Luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản của pháp luật tố tụng hình sự
về thủ tục phê chuẩn của VKS đối với các quyết định của CQĐT cần có sự phê chuẩn của
VKS trong tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay, bao gồm: Các quy định của BLTTHS về các
quyết định tố tụng của CQĐT phải có sự phê chuẩn của VKS, quyền hạn và trách nhiệm của
CQĐT, VKS trong việc thực hiện thủ tục phê chuẩn này; tình hình thực hiện các quy định
này trong thực tiễn từ năm 2003 cho đến nay; trên cơ sở đó phát hiện ra những ƣu điểm và
hạn chế của pháp luật về thủ tục phê chuẩn của VKS đối với các quyết định của CQĐT trong
tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay cũng nhƣ những vƣớng mắc
trong việc thực hiện các quy định đó, trách nhiệm của các bên trong việc tháo gỡ các vƣớng
mắc; các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục phê chuẩn của VKS đối với các quyết định
của CQĐT trong tố tụng hình sự phải có sự phê chuẩn của VKS.
Luận văn có nghiên cứu, đánh giá và bình luận về các quy định của pháp luật tố tụng
hình sự một số quốc gia thuộc các hệ thống pháp luật điển hình trên thế giới về thủ tục phê
chuẩn đối với các quyết định tƣơng ứng.
Luận văn cũng có sử dụng nguồn dữ liệu thực tế là các số liệu về hoạt động phê chuẩn
của các VKS theo báo cáo của VKSND tối cao trong các năm 2005, 2006, 2007 là ba năm
thực hiện BLTTHS để phân tích, nghiên cứu. Năm 2005 cũng là năm đầu tiên VKSND sửa
đổi hệ thống các chỉ mục thống kê và triển khai công tác thống kê tội phạm, thống kê hình sự
theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 trên toàn bộ các VKSND khắp cả nƣớc.
6 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Phê chuẩn của Viện Kiểm sát Nhân dân đối với các quyết định của cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phê chuẩn của Viện Kiểm sát Nhân dân đối
với các quyết định của cơ quan điều tra trong
giai đoạn điều tra các vụ án hình sự theo quy
định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
Đào Thị Diệp
Khoa Luật
Luận văn ThS. ngành: Luật hình sự; Mã số: 60 38 40
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Đặng Quang Phƣơng
Năm bảo vệ: 2008
Abstract. Khái quát, hệ thống một số vấn đề chung về phê chuẩn trong tố tụng hình
sự trong lịch sử lập pháp Việt Nam. Phân tích các quy định về phê chuẩn của một số
quốc gia trên thế giới nhƣ: Mỹ, Pháp, Đức. Nghiên cứu các quy định của pháp luật
về phê chuẩn trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành và việc thực thi các quy định
đó. Từ đó chỉ ra những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế, thiếu sót trong tố tụng
hình sự và nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nêu các yêu cầu khách quan và xu
hƣớng đổi mới hoạt động phê chuẩn của VKSND. Đề ra một số các giải pháp về
nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và mối quan hệ giữa VKS và cơ quan điều tra, và các
giải pháp hoàn thiện các quy phạm pháp luật nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả
hoạt động phê chuẩn trong tố tụng hình sự Việt Nam.
Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật hình sự; Tố tụng hình sự; Viện Kiểm sát
Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS) ra đời đã đánh dấu một bƣớc tiến đáng
kể trong lịch sử công tác lập pháp nói chung và đặc biệt là trong lịch sử công tác xây dựng
pháp luật trong lĩnh vực tố tụng hình sự nói riêng. BLTTHS đã đƣợc sửa đổi một cách tƣơng
đối toàn diện Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 theo hƣớng tăng cƣờng trách nhiệm và quyền
hạn cho Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) đặc biệt là trong giai đoạn điều tra các vụ án hình
sự và cụ thể hoá các trách nhiệm và quyền hạn này một cách rõ nét hơn so với Bộ luật tố tụng
hình sự năm 1988. VKSND hay còn đƣợc gọi là Viện kiểm sát (VKS) vẫn giữ chức năng
kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết
các vụ án hình sự. Đồng thời, BLTTHS cũng đã quy định cụ thể hơn và chặt chẽ hơn về vai
trò của VKS trong việc phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra (CQĐT) trong tố tụng
hình sự đó là “... quyết định phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của CQĐT... trong
trƣờng hợp không phê chuẩn thì phải nêu rõ lý do”[điều 112; 4]. Chính sự cụ thể hoá này
cũng thể hiện rõ nét hơn trách nhiệm của VKS đối với các trƣờng hợp oan, sai trong tố tụng
hình sự đặc biệt là sau khi có Nghị quyết 388 của Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội 11 về bồi
thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị oan do ngƣời có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự
gây ra. Theo quy định tại các văn bản này, nếu phát sinh vấn đề oan, sai trong tố tụng hình sự
thì: đối với các quyết định tố tụng của CQĐT mà VKSND đã phê chuẩn thì trách nhiệm bồi
thƣờng oan, sai thuộc về VKSND và ngƣợc lại, các quyết định của CQĐT mà không đƣợc
VKSND phê chuẩn thì trách nhiệm bồi thƣờng oan, sai (nếu có) thuộc về CQĐT.
Quy định về việc VKS phê chuẩn một số quyết định của CQĐT trong giai đoạn điều
tra đã tạo ra một cơ chế vừa có sự phân định rõ ràng trách nhiệm, nhiệm vụ của CQĐT và
VKS vừa đảm bảo tính phối hợp, chế ƣớc giữa hai cơ quan này nhằm đảm bảo cho việc giải
quyết các vụ án hình sự đƣợc thực hiện đúng pháp luật.
Trải qua gần năm năm thực hiện BLTTHS, các quy định của Bộ luật này và các văn
bản hƣớng dẫn về thủ tục phê chuẩn và hoạt động phê chuẩn của VKSND đối với một số
quyết định của CQĐT vẫn còn những khó khăn, vƣớng mắc dẫn đến những ảnh hƣởng đáng
kể tới việc giải quyết các vụ án hình sự cả về mặt thời gian, tiến độ cũng nhƣ chất lƣợng. Mặc
dù các báo cáo sơ kết, tổng kết của các VKS, CQĐT thƣờng chƣa quan tâm một cách đúng
mức đến nội dung này, song trong công tác bồi thƣờng oan, sai trong tố tụng hình sự thì đây
lại là nội dung gây nhiều tranh cãi vì nhiều lý do trong đó có một lý do là hoạt động này có
liên quan đến việc xem xét xem cơ quan nào, chủ thể nào phải chịu trách nhiệm đối với
những oan, sai đó.
Bên cạnh đó, với sự ra đời của Nghị quyết số 48/NQ-TƢ ngày 24/5/2005 của Bộ
Chính trị về Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010,
định hƣớng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49/NQ-TƢ ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị Ban
chấp hành Trung ƣơng Đảng về Chiến lƣợc cải cách Tƣ pháp đến năm 2020, với mục đích
xây dựng một nhà nƣớc dân chủ, kỷ cƣơng, công bằng, nhiều vấn đề cũng đã đƣợc đặt ra với
các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực tƣ pháp. Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, một trong
những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng mà liên ngành tƣ pháp cần quan tâm đến đó là xem xét
rà soát lại các quy định của pháp luật tố tụng hình sự để tiến tới sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố
tụng hình sự một cách đồng bộ đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và thực hiện các chủ trƣơng
của Đảng và Nhà nƣớc về lĩnh vực này. Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ to lớn này, một trong
những hoạt động cần phải đƣợc tiến hành đó là xem xét, đánh giá những ƣu điểm, nhƣợc
điểm trong vấn đề phê chuẩn của VKS đối với các quyết định của CQĐT và làm rõ những
nguyên nhân của tình trạng này để có những điều chỉnh cho phù hợp trong lần sửa đổi tiếp
theo (hiện đang trong quá trình triển khai) theo chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về cải cách
hoạt động tƣ pháp trong thời gian tới.
Đó chính là các lý do để học viên chọn đề tài “Phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân
đối với các quyết định của Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự theo
quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp cao học Luật
chuyên ngành Luật hình sự tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Việc phê chuẩn của VKS đối với các quyết định phải có sự phê chuẩn của VKS của
CQĐT trong tố tụng hình sự là một chế định thể hiện sự chế ƣớc rõ nét trong mối quan hệ
giữa hai cơ quan này. Song cho tới thời điểm này, việc tổng kết, đánh giá các ƣu điểm, nhƣợc
điểm của các quy định về vấn đề này trong BLTTHS và các văn bản hƣớng dẫn cũng nhƣ các
vấn đề hạn chế, vƣớng mắc trong hoạt động thực tiễn vẫn chƣa đƣợc thực hiện trên phạm vi
toàn ngành kiểm sát nhân dân. Tuy nhiên, đây cũng là nội dung đƣợc Đảng, Chính phủ và đặc
biệt là lãnh đạo các cơ quan Nội chính quan tâm vì nó thể hiện rõ nét sự phân định trách
nhiệm giữa CQĐT và VKS trong việc giải quyết vụ án hình sự. Hiện vẫn chƣa có đề tài khoa
học nào chọn đây làm đối tƣợng nghiên cứu, số lƣợng bài viết đề cập đến nội dung này cũng
rất ít ỏi. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu đề tài này chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn
song đây là vấn đề cần đƣợc nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn.
3. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản của pháp luật tố tụng hình sự
về thủ tục phê chuẩn của VKS đối với các quyết định của CQĐT cần có sự phê chuẩn của
VKS trong tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay, bao gồm: Các quy định của BLTTHS về các
quyết định tố tụng của CQĐT phải có sự phê chuẩn của VKS, quyền hạn và trách nhiệm của
CQĐT, VKS trong việc thực hiện thủ tục phê chuẩn này; tình hình thực hiện các quy định
này trong thực tiễn từ năm 2003 cho đến nay; trên cơ sở đó phát hiện ra những ƣu điểm và
hạn chế của pháp luật về thủ tục phê chuẩn của VKS đối với các quyết định của CQĐT trong
tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay cũng nhƣ những vƣớng mắc
trong việc thực hiện các quy định đó, trách nhiệm của các bên trong việc tháo gỡ các vƣớng
mắc; các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục phê chuẩn của VKS đối với các quyết định
của CQĐT trong tố tụng hình sự phải có sự phê chuẩn của VKS.
Luận văn có nghiên cứu, đánh giá và bình luận về các quy định của pháp luật tố tụng
hình sự một số quốc gia thuộc các hệ thống pháp luật điển hình trên thế giới về thủ tục phê
chuẩn đối với các quyết định tƣơng ứng.
Luận văn cũng có sử dụng nguồn dữ liệu thực tế là các số liệu về hoạt động phê chuẩn
của các VKS theo báo cáo của VKSND tối cao trong các năm 2005, 2006, 2007 là ba năm
thực hiện BLTTHS để phân tích, nghiên cứu. Năm 2005 cũng là năm đầu tiên VKSND sửa
đổi hệ thống các chỉ mục thống kê và triển khai công tác thống kê tội phạm, thống kê hình sự
theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 trên toàn bộ các VKSND khắp cả nƣớc.
4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
4.1. Mục đích của luận văn
Mục đích của luận văn là góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và khảo sát, đánh giá
việc thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về thủ tục phê
chuẩn của VKSND đối với các quyết định của CQĐT trong giai đoạn điều tra các vụ án hình
sự, qua đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục phê chuẩn của VKSND
đối với các quyết định của CQĐT.
4.2. Nhiệm vụ của luận văn
Từ mục đích nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ:
- Khái quát, hệ thống lại một số vấn đề chung về phê chuẩn trong tố tụng hình sự
trong lịch sử lập pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phân tích các quy định
về phê chuẩn của một số quốc gia trên thế giới.
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật về phê chuẩn trong tố tụng hình sự Việt Nam
hiện hành và việc thực thi các quy định đó.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt
động phê chuẩn trong tố tụng hình sự Việt Nam.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về nhà nƣớc và
pháp luật, những quan điểm mang tính lý luận về nhà nƣớc và pháp luật trong các văn kiện
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu của triết học duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử mác xít, nhƣ: phƣơng pháp lịch sử cụ thể, phƣơng pháp kết hợp giữa lý luận
với thực tiễn, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, đặc biệt là phƣơng pháp trừu tƣợng khoa
học.
6. Điểm mới khoa học của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu tƣơng đối có hệ thống các quy định của pháp luật
tố tụng hình sự về thủ tục phê chuẩn của VKS đối với các quyết định của CQĐT trong giai
đoạn điều tra các vụ án hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và so sánh với các quy
định tƣơng ứng của pháp luật tố tụng hình sự một số quốc gia thuộc các hệ thống pháp luật
khác trên thế giới.
Luận văn cũng thống kê, hệ thống lại toàn bộ số lƣợng các quyết định đã đƣợc phê
chuẩn/không phê chuẩn của trong vòng ba năm 2005-2007 cũng nhƣ các vƣớng mắc, tồn tại
trong việc áp dụng các quy định này trong thực tế.
Thông qua việc đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy định về thủ tục này trong luật
tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay, luận văn cố gắng làm rõ phƣơng hƣớng xây dựng các quy
định về thủ tục này trong luật tố tụng hình sự phù hợp với thực tiễn Việt Nam một cách khoa
học, lô gic và hợp lý, phân công, phân cấp hợp lý giữa các cơ quan tiến hành tố tụng của Việt
Nam và đặc biệt là đáp ứng đƣợc những đòi hỏi cấp bách hiện nay của cải cách và nâng cao
hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong lĩnh vực tƣ pháp cũng nhƣ việc sửa đổi, bổ sung Bộ
luật tố tụng hình sự Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu
thành 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÊ CHUẨN TRONG TỐ TỤNG
HÌNH SỰ
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÊ CHUẨN CỦA VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN ĐỐI VỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA TRONG TỐ
TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG, HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG PHÊ CHUẨN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
References
TIẾNG VIỆT
1. Bộ luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999
2. Bộ luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005
3. Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1988
4. Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003
5. Nguyễn Văn Điệp (2005), Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong
tố tụng hình sư Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Luận án tiến sĩ luật học,
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội
6. Hiến pháp nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1946
7. Hiến pháp nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1959
8. Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980.
9. Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 sửa đổi năm
2001
10. Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội (1999), Giáo trình Luật tố tụng hình sự,
Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
11. Luật số 103/SL-L005 ngày 20/5/1957 về bảo đảm quyền tƣ do thân thể và quyền
bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thƣ tín của nhân dân
12. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân năm 2003.
13. Luật tổ chức Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt năm 2001
14. Luật Tổ chức Toà án nhân dân nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam các
năm 1960, 1981, 1992 và 2002
15. Luật Tổ chức VKSND nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam các năm
1960,1981, 1992, 2002
16. Khuất Văn Nga (Chủ biên) Biên niên sử ngành Kiếm sát nhân dân - Đề tài Khoa
học cấp Nhà nƣớc, VKSND tối cao năm 2006.
17. Nghị quyết số 08/NQ-TƯ ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ
trọng tâm của công tác tƣ pháp trong thời gian tới.
18. Nghị quyết số 388/NQ/UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Ủy ban Thƣờng vụ quốc
hội 11 về Bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị oan do ngƣời có thẩm quyền trong hoạt động tố
tụng hình sự gây ra.
19. Nghị quyết số 48/NQ-TƯ ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020.
20. Nghị quyết số 49/NQ-TƯ ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc cải cách
Tƣ pháp đến năm 2020
21. Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003 theo yêu cầu cải cách tư pháp - Kỷ yếu Đề tài Khoa học cấp Bộ - VKSND tối cao
(2008).
22. Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004
23. Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự ban hành
kèm Quyết định số 07/QĐ-VKSTC của VKSND tối cao ngày 02/01/2008
24. Quyết định số 41/QĐ-VKSTC ngày 02/3/2005 của VKSND tối cao về việc ký uỷ
quyền trong ngành kiểm sát
25. Sắc lệnh số 33c/SL ngày 13/9/1945 về việc thành lập các Toà án quân sự ở cả ba
miền Bắc, Trung, Nam.
26. Sắc lệnh số 37/SL ngày 26/9/1945 quy định thẩm quyền theo lãnh thổ của các Toà
án quân sự
27. Sắc lệnh số 13 ngày 24/1/1946 về tổ chức các Toà án và ngạch Thẩm phán;
28. Sắc lệnh số 23 ngày 21/2/1946 về thành lập Việt Nam công an vụ;
29. Sắc lệnh số 40 ngày 29/3/1946 quy định về ngƣời có thẩm quyền bắt, khám xét,
giam giữ
30. Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946 về ấn định thẩm quyền các Toà án và sự phân
công giữa các nhận viên trong Toà án
31. Sắc lệnh số 131 ngày 20/7/1946 về tổ chức Tƣ pháp công an
32. Sắc luật số 002/SL ngày 18/6/1957 về những trƣờng hợp phạm pháp quả tang và
những trƣờng hợp khẩn cấp
33. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội; Hoàng Thị Minh Sơn chủ biên H.: Tƣ pháp (2006)
Giáo trình Luật tố tụng hình sự
34. Tòa án nhân dân tối cao (1976), Tập hệ thống hóa luật lệ về tố tụng hình sự , Hà
Nội
35. Tạp chí Kiểm sát các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008
36. Tạp chí Luật học các năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008
37. Tạp chí Toà án các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008
38. Trịnh Văn Thanh (2000), Áp dụng biện pháp ngăn chặn trong điều tra vụ án hình
sự của lực lượng cảnh sát nhân dân, Luận án tiến sĩ luật học, Trƣờng Đại học Cảnh sát nhân
dân Hà Nội
39. Từ điển luật học, Nxb Từ điển bách khoa-Tƣ pháp 2006
40. Từ điển bách khoa Việt Nam (2003), Nxb Từ điển bách khoa.
41. VKSND tối cao (2005), Báo cáo tổng kết công tác ngành Kiểm sát nhân dân năm
2005
42. VKSND tối cao (2006), Báo cáo tổng kết công tác ngành Kiểm sát nhân dân năm
2006
43. VKSND tối cao (2007), Báo cáo tổng kết công tác ngành Kiểm sát nhân dân năm
2007
44. Viện ngôn ngữ học (1998), Từ điển Tiếng Việt - Nxb Đà Nẵng
TIẾNG ANH
45. European Criminal Procedures The first published in English by Cambridge
University Press (2002) Edited by Mireile Delmas Marty and J.R. Spencer
46. “Federal Criminal Code and Rules” of United State of America (2003), Thomson
West
47. “Guide to criminal prosecutions in the United States”, Website: ww.oas.org
48. John Hatchard, Barbara Huber and Richard Vogler, “Comparative Criminal
Procedure”, London (1996)
49. Jörg Martin Jehle (2005), “Criminal Justice in Germany”, Federal Ministry of
Justice – German (4th edition.)
50. Konrad Zweigert (1911-1996) and Hein Kötz, “Introduction to Comparative
Law” the Third revised Edition (1995), translated from the German by Tony Weir, Clarendon
Press, Oxford, USA (1997)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v_l0_01960_3606_2009478.pdf