Vai trò của hộ kinh doanh
Một là, tạo việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội.
Hai là, một trong những động lực thúc đẩy tinh thần kinh
doanh và phát triển kinh tế thị trường.
Ba là, nền tảng cho tăng trưởng kinh tế đất nước trong thời kỳ
quá độ lên xã hội chủ nghĩa.
Bốn là, thu hút các nguồn lực xã hội tham gia hoạt động của
HKD, phát triển nền kinh tế thị trường
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh tại quận 1, thành phố hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hư so sánh, đối chiếu HKD với DN tư nhân, học viên tạm thời
đưa ra khái niệm về HKD như sau:
Hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc
một nhóm người hoặc một hộ gia đình là người Việt Nam làm chủ và
tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động
của hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh có quy mô nhỏ, chỉ sử dụng dưới
10 lao động, thực hiện đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy
định của Chính phủ. Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân và
không được phép kinh doanh xuất, nhập khẩu.
1.1.2. Phân loại hộ kinh doanh
1.1.2.1. Hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ:
từng người cụ thể, là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng
lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì được quyền đăng
ký thành lập HKD. . Trong hoạt động kinh doanh cá nhân này phải
nhân danh mình và tự chịu trách nhiệm về các hành vi thương mại
của mình.
1.1.2.2. Hộ kinh doanh do hộ gia đình làm chủ
Dấu hiệu của một gia đình được thể hiện qua quan hệ hôn
nhân, quan hệ huyết thống hay quan hệ nuôi dưỡng. Hộ gia đình có
thể đăng ký kinh doanh dưới hình thức HKD hoặc không cần đăng ký
trong trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 66 Nghị định số
78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ.
1.1.2.3. Hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ
Theo quy định Khoản 3 Điều 66 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP
ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính Phủ thì một nhóm người tự
nguyện hùn vốn kỹ thuật cùng nhau tiến hành hoạt động kinh doanh,
cùng hưởng lãi, cùng chịu lỗ và cùng chịu trách nhiệm về hoạt động
kinh doanh của nhóm.
1.1.3. Đặc điểm của hộ kinh doanh
6
Thứ nhất, HKD là hình thức kinh doanh có quy mô nhỏ.
Thứ hai, HKD không phải là pháp nhân.
Thứ ba, chủ HKD chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản
nợ của HKD.
1.1.4. Vai trò của hộ kinh doanh
Một là, tạo việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội.
Hai là, một trong những động lực thúc đẩy tinh thần kinh
doanh và phát triển kinh tế thị trường.
Ba là, nền tảng cho tăng trưởng kinh tế đất nước trong thời kỳ
quá độ lên xã hội chủ nghĩa.
Bốn là, thu hút các nguồn lực xã hội tham gia hoạt động của
HKD, phát triển nền kinh tế thị trường.
1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với hộ kinh doanh của cơ quan
hành chính nhà nƣớc cấp huyện
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc đối với hộ kinh doanh
Quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh là một dạng quản lý
xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật
và chính sách để điều chỉnh hành vi của hộ kinh doanh nhằm thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, đồng thời phát huy vai
trò và nâng cao hiệu quả hoạt động của hộ kinh doanh trong điều
kiện xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa.
1.2.2. Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nƣớc đối
với hộ kinh doanh
Thứ nhất, vai trò và ảnh hưởng của HKD rất đa dạng, phức tạp,
tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Để hoạt động của hiệu
quả, HKD phải giải quyết hàng loại những vấn đề mà trong đó có
những vấn đề mà chủ hộ không đủ khả năng giải quyết. Thông qua
hoạt động của mình, Nhà nước định hướng các HKD hoạt động thông
7
quy các quy định pháp luật, cơ chế, chính sách hỗ trợ, đáp ứng các
nhu cầu chính đáng của HKD.
Thứ hai, để thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế
xã hội giai đoạn 2011 – 2020 (Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI)
tiếp tục phát huy quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của mội
công dân.
Thứ ba, mặc dù đạt được nhiều thành tựu nhưng công tác quản
lý đối với HKD của Nhà nước trong thời gian qua vẫn còn tồn tại một
số vấn đề ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế của nước ta
nói chung và ở địa phương nói riêng.
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với hộ kinh doanh
- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho các HKD.
- Việc quản lý việc đăng ký, tạm ngưng, chấm dứt hoạt động
kinh doanh của HKD.
- Quản lý, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thuế, phí, lệ
phí của HKD.
- Quản lý hậu kiểm sau đăng ký kinh doanh.
- Đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách công tác quản lý nhà
nước đối với HKD
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nƣớc đối với hộ kinh doanh
Một là tiêu chí hiệu lực, là mức độ áp dụng chính sách, quy
định pháp luật vào đời sống xã hội; mức độ tuân thủ pháp luật, chấp
hành mọi chỉ đạo từ các cơ quan QLNN của HKD; đồng thời, thể
hiện mức độ thực hiện quyền lực QLNN và uy tín của các cơ quan
QLNN đối với HKD.
Hai là tiêu chí hiệu quả, là mức độ đạt được của công tác
QLNN so với các mục tiêu đề ra.
Ba là tiêu chí phù hợp, bao gồm sự phù hợp giữa các mục tiêu
định hướng của cơ quan QLNN; phù hợp trong thực hiện các chính
8
sách, quy định của các cơ quan QLNN; phù hợp giữa hệ thống văn
bản pháp luật chung và văn bản chuyên ngành hướng dẫn thực hiện.
Bốn là tiêu chí bền vững, được thể hiện trong sự ổn định về
pháp lý, về đảm bảo các lợi ích hài hòa giữa lợi ích chung của toàn xã
hội và lợi ích riêng của HKD, bảo đảm định hướng phát triển mang
tính chiến lược lâu dài.
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với hộ kinh doanh
1.3.1. Tổ chức bộ máy
HKD hoạt động trên nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề khác
nhau, vì thế phải có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng để quản
lý hiệu quả hoạt động của HKD. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý
HKD từ Trung ương đến địa phương gồm: Chính phủ, các bộ ngành,
UBND các cấp.
1.3.2. Chủ thể quản lý đối với hộ kinh doanh
1.3.2.1. Chủ thể quản lý theo địa bàn
Ủy ban nhân dân quận, huyện thực hiện chức năng cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính,
đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
đối với HKD hoạt động trên địa bàn quận, huyện của mình
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tiếp nhận thông tin về
đăng ký kinh doanh của HKD từ Ủy ban nhân dân quận, huyện; cập
nhật, theo dõi số lượng thực tế HKD hoạt động trên địa bàn xã,
phường, thị trấn
1.3.2.2. Chủ thể quản lý theo ngành, lĩnh vực
HKD khi hoạt động phải tuân thủ các quy định pháp luật
chuyên ngành về an ninh trật tự, thuế, vệ sinh an toàn thực
phẩm,Để quản lý những lĩnh vực này thì cần có sự phối hợp của
các cơ quan hành chính nhà nước chuyên ngành. Cụ thể tại địa bàn
cấp huyện về an ninh trật tự do Công an huyện quản lý, về thuế do
Chi cục Thuế quản lý
9
1.4. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong việc thực
hiện quản lý nhà nƣớc đối với hộ kinh doanh
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với HKD tại quận
Hoàn Kiếm, Hà Nội: về công khai thông tin, về thanh tra, kiểm tra,
xử lý HKD có hành vi vi phạm, về công tác thu thuế.
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên
địa bàn quận Hải Châu, Đà Nẵng chính quyền quận đã phối hợp với
cơ quan chức năng đã thực hiện giải pháp quản lý và chống thất thu
thuế thông qua giải pháp Xây dựng cơ sở dữ liệu về HKD nộp thuế.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Qua nghiên cứu một số kinh nghiệm của quận Hoàn Kiếm, Hà
Nội và quận Hải Châu, Đà Nẵng trong QLNN đối với HKD, có thể
rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Quận 1, Thành phố Hồ Chí
Minh như sau:
Một là, đánh giá đúng mức vai trò quan trọng và vị trí của
HKD trong phát triển kinh tế - thị trường
Hai là, công tác quản lý thuế, kê khai thuế cần được công khai,
minh bạch, công bằng. Cơ sở dữ liệu về HKD được xây dựng phục
vụ cho công tác QLNN về thuế nói riêng và QLNN về HKD nói
chung đạt hiệu quả, thuận lợi.
Ba là, công tác thanh, kiểm tra, xử lý HKD có hành vi vi phạm
pháp luật được thực hiện đồng bộ giữa chính quyền địa phương các
cấp, các cơ quan, đơn vị chức năng; giao Thanh tra làm đầu mối.
Tiểu kết chƣơng 1
Những nội dung phân tích trong chương 1 là cơ sở lý luận
tạo tiền đề cho việc nghiên cứu, làm rõ thực trạng trong chương 2 cũng
như xây dựng phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối
với HKD tại Quận 1 trong chương 3 của Luận văn.
10
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HỘ
KINH DOANH TẠI QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Những nhân tố tác động quản lý nhà nƣớc đối với hộ
kinh doanh tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Điều kiện địa lý
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền quận
2.1.3. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Quận 1
2.1.4. Khái quát về hộ kinh doanh tại Quận 1
2.1.4.1. Tình hình phát triển của các hộ kinh doanh trên địa bàn
Quận 1.
Về số lượng, từ năm 2015 đến năm 2019, số lượng HKD tại
Quận 1 đã tăng cư 13.406 hộ lên 15.184 hộ, tăng 1.778 hộ, trung bình
tăng 355 hộ/ năm.
Về quy mô chủ yếu được đo lường trên các tiêu chí: số lượng
lao động, doanh thu. Đa số HKD tại Quận 1 có quy mô số lượng lao
động dưới 10 lao động theo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên cũng
có 856 HKD hơn 10 nhân viên như Bánh mì Như Lan, bánh mì
Huỳnh Hoa, Cơm Minh Đức HKD tại Quận 1 có doanh thu rất đa
dạng, có HKD có doanh thu chỉ vài chục triệu/ năm nhưng cũng có
HKD có doanh thu cả chục tỉ/ năm.
- Về ngành nghề, do địa bàn Quận 1 là quận trung tâm của
thành phố tập trung nhiều địa điểm tham quan, trung tâm thương mại,
các cơ sở vui chơi giải trí thu hút nhiều khách du lịch cũng như người
dân từ địa phương khác tới tham quan, du lịch, mua sắm, sinh hoạt
cho nên ngành nghề của các HKD hết sức đa dạng, từ dịch vụ ăn
uống, dịch vụ lưu trú, mua bán quần áo, sản xuất,
2.1.4.2. Vai trò của HKD cá thể đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội tại địa phương
11
- Đóng góp vào nguồn thu ngân sách nhà nước thông qua việc
nộp thuế dao động từ 500-600 tỉ đồng, chỉ chiếm 4,62% so với tổng
thu ngân sách của Quận 1 nhưng đã cao hơn rất nhiều so với những
quận, huyện của địa phương khác.
- HKD thu hút, tạo việc làm cho những người lao động.
- HKD còn gián tiếp cải thiện cuộc sống cho những người có
thu nhập thấp, người nghèo ở thành thị. Nhờ có HKD, người dân
được tiếp cận hàng hóa nhanh hơn, giá cả bình dân hơn, thực hiện xã
hội hóa hiệu quả hơn.
2.2. Quản lý nhà nƣớc đối với hộ kinh doanh tại Quận 1
giai đoạn 2015 - 2019
2.2.1. Công tác phổ biến pháp luật cho hộ kinh doanh tại
Quận 1
Tại Quận 1, công tác phổ biến pháp luật cho HKD được lãnh
đạo Đảng - chính quyền hết sức quan tâm, việc phổ biến giáo dục
pháp luật được thực hiện thông qua nhiều hình thức, phương pháp
khác nhau như: tổ chức các buổi tuyên truyền, tổ chức Hội nghị đối
thoại, phát hành các tờ gấp, số lượng đã tăng từ 8300 tờ gấp của
năm 2015 đến năm 2019 đã tăng lên 25.000 tờ, tăng 300%. Tổ chức 9
buổi tiếp xúc với các HKD để thực hiện vận động chuyển sang hình
thức DN, kết quả 815/1228 HKD có số lao động hơn 10 người
chuyển sang loại hình DN, đạt tỷ lệ 95,43%.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân Quận 1 đang áp dụng một giải pháp
để tuyên truyền tới HKD đạt hiệu quả đó chính là: khi đại diện HKD
tới nhận giấy phép đăng ký HKD tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả
của Ủy ban nhân dân Quận 1 thì sẽ được nhận kèm 01 tờ gấp bao
gồm các nội dung mà HKD phải tuân thủ theo quy định pháp luật
trong các lĩnh vực: lao động, thuế, quản lý thị trường, quảng
cáo,Việc này đã góp phần nâng cao hiệu quả của công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật cho các HKD tại Quận 1.
12
2.2.2. Quản lý việc đăng ký, tạm ngƣng, chấm dứt hoạt
động kinh doanh của hộ kinh doanh
2.2.2.1. Quản lý việc đăng ký hoạt động kinh doanh
Hiện nay, Ủy ban nhân dân Quận 1 đang triển khai thực hiện
cấp Giấy chứng nhận đăng ký HKD ứng dụng theo tiêu chuẩn ISO và
được nâng cấp lên mức độ 4; giải quyết hồ sơ đảm bảo đúng thời hạn
và quy định. Rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký HKD còn
02 ngày làm việc (thời gian giải quyết được giảm 01 ngày so với thời
hạn quy định tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của
Chính phủ về đăng ký HKD). Mức thu lệ phí thực hiện dịch vụ công
trực tuyến được Ủy ban nhân dân Quận 1 hỗ trợ 50% so với hình
thức nộp trực tiếp đã khuyến khích người dân thực hiện thủ tục hành
chính trực tuyến nhiều hơn. Số HKD mới đăng ký tăng từ 1.681 (năm
2015) hộ lên 2.459 hộ (năm 2019).
2.2.2.2. Quản lý tạm ngưng hoạt động hộ kinh doanh
HKD chấm dứt hoạt động do nhiều nguyên nhân như: sự phát
triển kinh tế bị ảnh hưởng bởi các yếu tố rủi ro, thách thức gia tăng;
thêm vào đó là việc thi công công trình Đường sắt đô thị - tuyến
Metro Bến Thành - Suối Tiên trong một thời gian dài mà đến nay vẫn
chưa hoàn công đã làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các
HKD tại tuyến đường Lê Lợi của phường Bến Thành và Bến Nghé.
Mặc dù Ủy ban nhân dân Quận 1 đã kết hợp cùng Chi cục Thuế Quận
1 có nhiều biện pháp hỗ trợ. Căn cứ quy định pháp luật, Ủy ban nhân
dân Quận 1 thực hiện quản lý tạm ngưng hoạt động HKD thông qua
quy trình ISO 9001:2015, theo quy định của pháp luật tại Điều 76
Nghị định số 78/2015/NĐ-CP.
2.2.2.3 Quản lý chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh
Vì mỗi cá nhân chỉ được đăng ký giấy phép kinh doanh cho
HKD tại 01 địa chỉ duy nhất nên khi chuyển địa điểm kinh doanh ra
13
ngoài Quận 1 hay vì lí do khách quan hay chủ quan khác thì chủ sở
hữu phải đăng ký chấm dứt hoạt động HKD.
Ủy ban nhân dân Quận 1 thực hiện quản lý chấm dứt hoạt động
HKD theo quy trình ISO 9001: 2015, cụ thể như sau:
Trước khi nộp hồ sơ, HKD phải thanh toán đầy đủ các khoản
nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện. Trường hợp
bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký HKD bị mất, HKD phải có đơn cớ
mất của công an phường xác nhận.
2.2.3. Quản lý, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thuế
của hộ kinh doanh
Hiện nay, tại Quận 1 HKD cá thể đang có thỏa thuận về mức thuế
khoán với cơ quan thuế do quy định về mức thuế khoán cố định. Hàng
năm, số thuế thu được từ HKD nộp thuế tăng từ 579 tỉ đồng (năm
2015) lên 625 tỉ đồng (năm 2019). Mức thuế khoán hằng năm của
HKD được thực hiện theo sự khảo sát của cơ quan thuế, tham vấn ý kiến
của Hội đồng tư vấn thuế phường, được lấy ý kiến người dân và công bố
công khai để các HKD tự giám sát lẫn nhau. Nhưng do phần lớn HKD
thường không có hóa đơn chứng từ mua bán, được tự kê khai đóng thuế
cho nên thất thu thuế là khó tránh khỏi. Mặt khác việc đang triển khai
cấp hóa đơn điện tử có mã xác nhận của Chi cục Thuế chỉ là mang
tính chất tự nguyện dẫn tới việc quản lý chưa sát với doanh thu thực
tế phát sinh của HKD.
2.2.4. Quản lý hậu kiểm sau đăng ký kinh doanh
Cùng với việc ban hành và triển khai thực hiện pháp luật thì
hoạt động xử lý vi phạm pháp luật sẽ góp phần bảo đảm cho các quy
định của pháp luật được thực hiện trong các hoạt động kinh doanh
hằng ngày của HKD và hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan
được giao nhiệm vụ quản lý hoạt động của các HKD. Thông qua xử
lý vi phạm pháp luật cũng là một hình thức đấu tranh chống các biểu
hiện vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh, làm lành mạnh các
14
quan hệ kinh tế, thúc đẩy và tăng cường sự quản lý của Nhà nước.
Quản lý hậu kiểm sau đăng ký kinh doanh là hoạt động nhằm đảm
bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh trên thực tế. UBND
Quận 1 và UBND 10 phường đều ban hành quy trình xử lý vi phạm
hành chính để xác định chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của tập
thể, cá nhân được giao nhiệm vụ.
2.2.5. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà
nƣớc đối với hộ kinh doanh
Cơ cấu tổ chức: Phòng Kinh tế được thành lập theo Quyết định
số 1251/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2008 của Ủy ban nhân dân
Quận 1 và hoạt động theo Quyết định số 03/2019/QĐ-UBND ngày
15 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Quận 1 về ban hành Quy
chế tổ chức và hoạt động của Phòng Kinh tế Quận. Chức năng nhiệm
vụ được giao: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện quản
lý nhà nước về tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp; năng lượng; thương
mại; dịch vụ; du lịch; hoạt động của các cơ sở kinh doanh; đăng ký kinh
doanh HKD - hợp tác xã; kinh tế tập thể; kinh tế tư nhân; khoa học và
công nghệ trên địa bàn Quận 1.
Bên cạnh đó, tại UBND phường có phân công một cán bộ phụ
trách kinh tế (hoạt động không chuyên trách theo Nghị định số
92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ)
2.2.6. Kết quả khảo sát ý kiến ngƣời dân về công tác
quản lý nhà nƣớc đối với hộ kinh doanh trên địa bàn Quận 1
Tổng số phiếu phát ra 150 phiếu và thu về là 115 phiếu, kết quả ý
kiến khảo sát về quản lý nhà nước của UBND Quận 1 đối với HKD
được chia theo các nội dung: chính sách hỗ trợ, đội ngũ cán bộ, công
chức, công tác kiểm tra sau đăng ký kinh doanh, thủ tục hành chính,
quản lý và chấp hành thuế. Qua kết quả khảo sát của 115 HKD, tác giả
nhận định công tác quản lý nhà nước đối với HKD tại Quận 1 có những
hiệu quả nhất định thể hiện thông qua ý kiến hài lòng khá cao của chính
15
HKD tại một số nội dung: thái độ làm việc của cán bộ, công chức,
chương trình kết nối Ngân hàng - DN,...Mặt khác, một số vấn đề còn tồn
tại mà HKD chưa hài lòng với cơ quan quản lý nhà nước như: giải quyết
thủ tục hành chính còn phiền hà, nhũng nhiễu, chưa giải quyết kịp thời
kiến nghị, phản ánh của HKD, dịch vụ công trực tuyến chưa phát huy
hết hiệu quả, tình trạng thành viên Đoàn/Tổ kiểm tra có biểu hiện gây
khó dễ cho HKD
2.3. Đánh giá về hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với hộ
kinh doanh tại Quận 1 trong giai đoạn 2015 - 2019
2.3.1. Đánh giá chung theo các tiêu chí
2.3.1.1. Tính hiệu lực:
Thứ nhất, hiệu lực QLNN được thể hiện thông qua mức độ
tuân thủ các quy định pháp luật của HKD. Thời gian qua, phần lớn
HKD đã chấp hành nghiêm các quy định pháp luật trong hoạt động
kinh doanh. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, hiện tượng kinh doanh
không lành mạnh đang diễn ra khá phổ biến, phức tạp thông qua các
hành vi như: kê khai không đúng doanh thu để trốn thuế, không đăng
ký giấy phép kinh doanh, không tuân thủ các quy định pháp luật về
lao động, không niêm yết giá,
Thứ hai, đánh giá hiệu lực QLNN qua mức độ hiện thực quyền
lực nhà nước cần đánh giá trên một số tiêu chí sau: mức độ thực hiện
tổ chức xây dựng và triển khai định hướng phát triển HKD; mức độ
ban hành pháp luật đầy đủ, đồng bộ, kịp thời; mức độ điều tiết, can
thiệp của Nhà nước
2.3.1.2. Tính hiệu quả
Ngành thương mại - dịch vụ trên địa bàn quận tiếp tục phát triển
đúng định hướng, đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách của quận.
Theo số liệu của ngành thống kê, tổng giá trị sản xuất (khu vực kinh tế
tư nhân, hợp tác xã, cá thể) trên địa bàn quận đạt 225.829,4 tỷ đồng
(theo giá hiện hành). Các hoạt động hỗ trợ HKD - DN, xúc tiến thương
16
mại và đầu tư đã tạo điều kiện thúc đẩy HKD - DN phát triển. Tình hình
an ninh, chính trị; trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn được kiểm soát chặt
chẽ, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Về cơ bản,
các mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội trong giai đoạn 2015 - 2019 của
Quận 1 đã hoàn thành và hoàn thành vượt chỉ tiêu mà trong đó vai trò
của HKD là rất lớn. Điều này đã thể hiện rất rõ hiệu quả của công tác
quản lý nhà nước đối với HKD trên địa bàn Quận 1.
2.3.1.3. Tính phù hợp:
Các mục tiêu định hướng chung mà cụ thể ở đây là tiếp tục
nâng cao nhận thức và phát huy sáng tạo trong việc thực hiện các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước của quận về tiếp tục hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và xây dựng
Quận 1 “An toàn - Văn minh - Hiện đại - Nghĩa tình”.
Sự phù hợp về nội dung, phương thức, hình thức, kiểm tra hậu
kiểm sau đăng kí kinh doanh được thực hiện thống nhất giữa Ủy ban
nhân dân quận và Ủy ban nhân dân phường
2.3.1.4. Tính bền vững
Tiêu chí bền vững trong quản lý nhà nước về HKD được thể
hiện qua sự ổn định về định hướng, ổn định về pháp lý. Tại Quận 1,
lãnh đạo Quận ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân Quận đã
ban hành, triển khai nhiều Nghị quyết, Chương trình, Kế
hoạch,bám sát nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận nhiệm
kỳ 2015 - 2020 về phát triển kinh tế. Một trong những tiêu chí đánh
giá tính bền vững của QLNN đối với HKD là “tuổi thọ” của HKD.
Qua kết quả phân tích thực trạng QLNN đối với HKD ở mục 2.2.2
cho thấy số lượng HKD chấm dứt hoạt động thấp hơn nhiều so với số
lượng đang hoạt động.
17
2.3.2. Những kết quả đạt đƣợc
- Công tác phổ biến pháp luật cho HKD được lãnh đạo
Đảng - chính quyền hết sức quan tâm, việc phổ biến giáo dục pháp
luật được thực hiện thông qua nhiều hình thức, phương pháp khác
nhau, đạt được nhiều hiệu quả tích cực. Có thể nói, việc đa dạng các
hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật đã mang lại hiệu quả thiết
thực rõ nét về nhận thức và hành động của HKD trong quá trình hoạt
động tuân thủ các quy định pháp luật.
- Quản lý việc đăng ký, tạm ngưng, chấm dứt hoạt động
kinh doanh của hộ kinh doanh: việc áp dụng công nghệ thông tin
trong quản lý giúp người dân có nhu cầu thực hiện các thủ tục hành
chính thuộc lĩnh vực kinh tế dễ dàng hơn, tiết kiện thời gian hơn và
chỉ cần ở nhà hay bất cứ đâu cũng có thể làm được. Việc hỗ trợ 50%
phí đăng ký cấp mới giấy chứng nhận ĐKKD góp phần khuyến khích
người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến nhiều hơn.
- Quản lý, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thuế của
HKD tại Quận 1 được thực hiện tuân thủ các quy định của pháp luật.
Dựa trên việc khai thuế của HKD, Hội đồng tư vấn thuế 10 phường
đã phối hợp chặt chẽ với Chi cục thuế Quận 1 để thực hiện chặt chẽ,
đầy đủ các thủ tục trên tinh thần tập trung dân chủ, bình đẳng, khách
quan và hợp lý.
- Quản lý hậu kiểm sau đăng ký kinh doanh cũng có nhiều đổi
mới đạt kết quả tốt: kết quả hoạt động kiểm tra sau đăng ký kinh doanh
được thể hiện rõ nét trong việc thực hiện thống nhất, đồng bộ từ Quận 1
tới 10 phường thông qua việc thiết lập quy trình nội nghiệp phân công
trách nhiệm, nhiệm vụ của từng bộ phận và trong việc phát hiện, xử lý
các hành vi vi phạm một cách triệt để.
- Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN đối với
HKD: về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng của cán bộ,
công chức ngày một nâng cao.
18
2.3.3. Những hạn chế
Việc tiếp cận các chính sách ưu đãi, hỗ trợ HKD còn hạn chế.
Về quy định pháp luật còn chồng chéo lẫn nhau hoặc chưa có
quy định rõ ràng gây khó khăn trong công tác quản lý đối với cơ
quan QLNN.
Công tác QLNN đối với HKD trong lĩnh vực thuế còn phụ
thuộc chủ yếu vào mức độ trung thực của HKD.
Công tác hậu kiểm sau đăng ký kinh doanh còn nhiều bất cập:
theo quy định hiện hành, HKD phải chịu sự kiểm tra của nhiều cơ
quan như UBND quận, phường, công an, thuế, quản lý thị
trường,với nhiều nội dung lĩnh vực khác nhau.
Đội ngũ cán bộ, công chức còn hạn chế về số lượng (23
người/15.184 HKD), cán bộ đều có trình độ đại học trở lên nhưng
chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa bắt nhịp được với sự thay đổi
nhanh chóng của thị trường.
2.3.4. Nguyên nhân của hạn chế
2.3.4.1. Nguyên nhân khách quan:
Một là, chính sách hỗ trợ HKD còn rất hạn chế, chủ yếu hỗ trợ
về vốn nhưng số lượng cũng không nhiều.
Hai là, tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế, các loại dịch
bệnh, do ảnh hưởng của việc thi công tuyến Metro số 1 Bến Thành -
Tham Lương.
Ba là, việc kiểm soát hàng hóa nhập khẩu còn nhiều bất cập,
hạn chế; công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trường chưa có
cách làm mới, lực lượng kiểm tra dựa vào hình thức trực quan bằng
thị giác và tri giác.
2.3.4.2. Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, năng lực hoạch định, ban hành, thực thi chính sách,
quy định hỗ trợ đối với HKD còn hạn chế, chưa ổn định và thiếu
19
đồng bộ trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, đặc biệt trong điều
kiện khủng hoảng kinh tế và biến động do đại dịch bệnh toàn cầu.
Thứ hai, sự chỉ đạo của chính quyền chưa sát sao, chưa quyết
liệt; vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trên địa bàn còn chưa
phát huy mạnh.
Thứ ba, vai trò của HKD còn chưa được nhận thức đúng và
đầy đủ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên
việc định hướng phát triển hoạt động HKD còn nhiều hạn chế.
Thứ tư, các ngân hàng thường ưu tiên cho DN nên việc HKD
không có tài sản thế chấp để tiếp cận các nguồn vốn vay là cực kỳ khó.
Thứ năm, lực lượng cán bộ, công chức thực hiện công tác kiểm tra,
kiểm soát thị trường còn nể nang trong quá trình thực thi công vụ, một số
trường hợp có hành vi nhũng nhiễu, phiền hà HKD đã bị xử lý kỷ luật.
Thứ sáu, công tác cải cách hành chính công mức độ 3 hiện nay
còn hạn chế, mới chỉ được thực hiện đối với lĩnh vực kê khai thuế và
đăng ký Giấy phép kinh doanh đối với HKD
Tiểu kết chƣơng 2
Chương 2 của Luận văn đã phân tích thực trạng hoạt động
của HKD tại Quận 1 và đi sâu vào phân tích hiện trạng QLNN đối
với HKD giai đoạn 2015 - 2019. Hiện trạng QLNN đối với HKD
được đánh giá theo năm nội dung cơ bản: Công tác phổ biến pháp
luật; Quản lý việc đăng ký, tạm ngưng, chấm dứt hoạt động kinh
doanh của HKD; Quản lý, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thuế
của HKD; Quản lý hậu kiểm sau đăng ký kinh doanh; Đội ngũ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_ho_kinh_doanh_tai.pdf