Tóm tắt Luận văn Phương thức bảo tồn, phát huy và truyền bá các di sản văn hóa phi vật thể âm nhạc của đài tiếng nói Việt Nam

ua khảo sát các đề tài khoa học tại Đài TNVN và các luận văn tại thư viện của khoa

Báo chí-truyền thông- Trường Đại học Xã hội và Nhân văn, thì luận văn “Phương thức bảo tồn,

phát huy và truyền bá các di sản văn hoá phi vật thể âm nhạc của Đài TNVN” đề cập đến các

phương thức bảo tồn, phát huy và truyền bá các di sản văn hoá phi vật thể âm nhạc dân tộc của

Đài TNVN là đề tài mới. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ kế thừa thành quả của một số

đề tài khoa học viết về chủ đề khác nhưng có thông tin liên quan đến luận văn như:

- Tạ Mai Anh (2009), trong đề tài khoa học “Phương hướng và giải pháp góp phần nâng

cao chất lượng âm nhạc truyền thống các dân tộc Việt nam” đã đưa ra được một số khái niệm về

âm nhạc dân tộc cổ truyền và sự biến đổi của nó; thực trạng chất lượng âm nhạc dân tộc cổ

truyền qua qua góc độ của các nhà nghiên cứu và khảo sát một số cơ quan chuyên môn như:

Viện âm nhạc Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt nam, Nhà xuất bản Âm nhạc, chương trình

“Âm nhạc Dân tộc cổ truyền” của Đài Truyền hình Việt Nam, chương trình “Dân ca và nhạc cổ

truyền” của Đài TNVN và một số phương hướng giải quyết nâng cao chất lượng âm nhạc dân tộc

cổ truyền Việt Nam. Qua đề tài này, chúng tôi có thể tiếp thu một số khái niệm về âm nhạc cổ

truyền Việt Nam và sự biến đổi của nó, số liệu khảo sát về âm nhạc dân tộc tại hệ Âm nhạc

Thông tin Giải trí VOV3, hệ Phát thanh Dân tộc và hệ Phát thanh Đối ngoại và số liệu khảo sát

tại phòng công nghệ lưu trữ âm thanh Đài năm 2009.

pdf6 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Phương thức bảo tồn, phát huy và truyền bá các di sản văn hóa phi vật thể âm nhạc của đài tiếng nói Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương thức bảo tồn, phát huy và truyền bá các di sản văn hóa phi vật thể âm nhạc của đài tiếng nói Việt Nam Nguyễn Quang Vinh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Báo chí học; Mã số: 60 32 01 01 Người hướng dẫn: TS. Trần Bá Dung Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Báo chí học; Di sản văn hóa; Đài tiếng nói Việt Nam; Phương tiện truyền thông Content 1. Lý do chọn đề tài Từ bao đời nay, các di sản văn hoá phi vật thể âm nhạc của Việt Nam luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống của người dân. Nó luôn gắn bó với cuộc đời của con người từ lúc lọt lòng mẹ đến khi từ giã cõi đời. Tuổi ấu thơ, chúng ta đã được nuôi dưỡng bởi những lời ru ngọt ngào, trìu mến, đầy tình yêu thương của bà, mẹ, cha và chị, được hát những điệu hát đồng dao vui vẻ. Lớn lên, chúng ta tham gia các cuộc hát giao duyên để tìm bạn đời trong các ngày lễ hội đình làng ở địa phương, hát ghẹo, hát ví v.v Đến khi từ giã cõi đời, linh hồn chúng ta lại được âm nhạc tang ma đưa về với tổ tiên. Không chỉ gắn bó với cuộc đời của mỗi con người, âm nhạc dân gian còn có tính thực hành xã hội cao. Đó là những điệu hò lao động khoẻ mạnh, các điệu hát chèo thuyền rộn ràng, mạnh mẽ; các làn điệu ví phường cấy, phường vải ngân nga, ngọt ngào; các làn điệu hát ru à ơi, êm ái đưa trẻ nhỏ vào giấc ngủ ngon lành; các điệu hô bài chòi gắn với chò trơi tổ tôm đầu xuân; những bài hát có nội dung gắn với công việc buôn bán; những bài dân ca có nội dung về nông nghiệp v.v Ngoài ra, chúng ta còn thấy rất nhiều loại hình âm nhạc gắn với tín ngưỡng như: hát chầu văn gắn với tín ngưỡng tứ phủ, âm nhạc Phật giáo phục vụ các nghi lễ của đạo Phật, hát then gắn với tín ngưỡng thờ Giàng (trời) của người Tày, Nùng, Thái cũng như các loại hình sân khấu đặc trưng của ba miền như: sân khấu chèo ở miền Bắc, sân khấu tuồng ở miền Trung và sân khấu cải lương ở Nam Bộ. Trong quá trình phát triển, đã có thời kỳ, nhiều di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam phải đứng trước nguy cơ bị mai một do định kiến của xã hội. Đó là vào những thập kỷ 60, 70, 80 của thế kỷ 20, khi ca trù bị coi là nghệ thuật suy đồi do những suy nghĩ sai lạc gắn với hát cô đầu trong thời kỳ Pháp thuộc, nghệ thuật tuồng thì bị gắn với chủ nghĩa phong kiến, hát chầu văn thì bị coi là mê tín di đoan và cấm trình diễn trong thời gian dài v.v... Nhiều năm qua, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành TƯ5 khoá 8 của Đảng về văn hoá “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” và “Pháp lệnh về tín ngưỡng tôn giáo” năm 2004, có không ít loại hình dân ca và nhạc cổ truyền Việt Nam đã được phục hồi, bảo tồn và phát huy, trong đó, một số loại hình đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại như: Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên và Nhã nhạc cung đình Việt Nam, 2 kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại; Dân ca Quan họ Bắc Ninh, nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam Bộ, 2 di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại; hát Xoan Phú thọ và hát Ca trù, 2 di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hoá, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và mạng internet đã kết nối Việt Nam với thế giới, cuộc sống vật chất của người dân ngày càng được cải thiện, đời sống văn hoá nghệ thuật trở nên phong phú hơn, có nhiều sự lựa chọn hơn do sự du nhập của nhiều loại hình nghệ thuật nước ngoài vào Việt nam. Tuy nhiên, quá trình hội nhập quốc tế cũng đặt ra nhiều thách thức trong việc bảo tồn, phát huy và truyền bá di sản văn hoá phi vật thể âm nhạc của Việt Nam. Thách thức đầu tiên là việc giới trẻ ít chú ý đến âm nhạc dân tộc Việt Nam mà quan tâm nhiều đến các giá trị âm nhạc của nước ngoài như: phong trào K-pop, nhạc Trung quốc, nhạc Nhật bản; nhạc pop, rock, hiphop, jazz của Mỹ, Châu âu v.v Thách thức thứ hai là sự thay đổi của xã hội. Khoa học kỹ thuật phát triển, thuyền chạy máy ra đời đã thay thế các thuyền chèo bằng tay. Do vậy, các bài hát chèo thuyền dường như đã mất tính thực hành xã hội, dần biến mất trên các chuyến đò dọc ngang trên sông; những làn điệu dân ca gắn với công việc trồng lúa nước đã không còn tính thực hành xã hội nữa khi cộng đồng chuyển sang trồng cây công nghiệp; thách thức thứ 3 là sự thay đổi từ tôn giáo bản địa sang đạo Tin lành (tôn giáo không tích hợp với giá trị văn hoá bản địa) ở một số điạ phương ở Tây Nguyên cũng làm mất đi di sản văn hoá phi vật thể; thách thức thứ 4 là các nghệ nhân dân gian đang nắm các di sản văn hoá phi vật thể nhiều người đã già yếu hoặc qua đời đã khiến cho di sản đứng trước nguy cơ mai một v.v... Nói đến việc bảo tồn, phát huy và truyền bá các giá trị văn hoá phi vật thể âm nhạc trong đời sống cộng đồng, chúng ta không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của báo chí- truyền thông trong đó có Đài TNVN trong công việc này. Đây là kênh thông tin chính, hiệu quả để truyền bá, tôn vinh và bảo tồn các di sản văn hoá phi vật thể âm nhạc của Việt Nam ở trong và ngoài nước. Xuất phát từ tính cấp thiết của công việc bảo tồn, phát huy và truyền bá các di sản văn hoá phi vật thể của dân tộc trong thời kỳ hội nhập hiện nay, luận văn “Phương thức bảo tồn, phát huy và truyền bá các di sản văn hoá phi vật thể âm nhạc của Đài TNVN” sẽ phân tích, đánh giá các phương thức bảo tồn, phát huy và truyền bá di sản văn hoá phi vật thể âm nhạc dân tộc, còn gọi là âm nhạc dân gian hay dân ca và nhạc cổ truyền của Việt Nam tại Đài TNVN. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Qua khảo sát các đề tài khoa học tại Đài TNVN và các luận văn tại thư viện của khoa Báo chí-truyền thông- Trường Đại học Xã hội và Nhân văn, thì luận văn “Phương thức bảo tồn, phát huy và truyền bá các di sản văn hoá phi vật thể âm nhạc của Đài TNVN” đề cập đến các phương thức bảo tồn, phát huy và truyền bá các di sản văn hoá phi vật thể âm nhạc dân tộc của Đài TNVN là đề tài mới. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ kế thừa thành quả của một số đề tài khoa học viết về chủ đề khác nhưng có thông tin liên quan đến luận văn như: - Tạ Mai Anh (2009), trong đề tài khoa học “Phương hướng và giải pháp góp phần nâng cao chất lượng âm nhạc truyền thống các dân tộc Việt nam” đã đưa ra được một số khái niệm về âm nhạc dân tộc cổ truyền và sự biến đổi của nó; thực trạng chất lượng âm nhạc dân tộc cổ truyền qua qua góc độ của các nhà nghiên cứu và khảo sát một số cơ quan chuyên môn như: Viện âm nhạc Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt nam, Nhà xuất bản Âm nhạc, chương trình “Âm nhạc Dân tộc cổ truyền” của Đài Truyền hình Việt Nam, chương trình “Dân ca và nhạc cổ truyền” của Đài TNVN và một số phương hướng giải quyết nâng cao chất lượng âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam. Qua đề tài này, chúng tôi có thể tiếp thu một số khái niệm về âm nhạc cổ truyền Việt Nam và sự biến đổi của nó, số liệu khảo sát về âm nhạc dân tộc tại hệ Âm nhạc Thông tin Giải trí VOV3, hệ Phát thanh Dân tộc và hệ Phát thanh Đối ngoại và số liệu khảo sát tại phòng công nghệ lưu trữ âm thanh Đài năm 2009. - Phan Tuyết Minh (2003), trong đề tài khoa học “Một số giải pháp để bổ xung và phát triển kho lưu trữ dân ca, dân nhạc của Đài TNVN” đã đề cập đến vai trò của dân ca dân nhạc trong đời sống xã hội và trên làn sóng phát thanh; thực trạng kho băng Đài TNVN-mảng dân ca và nhạc cổ truyền, đưa ra một số giải pháp bổ xung phát triển dân ca dân nhạc. Qua luận văn này, chúng tôi có thể kế thừa một số quan điểm về vai trò của dân ca, dân nhạc trên làn sóng phát thanh và một số kết quả khảo sát kho băng lưu trữ của Đài năm 2003. - Thạc sĩ Trang Công Tiến (2007), trong đề tài khoa học “Nâng cao chất lượng các chương trình trên hệ “Âm nhạc Thông tin Giải trí” VOV3 có đề cập một cách khái quát vai trò của âm nhạc trong xã hội Việt Nam từ xưa đến nay; thực trạng chương trình âm nhạc trên hệ Âm nhạc Thông tin Giải trí VOV3 của Đài TNVN và đưa ra một số định hướng đề xuất và giải pháp. Ở đề tài này, chúng tôi tiếp thu được một số thông tin về dân ca và âm nhạc cổ truyền trên hệ Âm nhạc Thông tin Giải trí VOV3 Đài TNVN. - Đỗ Hồng Quân (2005), trong đề tài khoa học “Hệ thống hóa dân ca dân nhạc” đề cập đến việc hệ thống hoá dân ca dân nhạc tại hệ Âm nhạc Thông tin Giải trí VOV3 của Đài TNVN. -Sách viết về các di sản văn hoá phi vật thể âm nhạc của Việt Nam, sách nghiên cứu về báo chí-truyền thông, giáo trình giảng dạy của các giảng viên trong trường, tham luận của một số đại biểu tại các hội thảo khoa học bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể âm nhạc cũng như những thông tin mới cập nhật về công việc bảo tồn phát huy và truyền bá di sản văn hóa phi vật thể, qua đó sẽ có góc nhìn tổng quan, những nhận xét chính xác về các phương thức bảo tồn, phát huy và truyền bá các di sản văn hoá phi vật thể âm nhạc ở Đài TNVN. 3-Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý luận về việc bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể, khảo sát hiện trạng việc bảo tồn, phát huy và truyền bá các di sản văn hóa phi vật thể âm nhạc tại Đài TNVN, luận văn sẽ phân tích các phương thức của Đài TNVN trong việc bảo tồn, phát huy và truyền bá các di sản văn hoá phi vật thể âm nhạc Việt Nam, chỉ ra những thành công, hạn chế cần khắc phục và đưa ra một số giải pháp, gợi ý để làm công việc này tốt hơn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn sẽ trình bày một cách có hệ thống các phương thức bảo tồn, phát huy và truyền bá các di sản văn hóa phi vật thể âm nhạc của Đài TNVN, làm rõ quan điểm của Đảng CSVN, tư tưởng Hồ chí Minh, công ước Quốc tế của UNESCO, luật pháp Việt Nam cũng như vai trò của báo chí-truyền thông trong công việc này. Luận văn khảo sát việc bảo tồn, phát huy và truyền bá di sản văn hóa phi vật thể âm nhạc tại phòng công nghệ lưu trữ âm thanh của Đài TNVN; trên 4 loại hình báo chí của Đài TNVN là: phát thanh: hệ VOV1, hệ VOV2, hệ VOV3, hệ VOV4, hệ VOV5; báo trực tuyến VOV; báo in: Báo tiếng nói Việt Nam; báo hình: VOVTV và Nhà hát Đài TNVN. Qua đó, luận văn sẽ phân tích, so sánh, đánh giá, chỉ ra những điểm mạnh, điểm hạn chế và đưa ra những đề xuất, gợi ý để việc bảo tồn, phát huy và truyền bá các di sản văn hoá phi vật thể âm nhạc tại Đài TNVN được tốt hơn. 4- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng Đối tượng nghiên cứu là các phương thức bảo tồn, phát huy và truyền bá di sản văn hoá phi vật thể âm nhạc của Đài TNVN. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là phòng công nghệ lưu trữ âm thanh của Đài TNVN, Nhà hát Đài TNVN, Thư viện Đài TNVN và các sản phẩm báo chí có liên quan đến việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể âm nhạc ở 4 loại hình báo chí của Đài TNVN là: phát thanh: hệ VOV1, hệ VOV2, hệ VOV3, hệ VOV4, hệ VOV5, báo trực tuyến VOV, báo in Đài TNVN, truyền hình VOVTV trong thời gian 2 năm (từ tháng 5 năm 2012 đến tháng 5 năm 2014). 5- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận Để nghiên cứu đề tài này, tác giả đã vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử ; tư tưởng Hồ chí Minh về văn hóa nghệ thuật; đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng CSVN; cơ sở pháp lý về công việc bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, luật di sản văn hóa, các văn bản dưới luật di sản văn hóa; vai trò của báo chí-truyền thông với việc bảo tồn và truyền bá các giá trị văn hóa phi vật thể âm nhạc; cơ sở lý luận về âm nhạc dân tộc học Việt Nam. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp, công cụ sau: -Phương pháp khảo sát, thống kê, so sánh, tổng hợp: Để đọc, phân loại, phân tích, so sánh, tổng hợp đánh giá kết quả các phương thức bảo tồn, phát huy và truyền bá di sản văn hóa phi vật thể âm nhạc của Đài TNVN. -Phương pháp phân tích: Thực hiện tại phòng công nghệ lưu trữ âm thanh của Đài TNVN; trên 4 loại hình báo chí của Đài TNVN là: phát thanh: hệ VOV1, hệ VOV2, hệ VOV3, hệ VOV4, hệ VOV5; báo trực tuyến VOV; báo in: Báo tiếng nói Việt Nam; báo hình: VOVTV và tại Nhà hát Đài TNVN để tìm ra những đặc điểm về hình thức và nội dung của các phương thức bảo tồn, phát huy và truyền bá di sản văn hóa phi vật thể âm nhạc của Đài TNVN. - Dùng phương pháp sơ đồ tư duy (Mind mapping) nhằm ghi nhớ chi tiết, tổng hợp và phân tích vấn đề một cách logic và đa chiều. 6-Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống quan điểm của Đảng CSVN về văn hóa và nghệ thuật, tư tưởng Hồ chí Minh về âm nhạc dân tộc, “Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể” của UNESCO, các bản Hiến pháp, luật “Di sản văn hóa” và các văn bản dưới luật về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, vai trò của báo chí-truyền thông, đặc biệt là các phương thức bảo tồn, phát huy và truyền bá di sản văn hóa phi vật thể âm nhạc Việt Nam của Đài TNVN, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công việc này tại Đài TNVN. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả việc bảo tồn, phát huy và truyền bá di sản văn hóa phi vật thể âm nhạc Việt Nam của Đài TNVN được đề xuất trong luận văn sẽ góp phần tham mưu cho lãnh đạo Đài có những quyết định, điều chỉnh cần thiết để thực hiện tốt hơn công việc này tại Đài TNVN. Luận văn sẽ là tư liệu hữu ích cho phóng viên, biên tập viên đang hoạt động nghiệp vụ về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật ở các Đài phát thanh, báo in, báo trực tuyến, báo hình, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc học, báo chí học và làm tư liệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên tại các trường đào tạo báo chí trong cả nước, cũng như những ai quan tâm đến đề tài này. 7- Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn có ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc bảo tồn, phát huy và truyền bá di sản văn hoá phi vật thể âm nhạc Việt Nam. Chương 2: Thực trạng các phương thức bảo tồn, phát huy và truyền bá di sản văn hoá phi vật thể âm nhạc của Đài TNVN. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả việc bảo tồn, phát huy và truyền bá di sản văn hóa phi vật thể âm nhạc tại Đài TNVN. References 1- Đào Duy Anh (2012). “Văn hóa Việt Nam sử cương”, nxb Hồng Đức. 2- Tạ Mai Anh (2009). Đề tài khoa học “Phương hướng và giải pháp góp phần nâng cao chất lượng âm nhạc truyền thống” 3- Barbara Minto (2010). “Nguyên lý Kim tự tháp Minto”, nxb tổng hợp thành phố Hồ chí Minh, năm 2010. 4- Trần Văn Bính (2004). Nghị quyết trung ương 5 khóa VIII về văn hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn. 5- PGS-TS Đặng Việt Bích. “Tìm hiểu văn hóa Việt Nam”, nxb Thông tin Hà nội. 6- PGS-TS Nguyễn Văn Dững (2012). “Cơ sở lý luận báo chí”, nxb Lao động. 7- Trương Cộng Hòa (2005). Đề tài “Giải pháp tổ chức hoạt động của Trung tâm tin Đài TNVN” 8- Dương Bích Hà (1999). “Lý Huế”, nxb âm nhạc. 9- Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1980, Hà Nam Ninh: Ty Văn hóa và Thông tin Hà Nam Ninh, năm 1981. 10- Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, nxb Tư pháp, năm 2005. 11- Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, nxb Hồng Đức, năm 2014. 12- Hội đồng biên soạn (2012). Tuyển tập “Dân ca xứ Nghệ”, nxb Nghệ An. 13- Lê Toàn Hùng (1978). “Dân ca Tây Nguyên”, nxb Văn hóa Hà nội. 14- Đặng Hoành Loan, Phạm Minh Hương, Hồ Hồng Dung (2006). “Đặc khảo ca trù Việt Nam” nxb Viện âm nhạc. 15- Đinh Văn Hường (2005). Tin, trong sách “Thể loại báo chí”, phần I, tập thể tác giả khoa báo chí-Trường Đại học Khoa Xã hội và Nhân văn-ĐHQG Hà nội, nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ chí Minh. 16- Phan Khanh (1995). “Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam”, nxb Văn hóa thông tin. 17- GS.TS Trần Văn Khê (2004). “Du ngoạn trong âm nhạc truyền thống Việt Nam”, nxb Trẻ. 18- Phạm Phúc Minh (1994). “Tìm hiểu dân ca Việt nam”, nxb Âm nhạc Hà nội. 19- Phan Tuyết Minh (2006). Đề tài khoa học “Một số giải pháp để bổ xung và phát triển kho lưu trữ dân ca Đài TNVN”. 20- Tú Ngọc (1994). Dân ca người Việt, nxb âm nhạc. 21- Tú Ngọc (1997). “Hát xoan, dân ca nghi lễ phong tục”, nxb Âm nhạc. 22- Tú Ngọc. Phỏng vấn tại Đài TNVN về “Bác Hồ với âm nhạc dân tộc”. 23- Nguyễn Thị Thuý Lan (2009). Đề tài khoa học “Nâng cao chất lượng các chuyên mục giới thiệu văn hoá Việt nam”. 24- Luật di sản văn hóa năm 2001, sửa đổi, bổ xung năm 2009 và văn bản hướng dẫn thi hành, nxb Chính trị Quốc gia, năm 2011. 25- Luật báo chí, nxb Pháp lý, năm 1990. 26- Trần Hữu Pháp (1996). “Nhạc cổ truyền Huế”, nxb Thuận Hóa. 27- Đỗ Hồng Quân (2005). Đề tài khoa học “Hệ thống hóa dân ca dân nhạc” . 28- “60 năm đài TNVN”, Hà nội năm 2005. 29- Dương Xuân Sơn (2012). Giáo trình “Lý luận báo chí-truyền thông”, nxb Giáo dục. 30- Sửa đổi, bổ xung một số điều luật báo chí, nxb Chính trị Quốc gia, năm 1999. 31- Tạp chí Di sản văn hoá số số 1(42), năm 2013. 32- Tham luận của một số nhà nghiên cứu âm nhạc trong các hội thảo bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể âm nhạc của Việt Nam. 33- Hồng Thao (2011). “300 bài dân ca Quan Họ”, nxb Viện Âm nhạc. 34- Hồng Thao (1997). Âm nhạc dân tộc Mông, nxb Văn hóa dân tộc 35- PGS-TS Trần Ngọc Thêm (1996). “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, nxb TP. Hồ Chí Minh. 36- Trang Công Tiến (2007). Đề tài khoa học “nâng cao chất lương các chương trình âm nhạc trên hệ VOV3". 37- Đoàn Thị Trung (2006). Đề tài khoa học “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hệ VOV5”. 38- Tô Vũ (2012). “Âm nhạc Việt Nam truyền thống và hiện đại”, nxb Viện Âm nhạc. 39- Trần Quốc Vượng (2003). “Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm”, nxb Văn học, năm 2003. 40- GS-PTS Nguyễn Như Ý (1998). Đại từ điển tiếng Việt, nxb văn hoá thông tin. 41- 42- 43- 44- 45- http:// www.vov.vn 46- át_lượn 47- nghe-tinh 48-

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfy_phuong_thuc_bao_ton_phat_huy_va_truyen_ba_cac_di_san_van_hoa_phi_vat_the_am_nhac_cua_dai_tieng_noi.pdf
Tài liệu liên quan