Tóm tắt Luận văn Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã tại huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp

Các quan điểm hoàn thiện quản lý ngân sách nhà

nƣớc cấp xã tại huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp:

Thứ nhất, Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên

môn về công tác quản lý ngân sách xã để cán bộ chuyên môn và chủ

tịch Ủy ban Nhân dân các xã tổ chức, thực hiện và quản lý ngân sách

xã ngày càng tốt hơn.

Thứ hai, Tập trung rà soát các căn cứ, tiêu chuẩn định mức

của nhà nước qui định để làm căn cứ lập dự toán.

Thứ ba, công tác quản lý thu phải đảm bảo tính khoa học, chặt

chẽ trong quản lý góp phần thực hành tiết kiệm.

Thứ tư, Tổ chức, thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán,

quyết toán theo mục lục ngân sách nhà nước và các chế độ kế toán

ngân sách xã hiện hành

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã tại huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h, tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và các năm tiếp theo. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn: Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Ngân sách Nhà nước và quản lý ngân sách xã. Để phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá thực trạng đảm bảo tính khách 4 quan, khoa học, luận văn sử dụng phương pháp định tính và kết hợp với phương pháp thu thập, xử lý thông tin. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu quản lý ngân sách nhà nước cấp xã tại huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Với kết quả nghiên cứu, luận văn sẽ trở thành tài liệu tham khảo và có giá trị cho việc quản lý, ngân sách nhà nước cấp xã tại huyện Thanh Bình. 7. Kết cấu và nội dung của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các bản phụ lục, nội dung luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng. Chương 1: Cơ sở khoa học về Ngân sách nhà nước và quản lý Ngân sách xã Chương 2: Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước cấp xã tại huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý Ngân sách nhà nước cấp xã tại huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP XÃ 1. 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.1.1. Khái niệm về Ngân sách Nhà nƣớc Theo Luật Ngân sách nhà nước đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25/06/2015: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. 1.1.2. Đặc điểm của Ngân sách Nhà nƣớc Ngân sách nhà nước là một bộ luật tài chính đặc biệt; Ngân sách nhà nước vừa luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước và luôn chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng; Ngân sách nhà nước vừa là một bản dự toán thu chi; Ngân sách nhà nước vừa là một bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia. Ngân sách nhà nước vừa luôn gắn liền với tính giai cấp. 1.1.3. Vai trò của Ngân sách Nhà nƣớc Ngân sách nhà nước là công cụ để Nhà nước thực hiện việc điều tiết các hoạt động kinh tế xã hội, là công cụ tài chính quan trọng nhất để cung ứng nguồn tài chính cho hoạt động của bộ máy nhà người; là công cụ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững; Và là công cụ để điều tiết thị trường, bình ổn giá cả thị trường rất mạnh mẽ cho ta thấy ngân sách nhà người giữ một vị trí rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại của đất người. 6 1.1.4. Hệ thống Ngân sách Nhà nƣớc - Khái niệm hệ thống ngân sách nhà nước - Nguyên tắc tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước - Hệ thống ngân sách nhà nước Việt Nam Hệ thống NSNN ở nước ta bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có HĐND và UBND. 1.1.5. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc Khái niệm phân cấp quản lý ngân sách nhà nước Phân cấp quản lý ngân sách: Ngân sách trung ương, ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể. 1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ 1.2.1 Khái niệm quản lý Ngân sách xã Theo thông tư 344/2016/TT-BTC của Bộ tài chính ngày 30/12/2016 qui định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thi trấn qui định “ Ngân sách xã là một cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN, nó đại diện và đảm bảo tài chính cho chính quyền xã có thể chủ động khai thác những thế mạnh có sẵn để phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn xã. Ngân sách xã do Ủy ban nhân dân (UBND) xã xây dựng, quản lý; Hội đồng nhân dân (HĐND) xã quyết định, giám sát”. 7 1.2.2 Nội dung quản lý Ngân sách Nhà nƣớc cấp xã 1.2.2.1. Hệ thống văn bản quản lý Ngân sách Nhà nước cấp xã. Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước. 1.2.2.2. Quản lý thu, chi Ngân sách Nhà nước cấp xã * Quản lý thu ngân sách nhà nước cấp xã: Nguồn thu ngân sách xã do HĐND tỉnh quyết định trong phân cấp nguồn thu. Căn cứ vào tình hình thực tế để UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp xem xét phân cấp cho ngân sách xã các khoản thu sau: + Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%: - Các khoản phí, lệ phí, thu từ hoạt động sự nghiệp của xã, thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác do xã quản lý theo qui định của pháp luật. Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo qui định của pháp luật do cấp xã thực hiện Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước. Thu đấu thầu, thu các khoản theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản theo quy định của pháp luật do xã quản lý; Các khoản huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân gồm; Viện trợ không hoàn lại; Thu kết dư ngân sách năm trước; Thu chuyển nguồn ngân sách cấp xã năm trước chuyển sang; Các khoản thu khác của ngân sách xã theo quy định của pháp luật. + Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách xã với ngân sách cấp trên: Thuế sử dụng đất phi nông nghi; Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp từ hộ gia đình; Lệ phí môn bài; Lệ phí trước bạ nhà đất + Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã : Thu bổ sung cân đối ngân sách xã và Thu bổ sung có mục tiêu. 8 * Quản lý chi ngân sách nhà nước cấp xã: + Chi đầu tư phát triển và Chi thường xuyên gồm: Chi quốc phòng, chi an ninh trật tự an toàn xã hội, chi sự nghiệp giáo dục, chi cho nhiệm vụ ứng dụng chuyển giao công nghệ, chi sự nghiệp y tế, chi sự nghiệp văn hóa, thông tin, chi sự nghiệp thể dục, thể thao, chi hoạt động bảo vệ môi trường, bao gồm thu gom, xử lý rác thải, chi các hoạt động kinh tế, chi sự nghiệp xã hội, chi quản lý nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị xã hộ, chi công tác xã hội do xã quản lý, chi khác, tiết kiệm 10% để đảm bảo an sinh xã hội, trả nợ tạm ứng ngân sách, dự phòng, chi chuyển nguồn sang năm sau, chi ngân sách xã chưa qua kho bạc, chi tạm ứng xây dựng cơ bản. 1.2.2.3. Quản lý quy trình Ngân sách xã - Lập dự toán ngân sách xã: Hàng năm, trên cơ sở hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân xã lập dự toán ngân sách năm sau trình Hội đồng nhân dân xã quyết định. Căn cứ vào các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đảm, bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội của xã; Chính sách, chế độ thu ngân sách nhà nước; Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định; - Chấp hành dự toán ngân sách xã: Căn cứ dự toán ngân sách xã và phương án phân bổ ngân sách xã cả năm đã được Hội đồng nhân dân xã quyết định, Uỷ ban nhân dân xã phân bổ chi tiết dự toán chi ngân sách xã theo từng bộ gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để nhập dự toán và làm căn cứ kiểm soát, thanh toán các khoản chi; đồng thời gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện để báo cáo. - Kế toán và quyết toán ngân sách xã: Ủy ban nhân dân xã 9 có trách nhiệm tổ chức, thự chiện công tác hạch toán kế toán, quyết toán ngân sách xã theo mục lục ngân sách nhà nước và chế độ kế toán ngân sách xã hiện hành. - Kiểm tra, giám sát, công khai hoạt động ngân sách xã Hội đồng nhân dân xã giám sát việc thực hiện thu, chi ngân sách xã. Cơ quan tài chính cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn. 1.2.2.4. Quản lý các hoạt động tài chính khác của xã: là các quỹ do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập và các khoản đóng góp trên nguyên tắc tự nguyện của nhân dân do khóm ấp huy động đã được Hội đồng nhân dân xã quyết định nhưng không đưa vào ngân sách xã theo chế độ quy định. 1.2.2.5. Kiểm tra, thanh tra ngân sách xã: Kiểm tra tiến hành ở tất cả các khâu trong quy trình quản lý ngân sách xã. 1.2.3. Bộ máy tổ chức quản lý ngân sách xã: Tập trung chủ yếu tại Ủy ban nhân dân xã gồm: HĐND xã, UBND xã, Bộ phận tài chính, kế toán xã, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, Chi cục Thuế huyện, Kho bạc Nhà nước và các cơ quan chuyên môn. 1.3. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP XÃ 1.3.1. Hệ thống văn bản – cơ sở hình thành nên hoạt động quản lý ngân sách nhà nước cấp xã: Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước. 1.3.2. Tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách xã. Hệ thống tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi NSNN là căn cứ rất quan trọng trong xây dựng dự toán, chấp hành dự toán và quản lý NSNN, trong đó có hoạt động quản lý NSX. 1.3.3. Việc triển khai thực hiện Nghị định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong quản lý chi thường xuyên ngân 10 sách xã. Hóa đơn là chứng từ trong thanh toán, là thủ tục có giá trị pháp lý cao nhất khi kết thúc một giao dịch mua bán về hàng hóa, dịch vụ (chứng từ) làm cơ sở để xác định nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch đó, đồng thời nó là cơ sở để xác định doanh thu đối với một doanh nghiệp, hộ kinh doanh hạch toán, kế toán, xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp, hộ kinh doanh đó với NSNN 1.3.4. Trình độ và ý thức chấp hành của các cá nhân thuộc UBND các xã liên quan đến lĩnh vực tài chính-ngân sách. Về nguyên tắc thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm về tính chính xác các khoản chi, trong chi NSX Chủ tịch UBND xã là người chị trách nhiệm với sự tham mưu về chuyên môn là Ban tài chính xã. Chất lượng KSC phụ thuộc nhiều vào nhận thức của Chủ tịch UBND các xã và trình độ nghiệp vụ của Ban tài chính xã 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý ngân sách xã ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tỉnh Tất cả các xã thị trấn trên địa bàn Huyện khi lập dự toán thu, chi ngân sách xã đều đã bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chất lượng dự toán ngân sách từng bước đựơc nâng cao; năm sau cụ thể, chi tiết và kịp thời hơn năm trước. Các khoản thu, chi ngân sách đã được tính toán phân bổ theo mục lục ngân sách nhà nước; tổ chức giao ban hàng quý với Chủ tài khoản và kế toán ngân sách để đánh giá công tác thu, chi. 11 1.4.2. Kinh nghiệm quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai: Ủy nhiệm cho cấp xã trực tiếp điều hành cán bộ UNT theo nhiệm vụ thu được UBND huyện giao đã gắn trách nhiệm của chủ tịch UBND xã với công tác quản lý thu ngân sách cấp xã. Chính quyền cấp xã đã chủ động trong việc tự quyết định ngân sách của cấp mình trên cơ sở Quyết định dự toán thu chi được giao. Chủ động trong việc xây dựng dự toán thu chi phù hợp với tình hình phát triển KT-XH trên địa bàn đáp ứng mức cao nhất cho các nhu cầu phát sinh do nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương đặt ra. 1.4.3. Kinh nghiệm quản lý ngân sách tỉnh An Giang: Mở rộng quyền tự chủ cho Ủy ban nhân dân xã trên một số khoản chi tiêu về an sinh xã hội và công ích của địa phương để đáp ứng kịp thời nhu cầu quản lý chính quyền cấp xã. Khuyến kích chính quyền cấp xã khai thác các nguồn thu tiềm năng của xã và được hưởng một tỷ lệ cao để lại cho ngân sách xã trên các khoản thu đó, nhằm góp phần xây dựng nông thôn mới của tỉnh An Giang. 1.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp xã tại Huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp Cần quan tâm, kiểm soát chặt chẽ quy trình lập dự toán, chấp hành dự toán, kế toán và trong quyết toán thu, chi ngân sách xã cần chú trọng đến hiệu quả của công tác quản lý thu, chi ngân sách xã. 12 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP XÃ TẠI HUYỆN THANH BÌNH, TỈNH ĐỒNG THÁP 2.1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP XÃ TẠI HUYỆN THANH BÌNH, TỈNH ĐỒNG THÁP 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Thanh Bình là huyện vùng sâu, nằm phía Bắc tỉnh Đồng Tháp với diện tích tự nhiên là 344,54 Km2, gồm 12 xã và 01 thị trấn, dân số trung bình 156.749 người; phía Tây Bắc giáp huyện Hồng Ngự, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh An Giang, phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Tam Nông, phía Đông giáp huyện Cao Lãnh. 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2016 – 2018 - Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế : Tốc độ tăng trưởng bình quân ước thực hiện trong 3 năm (2016 - 2018) tăng 4,08%/năm , Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước tăng bình quân 10,8%/năm; thu nhập bình quân đầu người năm 2017 là 34.440.000 đồng/người/năm; ước thực hiện đến cuối năm 2018 là 37.500.000 đồng/người/năm. 2.1.3. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp xã tại huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Tình hình thời tiết, giá cả luôn có những biến động không thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, việc kinh doanh của các doanh nghiệp ở một số ngành không hiệu quả. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp. 13 2.2 CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP XÃ TẠI HUYỆN THANH BÌNH, TỈNH ĐỒNG THÁP 2.2.1 Quy định phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp trong chu kỳ ổn định ngân sách từ năm 2016 – 2018. Hàng năm UBND huyện ban hành quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước và tỷ lệ phân chia các khoản thu ngân sách nhà nước cho các xã, thị trấn trên địa bàn huyện chi tiết phân cấp nguồn thu ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã và nhiệm vụ thu, chi ngân sách xã. 2.2.2 Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Thanh Bình giai đoạn 2016 - 2018 Bảng 2.2: Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước cấp xã tại huyện Thanh Bình giai đoạn 2016 - 2018 ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Tổng thu 99.924 105.525 131.911 1.1 Thu ngân sách hưởng theo phân cấp 5.998 8.395 7.322 1.2 Thu bổ sung từ ngân sách cấp huyện 84.601 79.319 104.708 1.2.1 Bổ sung cân đối 21.859 47.552 47.552 1.2.2 Bổ sung mục tiêu 62.742 31.767 57.156 1.3 Thu kết dư ngân sách 8.211 6.755 13.645 1.4 Thu chuyển nguồn 10.110 6.236 1.5 Các khoản thu quản lý qua NSNN 1.114 946 2 Tổng chi 93.169 91.930 114.406 2.1 Chi NSNN 83.059 85.694 104.272 2.1.1 Chi đầu tư 22.722 3.449 196 14 2.1.2 Chi thường xuyên 60.337 82.195 104.076 2.2 Chi chuyển nguồn sang năm sau 10.110 6.236 10.134 Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN huyện Thanh Bình Qua bảng 2.2, cho thấy nguồn thu của xã không bù đắp được nguồn chi, mà cần nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên vẫn rất lớn. 2.2.3 Thực trạng trong quản lý, điều hành ngân sách xã: 2.2.3.1. Lập dự toán, chấp hành dự toán ngân sách nhà nước cấp xã: Sau khi Hội đồng nhân dân huyện ra nghị quyết phê chuẩn dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trên sơ sở đó Ủy ban nhân dân Huyện ra quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước cho các xã, thị trấn trên địa bàn Huyện. 2.2.3.2. Quản lý thu, chi ngân sách nhà nước cấp xã tại huyện Thanh Bình giai đoạn 2016 – 2018: 2.3.3.3. Thực trạng kế toán và quyết toán ngân sách: Đa phần kế toán ngân sách xã không lập danh mục trình thanh lý tài sản và các công trình xây dựng cơ bản do xã làm chủ đầu tư khi công trình hoàn thành thường chủ đầu tư không thuê các trung tâm dịch vụ tài chính để lập báo cáo quyết toán hoàn thành và ghi tăng tài sản. 2.2.3.4. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát công khai hoạt động ngân sách xã: Hiện tại HĐND cấp xã trên địa bàn huyện Thanh Bình đã tổ chức bình quân một năm từ 04 đến 05 lần giám sát việc thực hiện điều hành dự toán thu chi ngân sách cấp xã. 2.2.3.5. Thực trạng trong công tác quản lý các hoạt động tài chính khác của cấp xã: Trong công tác quản lý loại quỹ này hàng năm Ủy ban nhân dân xã không lập dự toán thu và kế toán không mở đầy đủ các loại sổ theo qui định chứng từ thanh quyết toán chưa đảm bảo qui định. 2.2.4. Bộ máy tổ chức quản lý ngân sách xã ở huyện Thanh 15 Bình tỉnh Đồng Tháp. 2.2.4.1. Giới thiệu về Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện: Là một bộ phận quan trọng để tham mưu cho UBND huyện trong quá trình quản lý ngân sách của huyện, đảm bảo cân đối và tăng trưởng qua các năm, giúp thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện phát triển. 2.2.4.2. Ban Tài chính cấp xã : Ban Tài chính xã, thị trấn có trách nhiệm tham mưu giúp Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã thực hiện quản lý tài chính, ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác theo quy định của nhà nước và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của UBND cấp xã và cơ quan tài chính cấp huyện; 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TẠI HUYỆN THANH BÌNH, TỈNH ĐỒNG THÁP 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc - Về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp xã: Hoàn thành vượt mức dự toán ngân sách hàng năm được tỉnh giao. Công tác quản lý thu thuế đã chuyển biến theo hướng tích cực, công khai, dân chủ, minh bạch, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế ngày càng được nâng lên. - Về quản lý chi ngân sách nhà nước cấp xã Quản lý chi NSNN cấp xã trên địa bàn huyện Thanh Bình trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến đáng kế, quy mô chi ngân sách không ngừng tăng lên và quản lý sử dụng ngân sách chặt chẽ, hợp lý, hiệu quả hơn. - Việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đã đạt được những kết quả rất khả quan. Các xã thị trấn được giao quyền tự chủ tài chính đã từng bước cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ trong việc quản lý khai thác các chợ xã và các quỹ đất công và mở rộng nguồn thu sự 16 nghiệp được chú trọng hơn, ý thức sử dụng kinh phí tiết kiệm hơn, thu nhập của cán bộ công chức cấp xã tăng lên đáng kể. - Công tác kế toán và quản lý ngân sách đã được tin học hóa hoàn toàn. - Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát ngày càng được quan tâm sâu sát hơn đã phát hiện sự vụ sự việc vi phạm chế độ, chính sách kịp thời chấn chỉnh không để gây hậu quả nghiêm trọng trong quản lý ngân sách. - Công tác quản lý các hoạt động tài chính khác của cấp xã ngày càng đi vào nề nếp. - Hàng năm Sở Tài chính – kế hoạch tổ chức cài đặt nâng cấp phần mềm kế toán cho các xã, định kỳ 02 năm Sở Tài chính – kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn cho chủ tịch và kế toán ngân sách xã trong công tác quản lý ngân sách xã. 2.3.2. Những hạn chế trong công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp xã tại huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp: - Trong Công tác lập dự toán ngân sách xã: Công tác lập và thảo luận dự toán còn mang nặng tính hình thức thiếu dân chủ, áp đặt một chiều từ trên xuống. Công tác kế hoạch hoá nguồn thu chưa được coi trọng đúng mức. Công tác xây dựng dự toán thu ngân sách chưa có cơ sở vững chắc, đôi khi còn mang yếu tố chủ quan, cảm tính. - Về định mức chi: Định mức phân bổ chưa phù hợp với thực tiễn và thường lạc hậu khá xa so với nhu cầu. - Trong công tác chấp hành dự toán ngân sách xã: việc phân bổ dự toán của các xã chưa thực hiện tốt, đôi khi chưa khớp đúng về tổng mức, phân bổ chi tiết không sát với yêu cầu chi thực tế, như chi hoạt động văn hóa, thông tin; phát thanh truyền thanh; thể dục thể thao. 17 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp xã tại huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp: - Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho cấp xã hiện nay của HĐND tỉnh Đồng Tháp còn mang tính bình quân chung, chưa thấy hết đặc thù của huyện Thanh Bình và chưa phù hợp với thực tế yêu cầu của địa phương, phân cấp nguồn thu NSX được hưởng theo phân cấp thấp, chủ yếu các xã, thị trấn thuộc huyện phải dựa vào thu bổ sung cân đối của ngân sách cấp trên. - Trong công tác chi nhất là chi đầu tư xây dựng cơ bản năng lực của các chủ đầu tư ở các xã, thị trấn không đồng đều và còn yếu; các xã thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính chưa nhận thức đúng tinh thần của Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ và Nghị định 117/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ, chỉ coi đơn thuần là việc tăng thu nhập cho cán bộ, công chức mà chưa chú ý gắn với việc sắp xếp tổ chức bộ máy, cải tiến biện pháp quản lý, nâng cao hiệu quả công tác. - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kế toán. - HĐND chưa thể hiện hết vai trò của mình trong việc quyết định dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách của địa phương. - Công tác đào tạo cán bộ còn chưa được quan tâm đúng mức. - Công tác kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước chưa được quan tâm đúng mức, mới dừng ở việc kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ thanh toán thực chi, chưa quan tâm đến việc kiểm soát chi trên giấy đề nghị thanh toán tạm ứng và kiểm soát theo dự toán do HĐND quyết định. 18 - Chưa quy định rõ trách nhiệm của chủ tịch ủy ban nhân dân xã trong việc quản lý sử dụng ngân sách, chế tài khi vi phạm. - Việc kiểm tra, kiểm toán không thường xuyên, nó chỉ có tính chất trọng điểm. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 Trong chương 2, luận văn trình bày khái quát bối cảnh kinh tế xã hội huyện Thanh Bình. Phân tích đánh giá thực trạng quản lý ngân sách nhà nước cấp xã đối với công tác lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán, công khai ngân sách, công tác kiểm tra giám sát, công tác quản lý các hoạt động tài chính khác, công tác tổ chức bộ máy, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Qua đó, đánh giá những kết quả đạt được, nêu lên những tồn tại và nguyên nhân cần khắc phục, cải tiến nhằm từng bước hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã tại huyện Thanh Bình. 19 CHƢƠNG 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP XÃ TẠI HUYỆN THANH BÌNH, TỈNH ĐỒNG THÁP 3.1. MỤC TIÊU, PHƢƠNG HƢỚNG, HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP XÃ TẠI HUYỆN THANH BÌNH, TỈNH ĐỒNG THÁP 3.1.1 Mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Bình giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030 * Mục tiêu tổng quát: Xây dựng hệ thống chính trị chất lượng, phục vụ nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới, tạo nền tảng phát triển công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng môi trường văn hóa, con người văn hoá và phát huy các giá trị văn hoá của địa phương, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. [12] * Các chỉ tiêu chủ yếu: (1) Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn của một số ngành chủ yếu (giá so sánh 2010) 13.619 tỷ đồng. Tốc độ tăng 7,79%/năm; (2) phấn đấu năm 2020, thu nhập bình quân đầu người từ 50 triệu đồng (tăng 1,97 lần so với năm 2015); (3) phấn đấu đến năm 2020, có 06 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới (Bình Thành, Tân Huề, Tân Quới, Tân Long, Tân Hòa, Bình Tấn), nâng tổng số 07/12 xã đạt tiêu chí nông thôn mới (bao 20 gồm xã Tân Bình); 05 xã còn lại cơ bản đạt từ 16 tiêu chí (An Phong, Tân Thạnh, Tân Mỹ, Tân Phú, Phú Lợi); (4) Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 10%/năm (loại trừ các yếu tố do thay đổi cơ chế, chính sách); (5) Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 2%/năm (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020); (6) Dân số tham gia bảo hiểm y tế từ 80% trở lên; (7) Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 60% trở lên, trong đó: (8) Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị, cụm tuyến dân cư được thu gom xử lý đạt 91%; chất thải y tế được thu gom xử lý đạt 100%; (9) Phấn đấu số tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh đạt tỷ lệ theo quy định. 3.1.2. Các quan điểm hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp xã tại huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp: Thứ nhất, Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn về công tác quản lý ngân sách xã để cán bộ chuyên môn và chủ tịch Ủy ban Nhân dân các xã tổ chức, thực hiện và quản lý ngân sách xã ngày càng tốt hơn. Thứ hai, Tập trung rà soát các căn cứ, tiêu chuẩn định mức của nhà nước qui định để làm căn cứ lập dự toán. Thứ ba, công tác quản lý thu phải đảm bảo tính khoa học, chặt chẽ trong quản lý góp phần thực hành tiết kiệm. Thứ tư, Tổ chức, thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán, quyết toán theo mục lục ngân sách nhà nước và các chế độ kế toán ngân sách xã hiện hành. Thứ năm, Nâng cao khả năng khai thác và nuôi dưỡng nguồn thu từ các hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, văn hóa thông 21 tin, thể dục thể thao, các hoạt động quản lý đò, chợ, ao, đất đai, tài nguyên, bến bãi...do Ủy ban Nhân dân xã quản lý Thư sáu, Tăng cường kiểm soát chi ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước huyện, phải kiểm soát trực tiếp trên chứng từ thanh toán tạm ứng hoặc rút thực chi nhằm phòng ngừa sai xót trong công tác tài chính kế toán Thứ bảy, Hội đồng Nhân dân xã cần thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện thu, chi ngân sách xã. Thư tám, Phải kiện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_ngan_sach_nha_nuoc_cap_xa_tai_huyen.pdf