Tóm tắt Luận văn Phổ biến giáo dục pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk

Phổ biến giáo dục pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc

UBND tỉnh phải đặt dưới sự lãnh đạo của các cơ quan đảng các cấp của tỉnh

PBGDPL phải bám sát đường lối, chính sách, định hướng của Đảng Cộng sản

Việt Nam. Do đó, hoạt động PBGDPL không thể nằm ngoài sự lãnh đạo của

Đảng. Đối với hoạt động PBGDPL của tỉnh nói chung và của cơ quan chuyên

môn thuộc UBND tỉnh nói riêng, cần có sự quan tâm, quyết liệt chỉ đạo của

Tỉnh ủy Đắk Lắk, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Đắk Lắk. Với tư cách là chủ

thể lãnh đạo, các tổ chức Đảng này cần có những nội dung, phương pháp,

cách thức nắm bắt, quán triệt, bảo đảm thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ

PBGDPL trên địa bàn tỉnh nói chung và của các cơ quan chuyên môn thuộc

UBND tỉnh nói riêng.

pdf29 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phổ biến giáo dục pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư. (3)Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật. (4)Thông qua công tác xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở. (5) Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở. (6) Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. (7) Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.Đặc biệt, theo quy định của Luật PBGDPL, kể từ năm 2013, Luật PBGDPL đã đưa ra một hình thức PBGDPL mới đó là quy định về việc tổ chức Ngày Pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 1.3.3 Phương pháp P PL Tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung PBGDPL cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh có thể sử dụng phương pháp phù hợp với từng nhóm đối tượng như: Phương pháp tuyên truyền, giải thích pháp luật; Phương pháp 11 thông tin pháp luật; Phương pháp nêu gương: “người tốt, việc tốt” điển hình về tôn trọng, thực hiện, bảo vệ pháp luật trong phạm vi đơn vị cấp tỉnh. .. 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động PBGDPL của các cơ quan chuyên môn thuộc U N tỉnh Đắk Lắk. 1.4.1 Yếu tố chính trị kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk Tỉnh Đắk Lắk với đặc thù là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống (theo thống kê tới thời điểm 2009, tỉnh Đắk Lắk có 47 dân tộc sinh sống). Dân số là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ sinh sống chiếm tỷ lệ cao (chiếm tỷ lệ 30% dân số tỉnh Đắk Lắk). Bên cạnh đó, ý thức chính trị của các chủ thể tham gia PBGDPL vẫn chưa cao, chưa tự giác, nên mức độ quan tâm, sâu sát các nội dung cụ thể về PBGDPL của tỉnh nói chung vẫn còn hạn chế về số lượng, tần suất. 1.4.2 Yếu tố chủ thể của hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật Đặc điểm cơ quan chuyên môn cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả PBGDPL của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk có đặc điểm là tham mưu, giúp cơ quan có thẩm quyền chung (UBND tỉnh Đắk Lắk) quản lý về một ngành, lĩnh vực nhất định, nên có sự thuận lợi nhất định trong thực hiện PBGDPL thuộc ngành, lĩnh vực quản lý. Tuy nhiên, khối lượng công việc chuyên môn là tương đối nhiều, nên người đứng đầu các cơ quan chuyên môn và cán bộ, công chức của các cơ quan này thông thường ít quan tâm đến PBGDPL. 1.4.3 Quy định của pháp luật về công tác PBGDPL 12 Mức độ hoàn thiện của hệ thống các văn bản QPPL chính là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả thực hiện PBGDPL của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk. Chính vì vậy, cơ quan quản lý cần quan tâm đến yếu tố pháp luật thông qua việc thường xuyên rà soát đánh giá các văn bản QPPL có liên quan để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp; thường xuyên quan tâm bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thực hiện PBGDPL của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. 12 Chương 2 THỰC TRẠNG PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỦA CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UỶ BAN TỈNH ĐẮK LẮK 2.1 Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Lắk Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có diện tích 13.125,37 km2, dân số toàn tỉnh tính đến năm 2012 đạt 1.796.666 người, mật độ dân số đạt hơn 137 người/km². Trong đó, dân số sống tại thành thị đạt 432.458 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.364.208 người. Dân số nam đạt 906.619 người, dân số nữ đạt 890.047 người. Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 47 dân tộc. Trong đó, người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng... chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh. 2.2 Khái quát hoạt động PBGDPL của tỉnh Đắk Lắk Trong 5 năm qua, công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên, cũng tồn tại nhiều hạn chế cần có biện pháp khắc phục như: Một số địa phương, cơ quan, tổ chức chưa nhận thức đầy đủ và đúng mức vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác PBGDPL; sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan thiếu chặt chẽ. Một số cán bộ làm công tác PBGDPL hoạt động thiếu nhiệt tình, chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình; hạn chế về trình độ pháp lý, phong tục tập quán và ngôn ngữ của đồng bào dân tộc. Nhiều cơ quan đơn vị, địa phương chưa tạo điều kiện 13 thuận lợi cho báo cáo viên, tuyên truyền viên khi làm nhiệm vụ. Kinh phí PBGDPL còn rất nhiều hạn chế, trong khi yêu cầu, nhiệm vụ công tác PBGDPL đặt ra trong tình hình hiện nay ngày càng cao. 2.3 Thực trạng PBGDPL của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk 2.3.1 Bố trí bộ phận, cán bộ thực hiện công tác PBDGPL Dưới góc độ tổ chức các bộ phận, bố trí cán bộ, thành lập cơ quan làm nhiệm vụ thực hiện công tác PBGDPL của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk đã được Sở Tư pháp Đắk Lắk - cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh Đắk Lắk 13 quản lý nhà nước về công tác PBGDPL triển khai thực hiện đầy đủ trên địa bàn tỉnh. 2.3.2 Tham mưu ban hành v n b n triển khai thực hiện công tác PBGDPL i) Tham mưu UBND tỉnh ban hành và chủ động ban hành văn bản triển khai thực hiện công tác PBGDPL ii) Tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện công tác PBGDPL Việc ban hành các văn bản triển khai công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015-2019 đã được Sở Tư pháp tham mưu cho UBND tỉnh, Hội đồng PHPBGDPL tỉnh Lắk tham mưu ban hành đầy đủ. Trên cơ sở đó, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk cũng đã chủ động ban hành đầy đủ, kịp thời, tạo cơ sở pháp lý, điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, địa phương, cán bộ thuộc tỉnh triển khai thực hiện. Tuy nhiên, tác giả cũng nhận thấy, các Kế hoạch PBGDPL, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác PBGDPL mới chỉ đề cập đến nội dung, biện pháp, khối lượng hoạt động PBGDPL, đề cập những định hướng chung cho tất cả các cơ quan, đơn vị, địa phương mà chưa có hướng dẫn cụ thể về nội dung, hình thức, phương pháp cho từng nhóm đối tượng phù hợp với phạm vi quản lý của từng ngành, địa 14 phương dẫn đến việc tổ chức triển khai thực hiện ở các cơ quan, địa phương còn thiếu đồng bộ, chưa định hướng các hoạt động PBGDPL phù hợp với từng nhóm đối tượng. 2.3.3 Kết qu thực hiện các nội dung, hình thức, phương pháp PBGDPL cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk i) Thực hiện thông qua hình thức PBGDPL trực tiếp: Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk đã thường xuyên sử dụng hình thức PBGDPL trực tiếp để tuyên truyền, phổ biến, các nội dung pháp luật mới ban hành, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về các quy định pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý cho đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan mình, ngành mình quản lý góp phần cập nhật các kiến thức pháp luật, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức, đồng thời, thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các lĩnh vực pháp luật liên quan mật thiết đến đời sống nhân dân ở cơ sở phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của tỉnh Đắk Lắk cho các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, tác giả cũng nhận 14 thấy nội dung phổ biến cò dàn trải theo chiều rộng, chưa phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, lĩnh vực, bám sát nhu cầu xã hội, có trọng tâm, trọng điểm, mới làm tốt việc phổ biến, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức mà còn ít tổ chức đến các tầng lớp nhân dân ở cơ sở do đặc thù là các cơ quan thuộc cấp tỉnh chỉ thực hiện chức năng tuyên tuyền cho đội ngũ cán bộ của cơ quan mình, các bộ, công chức cấp huyện và chỉ thực hiện phổ biến cho các tầng lớp nhân dân ở cơ sở trong một số hội nghị có đề án và kinh phí riêng. Mặt khác, việc tổ chức PBGDPL thông qua hình thức này có một số hạn chế là đòi hỏi kinh phí tổ chức lớn, chuẩn bị công phu, khó tập hợp được nhân dân tham gia đầy đủ. ii) Thông qua việc tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật Các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật do các cơ quan chuyên môn 15 thuộc UBND tỉnh tổ chức hoặc tham mưu tổ chức trong các năm qua là một hình thức PBGDPL rất sinh động, tính tương tác giữa các thí sinh và cổ động viên cao, là kênh thông tin hữu hiệu để phổ biến, tuyên truyền sâu rộng các quy định pháp luật, tạo được sức lan tỏa lớn trong đời sống xã hội, qua đó, tuyên truyền sâu rộng nhiều nội dung pháp luật vốn khô khan đến với người xem, giúp họ dễ nhớ, từ đó nâng cao hiệu quả tuyên truyền. Tuy nhiên, chỉ có một số ít các cơ quan tổ chức được hình thức này như Sở Tư pháp, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giao thông và Vận tải do việc tổ chức đòi hỏi sự chuẩn bị công phu, kinh phí tổ chức lớn, phải có đội ngũ cán bộ có am hiểu chuyên môn pháp luật lẫn nắm bắt được các nội dung pháp luật cần thiết, liên quan mật thiết đến đời sống của cán bộ và nhân dân để lồng ghép, đưa các nội dung pháp luật vào các câu hỏi, tình huống tại các cuộc thi, hội thi tạo nên không khí sôi nổi, hấp dẫn để phổ biến, tuyên truyền cho các tầng lớp cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. iii) Thông qua biên soạn, phát hành các loại tài liệu PBGDPL. PBGDPL thông qua việc biên soạn, in ấn và phát hành đã được các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk thực hiện thường xuyên, liên tục, góp phần tuyên truyền có hiệu quả, kịp thời các quy định pháp luật mới ban hành, các lĩnh vực pháp luật liên quan mật thiết đến đời sống nhân dân ở cơ sở cho các tầng lớp cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hạn chế của hình thức này là số lượng tài 15 liệu in ấn và cấp phát còn ít so với nhu cầu tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh do kinh phí chi cho hoạt động in ấn tài liệu đòi hỏi cao trong khi khả năng ngân sách của tỉnh Đắk Lắk chưa đáp ứng được. Mặt khác, trừ một số cơ quan lớn như Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tư pháp... đã quan tâm đến việc biên soạn tài liệu như tờ gấp, tờ rơi, bản tin để cấp phát, PBGDPL cho nhân dân trên địa bàn tỉnh, các cơ quan chuyên môn 16 thuộc UBND tỉnh khác mới chỉ tập trung in ấn, biên soạn tài liệu tập huấn kiến thức pháp luật cấp phát cho cán bộ, công chức của cơ quan mình mà chưa quan tâm đến việc biên soạn tài liệu cấp phát cho các tầng lớp nhân dân để tuyên truyền pháp luật. Đồng thời, việc biên soạn chỉ mới tập trung biên soạn bằng tiếng Việt chưa quan tâm đến việc dịch sang tiếng các đồng bào dân tộc thiểu số khác như: Ê đê, Mơ nông ... để phù hợp với các đối tượng tuyên truyền của tỉnh Đắk Lắk, là một tỉnh có đến gần 35% dân số là đông bào dân tộc thiểu số. iv) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Một hình thức PBGDPL mới được tỉnh tích cực tập trung triển khai thực hiện trong thời gian qua là việc tuyên truyền thông qua mạng Internet, trên website của các sở, ngành, thông qua báo, đài truyền hình, hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở.. Kết quả cho thấy, trong điều kiện công nghệ thông tin ngày càng phát triển, phần lớn người dân đều sử dụng Internet thì việc tuyên truyền pháp luật thông qua hình thức này đã mang lại hiệu quả khá cao, chi phí thấp và đảm bảo tính kịp thời. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy, đa số các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk chưa đội ngũ cán bộ chuyên trách quản lý các trang website nên chưa thường xuyên cập nhật, đăng, tải tin, bài PBGDPL trên các Trang thông tin điện tử, chất lượng các tin, bài, bố cục trình bày chưa chuyên nghiệp nên hạn chế đến hiệu quả tuyên truyền. Đa số các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk mới chỉ sử dụng Trang thông tin điện tử của mình để PBGDPL mà chưa chú trọng đến các phương tiện khác như báo chí, đài truyền hình, hệ thống loa truyền thành ở cơ sở... đặc biệt, tác giả cho rằng, đối với một tỉnh có địa bàn rộng, giao thông chưa thuận lợi, điều kiện dân trí, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn như tỉnh Đắk Lắk thì việc PBGPL qua hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở là hình thức PBGDPL có chi 16 phí thấp, hiệu quả 17 tuyên truyền cao do có ưu điểm là tiến hành được thường xuyên, liên tục, dễ tác động đến đối tượng tuyên truyền, song hình thức này mới chỉ được một số cơ quan mà chưa được các cơ quan chuyên môn khác quan tâm thực hiện. v) Thông qua việc tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 hàng năm Trong 05 năm qua, việc triển khai thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam theo quy định của Luật PBGDPL trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã tạo thêm bước phát triển mới trong việc nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL, đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân, công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. vi) Công tác PBGDPL cho đối tượng đặc thù Triển khai thực hiện quy định tại Mục 2 Chương II của Luật PBGDPL năm 2012 (nội dung, hình thức PBGDPL cho các đối tượng đặc thù), Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể ở tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện PBGDPL tới các đối tượng đặc thù cho phù hợp với từng đối tượng, địa bàn cụ thể. Trên cơ sở đó, các sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể ở tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động (Mở các lớp tuyên truyền miệng; lồng ghép trong các buổi sinh hoạt, họp; tổ chức hội nghị, cuộc thi, hội thi; hái hoa dân chủ..) tuyên truyền, phổ biến kịp thời các quy định của pháp luật hiện hành liên quan (Pháp luật về bình đẳng giới; phòng, chống bạo lực gia đình; hôn nhân và gia đình; dân tộc, tôn giáo, trách nhiệm tham gia bảo vệ, giữ gìn an ninh, quốc phòng, biên giới, chủ quyền quốc gia; đất đai, tài nguyên, khoáng sản; phòng, chống ma túy; lao động; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; công đoàn; hình sự, thi hành án hình sự, xử lý vi phạm hành chính; chế độ, chính sách của người khuyết tật...) 18 đến các đối tượng là người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người lao động trong các doanh nghiệp; người khuyết tật; người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại 17 xã, phường, thị trấn, người bị phạt tù được hưởng án treo và nạn nhân bạo lực gia đình, nhằm giúp họ nắm bắt kịp thời, thực hiện đúng các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 2.4 Đánh giá chung về hoạt động P PL của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk 2.4.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân 2.4.1.1. Những thành tựu, kết qu đạt được Trong 05 năm, hoạt động PBGDPL của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk đã đạt được nhiều thành tựu, kết quả, thể hiện trên các phương diện sau: i) Những kết quả đạt được từ phía chủ thể thực hiện Thứ nhất, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk đã bố trí đầy đủ cán bộ, bộ máy để thực hiện công tác PBGDPL. Thứ hai, các các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đã tổ chức triển khai đồng bộ, có kết quả các nhiệm vụ được giao. Sở Tư pháp đã làm tốt chức năng là cơ quan giúp UBND tỉnh, Hội đồng phối hợp PBGDPL của tỉnh Đắk Lắk quản lý nhà nước về công tác PBGDPL. Thứ ba, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đã thể hiện được vai trò “nòng cốt” trong việc thực hiện công tác PBGDPL ở cấp tỉnh Thứ tư, về nội dung PBGDPL, đã lựa chọn được những nội dung pháp luật cơ bản phù hợp với đối tượng là cán bộ, nhân dân trên địa bàn tỉnh. Thứ năm, về hình thức PBGDPL đã được tiến hành một cách linh hoạt, 19 đa dạng, phong phú. Thứ sáu, về đối tượng PBGDPL, bên cạnh việc quan tâm PBGDPL cho đối tượng là cán bộ, công chức thuộc cơ quan, ngành mình quản lý đã tích cực tổ chức PBGDL cho các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh và các đối tượng đặc thù theo quy định của Luật PBGDPL. ii) Những kết quả đạt được từ phía đối tượng tiếp nhận PBGDPL Việc PBGDPL của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đã góp phần cập nhật kiến thức pháp luật, nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cho cán bộ của thuộc cơ quan mình, ngành mình quản lý; đồng thời, cung cấp các kiến thức pháp luật cần thiết liên quan mật thiết đến đời sống hàng ngày cho các tầng lớp nhân dân, qua đó, nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật, ý 18 thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. 2.4.1.2. Nguyên nhân của những thành tựu, kết qu đạt được Thứ nhất, Tỉnh ủy Đắk Lắk luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát hoạt động PBGDPL cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Thứ hai, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, chủ động, tích cực bố trí đầy đủ cán bộ, bộ máy thực hiện công tác PBGDPL, thể hiện được vai trò “nòng cốt” trong hoạt động PBGDPL trên địa bàn tỉnh. Thứ ba, đội ngũ báo cáo viên pháp luật của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh đã tích cực, nhiệt tình trong thực hiện công tác. Thứ tư, cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh cơ bản nhận thức được vai trò của kiến thức pháp luật nên chủ động, tích cực tham dự các hoạt động phổ biến pháp luật. 2.4.2. Những hạn chế bất cập và nguyên nhân 2.4.2.1. Những hạn chế, bất cập 20 Thứ nhất, về việc tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ thực hiện công tác PBGDPL: Việc tổ chức bộ phận làm “đầu mối” theo dõi công tác PBGDPL ở các cơ quan chuyên môn là không thống nhất gây khó khăn cho việc theo dõi, giảm hiệu quả công tác quản lý. Thứ hai, việc tham mưu ban hành văn bản triển khai thực hiện, chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện công tác PBGDPL: Mới chỉ đề cập những định hướng chung cho tất cả các cơ quan, đơn vị, địa phương mà chưa có hướng dẫn cụ thể về nội dung, hình thức, phương pháp cho từng nhóm đối tượng phù hợp với phạm vi quản lý của từng ngành, địa phương dẫn đến việc tổ chức triển khai thực hiện ở các cơ quan, địa phương còn thiếu đồng bộ, chưa tạo các hoạt động PBGDPL phù hợp với từng nhóm đối tượng. Thứ ba, về việc PBGDPL cho các đối tượng tiếp nhận: việc PBGDPL cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của các sở, ngành đã thực hiện tương đối tốt, tuy nhiên, việc PBGDPL cho các tầng lớp nhân dân nhân dân trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế, bất cập, số lượng hoạt động thực hiện còn ít, chưa được tiến hành liên tục, thường xuyên, chủ yếu được tổ chức mỗi khi có văn bản pháp luật mới cần được tuyên truyền, phổ biến, chủ yếu “phổ biến cái mình 19 có”, chưa quan tâm “phổ biến cái cán bộ và nhân dân đang cần”. Thứ tư, về nội dung PBGDPL còn bộc lộ những hạn chế, bất cập sau đây: Một là, nội dung phổ biến pháp luật cho cán bộ mới chỉ quan tâm đến việc cập nhận các kiến thức pháp luật mới ban hành mà chưa quan tâm đến các kiến thức pháp luật chuyên sâu, các vấn đề pháp luật còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo cần phải được tập huấn, giải đáp hướng dẫn để thống nhất nhận thức, tạo thuận lợi trong quá trình giải quyết công việc trong thực tế. Hai là, nội dung PBGDPL cho nhân dân còn mang tính bề nổi, chưa đạt 21 được bề rộng và độ sâu kiến thức pháp luật cần thiết, phù hợp với từng nhóm đối tượng. Ba là, kiến thức pháp luật còn nghèo nàn mới chỉ dừng lại ở việc truyền đạt những nội dung pháp luật mà mình có, chưa hướng tới trang bị những nội dung pháp luật mà đối tượng cần Bốn là, nội dung phổ biến pháp luật cho cán bộ và nhân dân ở tỉnh Đắk Lắk còn thiên về lý thuyết, chủ yếu giới thiệu các quy định pháp luật, chưa gắn với các sự kiện, tình huống pháp luật thực tiễn, chưa chú trọng trang bị kỹ năng vận dụng kiến thức pháp luật vào thực tiễn đời sống. Thứ năm, về hình thức PBGDPL còn bộc lộ những hạn chế, bất cập sau đây: Một là, các cơ quan chuyên thuộc UBND tỉnh chỉ mới tập trung vào hình thức PBGDPL trực tiếp, còn chậm đổi mới việc sử dụng các hình thức PBGDPL thông qua trang web, mạng xã hội, để nâng cao hiệu quả hoạt động. Chưa xác định được hình thức phổ biến pháp luật chủ yếu, phù hợp với những nội dung, đối tượng cụ thể để có biện pháp triển khai thực hiện; Hai là, các các cơ quan chuyên thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk chưa quan tâm tới việc phân loại, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về việc thực hiện các hình thức phổ biến pháp luật cho các đối tượng. Thứ sáu, về phương pháp PBGDPL: Trong hoạt động PBGDPL cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, phương pháp tương tác hai chiều theo kiểu thảo luận, tranh luận, nêu các sự kiện pháp luật thực tế... còn ít được vận dụng. Thứ bảy, việc xác định mục tiêu, đánh giá hiệu quả mang lại của công tác PBGDPL: Chưa được các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh quan tâm, trong hoạt động PBGDPL của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, việc xác định mục tiêu, hiệu quả đạt được chưa được các chủ thể phổ 22 biến pháp luật đặt ra một cách nghiêm túc. Thứ 20 tám, kinh phí bố trí cho công tác PBGDPL chưa đáp ứng được nhu cầu Thứ chín, công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc: 2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập Những hạn chế, bất cập trong công tác PBGDPL của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có thể do nhiều nguyên nhân; trong đó, theo tác giả có 5 nguyên nhân chính: i) Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, nhận thức về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng về công tác PBGDPL của một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh chưa thực sự đầy đủ và đúng đắn, cơ chế hoạt động của Hội đồng PBGDPL chưa thực sự hiệu quả dẫn đến sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan thiếu chặt chẽ. Thứ hai, Sở Tư pháp và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đôi lúc chưa làm tốt vai trò hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra giúp UBND tỉnh, Hội đồng PHPBGDPL tỉnh, HĐND tỉnh theo dõi các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, các địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc các kế hoạch, chương trình, đề án PBGDPL Thứ ba, đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL chủ yếu là kiêm nhiệm, một bộ phận thiếu nhiệt tình, thiếu tính chủ động, chưa làm tốt vai trò tham mưu về công tác PBGDPL, hạn chế về trình độ pháp lý, phong tục tập quán và ngôn ngữ của đồng bào dân tộc dẫn đến việc thực hiện còn mang tính hình thức, đối phó, chất lượng thấp. Thứ tư, một bộ phận cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chưa chủ động, quan tâm đến việc tìm hiểu kiến thức pháp luật. Mặc khác, trình độ dân trí của nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk với 80% dân số sống 23 bằng nghề nông nghiệp, hơn 30 % là đồng bào DTTS nên về cơ bản thu nhập vẫn còn thấp, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên nhu cầu quan tâm đến phát triển kinh tế, lo chuyện ăn mặc, học hành, chữa bệnh vẫn là nhu cầu cấp thiết và nhu cầu tìm hiểu, cập nhật kiến thức pháp luật vẫn là nhu cầu thứ yếu nên đây cũng là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế, bất cập của hoạt động này. Thứ năm, kinh phí chi cho công tác PBGDPL chưa thực sự được UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh quan tâm, tạo điều kiện để bảo đảm cho hoạt động PBGDPL tại các cơ quan, đơn vị, địa phương của tỉnh. Tuy nhiên, do còn thiếu sự quan tâm, sự nhận thức 21 chưa đầy đủ về tầm quan trọng của công tác này cộng với đặc thù là một tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách như tỉnh Đắk Lắk nên việc bố trí kinh phí cho hoạt động PBGDPL chưa đáp ứng được so với nhu cầu nên đã ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các hoạt động PBGDPL, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này. ii) Nguyên nhân khách quan - Thứ nhất, công tác PBGDPL là một hoạt động khó định lượng về hiệu quả mang lại đối với đời sống kinh tế-xã hội, mặt khác, hệ thống kiến thức pháp luật rất rộng lớn, liên quan đến mọi quan hệ đời sống kinh tế xã hội và với điều kinh kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và đặc thù của tỉnh Đắk Lắk nói riêng hiện nay, do trình độ dân trí còn thấp, đới sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên việc nhận thức, quan tâm về công tác PBGDPL còn chưa đồng đều, đầy đủ ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả của công tác này. - Thứ hai, các quy định của Luật PBGDPL và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa thật cụ thể, rõ ràng để xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh trong việc PBGDPL 24 - Thứ ba, nhiều quy định của Luật PBGDPL và văn bản hướng dẫn thi hành mang tính hướng dẫn, khuyến khích mà chưa có nhiều quy định mang tính chế tài để ràng buộc trách nhiệm trong triển khai thực hiện. - Thứ tư, chưa có hệ thống tiêu chí đánh giá về hiệu quả công tác PBGDPL 22 Chương 3 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỦA CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND TỈNH ĐẮK LẮK 3.1. Quan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_pho_bien_giao_duc_phap_luat_cua_co_quan_chu.pdf
Tài liệu liên quan