Tóm tắt Luận văn Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Trung Quốc và pháp dưới thời Tự Đức (1848 – 1883)

MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU.4

1. Lý do chọn đề tài.4

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.8

4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu .9

5. Những đóng góp của luận văn .13

6. Cấu trúc của luận văn.14

B. NỘI DUNG .16

Chương 1. QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC DƯỚI

THỜI TỰ ĐỨC (1848 – 1883) .16

1.1 Vài nét về quan hệ Việt Nam và Trung Quốc từ thời Gia Long đến Thiệu Trị.16

1.2. Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc từ 1848 đến 1858 .27

1.3. Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc từ 1858 đến 1883 .

1.3.1. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam . .

1.3.2. Triều đình Huế cầu viện Mãn Thanh chống thực dân Pháp .

1.3.3 Triều Nguyễn yêu cầu Mãn Thanh giúp đỡ tiễu trừ giặc phỉ nước Thanh. .

Chương 2. QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA VIỆT NAM VÀ PHÁP DƯỚI THỜI

TỰ ĐỨC (1848 – 1883) . .

2.1. Quan hệ giữa Việt Nam và Pháp từ đầu thế kỷ XIX đến 1848. .

2.2 Quan hệ giữa Việt Nam và Pháp từ 1848 đến 1858

.2.3. Quan hệ giữa Việt Nam và Pháp từ 1858 đến 1883 .

Chương 3. VIỆT NAM TRONG MỐI QUAN HỆ TRUNG - PHÁP .

3.1. Thực dân Pháp từng bước hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc đối với ViệtNam . .4

3.2 Phản ứng của nhà Thanh trước cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. .

3.3 Trung – Pháp phân chia Việt Nam. .

C. KẾT LUẬN . .

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .29

E. PHẦN PHỤ LỤC

pdf38 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Trung Quốc và pháp dưới thời Tự Đức (1848 – 1883), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uốc dưới triều Nguyễn. 12 Đại Nam chính biên liệt truyện (Viện sử học, 4 tập, Nxb Thuận Hoá, Huế 1997) cũng do Quốc sử quán biên soạn vào giữa thế kỷ XIX, ghi chép tương đối đầy đủ về sự tích, công trạng của các công thần, liệt nữ và gia phả nhà Nguyễn trước và sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi. Nó sẽ góp phần để chúng ta tìm hiểu về các quan triều Nguyễn đã từng là sứ thần sang Trung Quốc hay lập công lớn trong việc dẹp giặc. Châu bản triều Tự Đức (1848-1883) (Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Nxb Văn học, H, 2001) và Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu (3 tập, Nxb Khoa học xã hội, H, 1993) tuy là những công trình chọn lọc và lược dịch về các tấu sớ, chiếu dụ của vua Tự Đức hay chỉ là giới thiệu về các tập nhật ký, các bài thơ đi sứnhưng nó cũng thật sự cần thiết để chúng ta đối chiếu với các bộ chính sử của triều Nguyễn. Bổ sung cho phần này là tập Tự Đức ngự chế văn tam tập (2 tập, Uỷ ban dịch thuật, Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hoá xuất bản, 1971) do Tây Hồ Bùi Tấn Niên biên dịch và chú thích đầy đủ cả phần chữ Hán và dịch nghĩa các bài dụ, văn tế, cáo phó, biểu, phú, chiếu, sớdưới thời Tự Đức cho thấy khá rõ tư tưởng ngoại giao của Tự Đức đối với Trung Hoa và với nước Pháp. Có thể nói, các nguồn sử liệu của Việt Nam rất đa dạng, phong phú không chỉ phản ánh được khá đầy đủ các khía cạnh của mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc dưới triều Nguyễn, mà còn bổ sung cho nhau nhằm so sánh, đối chiếu các sự kiện, để từ đó có thể tìm ra các sự kiện gần với sự thực lịch sử nhất. Tuy không phong phú bằng nguồn sử liệu Việt Nam, nhưng nguồn sử liệu Trung Quốc mà chúng tôi được tiếp cận cũng hết sức quý giá. Các nguồn sử liệu này, không chỉ soi sáng mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc từ “phía bên kia” là các quan điểm, chính sách, hoạt động của nhà Thanh mà đây 13 cũng chính là một nguồn tư liệu để chúng ta kiểm tra lại những thông tin trong chính sử triều Nguyễn trên cùng một trục thời gian. Đại Thanh thực lục (Thanh sử) là bộ chính sử ghi chép theo lối biên niên về toàn bộ lịch sử triều Thanh. Trong đó, một phần quan trọng là Những việc bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thế kỷ XIX, ghi chép từ năm 1802 Gia Khánh thứ 7- triều Thanh (tương đương với Gia Long thứ 1- triều Nguyễn) đến năm 1902 Quang Tự thứ 28- triều Thanh (Thành Thái thứ 14- triều Nguyễn) đã được tổ phiên dịch của Khoa Lịch sử (Trường ĐHKHXH&NV- Hà Nội) biên dịch và chú thích. Tư liệu này hiện đang lưu giữ tại phòng tư liệu khoa, gồm có 4 quyển: -Quyển 1: (Q.1, Ký hiệu LS-TL/ 00031) -Quyển 2A: (Q.2A, Ký hiệu LS-TL/01492) -Quyển 2B: (Q.2B, Ký hiệu LS-TL/01493) -Quyển 3: (Q.3, Ký hiệu LS-TL/003300) Một bộ tư liệu khác rất quan trọng là tác phẩm Trung- Pháp chiến tranh (Nguyễn Trọng Hân dịch, Tập IX-XI, Tư liệu Viện thông tin khoa học xã hội), đã cung cấp cho chúng ta những thông tin khá thú vị về một số hoạt động của nhà Thanh đối với Pháp trong việc giải quyết vấn đề Việt Nam mà trong Đại Thanh có đề cập tới nhưng không chi tiết. Như vậy, với những nguồn tư liệu trên, trong đó Đại Nam thực lục được coi là nguồn tư liệu chính, chúng ta có thể nhìn nhận mối quan hệ Việt – Trung thế kỷ XIX đặc biệt là dưới triều Tự Đức trên nhiều khía cạnh, từ cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc. Bên cạnh các nguồn sử liệu đó, chúng tôi còn tham khảo nhiều công trình, chuyên luận của các nhà nghiên cứu có đề cập đến vấn đề này. 14 Có thể nói, triều Nguyễn nói riêng và lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX nói chung đã trở thành một trong những vấn đề lịch sử cận đại cuốn hút nhất đối với các nhà sử học trong và ngoài nước. Trong đó chính sách ngoại giao của triều Nguyễn là vấn đề hết sức quan trọng. Trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi chỉ cố gắng bước đầu tìm hiểu tới quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Trung Quốc và Việt Nam – Pháp dưới triều Tự Đức từ năm 1848 đến năm 1883, từ đó góp phần để chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn về lịch sử Việt Nam giai đoạn này. 5. Những đóng góp của luận văn - Phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc và Pháp trong từng giai đoạn từ đầu thế kỷ XIX đến năm 1883, đặc biệt từ năm 1848 đến 1883, từ đó xác định những biến đổi trong mối quan hệ Việt – Trung, Việt – Pháp qua mỗi thời kỳ. - Phân tích, đánh giá tác động của mối quan hệ Trung – Pháp đối với Việt Nam. - Góp phần làm sáng tỏ chính sách ngoại giao của triều Nguyễn và nguyên nhân triều Nguyễn để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp nửa cuối thế kỷ XIX. - Hệ thống lại những sự kiện lịch sử liên quan tới quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc và Việt Nam – Pháp qua các tư liệu lịch sử, đặc biệt là qua bộ Đại Nam thực lục. - Rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu về chính sách ngoại giao từ triều Nguyễn. 15 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương. Cấu trúc cụ thể của luận văn như sau: A. PHẦN MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG (gồm 3 chương) Chương 1: Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc dưới thời Tự Đức (1848 – 1883) Trước hết, luận văn phác họa một vài nét về mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Trung Quốc từ thời vua Gia Long đến Thiệu Trị, sau đó tìm hiểu sâu mối quan hệ này dưới thời Tự Đức. Luận văn cố gắng thể hiện lại mối quan hệ truyền thống với những thi thức bang giao Thiên triều – Thuộc quốc giữa triều Nguyễn – triều Thanh qua từng thời kỳ. Đặc biệt luận văn đi vào phân tích những biến đổi của mối quan hệ truyền thống đó dưới triều Tự Đức, nhất là sau năm 1858 khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Kỳ vọng cũng như sai lầm của triều vua Tự Đức trong mối quan hệ ngoại giao với nhà Thanh là gì, mối quan hệ đó tác động như thế nào đến cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp của triều đình sẽ được luận văn làm rõ. Chương 2: Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp dưới thời Tự Đức (1848 – 1883) Trong chương này, luận văn sẽ điểm qua một vài nét nổi bật về quan hệ giữa Việt Nam và Pháp từ thời vua Gia Long đến Thiệu Trị. Đường lối ngoại giao với Pháp được đặt nền móng từ thời Gia Long, được vua Minh Mạng và Thiệu Trị kế thừa, củng cố sẽ phát triển như thế nào dưới thời Tự Đức. Khi âm mưu thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam trở thành nguy cơ thực sự, triều Nguyễn đã có những chính sách ngoại giao như thế nào với Pháp? Khi thực 16 dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, triều Nguyễn đã lần lượt ký với Pháp các hiệp ước đầu hàng trong khi cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân ta vẫn diễn ra mạnh mẽ ở khắp nơi. Chính sách ngoại giao thỏa hiệp của triều đình Huế đã phần nào đẩy nhanh quá trình đánh chiếm nước ta của thực dân Pháp. Từ việc phân tích chính sách ngoại giao của triều Nguyễn với Pháp, luận văn góp phần đánh giá về trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp. Chương 3: Việt Nam trong mối quan hệ Trung - Pháp Chương này luận văn sẽ làm rõ mối quan hệ Trung – Pháp đã ảnh hưởng tới Việt Nam như thế nào, những cố gắng của Pháp trong việc hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Việt Nam, và những phản ứng của nhà Thanh trước cuộc xâm chiếm Việt Nam của thực dân Pháp. Trung Quốc và Pháp đều ra sức tranh quyền ảnh hưởng của mình đối với Việt Nam. Và khi cuộc tranh giành đó bất phân thắng bại thì hai bên đã phân chia Việt Nam mà không cần biết tới phản ứng của Việt Nam là gì. Điều này cũng chính là hệ quả tất yếu từ đường lối ngoại giao của triều Nguyễn đối với Trung Quốc và Pháp. C. KẾT LUẬN D. TÀI LIỆU THAM KHẢO E. PHỤ LỤC 17 B. NỘI DUNG Chương 1 QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC DƯỚI THỜI TỰ ĐỨC (1848 – 1883) 1.1 Vài nét về quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc từ thời Gia Long đến Thiệu Trị Đã có khá nhiều tác giả khi nghiên cứu về các vấn đề lịch sử Việt Nam, hay về lịch sử ngoại giao Việt Nam với Trung Quốc đã ít nhiều đề cập đến quan hệ Việt - Trung nửa đầu thể kỷ XIX. Nhưng hầu hết các tác giả đều tập trung phân tích ý nghĩa của việc sắc phong và triều cống giữa triều Nguyễn và triều Thanh để tìm hiểu bản chất mối quan hệ giữa hai nhà nước phong kiến Việt Nam và Trung Quốc. Chúng ta không phủ nhận rằng ở nửa đầu thế kỷ XIX, trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, thì một trong những nét quan trọng nhất là vấn đề sắc phong và triều cống- đặc trưng căn bản của quan hệ ngoại giao Việt –Trung trong lịch sử phong kiến. Đề cập đến đặc trưng căn bản này, các nhà nghiên cứu đều tập trung vào một số điểm: - Lý giải nguyên nhân vì sao các triều đại phong kiến Việt Nam thường xuyên phải xin cầu phong và chịu triều cống đối với Trung Hoa. Việt Nam là một nước nhỏ, ở cạnh Trung Quốc lớn hơn nhiều lần và là một đế chế luôn nuôi ý đồ thôn tính Việt Nam. Để tồn tại độc lập và sống hoà mục, các triều đại Việt Nam đều phải chịu “thần phục” Trung Hoa. Điều này, Phan Huy Chú cũng đã từng viết ở thế kỷ XIX: “Nước Việt ta cõi đất ở phương Nam mà 18 thông hiếu với Trung Quốc, tuy nuôi dân dựng nước có quy mô riêng, nhưng ở trong thì xưng đế mà đối ngoại thì xưng vương vẫn chịu phong hiệu, xét lý thực phải như thế”[7; 135]. Mặt khác, các triều đại phong kiến Việt Nam đặc biệt là từ triều Lê trở đi, hầu hết đều chịu ảnh hưởng sâu sắc học thuyết Khổng Mạnh, với hệ tư tưởng cốt lõi là Thiên mệnh, trong đó Thiên tử thay trời trị dân, thống trị các nước chư hầu và thuộc quốc, cho nên các triều đại Việt Nam đều coi Trung Quốc là Thiên triều. - Xin phong vương và triều cống Trung Hoa là một dạng quan hệ đặc biệt giữa nước nhỏ với nước lớn. Việc được Trung Quốc sắc phong có ý nghĩa khẳng định tính chính thống của một ông vua, hay một triều đại mới được thiết lập. Đồng thời nó còn khẳng định sự hợp pháp của triều đại đó đối với Thiên triều, Thiên triều có nghĩa vụ bảo vệ an ninh, toàn vẹn lãnh thổ cho quốc gia được phong vương, không thể vô cớ tự đem quân sang xâm chiếm. - Nhận Trung Quốc là Thiên triều và chịu sự thần phục, nhưng điều đó chỉ trên danh nghĩa, còn thực tế, các triều đại Việt Nam đều giữ vững quyền tự trị độc lập của mình. - Đây là sự thể hiện đường lối đối ngoại mềm dẻo,“lấy nhu thắng cương”của Việt Nam mà triều đại phong kiến nào cũng áp dụng trong ứng xử với Trung Quốc. Đến đầu thế kỷ XIX, trong mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc, có thể nói những biểu hiện trên vẫn còn nguyên giá trị của nó. Trong Hội điển của triều Nguyễn đã quy định rất chặt chẽ, cụ thể những nghi thức trong quan hệ bang giao với nhà Thanh. Cho đến trước năm 1858 khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, các vua Nguyễn đều thực hiện rất đầy đủ các nghi thức trong việc xin phong và triều cống các triều đình phong kiến Trung Hoa. 19 Dưới triều Nguyễn, mối quan hệ truyền thống với Trung Quốc vẫn được thực hiện chủ yếu thông qua các đoàn sứ bộ. Ghi chép trong chính sử triều Nguyễn cho biết các đoàn sứ bộ dưới ba triều vua Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị diễn ra như sau: Bảng 1: Các đoàn Sứ bộ được cử sang Trung Hoa từ năm 1802 đến 1847 Năm Sứ bộ Mục đích đi sứ Nhâm Tuất (1802) Chánh sứ: Trịnh Hoài Đức Phó sứ: Ngô Nhâm Tĩnh Huỳnh Ngọc Uẩn Mang dấu ấn vàng và sắc phong mà nhà Thanh phong cho triều Tây Sơn sang trả. Báo tin Nguyễn Ánh chiến thắng Tây Sơn lập triều đại mới Giao nộp cho nhà Thanh 3 tên cướp biển người Tàu [48; 495] Chánh sứ: Lê Quang Định Phó sứ: Lê Chánh Lộ Nguyễn Gia Cát Xin phong vương cho vua Gia Long và xin đổi tên nước ta thành Nam Việt. Vua nhà Thanh chuẩn cho tên nước là Việt Nam. [78; 306] Giáp Tý (1804) Chánh sứ: Lê Bán Khâm Phó sứ: Trần Minh Nghĩa Nguyễn Đăng Đệ Tạ ơn việc nhà Thanh cử Tề Bố Sâm sang phong vương cho vua Gia Long [78; 306] Kỷ Tỵ (1809) Chánh sứ: Nguyễn HữuThiện Phó sứ: Ngô Vị Lê Đắc Tần Tuế cống theo lệ[48; 748] Chánh sứ: Vũ Trịnh Phó sứ: Nguyễn Đình Chất Nguyễn Văn Thinh Mừng lễ ngũ Tuần Đại khánh của vua Gia Khánh [78; 307] 20 Quý Dậu (1813) Chánh sứ: Nguyễn Du Phó sứ: Trần Văn Đại Nguyễn Văn Phong Tuế cống theo lệ [78; 307] Đinh Sửu (1817) Chánh sứ: Hồ Công Thuận Phó sứ: Nguyễn Huy Trinh Phan Huy Thực Tuế cống theo lệ [78; 307] Kỷ Mão (1819) Chánh sứ: Nguyễn XuânTình Phó sứ: Đinh Phiên Nguyễn Hựu Bổng Mừng lễ lục tuần Đại Khánh của vua Gia Khánh [78; 307] Canh Thìn (1820) Chánh sứ: Ngô Vị Phó sứ: Trần Bá Kiên Hoàng Văn Thịnh Báo tang vua Gia Long và xin phong vương cho vua Minh Mạng[78; 307] Ất Dậu (1825) Chánh sứ: Hoàng Kim Hoán Phó sứ: Phan Huy Chú Trần Chẩn Tạ ơn việc nhà Thanh cử tổng đốc Quảng Tây là Phan Cung Thân sang phong vương cho Minh Mạng năm 1821[51;91] Chánh sứ: Hoàng Văn Quyền Phó sứ: Nguyễn Trọng Vũ Nguyễn Hựu Nhân Tuế cống theo lệ[51;91] Kỷ Sửu ( 1829) Chánh sứ Nguyễn Trọng Vũ Phó sứ: Nguyễn Đình Tân Đặng Văn Khải Tuế cống theo lệ[78;308] Tân Mão (1831) Chánh sứ: Hoàng Văn Đản Phó sứ: Trương Hảo Hợp Phan Huy Chú Mừng lễ Ngũ Tuần đại khánh Vua Đạo Quang [78;308] 21 Quý Tỵ (1837) Chánh sứ: Trần Văn Trung Phó sứ: Phan Thanh Giải Nguyễn Huy Chiểu Tuế cống theo lệ[78;309] Đinh Dậu (1840) Chánh sứ: Phạm Thế Trung Phó sứ: Nguyễn Đức Hoạt Nguyễn VănNhượng Tuế cống theo lệ[78;309] Tân Sửu (1841) Chánh sứ: Lý Văn Phức Phó sứ: Nguyễn Đức Hoạt Bùi Phụ Phong Báo tang vua Minh Mạng và xin phong cho vua Thiệu Trị [78;309] Ất Tỵ (1845) Chánh sứ: Trương Hảo Hợp Phó sứ: Phạm Chi Hương Vương Hữu Quang Tạ ơn việc nhà Thanh cử Bảo Thang sang tuyên phong cho vua Thiệu Trị vào năm 1842 [78;310] Như vậy, vua Nguyễn nào lên ngôi, việc làm trước hết cũng là cử một đoàn sứ bộ sang Trung Hoa xin được sắc phong. Theo cách đánh giá của một giám mục phương Tây: “Lễ phong sắc đem lại uy quyền cho vua An Nam. Trước khi phong sắc, vua An Nam chỉ mang tên quốc trưởng (người đứng đầu trong nước) hay là (thủ lĩnh của nước) hay cũng chỉ là vương, hay vua là cùng. Khi đã được phong sắc các vua ở Huế tự xưng là Hoàng Đế”[88; 311] Khác với các vương triều trước đó thường thiết lập sau khi giành được thắng lợi trong công cuộc chống giặc ngoại xâm hay phong trào giải phóng dân tộc, nhờ đó khẳng định được tính chính thống của mình trước nhân dân, còn triều Nguyễn đã vấp phải lòng trung thành của hầu hết các nho sĩ cũng như nhân dân Bắc Hà đối với triều Lê. Bởi vậy, để khẳng định tính chính thống của mình, việc được Thiên triều Trung Hoa sắc phong như các triều đại trước càng trở nên có ý nghĩa và cần thiết. Ở một mặt nào đó, việc sắc phong này cũng có nghĩa là công nhận sự sụp đổ hoàn toàn của triều đại Tây Sơn. 22 Ghi chép của L.Cadierè trong Hội truyền giáo Paris cho biết: “Năm 1802, khi chiếm được Huế, thì vua tóm ngay được các ấn tín và sắc vàng của Tây Sơn vì hấp tấp chạy mà bỏ sót lại. Gia Long gửi cho Bắc Kinh. Kết quả cuộc vận động này rất nhanh: Tây Sơn đã bị tuyên bố thất bại”[88;307]. Trong Đại Nam cũng cho biết, năm 1802 “vua đã cùng bầy tôi bàn việc thông sứ với nước Thanh. Vua cho rằng: Nước ta tuy cũ nhưng mệnh đã đổi mớiNay bắt được ấn sách của giặc Tây Sơn là do nhà Thanh phong chota có thể sai người đưa sang trả trước và đem việc Bắc phạt báo cho họ biết, đợi khi bình định được Bắc Hà sẽ nối lại việc bang giao cũ thì khéo hơn”[48; 495]. Cũng trong năm 1802, nhà vua đã cử hai đoàn sứ thần sang nhà Thanh để trao trả quốc ấn, sắc phong của Tây Sơn trước kia và để xin phong vương cho mình. Hai đoàn sứ thần có nhiệm vụ quan trọng vì “còn yêu cầu Hoàng đế Trung Hoa đặt tên cho nước đã được vua thống nhất” [88; 307]. Kết quả là, vua Thanh đã ra chỉ dụ đổi tên nước ta từ An Nam thành Việt Nam, sai làm sắc phong và khắc khuôn dấu bạc mạ vàng có khắc hình lạc đà, rồi cử quan án sát tỉnh Quảng Tây sang Việt Nam để phong vương cho Nguyễn Phúc Ánh. Lễ sắc phong vua Gia Long, sau này cả Minh Mệnh và Thiệu Trị đều diễn ra ở Thăng Long- Hà Nội. Sau lễ sắc phong, các vua Nguyễn chính thức trở thành “phiên thần” của nhà Thanh, thể hiện sự thần phục của mình bằng việc thực hiện triều cống theo định kỳ. Đến triều vua Minh Mệnh, năm 1839, vua Thanh đã ra chỉ dụ, quy định triều Nguyễn 4 năm sang Thiên triều triều cống 1 lần và chỉ phải nộp một nửa số cống vật ngày trước”[10; 81]. Ngoài ra, triều đình còn quy định rất tỉ mỉ về công văn dâng cho hoàng đế Trung Hoa, cho các tỉnh biên giới đón tiếp sứ thần, về sứ quán, sứ thuyền ...đón rước đoàn sứ thần của Trung Quốc sang làm lễ sắc phong. 23 Tất cả những quy định đó đã nói lên nghi lễ sắc phong và triều cống được chuẩn bị cẩn thận và có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với triều Nguyễn. Nó tỏ rõ thái độ “thần phục” nhà Thanh của triều Nguyễn. Song đúng như nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu, dù Việt Nam thần phục nhưng đó chỉ là trên danh nghĩa, còn thực tế Việt Nam không hề bị bó buộc vào mối quan hệ với Thiên triều. Mặt khác, có lẽ Mãn Thanh cũng chỉ cần duy trì mối quan hệ với các nước phiên thuộc xung quanh bằng việc sắc phong và triều cống. Trong nửa đầu thế kỷ XIX, nhà Thanh đã thi hành chính sách không can thiệp vào công việc đối nội và đối ngoại của Việt Nam. Năm 1820, khi Gia Long mất, nội bộ triều đình Huế có sự tranh giành việc nối ngôi, vua Thanh Gia Khánh đã dụ các quân cơ đại thần: “Trước nghe Nguyễn Nguyên tâu rằng tự vương nước Việt Nam sai sứ dâng biểu cáo phó. Rồi viên ấy lại tâu rằng nghe nói nước ấy chú cháu tranh nối ngôi. Trẫm xét việc ấy là việc nội bộ của nước ấy, họ muốn làm gì thì làm, thiên triều không hề can thiệp đến, làm ngơ như là không biết đến. Các viên đốc thần biên cương chỉ nên nghiêm sức các viên chức văn võ diên biên bí mật thăm dò tình hình nước ấy và canh phòng các biên giới cẩn mật là được”[10; 28]. Điều này cho thấy, dù sắc phong của Thiên triều là một nghi lễ không thể thiếu nhưng thực sự không đóng vai trò quyết định trong việc nối ngôi của các vua triều Nguyễn, bởi triều đình Mãn Thanh sẵn sàng tuyên phong cho bất cứ một vua Nguyễn nào mà không quan tâm đến việc ai là người nối ngôi. Việt Nam dự hàng phiên thuộc nên Thiên triều phải có nhiệm vụ giúp đỡ phiên thuộc những lúc khó khăn. Nhưng trên thực tế, triều Thanh đã tìm mọi cách để không phải can dự vào công việc của Việt Nam hay nói cách khác tìm mọi cách để chối từ sự giúp đỡ Việt Nam (nếu Việt Nam có yêu cầu). Năm 1837, trước tình hình nổi loạn của các cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình ở 24 Việt Nam đặc biệt là khởi nghĩa Nông Văn Vân, vua Thanh đã dụ các đại thần phải canh phòng biên giới Việt – Trung hết sức cẩn mật để quân nổi loạn ở Việt Nam không chạy sang được Trung Quốc, đồng thời căn dặn quan quân “nếu Việt Nam không đủ sức càn quét mà xin Thiên triều viện trợ, thì phải lấy lời lẽ nghiêm chính từ chối”[10;79]. Đến năm 1840, vua Thanh lại tiếp tục ra lệnh quan quân phải canh giữ nghiêm ngặt biên giới Việt – Trung để “Tuyệt đối không cho một người lính hay một người dân nước ấy vào nội địa, và cũng không để nhân dân nội địa sang nước ấy làm càn”[10;82] Tuy Việt Nam chịu hàng phiên thuộc, nhưng không phải Trung Quốc không có những kiêng nể đối với Việt Nam. Trung Quốc cũng từng có ý định nhờ vào sự giúp đỡ của Việt Nam. Năm 1841 qua lời một người lái buôn Việt Nam ở Trung Quốc nói rằng: “Việt Nam chế được các thứ súng bắn nhanh đi xa, và tinh tế hơn súng của nước Anh” thì vua Quang Tự đã có ý định nhờ đến Việt Nam giúp đỡ. “Nếu thiên triều đưa thư cho nước ấy (Việt Nam) thì nước ấy tất phải hết sức giúp đỡ. Nhưng có phải người Anh vẫn ghê sợ nước Việt Nam hay không? Các thứ hoả khí của Việt Nam có chế ngự được người Anh không? Việt Nam giúp ta là tự lòng thành hay còn có ý gì khác? Việc này rất hệ trọng không nên hàm hỗn, đừng có tiết lộ”[10; 83] và triều Thanh đã mật sai người đi dò xét. Một năm sau, vua Thanh nhận được một bản tường trình về tình hình thuyền, súng của Việt Nam và được biết “Việt Nam đã không thể chống cự được người Anh”. Như vậy, nhà Thanh có thể nhờ vào mối quan hệ thuộc quốc- Thiên triều với Việt Nam, nhưng không thể bắt Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào mình, hơn nữa nhà Thanh cũng thực sự có những lo lắng, không phải là không có những đề phòng khi có ý định dựa vào sự giúp đỡ của Việt Nam. Như vậy, một mặt triều Thanh chỉ chú ý tới việc sắc phong và triều cống của Việt Nam thể hiện sự thần phục đối với mình, mặt khác triều Thanh, 25 ngoài việc duy trì mối quan hệ truyền thống này, đã tỏ ra rất e dè trong việc đặt các quan hệ khác với Việt Nam. Đối với triều Huế, ngoài mối liên hệ với Thiên triều bằng việc chịu nhận sắc phong và triều cống, hầu như cũng không có mối quan tâm nào khác. Nhưng đến những năm 40, 50 của thế kỷ XIX, những biến động của Trung Quốc đã tác động không nhỏ đến triều Nguyễn. Như chúng ta đã biết, ngay trong nửa đầu thế kỷ XIX, Trung Quốc đã phải đối diện trực tiếp với sự xâm lược của các nước tư bản phương Tây, mà trước hết là cuộc chiến tranh thuốc phiện lần thứ nhất (1839-1842) do Anh gây ra. Những biến động này không phải là “triều đình Huế mù tịt không biết một tí gì”[82; 30], mà ngược lại đã thực sự rất quan tâm. Trong những năm cuối đời, Minh Mệnh đã liên tiếp cử các đoàn công cán sang Quảng Đông, Hương Cảng (Trung Quốc) mượn tiếng là đi mua hàng hoá nhưng thực chất là để dò xét tình hình nước Thanh. Ngay năm 1839, phái viên thuyền Nam Hưng sang Quảng Đông công cán về cho biết tình hình nước Thanh là “tổng đốc Lâm Tắc Từ kháng cự với quân Hồng mao (Anh), hai bên đều có người chết, người bị thương, chưa biết rõ bên nào được”. Minh Mệnh cho rằng: “binh thuyền của Hồng mao bất quá mấy chiếc, Lâm Tắc Từ đem quân toàn tỉnh đánh sao lại không đánh nổi. Hơn nữa quân Hồng mao vượt biển mà đến, trông lương thực vào đâu mà có thể đánh với nhà Thanh lâu được? Chẳng qua chúng giở cái thói ngoan ngạnh, kiệt hiệt ấy ra để tỏ ý khinh nhờn đó thôi. Nước Đại Thanh trước kia 1 lữ quân (1 lữ là 500 người) lấy được thiên hạ, binh lực lúc đó sao hùng thế, mà bây giờ sao lại hèn yếu thế. Lòng trẫm thực lấy làm bất bình cho nước Thanh”[64;295]. Đến năm 1840, tình hình nước Thanh ngày càng phức tạp, vua bảo với đình thần: “Gần đây nghe nói nước Thanh đánh nhau với nước Hồng mao đã 5, 6 tháng mà chưa thắng được. Kể ra nước Thanh đường đường là một nước lớn, thiên hạ trông vào 26 mà lúc trước thất tín để gây chiến, còn ra thể thống gì nữa?..Người nước Thanh cũng thật hèn yếu. Năm trước nước Hồng mao ở các hòn đảo thuộc Quảng Đông mà chẳng nghe thấy người nhà Thanh vạch ra một kế hoạch gì, đem một cái thuyền ra để đánh”[65;114]. Khi nhà Thanh buộc phải ký hiệp ước Nam Kinh với Anh, Minh Mệnh nhận xét: “Người nước Thanh lợi về bạc thuế trước mắt, cho người Tây dương lên bờ, mở 13 cửa biển để thông thương là thất sách. Gần đây lại nhân thuốc phiện thịnh hành, thế khó ngăn cấmCòn như bản triều ta đối với người Tây dương, họ đến cũng không cự, họ đi cũng không theo, chỉ đối đãi coi như người di địch thôiKể ra biết tự trị thì mạnh, có phòng bị thì không lo”[65;294]. Minh Mệnh đã cho đặt thêm pháo đài hải phòng ở cửa biển Đà Nẵng, xây pháo đài Hổ Ky ở cửa biển Thị Nại, còn tại đảo Côn Lôn- Vĩnh Long, đảo Phú Quốc- Hà Tiên đều đặt thêm đồn, chia binh lính tuần phòng nghiêm ngặt. Như vậy, trước những biến động của tình hình Trung Quốc, triều Nguyễn không chỉ tỏ rõ thái độ rất quan tâm, mà đặc biệt còn lo phòng bị khá chu đáo. Nhưng điều đáng nói là, việc Trung Quốc, vốn được coi là trung tâm văn minh của thế giới, là “một nước lớn, thiên hạ trông vào”, phải chịu thất bại trước những kẻ xâm lược vốn bị coi là man di, mọi rợ đã làm Minh Mệnh cảnh giác cao độ, nhưng vẫn không làm thay đổi chính sách đối ngoại của triều Nguyễn. Trong con mắt của triều Nguyễn, dù nhà Thanh có yếu kém, có thất bại nhưng vẫn là Thiên triều, vẫn là trung tâm của văn minh. Có lẽ vậy, nên quan hệ truyền thống với Mãn Thanh sau này vẫn rất quan trọng đối với các vua Nguyễn. Lễ sắc phong vẫn diễn ra long trọng và việc triều cống vẫn thực hiện hết sức đều đặn dưới các triều vua kế tiếp là Thiệu Trị và Tự Đức. Có thể nói, điểm nổi bật nhất trong mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XIX là quan hệ bang giao truyền thống giữa hai nhà 27 nước phong kiến diễn ra khá ổn định. Điều này chính là một nhu cầu xuất phát từ cả hai phía. Đối với Trung Quốc, ngay từ đầu thế kỷ XIX, tình trạng đất nước đã bộc lộ rõ sự suy yếu, khủng hoảng và nhất là phải đối đầu trực tiếp với sự xâm lược của các nước tư bản phương Tây. Trong hoàn cảnh đó triều đình Mãn Thanh đã tìm cách duy trì quan hệ hữu nghị với Việt Nam, và thực hiện một chính sách không can thiệp hay như cách gọi của nhiều nhà nghiên cứu là “nguyên tắc cai trị mà không cai trị”. Trong nửa đầu thế kỷ XIX, triều Nguyễn đang ra sức xây dựng và củng cố nhà nước phong kiến theo chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền cao độ. Hơn nữa, cả trong chính sách đối nội và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l2_01828_3332_2003118.pdf
Tài liệu liên quan