Tóm tắt Luận văn Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Phathumphone, tỉnh Champasack, nước CHDCND Lào

Đặc điểm của ngân sách nhà nước cấp huyện

- Việc tạo lập và sử dụng quỹ NSNN luôn gắn liền với quyền

lực kinh tế - chính trị của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên

cơ sở những luật lệ nhất định.

- NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước và luôn chứa

đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng.

- NSNN là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Phathumphone, tỉnh Champasack, nước CHDCND Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịa phương cũng được phân chia tương ứng, song không có ngân sách cấp bản (tương đương như cấp xã ở Việt Nam). Như vậy, ngân sách cấp huyện vừa là một cấp ngân sách, vừa là một đơn vị dự toán cuối cùng trong hệ thống NSNN của CHDCND Lào. Tóm lại, có thể hiểu "Ngân sách cấp huyện là một bộ phận của NSNN do UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch và do HĐND cùng cấp quyết định, giám sát thực hiện". 1.1.2 . Đặc điểm của ngân sách nhà nước cấp huyện - Việc tạo lập và sử dụng quỹ NSNN luôn gắn liền với quyền lực kinh tế - chính trị của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định. - NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước và luôn chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng. - NSNN là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia. 1.1.3. Vai trò của ngân sách huyện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương - Bảo đảm thực hiện vai trò Nhà nước, bảo vệ an ninh trật tự của huyện: - Là công cụ thúc đẩy, phát triển ổn định kinh tế địa phương: - Là phương tiện bù đắp khiếm khuyết thị trường, đảm bảo công bằng xã hội, gìn giữ môi trường: 1.1.4. Hệ thống Ngân sách nhà nước ở nước CHDCND Lào 7 Hình 1: Hệ thống ngân sách Nhà nước nước CHDCND Lào Nguồn: Luật ngân sách nhà nước Lào, 2015 NSTW ở nước CHDCND Lào gồm có thu - chi của các bộ, cơ quan ngang bộ, Mặt trận tổ quốc và các cơ quan đoàn thể cấp Trung ương. NSĐP gồm thu - chi ngân sách của chính quyền địa phương, các Sở, ngành ở cấp tỉnh và cấp huyện. NSĐP có nhiệm vụ thực hiện cân đối các khoản thu và các khoản chi của Nhà nước tại địa phương, cùng NSTW thực hiện vai trò của NSNN, điều tiết vĩ mô nền kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Thông qua việc huy động các khoản thuế theo pháp luật và sử dụng các nguồn quỹ ngân sách, thực hiện phân bổ chi tiêu, NSĐP góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế của địa phương, định hướng đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn, vùng lãnh thổ. Trong đó, NSNN cấp huyện là một bộ phận của NSĐP; dự toán thu, chi NSNN cấp huyện được lập theo phân cấp của cơ quan có thẩm quyền đảm bảo điều kiện vật chất cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máy Nhà nước ở cấp huyện bao gồm nhiệm vụ của cấp huyện và nhiệm vụ điều hành kinh tế xã hội của địa phương do huyện quản lý. Theo đó, chính quyền cấp huyện phải chấp hành các quy định của hiến pháp, pháp luật, đồng thời phát huy tính năng động và sáng tạo trong việc khai thác các thế mạnh trên địa Ngân sách tỉnh; Ngân sách Thủ đô Ngân sách địa phương Ngân sách Nhà nƣớc Ngân sách huyện, Thị trấn, Thành phố Ngân sách Trung ƣơng 8 bàn huyện để tăng nguồn thu, bảo đảm chi và thực hiện cân đối NSNN của cấp huyện. 1.2. Quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp huyện 1.2.1. Khái niệm quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện Ngân sách cấp huyện là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN, do vậy, về bản chất, ngân sách cấp huyện cũng chịu sự tác động của các chủ thể quản lý như đối với NSNN nói chung, song có sự hạn chế về đối tượng và phạm vi áp dụng. Như vậy: “Quản lý ngân sách cấp huyện là hoạt động của các chủ thể quản lý ngân sách cấp huyện thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều chỉnh hoạt động của ngân sách cấp huyện nhằm đạt được các mục tiêu đã định”. - Đối tượng quản lý ngân sách cấp huyện là các hoạt động thu, chi của ngân sách cấp huyện và các hoạt động ngân sách diễn ra trên địa bàn thuộc sự quản lý trực tiếp của huyện. - Phương pháp quản lý ngân sách cấp huyện mang tính khoa học, tổng hợp, gồm nhiều biện pháp khác nhau phục vụ lợi ích chung của quốc gia và cộng đồng. - Quản lý ngân sách cấp huyện được thực hiện trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan về kinh tế áp dụng một cách phù hợp với điều kiện của từng huyện. - Mục tiêu của quản lý ngân sách cấp huyện là phục vụ thực hiện tốt chức năng của Nhà nước, đảm bảo quản lý NSNN tốt từ cấp cơ sở. 1.2.2. Mục tiêu của quản lý ngân sách cấp huyện - Đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu của ngân sách Trung ương. - Đảm bảo cân đối thu - chi ngân sách trên địa bàn huyện. - Nâng cao năng lực điều hành của chính quyền huyện trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển KTXH. 1.2.3. Nguyên tắc quản lý ngân sách huyện - Chấp hành Luật ngân sách Nhà nước: - Cân đối thu - chi ngân sách huyện: - Công khai, minh bạch trong quản lý ngân sách Nhà nước: - Rõ ràng, trung thực, chính xác: - Chịu trách nhiệm, giải trình về các hoạt động ngân sách; 9 1.2.4. Bộ máy quản lý ngân sách cấp huyện Hình 1.2: Bộ máy quản lý ngân sách huyện Nguồn: Luật ngân sách nhà nước nước CHDCND Lào, 2015 1.2.5. Nội dung quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện 1.2.5.1. Quản lý thu ngân sách huyện Theo Luật NSNN 2015 của Lào (Điều 15, 16, 17, 18, 19 Luật NSNN 2015), thu NSNN gồm có 4 nguồn sau (1); Nguồn thu từ thuế (thuế tiếp và thuế gián tiếp); (2) Nguồn thu không phải từ thuế; (3) Nguồn thu từ các khoản viện trợ không hoàn lại; (4) Nguồn thu từ sự đóng góp của tổ chức – xã hội. - Nguồn thu từ thuế gồm có thuế trực tiếp và thuế gián tiếp: + Thuế trực tiếp: Thuế lãi suất (tương tự thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam); Thuế thu nhập (tương tự thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam); Thuế khoán (tương tự thuế môn bài của Việt Nam); Thuế môi trường; đồng thời phí và lệ phí cũng được xếp vào nhóm thuế trực tiếp; và các khoản thu khác. + Thuế gián tiếp: Thuế giá trị gia tăng; Thuế tiêu thụ; Thuế sử dụng tài nguyên môi trường; Thuế xuất – nhập khẩu; và các khoản thu khác - Nguồn thu không phải từ thuế gồm: Tiền cho thuê; Tiền tô nhượng; Tiền đường hàng không; Tiền chia lợi nhuận; Lãi suất cho vay; Xử lý, bán tài sản tích thu; và các khoản thu khác. HĐND huyện UBND huyện Kho bạc nhà nƣớc huyện Phòng Tài chính huyện Chi cục thuế huyện 10 - Thu từ các khoản viện trợ không hoàn lại gồm 2 nguồn bằng hình thức tiền mặt và vật chất: các khoản viện trợ không hoàn lại từ chính phủ nước ngoài; các khoản viện trợ không hoàn lại các tổ chức quốc tế. - Nguồn thu từ sự đóng góp của xã hội bao gồm: Thu từ bảo hiểm xã hội; Thu từ đóng góp của xã hội và các khoản thu khác. Điều 42, khoản b) Luật NSNN năm 2015 của Lào quy định các nguồn thu vào NSNN cấp huyện bao gồm: - Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ, thuế lãi suất và tiền chia lợi nhuận đơn vị doanh nghiệp do cấp huyện quản lý; - Thuế thu nhập, thuế đầu thầu, thuế tem do huyện quản lý; - Phí, lệ phí sử dụng đất đai (thuế đất đai), tiền thuê đất đai, tiền giao quyền sử đụng đất đai do huyện quản lý; - Thu từ tô nhượng khai thác cát sỏi, đất đen, đất đỏ do huyện quản lý; - Tiền thuê nhà, đất đai và tài sản khác của NN do cấp huyện quản lý; - Thu từ phí và lệ phí các dịch vụ chuyên môn do cấp huyện quản lý; - Thu từ xử lý phạt và bán tài sản tịch thu do cấp huyện quản lý; - Thu từ các huy động vốn và sự quyên góp cá nhân và các tổ chức do cấp huyện quản lý; - Các nguồn thu khác do tỉnh, thủ đô giao cho. 1.2.5.2. Quản lý chi ngân sách huyện Các nhiệm vụ chi NSNN bao gồm: chi thường xuyên và chi đầu tư nhà nước (Điều 20 Luật NSNN Lào 2015) - Chi thường xuyên gồm có: (1) Chi phục vụ bộ máy nhà nước (chi tiền lương, tiền thưởng; Tiền chế độ và hỗ trợ; Chi điều hành và mua sắm phục vụ bộ máy nhà nước; chi điều tiết và khuyến khích); (2) Chi các khoản tài chính khác mà chính phủ, chính quyền phụ trách (Tiền nghĩa vụ cho cơ quan quốc tế; Chi trả lãi suất; Chi vào quỹ dự trữ nhà nước và các khoản chi khác). - Chi đầu tư nhà nước là sử dụng vốn từ NSNN có nguồn vốn, vay vốn và hỗ trợ vào đầu tư cơ sở hạ tầng, mua, đầu tư hoặc góp vốn doanh nghiệp chi mua tài sản cổ định có hạn sử dụng một năm trở lên. 11 Các nhiệm vụ chi của ngân sách huyện bao gồm (Điều 43 - Luật NSNN Lào số 71 năm 2015): - Chi cho việc điều hành cơ quan nhà nước, mặt trận tổ quốc và đoàn thể cấp huyện (chi thường xuyên); - Đầu tư của nhà nước do cấp huyện quản lý (chi đầu tư phát triển); - Chi tiền dự trữ cấp tỉnh giao cho huyện quản lý; - Các khoản chi khác theo luật quy định; 1.2.5.3. Quản lý chu trình ngân sách nhà nước huyện 1.2.5.4. Thanh kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện Hình thức kiểm tra, giám sát bao gồm: - Kiểm tra, giám sát định kỳ: Đó là việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan, đơn vị chức năng theo kế hoạch nhất định. - Kiểm tra, giám sát đột xuất: Đó là việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan, đơn vị chức năng một cách đột xuất, thường khi có các sự việc xảy ra hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác quản lý ngân sách huyện. - Kiểm tra, giám sát thường xuyên: Đây là công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên trong quá trình hoạt động của ngân sách cấp huyện. Công tác kiểm tra, giám sát thường gắn với các cơ quan chủ quản của ngân sách huyện như ngành tài chính, Kho bạc Nhà nước, Thuế... 1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện 1.2.6.1. Nhân tố chủ quan: Nhận thức của địa phương về tầm quan trọng và trách nhiệm trong công tác quản lý NSNN cấp huyện; Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý cấp huyện: Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý NSNN cấp huyện. 1.2.6.2. Nhân tố khách quan: Cơ chế quản lý tài chính; Nhân tố chính trị xã hội và trình độ phát triển kinh tế của địa phương; Nhân tố hội nhập kinh tế quốc tế. Lập dự toán NSNN huyện Chấp hành NSNN huyện Quyết toán NSNN huyện 12 1.3. Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nƣớc tại một số địa phƣơng ở Lào và Việt Nam – bài học tham khảo cho huyện Phathum Phoen, tỉnh Champasak, nƣớc CHDCND Lào 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý NSNN tại Huyện MounLa PaMouk huyện Pakse tỉnh Champasak; huyện Saysettha, thủ đô Viêng chăn Lào; Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai; huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, Việt Nam. 1.3.2. Bài học tham khảo cho quản lý ngân sách nhà nước của huyện Phathune Phone, tỉnh Champasack, Lào Một là, Quản lý thu, chi NSNN cần kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, chi ngân sách, kìm hãm sự gia tăng quá mức nhu cầu chi từ ngân sách; cần coi trọng các khoản chi kích hoạt sự đầu tư của khu vự tư và đảm bảo phân phối công bằng xã hội. Hai là, Kiểm tra quyết toán thu, chi rất chú trọng đến hiệu quả của công tác quản lý thu, chi NSNN. Quá trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán NSNN đều được quan tâm chặt chẽ từ khâu đầu đến khâu cuối cùng. Ba là, Cần phải tăng cường sự lãnh, chỉ đạo của HĐND, UBND và đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành liên quan trong công tác quản lý thu- chi NSNN; huyện thực hiện quản lý NSNN theo Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn. Bốn là, Phải coi trọng công tác phân tích, dự báo kinh tế phục vụ cho việc lập dự toán ngân sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội Năm là, Mạnh dạn phân cấp quản lý ngân sách cho các cấp chính quyền địa phương trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ theo quy định. Sáu là, Thực hiện các biện pháp quản lý ngân sách xuyên suốt chu trình quản lý NSNN lập, chấp hành, quyết toán thanh, kiểm tra. 13 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN PHATHUM PHONE, TỈNH CHAMPASAK, NƢỚC CHDCND LÀO 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, bộ máy quản lý NSNN của huyện Phathum Phone, tỉnh Champasak 2.1.1. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên Champasak là một tỉnh ở phía tây nam Lào, kề biên giới với Thái Lan và Campuchia. Đây là một trong ba lãnh địa nằm trên đất Lào, thuộc vương quốc Lan Xang. Tỉnh Champasak có Phía bắc giáp tỉnh Salavan, tỉnh Sekong về phía đông bắc, tỉnh Attapeu về phía đông, Campuchia về phía nam và Thái Lan phía tây. Sông Mê Kông là một phần của ranh giới với nước láng giềng Thái Lan; quần đảo Si Phan Don (bốn ngàn đảo) nằm ở phía nam của tỉnh, giáp biên giới với Campuchia. Trung tâm của tỉnh Champasak là Pakse. Huyện Phathum Phone là một huyện nằm ở phía Đông của tỉnh Champasack, cách trung tâm Pakse khoảng 40 km. Huyện có địa hình trải dài theo song Cửu Long và một số phần là vùng đầm lầy. Huyện Phathum Phone có diện tích là 287.039 ha và biên giới giáp với các huyện, tỉnh lân cận. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Hiện nay huyện Phathum Phone bao gồm 12.896 hộ gia đình với dân số 65.313 người, trong đó dân số nữ là 32.983 người. Huyện gồm có 68 làng thôn. Năm 2019 vừa qua, tổng giá trị thu nhập của huyện đạt được 747.754.820.000 kíp; bằng 99,54% so với kế hoạch năm 2019. Với mức tồng thu nhập trên địa bàn, thu nhập bình quân đầu người của Huyện là 1.335 USD/ người (tương đương 11.386.031 kíp/người). Cơ cấu ngành kinh tế của huyện năm 2019 như sau: tỷ trọng khu vực nông nghiệp chiếm 66%, công nghiệp chiếm 19% và dịch vụ - du lịch chiếm tỷ trọng 15%. Về hoạt động đầu tư, chính quyền của huyện đã dành sự hỗ trợ đầu tư trong nước và nước ngoài, năm vừa qua, số dự án đầu tư của nhà nước gồm 5 dự án, với tổng vốn đầu tư 1.374.270.000 kíp; hỗ trợ của ODA gồm 52 dự án có vốn đầu tư 235.201.562.000 kíp. Mức độ 14 giải ngân trong thực hiện dự án đạt được 115.784.975.000 kíp so với kế hoạch chỉ đạt được 49,22%. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức hành chính của huyện Phathun Phoen Cơ cấu tổ chức hành chính của huyện Phathum Phoen, tỉnh Champasak Nguồn: Báo cáo bộ máy tổ chức của huyện Phathum Phoen 2.1.4. Bộ máy tổ chức quản lý ngân sách của huyện Phathum Phone Bộ máy trong lĩnh vực quản lý NSNN của huyện gồm: HĐND huyện, UBND huyện, phòng Tài chính, Chi cục Thuế và Kho bạc Nhà nước huyện. Trong đó UBND huyện là chủ tài khoản; phòng Tài chính là cơ quan trực thuộc UBND huyện quản lý về ngân sách cấp huyện. Chi cục Thuế và Kho bạc Nhà nước huyện là cơ quan chịu sự chỉ đạo của ngành dọc Cục Thuế tỉnh và KBNN tỉnh và UBND huyện, có nhiệm vụ thu ngân sách và chi ngân sách để thực hiện nhiệm vụ của tỉnh và của huyện. 2.1.4.1. Phòng Tài chính huyện 2.1.4.2. Chi cục Thuế Huyện Phathum Phoen 2.1.4.3. Kho bạc Nhà nước huyện Phathum Phone Chủ tịch, phó chủ tịch Huyện - Phòng Hành chính - Phòng Tài chính - Phòng Kế hoạch – đầu tư - Phòng Văn hóa - Phòng Du lịch - Phòng Môi trường - Phòng Quản trị. HĐND huyện Trung tâm doanh nghiệp nhà nước Các tổ chức quần chúng: Công đoàn, Thanh niên, Hội phụ nữ 15 2.2. Thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc tại huyện Phathum Phone, tỉnh Champasak 2.2.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch và phân bổ kế hoạch NSNN trên địa bàn huyện Phathum Phone, tỉnh Champasak 2.2.2.1. Công tác lập dự toán thu NSNN tại huyện Phathum Phoen Căn cứ Luật NSNN 2015, các văn bản hướng dẫn thi hành luật NSNN, các văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh và tình hình thực tế tại địa phương, phòng Tài chính huyện lập dự toán thu NSNN nhằm thu đúng, thu đủ, tránh thu sai, bỏ sót các khoản thu. Bảng 2.1: Dự toán thu ngân sách Huyện Phathum Phoen ĐVT: Nghìn kíp Dự toán thu 2016 2017 2018 2019 Thuế 6.052.960 7.175.550 7.416.970 7.127.594 Tài sản nhà nước 1.341.780 1.067.850 1.260.390 1.265.419 Tổng dự toán cả năm 7.394.740 8.243.400 8.677.360 8.393.014 Nguồn: Báo cáo tài chính của Huyện Phathum Phoen, tỉnh Champasak 2016-2019 2.2.1.2. Công tác lập dự toán chi NSNN trên địa bàn huyện Phathum Phoen, tỉnh Champasak Hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và sự chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND huyện Phathum Phone đã triển khai lập kế hoạch, phân bổ dự toán cho năm tài chính sau ở các đơn vị dự toán. Dựa vào những quy định và những hướng dẫn cụ thể về tính toán các khoản chi cần thiết để đưa vào kế hoạch có tính đến các khoản chi đột xuất, vào tháng 8 hàng năm, Phòng Tài chính huyện mở hội nghị họp với các đơn vị dự toán để triển khai kế hoạch phân bổ chi cho ngân sách cấp huyện, thông báo cụ thể các định mức tiêu chuẩn và dự báo các khoản chi đột xuất có thể phát sinh cho các nhiệm vụ chi của năm sau. Việc quản lý chi ở khâu này đã được lãnh đạo các đơn vị coi trọng, do đó không xảy ra tình trạng lập kế hoạch chi quá cao so với thực tế gây lãng phí NSNN nên đã hạn chế tối đa những tiêu cực trong khâu lập kế hoạch ở các đơn vị dự toán thuộc ngân sách huyện quản lý, tạo thế chủ động chi cho cả cấp ngân sách huyện và đơn vị cơ sở nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo, dân chủ trong khâu xây dựng, phân bổ kế hoạch chi. Những năm gần đây, do thực hiện công khai hoá trong khâu lập kế hoạch 16 nên các đơn vị tự điều chỉnh, tự giác giám sát nội bộ và giám sát lẫn nhau, tạo lòng tin và thực hiện đúng theo quy định, hướng dẫn của cấp trên. Bảng 2.2: Dự toán chi ngân sách Huyện Phathum Phoen ĐVT: Nghìn kíp Dự toán chi 2016 2017 2018 2019 Chi tiền lương, chế độ 8.115.750 8.746.700 8.794.940 9.650.981 Chi đầu tư nhà nước 1.783.580 2.255.100 3.635.720 2.161.990 Chi hỗ trợ trưởng thôn 105.000 105.000 105.000 143.000 Kế hoạch chi cả năm 9.588.330 10.579.180 11.318.650 11.812.972 Nguồn: Báo cáo tài chính của Huyện Phathum Phoen, tỉnh Champasak 2016-2019 2.2.2. Thực trạng công tác chấp hành dự toán NSNN trên địa bàn huyện Phathum Phone, tỉnh Champasak 2.2.2.1. Chấp hành dự toán thu NSNN tại huyện Phathum Phoen Cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và các cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách (gọi chung là cơ quan thu) được tổ chức thu NSNN. Cơ quan thu có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan tổ chức thu đúng pháp luật; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của UBND và sự giám sát của HĐND tỉnh về công tác thu ngân sách tại địa phương. Từ 2016-2019, thu NSNN thực hiện có sự biến động tăng giảm không đều nhau. Cụ thể, nguồn thu thực hiện so với dự toán về cơ bản là tăng, chỉ duy nhất năm 2017 không đạt được kế hoạch là âm 10%; Thu NSNN thực hiện so với các năm trước lại có tốc độ giảm, cụ thể có 3 năm giảm và 1 năm tăng (2016 giảm 5,53%; 2017 giảm 7,16%; 2018 tăng đột biến 53,93%; và 2019 giảm mạnh 20,67%). Về cơ cấu các khoản thu, trong giai đoạn 2016 – 2019 hầu hết các khoản thu tăng hơn so với dự toán (trừ năm 2017), nguồn thu từ đất đai, tài sản cơ bản luôn vượt so với dự toán đề ra. Còn lại nguồn thu từ thuế lãi suất, thuế thu nhập từ các doanh nghiệp, hay hộ kinh doanh và các doanh nghiệp Nhà nước liên quan đến hiệu quả tổ chức bộ máy Nhà nước có mức tăng chậm hơn. Nguồn thu NSNN của huyện Phathum Phone bao gồm 2 nguồn: Thu từ thuế, thu từ tài sản nhà nước. Trong đó nguồn thu từ 17 nguồn thu từ thuế chiếm chủ yếu từ 80 – 88% theo từng năm. Còn lại là nguồn thu từ quản lý công sản. Trong giai đoạn 2016 – 2019 tốc độ tăng và tỷ trọng của các khoản này luôn có sự biến động không đồng đều. Trong đó, nguồn thu từ thuế có mức tăng ổn định nhất và ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn. Nguồn thu từ quản lý công sản năm ngân sách 2016 và 2018 có xu hướng tăng tuy nhiên xen kẽ giữa các năm 2017, 2019 lại giảm, thậm chí năm 2017 giảm rất lớn (giảm khoảng 45%). Qua những phân tích trên cho thấy, mặc dù nguồn thu từ thuế của huyện có sự gia tăng nhất định và ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn, thể hiện sự chủ động hơn về nguồn thu NSNN của huyện Phathum Phone. Tuy nhiên, yếu tố tạo ra gia tăng tổng thu NSNN lại chủ yếu đến từ thu từ bán đất, cho thuê tài sản nhà nước điều đó cho thấy sự phụ thuộc của ngân sách huyện vào đất đai còn rất lớn. 2.2.2.2. Chấp hành dự toán chi NSNN huyện Phathum Phone Ngân sách cấp huyện của huyện Phathum Phone thực hiện nhiệm vụ quản lý chi ngân sách cho 16 đơn vị dự toán cấp I và quản lý chi bổ sung cho ngân sách 68 làng thôn trong huyện. Ngân sách cấp huyện quản lý 16 đơn vị dự toán cấp I. Đối tượng quản lý chi ở nhóm dự toán cấp I với đặc điểm rộng đa dạng, phức tạp gồm nhiều phòng, ban, đơn vị với chức năng khác nhau, hoạt động khác nhau, có tính khác nhau về nghiệp vụ, do vậy việc kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành ngân sách ở nhóm này đòi hỏi phải có tổ chức chặt chẽ, phương pháp phải thật khoa học, có kế hoạch cụ thể, do đó việc chấp hành ngân sách ở cấp này đòi hỏi phải sáng tạo, đúng luật và năng động. 2.2.3. Thực trạng công tác quyết toán NSNN trên địa bàn huyện Phathum Phone, tỉnh Champasak 2.2.3.1. Trình tự quyết toán NSNN huyện Phathum Phone Trình tự lập, gửi, thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách của các huyện thực hiện như sau: Cuối mỗi quí và cuối niên độ ngân sách các đơn vị dự toán, các làng lập quyết toán thu, chi ngân sách theo đúng mẫu biểu qui định của Bộ Tài chính gửi cơ quan Tài chính cấp huyện để thẩm định và tổng hợp. Cơ quan tài chính sau khi thẩm định xong báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách của các đơn vị dự toán và các làng, bản tổng hợp báo cáo thu, chi ngân sách địa phương, tham mưu cho UBND huyện đồng thời gửi sở Tài chính thẩm định. Sau khi có quyết định phê và thông báo thẩm định của sở 18 Tài chính, UBND huyện ra thông báo xử lý số kết dư ngân sách cấp huyện năm trước theo quy định. Qua các năm, các đơn vị sử dụng ngân sách cũng như quản lý ngân sách đã làm tốt công tác quyết toán ngân sách đảm bảo chính xác đúng thời gian quy định, qua quá trình quyết toán đã xử lý kịp thời những tồn tại trong quá trình chấp hành ngân sách. 2.2.3.2. Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước huyện Phathum Phone Cân đối ngân sách nhà nƣớc huyện Phathum Phone ĐVT: Triệu kíp Năm Thu ngân sách thực hiện Chi ngân sách thực hiện Cân đối ngân sách huyện Tuyệt đối Thu/chi (%) 2016 7.991 10.771 - 2.780 74,19% 2017 7.419 11.451 - 4.032 64,79% 2018 11.420 13.472 - 2.052 84,77% 2019 9.059 12.263 - 3.204 73,87% Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phathum Phone Ngân sách huyện Phathum Phone hàng năm đều thâm hụt với mức thâm hụt khá lớn. Trong giai đoạn 2016-2019, mỗi năm thu ngân sách chỉ đáp ứng được khoảng trên dưới 75% nhu cầu chi ngân sách của huyện. Riêng năm 2017, thu chỉ đáp ứng được 65% tổng chi; ngoài ra năm 2018 do nguồn thu tăng đột biến, khiến cho chênh lệch giữa thu và chi ngân sách giảm bớt, chỉ còn khoảng 15%. Với mức thâm hụt kéo dài như vậy, có thể thấy số bù đắp thâm hụt ngân sách mà tỉnh Champasak phải hỗ trợ cho huyện Phathum Phone là tương đối lớn. 2.2.4. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách nhà nước huyện Phathum Phone, tỉnh Champasak Hàng năm, cơ quan Tài chính Kế hoạch huyện tiến hành thẩm định quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán, các làng xã và tiến hành đồng thời công tác kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng tài sản công. Kịp thời chấn chỉnh và kiến nghị xuất toán đối với các trường hợp vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính. Cơ quan Thanh tra Nhà 19 nước cấp huyện cũng định kỳ thanh tra tình hình thực hiện ngân sách tại một số đơn vị điển hình. 2.3. Đánh giá công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc tại huyện Phathum Phoen, tỉnh Champasak 2.3.1. Những kết quả đạt được Về bộ máy quản lý ngân sách cấp huyện Với chức năng, nhiệm vụ và số lượng biên chế được giao, Phòng Tài chính - kế hoạch huyện đã phân công các bộ phận thuộc phòng và thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ công chức viên chức hoàn thành nhiệm vụ được giao. Về công tác lập kế hoạch và phân bổ kế hoạch NSNN Công tác lập, phân bổ và giao dự toán đã đảm bảo tính công khai, minh bạch, cơ bản đảm bảo thời gian theo quy định, từng bước nâng cao chất lượng lập dự toán đồng thời thực hiện việc giao quyền tự chủ về biên chế và tài chính đối với các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp công lập trên toàn huyện. Về công tác chấp hành NSNN - Công tác quản lý thu NSNN: Huyện Phathum Phone đã làm tốt công tác thu NSNN, các khoản thu đều tăng qua các năm, luôn hoàn thành tốt dự toán được giao. - Công tác quản lý chi ngân sách: Cùng với việc tăng thu NSNN, trong những năm qua tổng chi ngân sách huyện Phathum Phone cũng tăng lên một cách nhanh chóng góp phần đảm bảo kinh phí hoạt động cho bộ máy quản lý nhà nước các cấp, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nhân dân. Về công tác quyết toán, thẩm định quyết toán NSNN UBND huyện Phathum Phone đã làm tốt công tác quyết toán, thẩm định quyết toán NSNN; đảm bảo tính chính xác, đúng thời gian quy định. Công tác xét duyệt, thẩm định quyết toán ngân sách được cơ quan tài chính tập trung nhân lực thực hiện nhiệm vụ. Các đơn vị sử dụng ngân sách cũng như quản lý ngân sách đã làm tốt công tác quyết toán ngân sách, qua quá trình quyết toán đã xử lý kịp thời những tồn tại trong quá trình chấp hành ngân sách. Về công tác thanh tra, kiểm tra 20 Phòng Tài chính kế hoạch huyện đã phối hợp với các cơ quan hữu quan như Thuế, Kho Bạc Nhà Nước, Thanh tra nhà nước, v.v... tiến hành kiểm tra định kỳ đối với các đơn vị cấp dự toán cấp I. Qua thanh, kiểm tra đã phát hiện kịp thời những sai phạm trong quá trình chấp hành ngân sách của các đơn vị, giúp đơn vị nhận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_ngan_sach_nha_nuoc_tren_dia_ban_huy.pdf
Tài liệu liên quan