Tóm tắt Luận văn Phương trình hàm Cauchy cộng tính

Định nghĩa 1.1.6. Cho S là một tập hợp các số thực và cho B là tập

con của S. Khi đó, B được gọi là cơ sở Hamel trong S nếu mỗi phần tử

của S là một tổ hợp tuyến tính hữu tỷ hữu hạn duy nhất của B.

Nếu tập hợp S là một tập hợp con của tập các số thực R thì sử dụng

tiên đề chọn, người ta có thể chỉ ra rằng cơ sở Hamel B trong R tồn tại.

Chứng minh phần này nằm ngoài phạm vi của luận văn này.

Có một liên kết chặt chẽ giữa hàm số cộng tính và cơ sở Hamel. Đưa

ra nột hàm số cộng tính đó là điều kiện đủ để cho ra giá trị riêng của

nó trong cơ sở Hamel và những giá trị này có thể tùy ý cho trước. Đây

là nội dung của hai định lý tiếp theo

pdf26 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 1780 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phương trình hàm Cauchy cộng tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng 1MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết phương trình hàm là một trong những lĩnh vực nghiên cứu quan trọng của Giải tích toán học và được các nhà toán học đặc biệt quan tâm. Phương trình hàm bao gồm rất nhiều dạng, một trong số các dạng đó là phương trình hàm Cauchy hiện đang được đông đảo giáo viên dạy chuyên và học sinh năng khiếu toán quan tâm, bởi sự xuất hiện của phương trình hàm Cauchy trong các đề thi rất nhiều. Trong các kì thi về toán với qui mô rộng lớn dành cho học sinh khối Trung học phổ thông chuyên toán nói chung và học sinh năng khiếu toán nói riêng như kì thi học sinh giỏi toán, Olympic toán quốc gia và quốc tế, Olympic toán khu vực,. . . thường gặp các dạng toán khác nhau có liên quan đến chủ đề phương trình hàm Cauchy. Hiện nay, có rất nhiều cuốn sách viết về phương trình hàm Cauchy của nhiều tác giả khác nhau. Tuy nhiên việc nghiên cứu về phương trình hàm Cauchy và ứng dụng của nó là điều không thừa. Để tăng thêm nguồn tài liệu tham khảo cho đội ngũ giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi toán và những học sinh có năng khiếu toán.Tôi cố gắng nghiên cứu thêm về chuyên đề này. Đề thi học sinh giỏi toán từ cấp Trung học phổ thông trở lên nào cũng có một bài toán khó để thử thách trí tuệ các thí sinh. Và những bài toán khó đó thường rơi vào phương trình hàm. Bởi vì để giải được bài toán dạng này thì ngoài việc cần nắm lý thuyết cơ sở còn phải có nhiều kĩ năng về cách giải quyết các dạng của phương trình hàm Cauchy. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên của phương trình hàm Cauchy và ứng dụng của nó, chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu luận văn với tên: “PHƯƠNG TRÌNH HÀM CAUCHY CỘNG TÍNH”. 22. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm nghiên cứu phương trình hàm Cauchy cộng tính. Hệ thống một số bài toán có thể giải được bằng phương trình hàm Cauchy cộng tính. Định hướng cho học sinh cách vận dụng phương trình hàm Cauchy cộng tính vào việc giải và tìm nghiệm các lớp bài toán về phương trình hàm có liên quan. Một số điểm cố gắng đưa vào trong luận văn là - Một số định nghĩa liên quan đến phương trình hàm Cauchy cộng tính, chứng minh chặt chẽ các định lý liên quan. - Làm rõ tính hiệu quả của phương trình hàm Cauchy cộng tính, đi sâu một số bài toán cụ thể. - Đưa nhiều bài tập cụ thể để làm nỗi bật tính hiệu quả, tính nhanh chóng của phương trình hàm Cauchy cộng tính. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương trình hàm Cauchy cộng tính. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các phương trình hàm Cauchy cộng tính và các phương trình hàm Cauchy khác. Hệ thống các bài toán liên quan. 4. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập các bài báo khoa học và tài liệu của các tác giả nghiên cứu liên quan đến phương trình hàm Cauchy cộng tính và các phương trình hàm Cauchy khác. - Tham gia các buổi seminar hàng tuần để trao đổi các kết quả đang nghiên cứu. 3- Thu tập các đề bài toán trong các cuộc thi có liên quan đến phương trình hàm Cauchy cộng tính, giải các bài toán đó nếu chưa có lời giải tham khảo. 5. Bố cục của đề tài Luận văn gồm phần mở đầu, hai chương, kết luận và phụ lục. Chương 1: Kiến thức chuẩn bị. Chương 2: Ứng dụng của phương trình hàm Cauchy cộng tính. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Luận văn đã tham khảo một số tài liệu khoa học tiếng Việt và tiếng Anh về phương trình hàm Cauchy cộng tính. Hiện tại trong và ngoài nước đã có các công trình nghiên cứu về phương trình hàm Cauchy nói chung và phương trình hàm Cauchy cộng tính nói riêng. Tuy nhiên các công trình khoa học vẫn chưa tổng hợp được nhiều các ứng dụng của phương trình hàm Cauchy cộng tính. Vì vậy việc nghiên cứu, tổng hợp các ứng dụng của phương trình hàm Cauchy cộng tính một cách rõ ràng, hệ thống và cụ thể là cần thiết. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp người học toán dễ dàng hơn trong việc hình dung tính hữu ích trong việc dạy về chuyên đề phương trình hàm nói chung và phương trình hàm Cauchy cộng tính nói riêng. 4CHƯƠNG 1 KIẾN THỨC CHUẨN BỊ 1.1. PHƯƠNG TRÌNH HÀM CAUCHY CỘNG TÍNH 1.1.1. Các phương trình hàm Phương trình hàm là những phương trình mà ẩn là các hàm số. Một vài ví dụ về phương trình hàm là: Tìm hàm số f thỏa mãn các phương trình sau a, f (x+ y) = f (x)+ f (y), ∀x,y ∈ R. b, f (x+ y) = f (x) f (y), ∀x,y ∈ R. c, f (xy) = f (x)+ f (y), ∀x,y ∈ R. d, f (x+ y)+ f (x− y) = 2 f (x) f (y), ∀x,y ∈ R. e, f (x+ y)+ f (x− y) = 2 f (x) f (y), ∀x,y ∈ R. Phạm vi của phương trình hàm bao gồm các phương trình vi phân, các phương trình khác và phương trình lặp, phương trình tích phân. Trong luận văn này sẽ không bao gồm hết các chủ đề trên. Phương trình hàm là một phạm vi của toán học đã có hơn 260 năm và hơn 5000 bài viết được xuất bản trong lĩnh vực này. Phương trình hàm xuất hiện trong các tài liệu cùng lúc với lý thuyết hàm số hiện đại. Năm 1747 và 1750, D’Alembert đã công bố ba bài báo, đó là những bài viết đầu tiên về phương trình hàm (xem Acze’l (1966)). Phương trình hàm được nghiên cứu bởi D’Alembert (1747), Euler (1768), Poisson (1804), Cauchy (1821), Abel (1823), Darbou (1875) và nhiều nhà toán học khác. Hilbert (1902) đã đề nghị kết nối với vấn đề thứ 5 của ông rằng các lý thuyết của phương trình vi phân cung cấp các kĩ thuật tinh gọn và có hiệu quả để giải quyết các vấn đề về phương trình hàm. Thúc đẩy bởi lời đề nghị của Hilbert nhiều 5nhà nghiên cứu về phương trình hàm đã có hướng giải khác nhau về phương trình hàm mà không có bất kì giả định nào được giải thích. Nổ lực này đã đưa ra lý thuyết hiện đại của phương trình hàm. Lý thuyết của phương trình hàm là một trong những lĩnh vực của toán học hiện đại, và nó đã phát triển rất mạnh trong sáu thập kỉ qua. Để giải một phương trình hàm nghĩa là tìm tất cả hàm số thỏa mãn phương trình hàm đó. Để có được nghiệm của phương trình hàm thường phải giới hạn cụ thể (như là khả tích, bị chặn, liên tục, khả vi hoặc đơn điệu) về ẩn hàm. 1.1.2. Nghiệm của phương trình hàm Cauchy cộng tính Định nghĩa 1.1.1.Một hàm số f :R→R được gọi là hàm số cộng tính nếu nó thỏa mãn phương trình hàm Cauchy cộng tính f (x+ y) = f (x)+ f (y) với mọi x,y ∈ R . Định nghĩa 1.1.2.Một hàm số f :R→R được gọi là hàm số tuyến tính nếu và chỉ nếu nó có dạng: f (x) = cx với mọi x ∈ R, trong đó c là một hằng số tùy ý. Định lý 1.1.1. (xem [5]) Cho hàm số f : R→ R là một hàm liên tục thỏa mãn phương trình hàm Cauchy cộng tính (1.1) thì f là tuyến tính, nghĩa là f (x) = cx trong đó c là một hằng số tùy ý. Định nghĩa 1.1.3.Một hàm số f : R→ R được gọi là khả tích địa phương nếu và chỉ nếu nó khả tích trên mỗi khoảng hữu hạn. Định nghĩa 1.1.4. Một hàm số f : R→ R được gọi là thuần nhất hữu tỷ nếu và chỉ nếu f (rx) = r. f (x), ∀x ∈ R, ∀r ∈Q (1.1) trong đó Q là tập số thực hữu tỷ. Với định nghĩa này, ta có định lý sau 6Định lý 1.1.2. (xem [5]) Cho hàm số f : R→ R là nghiệm của phương trình Cauchy cộng tính. Khi đó, f là thuần nhất hữu tỷ. Ngoài ra, f tuyến tính trong tập số hữu tỷ Q. Định lý 1.1.3. (xem [5]) Cho f là nghiệm của phương trình hàm Cauchy cộng tính (1.1). Nếu f liên tục tại một điểm thì f liên tục tại mọi điểm. Ta biết rằng tất cả nghiệm khả tích địa phương của phương trình hàm Cauchy cộng tính cũng là tuyến tính. Ta đưa ra một chứng minh ngắn này bằng cách sử dụng một tham số được cung cấp bởi Shapiro (1973). Giả sử f là một nghiệm khả tích địa phương của phương trình Cauchy cộng tính. Do f (x+ y) = f (x)+ f (y) thỏa mãn với mọi x và y trong R. Từ điều này và sử dụng điều kiện khả tích địa phương của f , ta được y. f (x) = y∫ 0 f (x)dz vì y∫ 0 f (x)dz= f (x).z ∣∣∣∣∣ y0 = y. f (x)−0= y. f (x). Do đó y. f (x) = y∫ 0 [ f (x+z)− f (z)]dz = y∫ 0 f (x+ z)dz− y∫ 0 f (z)dz vì f (x+ z) = f (x)+ f (z) ⇒ f (x) = f (x+ z)− f (z). Đặt u= x+ z, ta được y. f (x) = x+y∫ x f (u)d(u)− y∫ 0 f (z)dz = x+y∫ 0 f (u)d(u)+ 0∫ x f (u)d(u)− y∫ 0 f (z)dz = x+y∫ 0 f (u)d(u)− x∫ 0 f (u)d(u)− y∫ 0 f (z)dz. 7Bên phải của đẳng thức không thay đổi khi hoán đổi x và y. Do đó, ta suy ra rằng y. f (x) = x. f (y), ∀x,y ∈ R. Khi đó, cho x 6= 0, ta được f (x) x = c trong đó c là một hằng số tùy ý. Điều này có nghĩa là f (x) = cx, ∀x ∈ R\{0}. Cho x= 0 và y= 0 ở (1.1), ta nhận được f (0) = 0. Cùng với điều này và những điều nêu ở trên ta kết luận rằng f là hàm tuyến tính trong R. Định lý 1.1.4. (Xem [5]) Cho f là một nghiệm của phương trình hàm Cauchy cộng tính (1.1). Nếu f liên tục tại một điểm thì f tuyến tính, nghĩa là f (x) = cx, ∀x ∈ R. 1.1.3. Nghiệm không liên tục của phương trình hàmCauchy cộng tính Định nghĩa 1.1.5. Đồ thị của hàm số f : R→ R là tập hợp G = {(x;y)/x ∈ R, y= f (x)}. Nó là tập con của mặt phẳng tọa độ R2. ) Định lý 1.1.5. (xem [5]) Đồ thị của mỗi nghiệm không tuyến tính f : R→ R của phương trình Cauchy cộng tính trù mật khắp nơi trong mặt phẳng R2. Định nghĩa 1.1.6. Cho S là một tập hợp các số thực và cho B là tập con của S. Khi đó, B được gọi là cơ sở Hamel trong S nếu mỗi phần tử của S là một tổ hợp tuyến tính hữu tỷ hữu hạn duy nhất của B. Nếu tập hợp S là một tập hợp con của tập các số thực R thì sử dụng tiên đề chọn, người ta có thể chỉ ra rằng cơ sở Hamel B trong R tồn tại. Chứng minh phần này nằm ngoài phạm vi của luận văn này. Có một liên kết chặt chẽ giữa hàm số cộng tính và cơ sở Hamel. Đưa ra nột hàm số cộng tính đó là điều kiện đủ để cho ra giá trị riêng của 8nó trong cơ sở Hamel và những giá trị này có thể tùy ý cho trước. Đây là nội dung của hai định lý tiếp theo Định lý 1.1.6. (xem [5]) Cho B là một cơ sở Hamel trong R. Nếu hai hàm cộng tính có cùng giá trị tại mỗi phần tử của B thì chúng bằng nhau. Định lý 1.1.7. (Xem[5]) Cho B là một cơ sở Hamel trong R. Cho g : B→ R là một hàm số tùy ý xác định trên B thì tồn tại hàm số cộng tính f : R→ R sao cho f (b) = g(b) với mỗi b ∈ B. 1.1.4. Tiêu chuẩn khác cho tính tuyến tính Định lý 1.1.8. (Xem [5]) Nếu một hàm số cộng tính thực f bị chặn từ một phía hoặc đơn điệu thì nó tuyến tính. Định lý 1.1.9. (xem[5]) Nếu một hàm cộng tính thực f bị chặn trên đoạn [a,b] thì f tuyến tính. Nghĩa là tồn tại một hằng số c sao cho f (x) = cx, ∀x ∈ R. Định nghĩa 1.1.7. Hàm số f được gọi là hàm nhân tính nếu và chỉ nếu f (xy) = f (x) f (y) với mọi x, y. Định lý 1.1.10. (xem [5]) Nếu hàm cộng tính f cũng là hàm nhân tính thì nó tuyến tính. 1.1.5. Những hàm cộng tính trên mặt phẳng phức Định nghĩa 1.1.8. Hệ số phức C là tập hợp của các cặp số thực có thứ tự (x,y) với phép cộng và phép nhân được xác định bởi (x,y)+(u,v) = (x+u,y+ v), ∀x, y, u, v ∈ R (x,y).(u,v) = (xu− yv,xv+ yu), ∀x, y, u, v ∈ R. Định lý 1.1.11. (xem [5]) Nếu f : C→ C là hàm cộng tính thì tồn 9tại các hàm cộng tính fk j : R→ R (k, j = 1,2) sao cho f (z) = f11(Rez)+ f12(Imz)+ i f21(Rez)+ i f22(Imz). Định lý 1.1.12. (xem [5]) Nếu hàm số f : C→ C là một hàm cộng tính liên tục thì tồn tại hằng số phức c1 và c2 sao cho f (z) = c1z+ c2z (1.2) trong đó z biểu thị số phức liên hợp của z. Định nghĩa 1.1.9.Một hàm số f :C→C được gọi là giải tích nếu và chỉ nếu f khả vi trên C. Định lý 1.1.13. (Xem [5]) Nếu hàm số f :C→C là một hàm cộng tính giải tích thì tồn tại hằng số phức c sao cho f (z) = cz, nghĩa là f tuyến tính. 1.2. PHƯƠNG TRÌNH HÀM CAUCHY KHÁC 1.2.1. Nghiệm của phương trình Cauchy lũy thừa Định lý 1.2.1. (xem [5]) Nếu phương trình hàm (1.14), nghĩa là f (x+y) = f (x) f (y), ∀x, y ∈R nghiệm đúng với mọi số thực x và y thì nghiệm tổng quát của (1.14) được cho bởi f (x) = eA(x) và f (x) = 0, ∀x ∈ R (1.3) trong đó A :R→R là một hàm cộng tính và e là cơ số Logarit Napier. Hệ quả 1.2.1.Nếu phương trình hàm (1.14) là f (x+y)= f (x). f (y) thỏa mãn với mọi số thực x và y thì nghiệm liên tục thông thường của (1.14) được cho bởi f (x) = ecx và f (x) = 0, ∀x ∈ R (1.4) 10 trong đó c là một hằng số thực tùy ý. Định nghĩa 1.2.1.Một hàm số f : R→ R được gọi là một hàm số mũ thực nếu nó thỏa mãn f (x+ y) = f (x). f (y),∀x,y ∈ R. Cho n là một số nguyên dương. Giả sử phương trình hàm f (x+ y+nxy) = f (x) f (y) (1.5) nghiệm đúng với mọi số thực x> −1 n và y> −1 n . Khi n→ 0, phương trình hàm (1.21) dẫn đến phương trình hàm Cauchy mũ. Phương trình này được nghiên cứu bởi Thielman (1949). Định lý 1.2.2. (Xem [5]) Mỗi nghiệm f của phương trình hàm (1.21) nghiệm đúng với mọi số thực x> −1 n và y> −1 n thì có dạng f (x) = 0 hoặc f (x) = eA(ln(1+nx)) (1.6) trong đó A : R→ R là một hàm cộng tính và e là cơ số của Logarit Napier. Hệ quả 1.2.2.Mỗi nghiệm liên tục f của phương trình hàm (1.21) thỏa mãn với mọi số thực x> −1 n và y> −1 n thì có dạng f (x) = 0 hoặc f (x) = (1+nx)k (1.7) trong đó k là một hằng số tùy ý. 1.2.2. Nghiệm của phương trình Cauchy Logarit Bây giờ chúng ta xét đến phương trình hàm Cauchy thứ hai (1.15). Đây là phương trình được biết đến với tên gọi phương trình Cauchy Logarit. Định lý 1.2.3. Nếu phương trình hàm (1.15), nghĩa là f (xy) = f (x)+ f (y), ∀x,y ∈R\{0} thì nghiệm tổng quát của (1.15) được cho 11 bởi f (x) = A(ln |x|), ∀x ∈ R\{0} (1.8) trong đó A là hàm cộng tính. Chứng minh: Trước hết đặt x= t và y= t vào (1.15), ta được f (t2) = 2. f (t). Tương tự đặt x=−t và y=−t vào (1.15), ta được f (t2) = 2. f (−t). Do đó ta thấy rằng f (t) = f (−t), ∀t ∈ R\{0} . (1.9) Tiếp theo giả sử phương trình hàm (1.15) chứa mọi x > 0 và y > 0 . Đặt x= es và y= et . (1.10) Vì thế ta được s= lnx và t = lny. (1.11) Đặt (1.31) vào (1.15) ta suy ra f (es+t) = f (es)+ f (et). Định nghĩa A(s) = f (es) (1.12) và sử dụng phương trình cuối ta có A(s+ t) = A(s)+A(t), ∀s, t ∈ R. Từ (1.33) ta có f (x) = A(lnx), ∀x ∈ R+. (1.13) Từ f (t) = f (−t), ta thấy rằng nghiệm tổng quát của (1.15) là f (x) = A(ln |x|), ∀x ∈ R\{0} . Chứng minh được hoàn thành. Những hệ quả sau đây là kết quả của định lý (1.2.3) 12 Hệu quả 1.2.3. Nghiệm tổng quát của phương trình hàm (1.15), nghĩa là phương trình f (xy) = f (x)+ f (y), ∀x,y ∈ R+ được cho bởi f (x) = A(lnx) (1.14) trong đó A : R→ R là hàm cộng tính. Hệ quả 1.2.4. Nghiệm tổng quát của phương trình hàm (1.15) chứa mọi ∀x,y ∈ R được cho bởi f (x) = 0, ∀x ∈ R. (1.15) Chứng minh: Thay y = 0 vào (1.15) ta được f (0) = f (x)+ f (0) và do đó ta có khẳng định nghiệm. Hệ quả 1.2.5. Nghiệm tổng quát liên tục của phương trình hàm (1.15), nghĩa là phương trình f (xy) = f (x) + f (y), ∀x,y ∈ R\{0} được cho bởi f (x) = c. ln |x| , ∀x ∈ R\{0} (1.16) trong đó c là hằng số thực tùy ý. Định nghĩa 1.2.2. Hàm số f : R+ → R được gọi là hàm Logarit nếu nó thỏa mãn phương trình f (xy) = f (x)+ f (y), ∀x,y ∈ R+. 1.2.3. Nghiệm của phương trình Cauchy nhân tính Bây giờ chúng ta xét phương trình Cauchy cuối cùng (1.16). Đây là phương trình phức tạp nhất trong ba phương trình được xem xét trong chương này. Trong định lý sau ta cần khái niệm về hàm Signum (hàm 13 dấu). Hàm Signum được định nghĩa là sgn(x) =  1 x> 0 0 nếu x= 0 −1 x< 0. (1.17) Định lý 1.2.4. (Xem [5]) Nghiệm tổng quát của phương trình hàm nhân tính (1.16), nghĩa là phương trình f (xy) = f (x). f (y), ∀x,y ∈ R được cho bởi f (x) = 0 (1.18) f (x) = 1 (1.19) f (x) = eA(ln|x|). |sgn(x)| (1.20) f (x) = eA(ln|x|).sgn(x) (1.21) trong đó A : R→ R là một hàm cộng tính và e là cơ số của Logarit Napier. Chứng minh: Cho x = 0 = y vào (1.16), ta được f (0).[1 - f (0)] = 0 và do đó [ f (0) = 0 f (0) = 1. (1.22) Tương tự, thay thế x= 1= y vào (1.16), ta được f (1).[1 - f (1)] = 0 và do đó [ f (1) = 0 f (1) = 1. (1.23) Cho x là một số thực dương, nghĩa là x> 0 thì từ (1.16) đưa đến f (x) = f ( √ x)2 > 0. (1.24) Giả sử tồn tại x0 ∈ R, x0 6= 0 sao cho f (x0) = 0. Cho x ∈ R là một số thực tùy ý. Từ (1.16) ta có 14 f (x) = f (x0. xx0 ) = f (x0). f ( x x0 ) = 0, ∀x ∈ R và ta được nghiệm (1.39). Giả sử rằng f (x) 6= 0, ∀x ∈ R\{0}. Từ (1.43) ta có một trong hai trường hợp f (0) = 0 hoặc f (0) = 1. Nếu f (0) = 1 thì đặt y= 0 vào (1.16), ta được f (0) = f (x). f (0). Suy ra f (x) = 1, ∀x ∈ R. Như vậy, ta có khẳng định nghiệm (1.40). Tiếp theo ta xét trường hợp f (0)= 0. Trong trường hợp này, ta sẽ chứng minh f là một hàm khác 0 trong tập hợp R\{0}. Giả sử ngược lại. Tồn tại y0 trong tập hợp R\{0} sao cho f (y0) = 0. Thay y= y0 vào (1.16), ta có f (xy0) = f (x). f (y0) = 0. Do đó f (x) = 0, ∀x ∈ R\{0}. Điều này mâu thuẫn với giả thiết f không phải là hàm đồng nhất 0. Do đó, f không khác 0 trong tập hợp R\{0}. Từ thực tế thấy rằng f là một hàm khác 0 trong R\{0} và (1.45) ta có f (x)> 0, ∀x> 0. (1.25) Ta đặt { x= es y= et (1.26) sao cho { s= lnx t = lny. (1.27) Chú ý rằng s, t ∈R, do đó x, y ∈R+. Thay (1.47) vào (1.16), ta được f (es+t) = f (es). f (et). Do đó f (t)> 0, ∀t > 0, lấy Logarit hai vế của phương trình f (es+t) = f (es). f (et). 15 Ta có A(s+ t) = A(s)+A(t), trong đó A(s) = ln f (es), ∀s ∈ R. (1.28) Như vậy, A là hàm cộng tính. Từ (1.48) và (1.49), ta có f (x) = eA(ln|x|), ∀x ∈ R+. (1.29) Từ (1.44) ta thấy rằng một trong hai f (1) = 0 hoặc f (1) = 1. Nếu f (1) = 0 thì đặt y= 1 vào (1.16), ta có f (x) = 0, ∀x ∈ R\{0} trái với giả thiết f khác 0 trong R\{0}. Do đó f (1) = 1. Bây giờ đặt x=−1= y vào (1.16), ta được f (1) = f (−1)2 và do đó[ f (−1) = 1 f (−1) =−1. (1.30) Nếu f (−1) = 1 thì đặt y=−1 vào (1.16), ta có f (−x) = f (x). f (−1) = f (x), ∀x ∈ R\{0} . Như vậy (1.50) cho ta nghiệm f (x) = eA(ln|x|), ∀x ∈ R\{0}. Từ f (0) = 0, ta có f (x) = eA(ln|x|) với x ∈R\{0} và f (x) = 0 với x= 0 là một nghiệm xác định của (1.41). Nếu f (−1) =−1 thì đặt y=−1 vào (1.16), ta có f (−x) = f (x). f (−1) =− f (x), ∀x ∈ R\{0} . Như vậy (1.50) cho ta nghiệm f (x) =  eA(ln|x|) x> 0 nếu −eA(ln|x|) x< 0. ở đây ta đang xét ∀x ∈ R\{0}. Cùng với thực tế f (0) = 0, ta có 16 f (x) =  eA(ln|x|) x> 0 0 nếu x= 0 −eA(ln|x|) x< 0 là một nghiệm xác định của (1.42). Chứng minh định lý được hoàn thành. Nhờ định lý trên ta có hệ quả tất yếu sau đây Hệ quả 1.2.6. Nghiệm tổng quát liên tục của phương trình hàm (1.16) là f (xy) = f (x). f (y) chứa ∀x, y ∈ R được cho bởi f (x) = 0 (1.31) f (x) = 1 (1.32) f (x) = |x|α (1.33) f (x) = |x|α .sgn(x) (1.34) trong đó α là hằng số thực dương tùy ý. Chứng minh: Qua định lý (1.2.4) hoặc là f = 0, hoặc là f = 1, hoặc là f có dạng (1.41) hoặc (1.42), trong đó A :R→R là hàm cộng tính. Do f liên tục và A(t) = ln f (et), A cũng liên tục trong R. Khi đó, A(t) = αt, trong đó α ∈ R là hằng số tùy ý. Từ (1.41) và (1.42) ta nhận được f (x) = |x|α , α > 0 f (x) = |x|α .sgn(x), α > 0. Nếu ta có α = 0 thì (1.54) sẽ cho ra f (x) = 1 với x 6= 0 và qua tính liên tục của f ta phải có f (0) = 1. Do đó, ta sẽ có f = 1 đã được liệt kê trong (1.53). Từ (1.55) với α = 0 ta có f (x) = 1, x> 0 f (x) =−1, x< 0 và khi đó f không thể liên tục. 17 Tương tự, nếu α < 0 thì f cho ra (1.54) và (1.55) thỏa mãn: lim x→0+ f (x)= ∞ và ở đây không thể liên tục tại 0. Chứng minh hệ quả được hoàn thành. 18 CHƯƠNG 2 ỨNG DỤNG CỦA PHƯƠNG TRÌNH HÀM CAUCHY CỘNG TÍNH 2.1. ỨNGDỤNGPHƯƠNGTRÌNHHÀMCAUCHYTRONG GIẢI TOÁN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Bài toán 2.1.1. Cho hàm số f : (0,+∞)→ R đồng thời thỏa mãn hai điều kiện sau 1/ f (x+ y) = f (x)+ f (y) ∀x,y> 0 2/ f (xy) = f (x). f (y) ∀x,y> 0. Tìm hàm số f . Kết luận: Vậy nghiệm cần tìm thỏa yêu cầu bài toán là f (x) = 0 f (x) = x, ∀x> 0. Bài toán 2.1.2.Xác định tất cả các hàm số f (x) liên tục trênR\{0} thỏa mãn điều kiện f (xy) = f (x)+ f (y), ∀x,y ∈ R\{0} . Kết luận: Vậy nghiệm của bài toán là f (x) = a ln |x| ,a ∈ R. Bài toán 2.1.3. Xác định tất cả các hàm số f (x) liên tục trên R thỏa mãn điều kiện f ( x+y 2 ) = f (x)+ f (y)2 , ∀x, y ∈ R. Kết luận: Vậy nghiệm của bài toán là f (x) = ax+b với a, b ∈ R. Bài toán 2.1.4. Tìm tất cả các hàm số f :R∗→R sao cho f liên tục trên R∗ thỏa mãn điều kiện (x+y). f ( x+y 2 ) = x. f (x)+y. f (y), ∀x, y ∈ R∗. Kết luận: 19 Vậy nghiệm của bài toán là f (x) = a+ bx , ∀x ∈ R∗ . Bài toán 2.1.5. Tìm hàm số f (x) liên tục trên R và thỏa mãn điều kiện sau f (0) = 1, f (1) = 2002 và f ( x+y+z 3 ) = 13 [ f (x) + f (y)+ f (z)] ∀x,y,z ∈ R. Kết luận: Vậy nghiệm của bài toán là f (x) = 2001x+1, ∀x ∈ R. Bài toán 2.1.6. Tìm tất cả hàm số f xác định và liên tục trên R và thỏa mãn điều kiện sau f ( x+y 2 ) = √ f (x). f (y), ∀x,y ∈ R. Kết luận: Vậy nghiệm của bài toán là f (x)≡ 0 hoặc f (x) = c.dx, ∀x∈R; c,d ∈ R+. Bài toán 2.1.7. Tìm tất cả các hàm số f xác định và liên tục trên R+ thỏa mãn điều kiện sau f (√xy) = f (x)+ f (y)2 , ∀x,y ∈ R+. Kết luận: Vậy nghiệm của bài toán là f (x) = a lnx+b với a,b ∈ R. Bài toán 2.1.8. Tìm hàm số f (x) xác định và liên tục trên R và thỏa mãn điều kiện f (x+ y) = f (x)+ f (y)+ f (x) f (y), ∀x,y ∈ R. Kết luận: Vậy nghiệm của bài toán là f (x) = ax−1, ∀a ∈ R+, x ∈ R. Bài toán 2.1.9. Tìm hàm số f (x) liên tục trên R và thỏa mãn điều kiện sau f (x)+ f (y)− f (x+ y) = xy, ∀x,y ∈ R. Kết luận: Vậy nghiệm của bài toán là f (x) = ax− x22 , ∀x ∈ R. Bài toán 2.1.10. Tìm hàm số f (x) liên tục trên R và thỏa mãn điều kiện sau f (1 3x+ 2 3x ) = 13 f (x)+ 2 3 f (y), ∀x,y ∈ R . Kết luận: Vậy nghiệm của bài toán là f (x) = ax+b, ∀x ∈ R. Bài toán 2.1.11. Tìm cặp hàm f , g xác định và liên tục trên (1, +∞) sao cho f (xy) = x.g(y)+ y.g(x), ∀x,y> 1. 20 Kết luận: Vậy cặp hàm f , g cần tìm thỏa yêu cầu bài toán là f (x) = 12xa lnx+bx,∀x> 1 và g(x) = a lnx+b,∀x> 1. Bài toán 2.1.12. Cho hàm số g(x) xác định trên R, thỏa mãn hai điều kiện g(x)+g(y) = g(x+ y)− xy−1, ∀x,y ∈ R và g(1) = 1. Tìm tất cả số nguyên n 6= 1 sao cho g(n) = n. Kết luận: Vậy n=−2. Bài toán 2.1.13. Tìm tất cả các hàm số f (x) xác định và liên tục trênR thỏa mãn điều kiện 2ex+y f ( x+y 2 ) = e 3x+y 2 f (x)+e x+3y 2 f (y), ∀x,y∈ R. Kết luận: Vậy nghiệm của bài toán là f (x) = ax+bex , b= g(0),a ∈ R, ∀x ∈ R. Bài toán 2.1.14. Tìm tất cả hàm số f : R→ R∗ sao cho f liên tục trên R và thỏa mãn điều kiện f (x2− y2) = f (x2)f (y2) , ∀x,y ∈ R. Kết luận: Vậy nghiệm của bài toán là f (x) = ax, ∀x ∈ R, a> 0. Bài toán 2.1.15. Tìm tất cả các hàm số f xác định và liên tục trên R+ thỏa mãn điều kiện f (√xy) =√ f (x) f (y) với mọi x,y ∈ R+. Kết luận: Vậy nghiệm của bài toán là g(u) ≡ 0 hoặc f (x) = ea lnx+b = cxa với c= eb > 0. 2.2. ỨNGDỤNGPHƯƠNGTRÌNHHÀMCAUCHYTRONG GIẢI TOÁN HỌC SINH GIỎI Bài toán 2.2.16. (IMO 1979) Cho hàm số f : R→ R. Giả sử hai số thực bất kì x và y thỏa mãn phương trình f (xy+ x+ y) = f (xy)+ f (x)+ f (y). Chứng minh rằng f (x+ y) = f (x)+ f (y), ∀x, y ∈ R. 21 Kết luận: Từ (2.80) và (2.81) ta suy ra f (x+ y) = f (x)+ f (y) với mọi x, y ∈ R (đpcm). Bài toán 2.2.17. (Học sinh giỏi Quốc gia 1999) Tìm hàm số f (x) liên tục trên R và thỏa mãn hai điều kiện sau 1/ f (0) = f (1) = 0 2/ 2 f (x)+ f (y) = 3 f ( 2x+ y 3 ) , ∀x,y ∈ R. Kết luận: Vậy nghiệm của bài toán là f (x) = 0, ∀x ∈ [0,1]. Bài toán 2.2.18. (IMO 2002) Tìm tất cả hàm số f : R→ R thỏa mãn điều kiện [ f (x)+ f (z)].[ f (y)+ f (t)]= f (xy−zt)+ f (xt+yz), ∀x,y,z, t ∈ R. Kết luận: Vậy nghiệm tìm được của bài toán là f (x)≡ 0 f (x)≡ 1 2 f (x) = x2, ∀x ∈ R. Bài toán 2.2.19. (Singapor 2002) Tìm tất cả hàm số f : Q→ R thỏa mãn điều kiện f (1)= 2003 và f (x+y)= f (x)+ f (y)+2xy, ∀x,y∈ Q . Kết luận: Vậy nghiệm cần tìm của bài toán là f (x) = x2+2002x, ∀x ∈Q. Bài toán 2.2.20. (VMO 2009) Tìm hàm số f : R→ R thỏa mãn điều kiện sau f (x− y). f (y− z). f (z− x)+8= 0 , ∀x, y, z ∈ R. Kết luận: Vậy nghiệm cần tìm của bài toán là ⇒ f (x) =−2.e−2bx , ∀x ∈ R. Bài toán 2.2.21. (Olympic toán sinh viên - 2010) Tìm tất cả 22 các hàm số f (x) xác định và thỏa mãn f (1) = 2010 và f (x+ y) = 2010x. f (y)+2010y. f (x) với mọi x, y ∈ R. Kết luận: Vậy nghiệm cần tìm của bài toán là f (x) = 2010xx , ∀x ∈ R. 23 KẾT LUẬN Qua một thời gian tìm hiểu, tiếp cận và nghiên cứu về phương trình hàm Cauchy cộng tính, luận văn đã hoàn thành và đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài với những kết quả cụ thể như sau: 1. Trình bày một cách đầy đủ và chi tiết các khái niệm cơ bản và quan trọng của phương trình hàm Cauchy cộng tính và phương trình hàm Cauchy khác. 2. Tìm hiểu và nghiên cứu một số định lí, hệ quả, tính chất quan trọng và nghiệm của phương trình hàm Cauchy cộng tính và phương trình hàm Cauchy khác. 3. Hệ thống một số các ứng dụng của phương trình hàm Cauchy cộng tính và phương trình hàm Cauchy khác. 4. Hơn nữa, luận văn đã tập hợp được một số dạng bài tập tiêu biểu trong các kì thi học sinh giỏi Toán, cung cấp thêm một số dạng bài tập xoay quanh việc tìm nghiệm của phương trình hàm các hàm lũy thừa, logarit và nhân tính. Trong điều kiện thời gian và khuôn khổ của luận văn chúng tôi không tránh được những sai sót và khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng bảo vệ và các bạn. 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1] Nguyễn Văn Mậu (2005), Các đề thi Olympic Toán

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyenthithunhan_tt_9904_1947697.pdf
Tài liệu liên quan