Về kết quả đạt được: do sớm nhận thức được vai trò quan trọng
trong hệ thống quản lý của ngành Hải quan. Công chức Hải quan đã có
nhận thức tốt và nắm chắc về nghiệp vụ. Có nhiều ý kiến tham mưu cho
Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh về cải cách thủ tục hành chính của ngành.
Luôn chú trọng việc hiện đại hoá công tác kiểm tra, giám sát của Hải
quan. Chi cục HQCK Mộc Bài đang từng bước quản lý chặt chẽ việc
chuyển tiếp hàng hóa và kiểm tra, giám sát hàng hóa ở các địa điểm
kiểm tra, giám sát hàng hóa ở các địa phương kiểm tra ngoài cửa khẩu.
- Về hạn chế: Nghiệp vụ kiểm tra, giám sát là nghiệp vụ còn chưa
theo kịp tình hình mới. Việc nắm bắt thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu
phục vụ công tác kiểm tra, giám sát chưa đạt yêu cầu; Công chức của
Chi cục chưa được đào tạo nhiều về kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ về
kiểm tra, giám sát và có trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng yêu cầu kiểm
tra, giám sát hàng hóa XNK.
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu tại cửa khẩu Mộc bài – tỉnh Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ích cực đối với việc giải
quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân của nước xuất khẩu.
(5) Xuất khẩu hàng hóa còn là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các mối
quan hệ kinh tế đối ngoại.
1.1.3.2. Ý nghĩa, vai trò của hàng hóa nhập khẩu
Nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam hiện nay giữ một vai trò vô
cùng quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, đối với đời
sống xã hội và đặc biệt là nhập khẩu góp phần không nhỏ vào sự phát
triển của xuất khẩu, tạo điều kiện cho xuất khẩu phát triển. Xuất khẩu
không chỉ đóng vai trò chất xúc tác hỗ trợ phát triển kinh tế, mà nó còn
cùng với hoạt động nhập khẩu như là yếu tố bên trong trực tiếp tham gia
6
vào việc giải quyết những vấn đề thuộc nội bộ nền kinh tế như: vốn, lao
động, kỹ thuật, nguồn tiêu thụ, thị trường, .
1.2. Những khái quát chung về Hải quan; chức năng, nhiệm
vụ của Hải quan trong quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu
1.2.1. Khái niệm về hải quan
Theo Tổ chức Hải quan thế giới “Hải quan là cơ quan chính phủ
chịu trách nhiệm thi hành luật Hải quan và chịu trách nhiệm thu thuế và
lệ phí xuất nhập khẩu, đồng thời cũng chịu trách nhiệm thi hành các luật
lệ khác liên quan tới việc nhập khẩu, quá cảnh và xuất khẩu hàng hoá.”
[51]
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của hải quan trong quản lý hàng
hóa xuất, nhập khẩu.
Theo qui định pháp luật hiện hành, hệ thống tổ chức ngành Hải
quan được phân thành 3 cấp gồm: Tổng cục Hải quan có chức năng,
nhiệm vụ chính theo Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2015
của Thủ tướng Chính phủ; Cục Hải quan có chức năng, nhiệm vụ và
hoạt động theo Quyết định số 1919/QĐ-BTC ngày 06/09/2016 của Bộ
Tài chính; Chi cục Hải quan có chức năng và nhiệm vụ theo Quyết định
số 4292/QĐ-TCHQ ngày 12/12/2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Hải quan.
1.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với hàng hóa XNK
1.3.1. Khái niệm về quản lý nhà nƣớc
Khái niệm QLNN là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của
các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng đối
nội, đối ngoại của Nhà nước trên cơ sở các quy định của pháp luật nhằm
tạo lập sự ổn định và phát triển đất nước.
7
1.3.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với hàng hóa XNK.
a. Về công tác kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa XNK.
Kiểm tra hải quan: là việc Cơ quan Hải quan kiểm tra hồ sơ hải
quan, các chứng từ, tài liệu liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa,
phương tiện vận tải. Kiểm tra hải quan là việc Cơ quan Hải quan xem
xét, xác định tính hợp pháp, tính chính xác của bộ hồ sơ hải quan về
thực tế hàng hoá, vật phẩm.
Giám sát hải quan: là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan
áp dụng để đảm bảo sự nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ quy
định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử
dụng hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải
đang thuộc đối tượng quản lý hải quan.
Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa XNK là hoạt động
quan trọng, phức tạp và cơ bản của ngành được trình bày theo 5 bước
qui định tại Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ; Luật Hải quan năm 2014;
Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số
59/2018/NĐ-CP và Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ
sung bởi Thông tư số 39/2018/TT-BTC .
b. Về công tác quản lý thuế đối với hàng hóa XNK
Thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa từ
nước ngoài nhập khẩu vào mỗi quốc gia hoặc từ khu chế xuất vào thị
trường thuộc lãnh thổ quốc gia đó, còn thuế xuất khẩu đánh vào mỗi
đơn vị hàng hóa xuất khẩu ra khỏi biên giới quốc gia hoặc vào các khu
chế xuất. Bản chất thuế XNK là loại thuế gián thu, đánh vào hàng hóa
XNK làm tăng chi phí của việc đưa hàng hóa đến một quốc gia khác.
Nội dung quản lý thuế đối với hàng hóa XNK bao gồm: Quản lý
nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Quản lý nợ thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu; Quản lý miễn, giảm, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
8
c. Về công tác phòng, chống buôn lậu, GLTM và xử lý vi
phạm đối với hàng hóa XNK;
Phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại (viết tắt là GLTM)
là toàn bộ những hoạt động nhằm làm cho môi trường sản xuất kinh
doanh diễn ra đúng theo quy định của pháp luật, đảm bảo các quy luật
kinh tế, ngăn chặn, đẩy lùi những hoạt động kinh tế phi pháp, gây hậu
quả xấu đến nền kinh tế quốc dân, nhằm từng bước xây dựng môi
trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh, góp phần thực hiện
thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
QLNN đối với hoạt động buôn lậu và GLTM đóng vai trò quan
trọng đối với sự nghiệp phát triển của đất nước, đặc biệt là nền kinh tế
và đây là một hoạt động rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có sự quản
lý thường xuyên, liên tục của các cơ quan quản lý nhà nước. Như vậy,
QLNN về phòng chống buôn lậu và GLTM là sự tác động có tổ chức và
bằng quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối
với các yếu tố, các đối tượng, các hoạt động liên quan đến buôn lậu và
GLTM nhằm đảm bảo nhu cầu và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh
tế, tạo nên sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Khái niệm VPHC trong lĩnh vực hải quan là hành vi do cá nhân,
tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của
pháp luật về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hải quan mà chưa đến
mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị
xử lý VPHC.
d. Mô hình thủ tục kiểm tra “một cửa, một điểm dừng” tại
cửa khẩu Mộc Bài.
“Kiểm tra một cửa”: Các thủ tục kiểm tra, kiểm soát người (hộ
chiếu, thị thực, bằng lái xe, ngoại tệ, hải quan, y tế, phòng dịch), xe vận
tải (đăng ký xe, giấy chứng nhận đăng kiểm xe, giấy chứng nhận bảo
hiểm) và hàng hóa (hải quan, chất lượng, kiểm dịch động thực vật, y tế)
9
sẽ do các cơ quan chức trách có thẩm quyền của các Bên ký kết (chẳng
hạn như các cơ quan hải quan, công an, xuất nhập cảnh, thương mại,
nông nghiệp, y tế) tiến hành kiểm tra chung và đồng thời.”
“Kiểm tra một điểm dừng”: nhân viên công vụ của hai nước phối
hợp cùng lúc theo khả năng có thể được để hỗ trợ lẫn nhau thực hiện
công vụ của mình. Cơ quan chức trách có thẩm quyền quốc gia của hai
nước liền kề nhau sẽ tiến hành kiểm tra chung và đồng thời. Những nơi
điều kiện mặt bằng không cho phép lắp đặt các trạm kiểm tra biên giới
liền kề, áp lưng nhau thì nhân viên kiểm tra của một Bên ký kết được
phép thực hiện nhiệm vụ của mình trên lãnh thổ của Bên ký kết kia.”
Như vậy, thủ tục kiểm tra “một cửa, một điểm dừng” được xây
dựng trước hết nhằm mục tiêu tạo thuận lợi cho vận chuyển người và
hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước GMS, từ đó, nhằm tại thuận lợi
cho cho thương mại và đầu tư, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao
hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh cho các quốc gia trong khu vực. Về
phía DN, các lợi ích cơ chế một cửa có thể mang lại chủ yếu là giảm
được chi phí, đẩy nhanh tốc độ thông quan và giải phóng hàng hóa; có
khả năng dự đoán trước trong quá trình tìm hiểu và áp dụng các quy
định, quy tắc liên quan; triển khai các nguồn lực hiệu quả hơn; và tăng
cường tính minh bạch. Ngoài ra, thủ tục kiểm tra hải quan “một cửa,
một điểm dừng” là tiền đề để cơ quan hải quan các nước tiến đến triển
khai thực hiện cơ chế hải quan một cửa ASEAN, là một trong những
biện pháp nhằm thúc đẩy việc thực hiện các sáng kiến kinh tế hiện đại,
kể cả sáng kiến Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA).
1.4. Kinh nghiệm QLNN đối với hàng hóa XNK ở một số Chi
cục hải quan trong nƣớc và bài học rút ra cho Chi cục HQCK Mộc
Bài tỉnh Tây Ninh
1.4.1. Kinh nghiệm QLNN đối với hàng hóa XNK của Cục
Hải quan Lạng Sơn năm 2017
10
Ba tháng đầu năm 2017 các mặt hàng hàng xuất khẩu qua các cửa
khẩu thuộc Cục Hải quan Lạng Sơn quản lý vẫn là những mặt hàng như:
dưa hấu, thanh long, sắn lát khô, hoa quả tươi Còn hàng nhập khẩu
chủ yếu là hoa quả tươi, nông sản, thực phẩm, linh kiện, máy móc
Đặc biệt, thực hiện Hiệp định thương mại ASEAN – Trung Quốc giai
đoạn 2015 – 2018, thời gian này nhiều mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu
được hưởng mức ưu đãi về thuế đặc biệt (cơ bản giảm về 0%). Cùng đó,
số lượng doanh nghiệp hoạt động XNK qua Lạng Sơn tăng lên. Tuy
nhiên, việc gia tăng về số lượng DN này không đồng nghĩa với việc số
thu sẽ tăng, vì hầu hết các DN này thực hiện XNK đối với những loại
hàng hóa được ưu đãi đặc biệt về thuế. Do đó, Cục Hải quan Lạng Sơn
đã chỉ đạo các chi cục hải quan: Theo dõi tình hình khai báo giá tính
thuế của các DN, trường hợp phát hiện việc giá khai báo có diễn biến
bất thường phải kịp thời báo cáo, đề xuất biện pháp quản lý.
1.4.2. Kinh nghiệm chống thất thu thuế của Cục Hải quan
Quảng Ninh năm 2017
Thực tế năm 2017 tại Cục Hải quan Quảng Ninh cho thấy, vẫn
còn có nhiều DN cố tình chây ỳ, trốn thuế. Có trường hợp DN nợ thuế
kéo dài, đến nay vẫn chưa thể thu hồi nợ đọng và giải quyết dứt điểm vụ
việc. Việc thực hiện các biện pháp đôn đốc thu đòi nợ thuế mất rất nhiều
thời gian, nhân lực và tốn kém. Đối với trường hợp DN đã giải thể, bỏ
trốn có ra quyết định cưỡng chế dừng làm TTHQ cũng không còn ý
nghĩa vì DN đã không còn hoạt động, NSNN bị thất thu một khoản lớn.
Để khắc phục tình trạng này, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo
các đơn vị hải quan thuộc và trực thuộc thực hiện nhiều giải pháp trọng
tâm. Về kết quả đạt được, năm 2017 thu thuế xuất nhập khẩu trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh ước tính đạt 16.500 tỷ đồng, vượt 3.000 tỷ đồng so
với kế hoạch năm.
11
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Chi cục HQCK Mộc Bài
Có nhiều bài học kinh nghiệm QLNN đối với hàng hóa XNK của
đơn vị trong ngành Hải quan, tuy nhiên luận văn đề cập đến tỉnh Lạng
Sơn và tỉnh Quảng Ninh vì hai tỉnh giáp biên giới với Trung Quốc và có
lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn. Luận văn cũng đề cập tới hai nội
dung chủ yếu trong QLNN đối với hàng hóa XNK đó là kiểm tra, giám
sát và chống thất thu thuế đối với hàng hóa XNK, theo tác giả đây là hai
yếu tố quan trọng nhất, chúng ta nên tập trung học hỏi, nghiên cứu và
triển khai cho đúng trọng tâm, trọng điểm, tránh một chiến lược cải cách
dàn đều như trước đây. Cụ thể : Thứ nhất, Đối với công tác kiểm tra,
giám sát đối với hàng hóa XNK cần thực hiện kiểm tra, giám sát chặt
chẽ các đối tượng chịu sự quản lý Hải quan đối với hàng hóa XNK. Thứ
hai, cần phải hiểu rõ các xu hướng thương mại mới, nghiên cứu sâu hơn
nữa các biến tướng của các loại hình gian lận, trốn thuế XNK để có
phương án xây dựng, định hướng hệ thống giải pháp đồng bộ để đối phó
kịp thời và hiệu quả.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK TẠI CỬA
KHẨU MỘC BÀI, TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2014 – 2018
2.1. Tổng quát chung về cửa khẩu Mộc Bài - tỉnh Tây Ninh
2.1.1 Khái niệm về cửa khẩu
Theo điều 3 của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014
của Chính phủ đã giải thích cửa khẩu biên giới đất liền (sau đây gọi tắt
là cửa khẩu biên giới) là nơi thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá
cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và qua lại biên giới quốc gia trên đất liền,
bao gồm cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt và cửa khẩu biên giới
đường thủy nội địa.
2.1.2 Vị trí địa lý của cửa khẩu Mộc Bài
12
Cửa khẩu Mộc Bài là cửa khẩu quốc tế lớn nhất phía Nam trên
tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia. Phía Bắc có kênh Đìa
Xù theo hướng Đông Tây từ sông Vàm Cỏ Đông tới biên giới. Phía
Đông có sông Vàm Cỏ Đông, phía Nam có một số kênh rạch nhỏ và
vùng đất trũng, ngập. Phía Tây là khu cửa khẩu Campuchia. Phía Bắc có
thị trấn Bến Cầu. So với các cửa khẩu khác trên tuyến biên giới Việt
Nam - Campuchia, cửa khẩu Mộc Bài có lợi thế đặc biệt vì nằm trên
đường xuyên Á. Theo con đường này, cửa khẩu Mộc Bài chỉ cách TP.
Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam 70 km và Thủ
đô PhnomPenh của Vương quốc Campuchia 170 km.
2.2. Giới thiệu khái quát về Chi cục HQCK Mộc Bài
2.2.1. Quá trình hình thành, phát triển Chi cục HQCK Mộc
Bài:
Tây Ninh là tỉnh có 240km đường biên giới giáp Campuchia, để
nâng cao đời sống cho nhân dân khu vực biên giới, góp phần phát triển
kinh tế của tỉnh nhà đỏi hỏi phải mở cửa quan hệ ngoại giao và trao đổi
buôn bán với nước bạn. Xuất phát từ yêu cầu trên, ngày 14/2/1977, Bộ
Ngoại thương đã ban hành Quyết định số 248/BNgT-TCCB về việc
thành lập các Chi cục Hải quan các tỉnh phía Nam trong đó có Cục Hải
quan Trung ương đã ban hành Quyết định số 1291/CHQ-TCCB về tổ
chức bộ máy Chi cục Hải quan Tây Ninh.
Căn cứ vào 02 Quyết định trên, ngày 19/01/1980 Ủy ban nhân
dân tỉnh Tây Ninh ra Quyết định số 88/QĐ-UB về việc thành lập Chi
cục Hải quan Tây Ninh và ngày 14/03/1980 Ban Tổ chức chính quyền
tỉnh Tây Ninh ra Thông báo số 52/UB-TC thông báo Chi cục Hải quan
Tây Ninh chính thức đi vào hoạt động. Đến ngày 20/10/1984 Hội đồng
Bộ trưởng ban hành Nghị định số 139/NĐ-HĐBT về việc thành lập
Tổng cục Hải quan Việt Nam và sau đó đổi thành Cục Hải quan tỉnh
Tây Ninh. Khi mới thành lập, Chi cục Hải quan Tây Ninh có 30 người
13
được cơ cấu thành: 02 phòng, 01 Đội Kiểm soát lưu động Hải quan, 02
Trạm Hải quan cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát.
Chi cục HQCK Mộc Bài từ khi thành lập đến nay đã trải qua
chặng đường hơn 38 năm xây dựng và phát triển, với chức năng nhiệm
vụ được giao đã tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về Hải
quan góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế và bảo vệ chủ quyền
an ninh biên giới trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Chi cục HQCK Mộc Bài
- Về cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục HQCK Mộc Bài đến
tháng 12/2018 được sắp xếp thành 02 Đội, 1 Tổ công tác với số biên chế
30 người, cụ thể : Đội Tổng hợp (07 người), Đội Nghiệp vụ (12 người),
Tổ Kiểm soát Hải quan (07 người) và Ban lãnh đạo Chi cục (04 người)
2.3. Thực trạng QLNN đối với hàng hóa XNK tại cửa khẩu
Mộc Bài - tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2014 -2018.
2.3.1. Công tác kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa XNK tại
cửa khẩu Mộc Bài.
Trong giai đoạn từ 2014 – 2018 nền kinh tế Việt Nam và khu vực
có nhiều biến động, vì thế mà kim ngạch hàng hoá XNK làm thủ tục hải
quan tại Chi cục HQCK Mộc Bài có phần tăng trưởng không cao, thể
hiện qua Bảng 2.1 tổng giá hàng hoá làm thủ tục XNK trên địa bàn
không có sự tăng đột biến mà có mức phát triển vừa phải, mặc dù Tây
Ninh là địa bàn có hoạt động XNK tương đối của tỉnh; điều này chứng
tỏ trong thời kỳ này nền kinh tế vẫn chưa có đột phá, vẫn còn ảnh hưởng
nhiều của kinh tế thế giới.
Bảng 2.1. Thống kê kim ngạch XNK từ năm 2014 - 2018
Năm
Tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu
(USD)
Trong đó
Kim ngạch xuất
khẩu (USD)
Kim ngạch nhập
khẩu (USD)
14
2014 539.402.542,61 390.131.641,90 149.270.901,00
2015 520.475.801,66 344.141.720,56 143.334.081,10
2016 544.475.334,87 414.789.992,46 129.685.342,41
2017 622.355.551,95 478.083.840,71 144.271.711,24
2018 932.960.776,87 723.817.807,32 209.142.969,55
(Đơn vị tính: USD. Nguồn: Báo cáo của Chi cục HQCK Mộc Bài)
Tuy nhiên, với lưu lượng hàng hóa XNK nhiều nhưng công chức
kiểm tra hàng hóa phải thực hiện kiểm tra thực tế và giám sát hàng hóa
bằng phương pháp thủ công, bằng chính con người căn cứ vào kỹ năng,
nghiệp vụ và chuyên môn, kinh nghiệm của từng công chức ngay tại
luồng xuất cảnh và luồng nhập cảnh, do đó thường xuyên gây ùn tắt các
phương tiện vận tải chở hàng hóa XNK tại đây. Việc ùn tắc thường
xuyên tại cửa khẩu Mộc Bài do cả hai phía Việt Nam và Campuchia đã
gây không ít khó khăn, tốn nhiều chi phí cho DN khi hàng hóa không
thực hiện thủ tục XNK kịp thời. Đây là vấn đề cần quan tâm giải quyết
hàng đầu của Chi cục HQCK Mộc Bài trong thời gian gần đây.
2.3.2 Công tác quản lý thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu
tại cửa khẩu Mộc Bài.
Hiện nay, thu NSNN từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
ở Việt Nam bao gồm nhiều sắc thuế như: thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế chống bán phá
giá, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩuTuy nhiên, trong phạm vi của
Luận văn chỉ đề cập đến kết quả thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi
cục HQCK Mộc Bài giai đoạn năm 2014-2018.
Năm 2014, tình hình thu ngân sách năm 2014 tăng 2,7% so với
năm 2013 (13,200 tỷ đồng) nhưng không đáng kể. Nguyên nhân là do từ
01/10/2014 thực hiện theo Thông tư 109/2014/TT-BTC của Bộ Tài
15
chính lượng hàng nhập vào khu Thương mại-Công nghiệp Mộc Bài chịu
thuế nên nguồn thu tăng. Năm 2015, tình hình thu thuế đối với hàng hóa
XNK tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2014 là do hàng nhập khẩu từ
nước ngoài vào Khu Phi thuế quan phải nộp thuế ngay theo quy định tại
Thông tư số 109/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, cũng theo
quy định tại Thông tư số 109/2014/TT-BTC thì số thuế này phải hoàn
cho DN khi DN làm thủ tục hoàn thuế với số tiền 15.121.414.307 đồng.
Năm 2016, do các mặt hàng có thuế XNK qua địa bàn ít, chủ yếu là
hàng quá cảnh. Năm 2017, Tổng số thu thuế từ hoạt động XNK đạt
34,838 tỷ đồng đạt 106,5% so với chỉ tiêu được giao 25 tỷ đồng và giảm
6,6% so với năm 2016. Số thu năm 2017 giảm so với cùng kỳ năm
trước. Đồng thời cũng do Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số
107/2016/QH13 có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2016 đã đưa một số mặt
hàng trước đây phải chịu thuế ngay nay chuyển thành đối tượng miễn
thuế. Năm 2018, Tổng số thu thuế từ hoạt động XNK đạt 30,284 tỷ
đồng đạt 288,88% so với chỉ tiêu 10 tỷ đồng được giao, tăng 11,57% so
với năm 2017. Nguyên nhân do các mặt hàng có thuế xuất nhập khẩu
qua địa bàn ít, chủ yếu là hàng quá cảnh và nguồn thu nhập khẩu chủ
yếu là mặt hàng sữa đặc có đường, khí CO2 hóa lỏng và máy móc thiết
bị của các dự án tạo tài sản cố định.
2.3.3 Công tác phòng, chống buôn lậu, GLTM và xử lý vi
phạm đối với hàng hóa XNK tại cửa khẩu Mộc Bài.
Lợi dụng địa bàn cửa khẩu Mộc Bài với địa hình tuyến biên giới
đất liền, bằng phẳng có nhiều đường mòn lối mở và hai bên cánh gà cửa
khẩu giữa hai nước Việt Nam – Campuchia, các đối tượng buôn lậu sử
dụng các phương thức thủ đoạn buôn lậu tinh vi và lợi dụng chính sách
ưu đãi, thông thoáng của Nhà nước trong việc tạo thuận lợi cho các hoạt
động XNK hàng hóa, phương tiện xuất nhập cảnh, quá cảnh và trao đổi
mua bán hàng hóa của cư dân để tổ chức móc nối vận chuyển hàng hóa
16
qua cửa khẩu, đường mòn, lối mở hoặc hai bên cánh gà cửa khẩu; ngoài
ra các đối tượng còn lợi dụng hành khách xuất nhập cảnh mang hộ hàng
hóa trong định mức miễn thuế, ngụy trang hàng hoặc gia cố phương tiện
vận tải liên vận để cất giấu, vận chuyển hàng lậu....... Các mặt hàng vận
chuyển chủ yếu là thuốc lá điếu, sữa Ensure, đường cát, rượu, đô la Mỹ,
tiền Việt Nam, thuốc, dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức
năngVì vậy tình hình buôn lậu, GLTM tại cửa khẩu Mộc Bài có nhiều
tiềm ẩn diễn biến phức tạp với những phương thức, thủ đoạn rất đa
dạng. Đặc biệt là việc vận chuyển trái phép tiền tệ, ma túy qua biên giới
luôn diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Trong giai đoạn từ
năm 2014 – 2018, Chi cục đã bắt giữ và xử lý rất nhiều vụ vi phạm.
Cùng với việc triển khai TTHQ điện tử VNACCS/VCISS được
triển khai đồng bộ từ tháng 05/2014, trong thời gian tới tình hình buôn
lậu, GLTM có nhiều khả năng diễn biến phức tạp hơn với nhiều thủ
đoạn phương thức ngày càng tinh vi, quy mô, phạm vi hoạt động tiềm
ẩn nhiều yếu tố bất ngờ. Các phương thức, thủ đoạn buôn lậu, GLTM và
vận chuyển hàng trái phép qua biên giới đã xảy ra tại cửa khẩu Mộc Bài
cụ thể như sau: gian lận qua phân loại, áp mã hàng hóa, gian lận qua tên
hàng, chủng loại, gian lận qua trị giá tính thuế, gian lận qua loại hình
hàng quá cảnh.
2.3.4 Mô hình thủ tục kiểm tra “một cửa, một điểm dừng” tại
cửa khẩu Mộc Bài.
Từ khi Hiệp định GMS được các nước ký kết cho đến nay, do
Hiệp định chưa được tất cả các nước phê chuẩn nên các quy định trong
Hiệp định chưa được triển khai chính thức trong khu vực, vì vậy kết quả
đạt được mới chỉ dừng lại ở việc thí điểm thực hiện tại một số cặp cửa
khẩu theo một số nội dung cam kết trong Hiệp định. Tuy nhiên, cho đến
nay, sau hơn 12 năm triển khai hai bên cặp cửa khẩu Mộc Bài (Việt
Nam) và BaVet (Campuchia) chưa triển khai được theo mô hình này do
17
gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ sở pháp lý cùng với chính sách
điều hành của hai nước khác nhau; chưa thống nhất địa điểm kiểm tra
chung của hai nước; cơ sở hạ tầng và trang thiết bị chưa đảm bảo cùng
với một số khó khăn khác ảnh hưởng đến vận hành mô hình này là rào
cản về ngôn ngữ, văn hóa làm việc.
2.4 Đánh giá chung quản lý nhà nƣớc đối với hàng hóa xuất,
nhập khẩu tại cửa khẩu Mộc Bài tỉnh Tây Ninh.
2.4.1 Đánh giá về công tác kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa
XNK
- Về kết quả đạt được: do sớm nhận thức được vai trò quan trọng
trong hệ thống quản lý của ngành Hải quan. Công chức Hải quan đã có
nhận thức tốt và nắm chắc về nghiệp vụ. Có nhiều ý kiến tham mưu cho
Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh về cải cách thủ tục hành chính của ngành.
Luôn chú trọng việc hiện đại hoá công tác kiểm tra, giám sát của Hải
quan. Chi cục HQCK Mộc Bài đang từng bước quản lý chặt chẽ việc
chuyển tiếp hàng hóa và kiểm tra, giám sát hàng hóa ở các địa điểm
kiểm tra, giám sát hàng hóa ở các địa phương kiểm tra ngoài cửa khẩu.
- Về hạn chế: Nghiệp vụ kiểm tra, giám sát là nghiệp vụ còn chưa
theo kịp tình hình mới. Việc nắm bắt thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu
phục vụ công tác kiểm tra, giám sát chưa đạt yêu cầu; Công chức của
Chi cục chưa được đào tạo nhiều về kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ về
kiểm tra, giám sát và có trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng yêu cầu kiểm
tra, giám sát hàng hóa XNK.
- Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại: Cơ sở vật chất kỹ
thuật, điều kiện trang thiết bị làm việc còn thiếu. Nhân lực thực hiện
kiểm tra, giám sát chưa theo kịp sự đòi hỏi, mong đợi của ngành và cơ
quan QLNN; Văn bản của Chính phủ, của các Bộ ngành quá nhiều nội
dung chồng chéo, bổ sung sửa đổi thường xuyên, chưa khoa học, chưa
sát thực tế.
18
2.4.2 Đánh giá về công tác quản lý thuế đối với hàng hóa XNK
- Về kết quả đạt được: Trong giai đoạn 2014 – 2018, Chi cục luôn
thực hiện nghiêm túc Luật quản lý thuế, phối hợp có hiệu quả với Kho
bạc, Ngân hàng trong công tác thu thuế XNK, thực hiện thu đúng, thu
đủ và kịp thời vào NSNN. Công tác quản lý giá được lãnh đạo Chi cục
quan tâm đúng mức, nhờ vậy mà Chi cục hàng năm đều đạt chỉ tiêu
được giao.
- Về hạn chế: Tình trạng thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
còn diễn ra phổ biến dưới nhiều hình thức đa dạng và phức tạp; Cơ cấu
tổ chức và nguồn lực thực hiện công tác quản lý thu NSNN thường
xuyên có sự thay đổi; Khối lượng công việc lớn, nhiều công việc tồn
đọng kéo dài chưa dứt điểm như nợ đọng thuế, việc doanh nghiệp dây
dưa kéo dài trong nộp các kết quả giám định, kiểm tra chất lượng nhà
nước đã khiến cho đơn vị phải tốn nhiều nhân lực theo dõi, xử lý giải
quyết.
- Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại: Do còn nhiều điểm bất
cập của văn bản, cũng như trình độ của người làm TTHQ nên khi khai
báo sai vẫn còn nhiều dẫn đến gây khó khăn cho cơ quan Hải quan khi
thực hiện công tác tiếp nhận, tính thuế, ra thông báo thuế..... và quan
trọng nhất ảnh hưởng tới thời gian thông quan hàng hóa; Việc luân
chuyển cán bộ không mang tính kế thừa, còn mang nặng tính chủ quan.
2.4.3 Đánh giá về công tác phòng chống buôn lậu, GLTM và
xử lý vi phạm đối với hàng hóa XNK
- Về kết quả đạt được: Nhìn chung công tác phòng chống buôn
lậu, GLTM và xử lý vi phạm của chi cục diễn ra tích cực với sự quyết
tâm của lãnh đạo và các công chức hải quan của chi cục. Qua 5 năm
thực hiện thanh tra, xử lý buôn lậu và GLTM, chi cục đã ngăn chặn
hàng trăm vụ với giá trị hàng trăm tỷ đồng.
19
- Về hạn chế: Vẫn còn có những cán bộ hải quan tiếp tay cho
buôn lậu, GLTM hoặc tình trạng kém năng lực chuyên môn vô tình để
lọt các hành vi vi phạm pháp luật đang diễn ra tại Chi cục HQCK Mộc
Bài.
- Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại: Do trình độ, năng lực
của một số cán bộ công chức hải quan còn yếu kém; Do sự suy thoái về
đạo đức của một số công chức hải quan; Công tác tuyên truyền, phổ
biến pháp luật cho người dân thường xuyên qua lại biên giới chưa được
thường xuyên và chưa đạt hiệu quả cao.
2.4.4 Mô hình thủ tục kiểm tra “một cửa, một điểm dừng” tại
cửa khẩu Mộc Bài.
- Về kết quả đạt được: Hai chính phủ đã ký biên bản thỏa thuận
để triển khai MOU về mô hình “một cửa, một lần dừng” tại cặp cửa
khẩu Mộc Bài - Bavet. UBND tỉnh Tây Ninh đã có quy hoạch dự án xây
dựng bải kiểm tra chung diện tích 8,18ha và có thể mở rộng lên 20 ha tại
khu vực cửa khẩu, quy hoạch chi tiết 1/500 bãi kiểm hóa chung cũng đã
được phê duyệt.
- Về hạn chế: Do cơ sở hạ tầng bao gồm việc xây dựng địa điểm
kiểm tra chung, nhà làm việc của phía Campuchia chưa được thực hiện
nên trên thực tế hai bên chưa triển khai được mô hình theo các bước.
Phía Campuchia gần đây đưa ra đề nghị về địa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_hang_hoa_xuat_nhap.pdf