí. Đề xuất các
cơ chế, chính sách hỗ trợ các trang trại đạt tiêu chí để khuyến khích
các trang trại mở rộng quy mô để đạt tiêu chí. Nâng cao chất lượng
công tác lập quy hoạch, kế hoạch phát triển trang trại để các trang
trại phát triển đúng định hướng, bền vững. Nhân rộng các mô hình
trang trại hiệu quả để phát triển số lượng các trang trại. Ngoài ra cần
phải quan tâm giữ vững, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
các trang trại hiện có.
3.2.2. Giải pháp gia tăng quy mô các trang trại: Phát triển
quy mô của trang trại tức là phát triển tổng hợp nguồn lực các yếu tố
sản xuất như mở rộng diện tích đất đai của trang trại, tăng quy mô
vốn đầu tư cho trang trại, tăng số lượng lao động làm việc trong
trang trại.Để phát triển quy mô của các trang trại cần phải có giải
pháp đẩy mạnh phát triển nguồn lực các yếu tố sản xuất.
a. Về đất đai, giải pháp tích tụ tập trung đất đai cho phát
triển trang trại: Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp với tình
hình thực tế của địa phương và tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế
20
trang trại. Công khai quỹ đất chưa sử dụng, quỹ đất có nhu cầu cho
thuê, quỹ đất có khả năng phát triển trang trại của địa phương. Thực
hiện giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho các chủ trang trại đủ điều kiện để các chủ trang trại an tâm sản
xuất và thuận lợi cho việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng từ các
ngân hàng để mở rộng sản xuất. Tăng cường thực hiện quản lý Nhà
nước về đất đai. Khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ về đất đai.
b. Về vốn, giải pháp về tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận
nguồn vốn đầu tư phát triển trang trại: Các chủ trang trại tự xoay
vòng vốn, thực hiện theo phương châm “lấy ngắn nuôi dài”. Chính
quyền tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các nguồn vốn tín dụng
từ các ngân hàng để phát triển kinh tế trang trại, đặc biệt là tiếp cận
các nguồn vốn vay lãi suất thấp. Nhà nước hỗ trợ một phần lãi suất
vay cho các chủ trang trại vay vốn để phát triển sản xuất. Thành lập
“Quỹ tín dụng nhân dân”, “Quỹ góp vốn quay vòng” để tạo thuận lợi
cho các hộ gia đình vay vốn phát triển kinh tế trang trại. Tạo điều
kiện cho các hộ gia đình tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ từ Trung
ương, địa phương và các chương trình, dự án phát triển kinh tế của
Chính phủ và các tổ chức Phi Chính phủ. Các chủ trang trại xây
dựng Phương án kinh doanh cụ thể và mạnh dạn bỏ vốn mở rộng sản
xuất kinh doanh của trang trại.
c. Về lao động, cần có giải pháp tạo nguồn lao động và nâng
cao trình độ lao động trong trang trại.: Thực tế giữa người lao động
và quy mô trang trại có mối quan hệ qua lại, trang trại sử dụng nhiều
lao động sẽ tăng quy mô trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_phat_trien_trang_trai_huyen_tien_phuoc_tinh.pdf