Tóm tắt Luận văn Quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Duy trì và hoàn thiện việc khoán chi giao quyền tự chủ tài

chính đầy đủ cho các đơn vị sự nghiệp (giáo dục, y tế, văn hoá,

trên cơ sở Nghị định 43/2006/NĐ- CP), thực hiện chế độ tự chủ, tự

chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính

đối với cơ quan hành chính nhà nước theo Nghị định 130/2005/NĐ-

CP. Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động sự nghiệp theo hướng

NSNN tập trung cho các nhiệm vụ mang tính xã hội (chi đào tạo

nhân tài, chi cho người nghèo,chi cho đối tượng chính sách ),còn

lại huy động nguồn lực xã hội để phát triển.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: 3 Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại địa bàn huyện Bố Trạch. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Đề tài nghiên cứu về thực trạng quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. + Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý chi ngân sách từ năm 2015 đến năm 2018. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua các văn kiện Đại hội Đảng, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương các khóa và các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình các khóa xung quanh vấn đề này. - Phương pháp nghiên cứu: Đề tài dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp cụ thể bao gồm các phương pháp suy luận logic như: phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch. Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng các phương pháp thống kê trong tổng hợp, phân tích dữ liệu... 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn làm rõ cơ sở khoa học, hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi Ngân sách Nhà nước. 4 - Đánh giá đúng thực trạng về công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. - Đưa ra các giải pháp nhằm hoản thiện công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý chi Ngân sách Nhà nước Chương 2: Thực trạng về công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015-2018. Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. 5 Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚCCẤP HUYỆN 1.1 Tổng quan về chi Ngân sách nhà nƣớc 1.1.1. Ngân sách Nhà nước 1.1.1.1. Khái niệm Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 25/06/2015 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước [22, tr.2]. 1.1.2. Chi Ngân sách Nhà nước 1.1.2.1 Khái niệm Chi NSNN là một phạm trù kinh tế tồn tại khách quan gắn liền với sự tồn tại của Nhà nước. Chi NSNN là việc nhà nước phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm bảo đảm điều kiện vật chất để duy trì sự hoạt động và thực hiện các chức năng đáp ứng nhu cầu đời sống kinh tế xã hội dựa trên các nguyên tắc nhất định [13, tr.5]. 1.1.2.2. Vai trò ngân sách nhà nước Trong nền kinh tế thị trường chi NSNN có các vai trò cơ bản sau [15, tr. 22-24]: - Chi NSNN ngày càng có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinhtế. 6 - Chi NSNN góp phần điều chỉnh chu kỳ kinhtế - Chi NSNN góp phần tái phân phối thu nhập xã hội giữa các tầng lớp dân cư, thực hiện công bằng xãhội 1.1.2.3. Phân loại Chi thườngxuyên Chi thường xuyên là quá trình phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ của Nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về quản lý KT-XH. Cùng với quá trình phát triển KT-XH các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước ngày càng gia tăng, do đó đã làm phong phú nội dung chi thường xuyên của NSNN [16, tr 9]. Chi đầu tư pháttriển Chi đầu tư phát triển là quá trình Nhà nước sử dụng một phần vốn tiền tệ đã được tạo lập thông qua hoạt động thu của NSNN để đầu tư xây dựng hạ tầng KT-XH, phát triển sản xuất và để dự trữ vật tư hàng hóa, nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế [16, tr 9]. 1.2. Quản lý chi Ngân sách Nhà nƣớc cấp huyện 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò quản lý chi Ngân sách Nhà nước 1.2.1.1.Khái niệm quản lý chi ngân sách nhànước Quản lý chi NSNN là một bộ phận trong công tác quản lý NSNN và cũng là một bộ phận trong công tác quản lý nói chung. Quản lý chi NSNN là một khái niệm phản ánh hoạt động tổ chức điều khiển và đưa ra quyết định của Nhà nước đối với quá trình phân phối 7 và sử dụng nguồn lực NSNN nhằm thực hiện các chức năng vốn có của Nhà nước trong việc quản lý nhà nước, cung cấp hàng hóa công, phục vụ lợi ích KT-XH cho cộng đồng [13, tr.4]. 1.2.1.2. Đặc điểm quản lý chi ngân sách nhànước Chi NSNN được quản lý bằng pháp luật và theo dự toán. Bằng cách này Nhà nước và các cơ quan chức năng đưa ra cơ chế quản lý, điều hành chi NSNN đúng luật, đảm bảo hiệu quả và công khai, minh bạch. Quản lý chi NSNN sử dụng tổng hợp các biện pháp, nhưng biện pháp tối ưu nhất là biện pháp tổ chức hành chính. Đặc trưng của biện pháp này là cưỡng chế đơn phương của chủ thể quản lý, thể hiện rõ nét trong cơ chế quản lý chi NSNN ở Việt Nam bởi NSNN Việt Nam là ngân sách thống nhất từ cấp trung ương đến địa phương, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm. Biện pháp này tác động vào đối tượng quản lý theo hai hướng: Một là, chủ thể ban hành cácvăn bản quy phạm pháp luật quy định tính chất, mục tiêu, quy mô, cơ cấu tổ chức, điều kiện thành lập, mối quan hệ trong và ngoài tổ chức,... Hai là, chủ thể quản lý đưa ra các quyết định quản lý bắt buộc cấp dưới và cơ quan thuộc phạm vi điều chỉnh phải thực hiện những nhiệm vụ nhất định [13, tr.5]. Hiệu quả của công tác quản lý chi NSNN khó đo được bằng các chỉ tiêu định lượng. Nó không đồng nghĩa với hiệu quả chi NSNN. Nếu như hiệu quả chi NSNN so sánh kết quả với số tiền mà nhà nước bỏ ra cho công việc nào đó, thì hiệu quả công tác chi NSNN được thể hiện bằng việc so sánh giữa kết quả công tác quản lý 8 chi NSNN thu được với số chi phí mà Nhà nước đã chi cho công tác quản lý chi NSNN [13, tr.6]. 1.2.1.3. Ý nghĩa và vai trò của quản lý chi ngân sách nhànước Ngân sách là tấm gương tài chính của các lựa chọn kinh tế và xã hội Quản lý chi NSNN về bản chất mang tính công 1.2.2. Nguyên tắc quản lý chi Ngân sách Nhà nước Thứ nhất, tập trung thống nhất Thứ hai, tính kỷ luật tài chính tổng thể Thứ ba, tính có thể dự báo được Thứ tư, tính minh bạch, công khai trong cả quy trình từ khâu lập, tổ chức thực hiện, quyết toán, báo cáo và kiểm toán Thứ năm, đảm bảo bảo cân đối, ổn định tài chính, ngân sách Thứ sáu, chi NSNN phải gắn chặt với chính sách kinh tế, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế trung và dài hạn Thứ bảy, chi NSNN phải cân đối hài hòa giữa các ngành với nhau, giữa trung ương và địa phương, kết hợp giải quyết ưu tiên chiến lược trong từng thờikỳ 1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý chi Ngân sách Nhà nước Theo Hiến pháp, quản lý chung về tài chính trên phạm vi cả nước thuộc Quốc Hội và Chính Phủ, ở địa phương là Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, còn quản lý các hoạt động nghiệp vụ tài chính là trách nhiệm của bộ máy tổ chức các cơ quan tài chính (Sở tài chính ở cấp tỉnh, phòng tài chính cấp huyện và ban tài chính xã), các tổ chức quản lý tài chính chuyên ngành (Kho bạc nhà nước 9 các cấp) thực hiện toàn bộ công tác quản lý tài chính công nói chung, quản lý về chi NSNN nói riêng. Cụ thể chức năng của từng bộ phận trong bộ máy quản lý chi NSNN ở địa phương nhưsau [15, tr 29-33]: * Hội đồng nhân dân * Ủy ban nhân dân cáccấp * Cơ quan tài chính cáccấp * Kho bạc nhà nước cáccấp * Các đơn vị dựtoán * Các đơn vị đầutư 1.2.4. Nội dung quản lý chi Ngân sách Nhà nước cấp huyện 1.2.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện - HĐND huyện là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Trong quản lý NSNN, HĐND huyện có nhiệm vụ và quyền hạn quyết định dự toán, điều chỉnh dự toán NSNN trên địa bàn huyện; quyết định và phê duyệt quyết toán; giám sát và quyết định chủ trương thực hiện NS địa phương. - UBND huyện là cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, chấp hành nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp cũng như các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Trong quản lý NSNN, UBND huyện tổ chức quản lý thống nhất ngân sách huyện và các hoạt động tài chính khác của huyện: Lập dự toán NS cấp huyện, phương án phân bổ NS cấp huyện, quản lý thu - chi NS cấp huyện và quyết toán NS cấp huyện. 10 - KBNN huyện là cơ quan tài chính được Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN cấp huyện, do vậy có nhiệm vụ thanh toán mọi khoản chi NS. - Phòng Tài chính – Kế hoach là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện trong việc tổng hợp dự toán NS huyện và phương án phân bổ dự toán NS huyện, quản lý thu – chi NS huyện và quyết toán NS huyện. 1.2.4.2. Quy trình quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện a.Lập dự toán chi ngânsách Trong quản lý chi ngân sách nhất thiết phải có định mức cho từng nhóm mục chi hay cho mỗi đối tượng cụ thể. Nhờ đó cơ quan tài chính mới có căn cứ để lập các phương án phân bổ ngân sách, kiểm tra, giám sát quá trình chấp hành, thẩm tra phê duyệt quyết toán kinh phí của các đơn vị thụ hưởng. Đồng thời dựa vào định mức chi mà các ngành, các cấp, các đơn vị mới có căn cứ pháp lý để triển khai các công việc cụ thể của quá trình quản lý, sử dụng kinh phí tại đơn vị mình theo đúng chế độ. * Xây dựng định mức chi Thông thường định mức chi được thể hiện dưới hai dạng: Loại định mức chi tiết theo từng mục chi của Mục lục NSNN (còn gọi là định mức sử dụng) và loại định mức chi tổng hợp theo từng đối tượng được tính định mức chi của NSNN (còn gọi là định mức phân bổ). * Chuẩn bị ngân sách Để đạt được ba mục tiêu chính của quản lý chi NSNN, quá 11 trình chuẩn bị ngân sách cần đạt được mục tiêu: (i) đảm bảo ngân sách phù hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô và hạn chế nguồn lực; (ii) phân bổ nguồn lực phù hợp với chính sách; và (iii) đưa ra điều kiện đối với việc quản lý hoạt động hiệu quả. Những lựa chọnvà cân đối hợp lý phải được thực hiện rõ ràng khi tính toán ngân sách [19, tr. 77]. - Các cơ chế lặp, đàm phán và điều chỉnh để đạt được nhất quán tổng thể cuối cùng giữa mục tiêu và khả năng ngân sách [19, tr. 78]. b.Quản lý việc chấp hành, thực hiện dự toán chi ngânsách Sau khi được giao dự toán ngân sách, các cơ quan ở địa phương, các đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc. Dự toán chi NSNN được phân bổ chi tiết theo từng loại và các khoản mục của mục lục ngân sách nhà nước. Quá trình thực hiện ngân sách phải tính đến những thay đổi trong thực tế, và làm tăng hiệu suất hoạt động. Cần phải có thủ tục kiểm soát, tuy nhiên không nên gây cản trở đến hiệu suất cũng không làm thay đổi thành phần ngân sách bên trong, và phải chú trọng vào yếu tố cần thiết trong khi đem lại sự linh hoạt và mềm dẻo cho các cơ quan chi tiêu khi thực hiện nhiệm vụ củamình. c.Quản lý quyết toán chi ngânsách Hệ thống báo cáo quyết toán chi ngân sách phải được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng người sử dụng khác nhau (ví dụ cơ quan lập pháp, các nhà quản lý ngân sách, các nhà hoạch 12 định chính sách,...). Các yêu cầu tối thiểu của báo cáo bao gồm v[19, tr. 83-84]: - Báo cáo về quản lý ngân sách chỉ ra tất cả các thay đổi trong sử dụng ngân sách và các hạng mục (phân bổ, ước tính bổ sung, chuyển khoản,...). - Báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về trách nhiệm giải trình. - Báo cáo tà ichính đề cập các tài khoản hợp nhất,báo cáo về nợ,báo cáo về nợ không xác định hay nợ phát sinh và các khoản ch ovay. - Báo cáo đánh giá chính sách về ngân sách và đánh giá báo cáo của các cơ quan chuyênmôn. 1.2.4.3. Kiểm soát, thanh tra, kiểm tra các khoản chi ngân sách nhà nước cấp huyện Thanh tra, kiểm thanh tra thu chi ngân sách nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước về công tác chi ngân sách nhà nước, nhằm đảm bảo công tác chi ngân sách nhà nước của các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời có kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý những sai phạm nếu có [13, tr. 122]. 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng 1.2.5.1. Các nhân tố khách quan Ở mỗi vùng, mỗi lãnh thổ có điều kiện tự nhiên khác nhau, do vậy cần phải có những thiết kế, kiến trúc phù hợp với điều kiện tự nhiên ở nơi đầu tư vốn, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. 13 Chẳng hạn, ở địa phương có nhiều sông, lại hay xảy ra lũ lụt thì các khoản chi NSNN sẽ tập trung vào xây dựng đê, kè, và tu sửa đê, khi xây dựng công trình phải tránh mùa mưa, bão và có những biện pháp hữu hiệu để tránh thiệt hại xảy ra nhằm đảm bảo chất lượng công trình;hoặc địa phương có địa hình chủ yếu là đồi núi,dốc thì chú ý đầu tư cho giao thông thuận lợi để có thể phát triển kinh tế và phát triển các ngành nghề phù hợp với điều kiện địa hình đó. Vì vậy, quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản chịu ảnh hưởng nhiều từ các điều kiện tự nhiên ở địa phương [18, tr.102]. 1.2.5.2. Các nhân tố chủquan Nhóm nhân tố chủ quan bao gồm: năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chi NSNN, tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN cũng như quy trình nghiệp vụ, công nghệ quản lý chi NSNN. 1.3. Kinh nghiệm quản lý chi Ngân sách Nhà nƣớc của một số địa phƣơng. 1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hà Tĩnh Trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn, tỉnh Hà Tĩnh đã có những chính sách và dự báo chi, đó là: - Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ, tạm dừng mua sắm các phương tiên đi lại, các tài sản đắt tiền. Tập trung nguồn lực NSNN đầu tư vào những lĩnh vực, nhiệm vụ phát triển hạ tầng KT-XH, sớm đưa các công trình vào sử dụng để tạo ra sự tăng trưởng về kinh tế;thúcđẩyviệcđàotạo nguồn nhân lực, có mức tăng hợp lý tỷ trọng chi tiêu của ngành y tế so với các lĩnh 14 vực khác, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án và các giải pháp an sinh xã hội, hỗ trợ phát triển sản xuất, ổn định đời sống của người nghèo, phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, các đối tượng xã hội, bảo đảm thực hiện chế độ đối với các đối tượng chính sách, người có công, xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm; bố trí đủ kinh phí để đẩy nhanh công tác đo đạc, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai và Nghị quyết của Quốc hội. Đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hoá, huy động nguồn lực ngoài xã hội để đáp ứng yêu cầu pháttriển. - Duy trì và hoàn thiện việc khoán chi giao quyền tự chủ tài chính đầy đủ cho các đơn vị sự nghiệp (giáo dục, y tế, văn hoá, trên cơ sở Nghị định 43/2006/NĐ- CP), thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính nhà nước theo Nghị định 130/2005/NĐ- CP. Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động sự nghiệp theo hướng NSNN tập trung cho các nhiệm vụ mang tính xã hội (chi đào tạo nhân tài, chi cho người nghèo,chi cho đối tượng chính sách),còn lại huy động nguồn lực xã hội để phát triển. - Bố trí phân bổ ngân sách theo chương trình mục tiêu phát triển KT-XH. Đổi mới chế độ viện phí, học phí theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ, trên cơ sở đó đảm bảo toàn bộ hoặc một phần đối với đối tượng chính sách xã hội, thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp có khả năng tự hạch toán để pháttriển. 15 1.3.2. Kinh nghiệm của thành phố ĐàNẵng Đà Nẵng là đô thị loại I, thành phố lớn nhất miền Trung nước ta, có hệ thống giao thông đa dạng và thuận tiện: có quốc lộ 1A, 14A, đường sắt, hàng không, đường thủy; có cảng nước sâu Tiên Sa và Liên Chiểu. Hệ thống thông tin liên lạc của thành phố phát triển mạnh, là một trong ba trung tâm viễn thông lớn nhất nước ta. Trong quản lý chi NSNN gắn với quá trình CNH-HĐH, Đà Nẵng đã thực hiện một số chính sách: - Chính sách phân phối tài chính trong thời kỳ trung hạn theo hướng phục vụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định bền vững, chuyển dịch có hiệu quả cơ cấu kinh tế, thực hiện phân phối, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính nhà nước. Gắn kết việc phân phối NSNN với việc huy động các nguồn lực xã hội đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu KT-XH của tỉnh đề ra trong thời kỳ trunghạn. - Tập trung nguồn lực NSNN đầu tư vào những lĩnh vực, nhiệm vụ phát triển hạ tầng KT-XH, lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghiệp, dịch vụ, du lịch Đồng thời đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá, huy động nguồn lực ngoài xã hội để đáp ứng yêu cầu phát triển. - Thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ xã hội, nghiên cứu thực hiện cơ chế đầu tư cung cấp dịch vụ do nhà nước đặt hàng đối với các tổ chức dịch vụ thuộc mọi thành phần kinhtế. 1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - Cần có sự nỗ lực kiểm soát các khoản chi ngân sách nhànước - Cải cách quản lý chi NSNN - Kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình quản lý chiNSNN - Thực hiện các cơ chế quản lý chi NSNN theo hướng kết quảđầura 16 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Bố Trạch giai đoạn 2015 - 2018 Huyện Bố Trạch có diện tích tự nhiên 2.124,2 km2, có 30 đơn vị hành chính, bao gồm 28 xã và 2 thị trấn. Là huyện có chiều rộng từ Tây sang Đông chiếm toàn bộ chiều ngang của Việt Nam. * Ranh giới hành chính của huyện: - Phía Bắc giáp: huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa; - Phía Nam giáp: thành phố Đồng Hới và huyện Quảng Ninh; - Phía Đông giáp: biển Đông; - Phía Tây giáp: nước CHND Lào. 2.2. Thực trạng về công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nƣớc tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2018 2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Bố Trạch 2.2.3.3. Quản lý quyết toán chi NSNN Theo kết quả của Phòng tài chính - kế hoạch huyện, hiện đang có 21 dự án chậm nộp báo cáo quyết toán chi trong đó có 15 dự án chậm nộp báo cáo quyết toán dưới 24 tháng và 6 dự án chậm nộp trên 24 tháng. Bên cạnh đó, quá trình quyết toán chỉ chú trọng đến các mục như thời gian lập báo cáo, việc chấp hành dự toán, chấp hành chế độ, chính sách, định mức chi chứ chưa chú trọng đến vấn đề 17 là các khoản chi đó đã tạo ra được lợi ích gì cho huyện, có tác dụng như thế nào đến vỉệc thúc đẩy tăng trưởng kinh tể, phát triển xã hội của địa phương. 2.2.3.4. Quản lý kiểm tra, giảm sát chi NSNN tại huyện Bố Trạch giai đoạn 2015 – 2018 Qua một quá trình làm việc trực tiếp với các đơnvị có liên quan, qua báo cáo của đơn vị, cá nhân liên quan đến vụ việc, cơquan kiểm tra phải đưa ra kết luận chính thức, trả lại sự công bằng cho các bên. Năm 2016 huyện Bố Trạch có 3 cuộc kiểm tra đột xuất, năm 2017có 1 cuộc liên quan đến những sai phạm của kế toán xã trong việc chi saitrong dự toán. 2.3. Đánh giá về công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nƣớc tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình 2.3.1. Kết quả đạt được Thứ nhất, về mặt kinh tế - xã hội của huyện đã duy trì được sự ổn định và tăng trưởng qua các năm từ 2015 – 2018. Thứ hai, quản lý lập dự toán chi NSNN trên địa bàn huyện Bố Trạch đã bám sát tình hình thực tế cũng như căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tình hình thực hiện ngân sách của các năm trước và các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về thu, chi ngân sách của Nhà nước. Thứ ba, quản lý chấp hành dự toán chi NSNN cơ bản diễn ra trong khuôn khổ dự toán đầu năm kế hoạch, hạn chế được việc điều chỉnh bổ sung chi thường xuyên trừ trường họp thực hiện chính sách chế độ mới của Nhà nước. 18 Thứ tư, quản lý quyết toán chi NSNN được thực hiện theo đúng trình tự, quy định. Thứ năm,quản lý kiểm tra, giám sát chi NSNN cũng được huyện Bố Trạch quan tâm sát sao. Thứ sáu, công tác quản lý kiểm soát chi của KBNN huyện trong những năm gần đây nhìn chung đã phát huy tác dụng khá tốt trong kiểm soát sử dụng NSNN thực tế. 2.3.2. Những hạn chế chủ yếu Dự toán chi NSNN của huyện Bố Trạch mới chỉ xây dựng kế hoạch ngân sách ngắn hạn theo từng năm theo Nghị Quyết hàng năm của HĐND tỉnh, chưa xây dựng được kế hoạch trung và dài hạn nên chưa gắn kết với kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, chưa phát huy hết hiệu quả của việc phân bổ các nguồn lực. Phương pháp lập dự toán và phân bổ dự toán chủ yếu theo mức chi phí các yếu tố đầu vào mà không theo kết quả đầu ra. Quản lý chi NSNN cho đầu tư phát triển của huyện Bố Trạch còn quá nhiều hạn chế. Ngoài ra, ngân sách cấp xã, thị trấn phân bổ dự toán chi ngân sách đôi khi chưa đảm bảo theo các mục tiêu của huyện, cấp xã, thị trấn chưa chủ động cân đối ngân sách đảm bảo các nhiệm vụ chi của địa phương, còn có tư tưởng trông chờ điều phối của ngân sách huyện. Công tác thanh tra, giám sát chi chưa có sự phối hợp chặt chẽ, xử lý sai phạm chưa triệt để, có những sai phạm được phát hiện 19 nhưng đối tượng vi phạm chưa thực hiện qua nhiều năm nhưng huyện cũng không có biện pháp xử lý nghiêm. 2.3.3. Nguyên nhân hạn chế Về quản lý lập dự toán chi: tính tự chủ trong công tác lập dự toán còn thấp, còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn ngân sách của cấp trên. Quá trình lập dự toán thiếu tính chủ động do còn dựa vào việc phân bổ nguồn ngân sách do cấp trên chỉ đạo chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của UBND huyện. Về quản lý chấp hành dự toán chỉ: một số cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn sử dụng NSNN chưa chấp hành tốt các quy định của Luật, chưa nâng cao ý thức quản lý sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả. Đội ngũ cán bộ ngành tài chính ở các đơn vị hành chính sự nghiệp cấp xã, thị trấn vẫn còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, trình độ còn bât cập, chưa được chuẩn hoá kịp thời để đáp ứng được tiến trình cải cách hành chính công. Về quản lý kiểm tra, giảm sát chi: công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được tiến hành thường xuyên. 20 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1. Quan điểm, mục tiêu hoàn thiện quản lý chi NSNN huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2019-2025 3.1.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý chi NSNN huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2019-2025 Việc hoàn thiện quản lý chi NSNN của huyện Bố Trạch trong thời gian tới cần dựa trên các quan điểm sau: Hoàn thiện quản lý chi ngân sách trên địa bàn huyện Bố Trạch phải dựa trên cơ sở quán triệt đường lối, chính sách phát triển KT-XH của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Bình, Huyện uỷ, UBND huyện Bố Trạch nhằm thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT-XH, phù hợp với trình độ phát triển của huyện trong điều kiện kinh tế mở cửa, hội nhập trước những thách thức và cơ hội. Quản lý chi NSNN huyện phải tuân thủ khung khổ pháp lý thống nhất cho cả nước và phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Quản lý chi NSNN huyện phải bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội caotrong việc sử dụng NSNN. Bảo đảm sự rõ ràng, minh bạch và sự công bằng. 21 Quản lý chi NSNN hướng đến thực hiện thành công các mục tiêu pháttriển kinh tế - xã hội của huyện Bố Trạch. Quản lỷ chi NSNN phải gắn liền với hoàn thiện bộ máy quản lý chingân sách và nâng cao trình độ, năng lực, đạo đức của đội ngũ cản bộ làmcông tảc quản lý chi ngân sách. 3.1.2 Mục tiêu hoàn thiện quản lý chi NSNN huyện Bố Trạch, tỉnhQuảng Bình giai đoạn 2019-2025 Sử dụng hiệu quả NSNN: có nghĩa là nâng cao giá trị gia tăng đầu ra từcác hoạt động sử dụng NSNN cũng như tiết kiệm trong sừ dụngNSNN. Sử dụng đúng mục đích NSNN: không vì nhu cầu chi NSNN lớn mà cóthể lựa chọn tùy tiện các lĩnh vực, dự án được sử dụng vốn từ NSNN. Đặc biệt, cần kiểm soát để các mục tiêu chính yếu mà Nhà nước kỳ vọng sẽ có lợi cho xã hội, cho phát triển kinh tế, cho hỗ trợ người khó khăn. Giảm chi phí quản lý chi NSNN bằng cách kích thích, động viên cácchủ thể kinh tế sử dụng vốn hiệu quả, tiết kiệm, ưu tiên các phương pháp đãđược thử nghiệm trong thực tế như khoán chi hành chính, thưởng do tiết chiNSNN cho đầu tư. Giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng tỷ ừọng chi đầu tư phát triển, xâydựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm tạo đả cho các thành phần kinh tếtham gia phá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_chi_ngan_sach_nha_nuoc_tai_huyen_bo.pdf
Tài liệu liên quan