Trong thực tế ở Đắk Lắk có rất nhiều quần thể đình, đền,
chùa.trong đó hầu hết đã xác định được diện tích và đã được chính
quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .
Chùa không chỉ là di tích lịch sử văn hoá của dân tộc mà còn là
tài sản của nhân dân để lại. Vì vậy, bảo tồn và phát huy truyền thống
văn hoá dân tộc, đạo đức nhân văn trong thời kỳ phát triển kinh tế,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là hết sức quan trọng.
Nhận thức rõ vấn đề đó, tỉnh Đắk lắk đã chỉ đạo các cơ quan, đơn
vị liên quan cùng các Ban Hộ tự ở các chùa chú trọng tới công tác bảo
quản, trùng tu tôn tạo di tích các tự viện đang bị xuống cấp, góp phần
bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Một số chùa được trùng tu
tôn tạo.
23 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động của phật giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những sức
mạnh huyền bí, vĩ đại mà con người chỉ cảm nhận được mà khó có thể
nhận thức được.
Theo Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo thì hoạt động tín ngưỡng
“là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những
người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu
tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác
tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hoá, đạo đức xã hội”.
1.1.2. Tôn giáo:
Tôn giáo: (Tiếng Latinh- Religio) đồng nghĩa với sự sùng đạo,
mộ đạo, đối tượng được sùng bái. Tôn giáo là sự sùng bái và thờ phụng
của con người đối với thần linh hoặc các mối quan hệ của con người
đối với thần linh.
1.1.3. Hoạt động tôn giáo:
Theo Điều 3, Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo thì “hoạt động
tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, quản lý tổ chức
của tôn giáo”.
1.1.4. Phật giáo:
Phật giáo là một tôn giáo bao gồm một loạt các truyền thống, tín
ngưỡng và phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch sử
là Tất đạt đa Cồ đàm hay gọi là đức Phật, có nghĩa là “người tỉnh thức”,
“người giác ngộ”. Theo sách vở Phật giáo cũng như các tài liệu khảo cổ
đã chứng minh, Tất Đạt Đa Cồ Đàm đã sống và giảng đạo ở vùng đông
Ấn Độ từ khoảng thế kỉ thứ 6 trước công nguyên đến thế kỷ thứ 4 trước
công nguyên.
1.1.5. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo:
Là quá trình dùng quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước
theo quy định của pháp luật để tác động, điều chỉnh, hướng các hoạt
động của đạo Phật và hành vi hoạt động đạo Phật của tổ chức, cá nhân
có liên quan diễn ra phù hợp với pháp luật và đạt được mục tiêu cụ thể
của chủ thể quản lý.
1.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật
giáo
1.2.1. Thực hiện vai trò quản lý của nhà nước đối với ngành,
lĩnh vực:
Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là công việc bình
thường của mọi nhà nước. Thực tế cho thấy, ở bất cứ quốc gia nào, nhà
nước nào, ở đâu có hoạt động tôn giáo, thì ở đó có sự quản lý của nhà
nước. Song sự điều chỉnh ở mỗi quốc gia là khác nhau. Vì trật tự an
toàn xã hội, vì lợi ích của quốc gia dân tộc nên việc quản lý, điều chỉnh
của nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là cần thiết.
1.2.2. Vai trò của Phật giáo trong xã hội:
Khác với một tư duy lỳ cùng cực, giáo pháp của đức Phật còn
dạy và hướng dẫn con người long từ bi, thương đồng loại vô bờ. Đây
mới là đặc tính chủ yếu nhất của đạo Phật. Nói cách khác, con người
ta không chỉ tin tưởng mà còn có thể thực hành long thương đó một
cách thực tế, vô điều kiện. Chính phẩm tính từ bi đã làm nên đạo Phật,
làm nên những đặc tính dân tộc như “bầu ơi thương lấy cùng”, hay
“lá lành đùm lá rách”, hay “chính bỏ làm mười”, hay “ một miếng khi
đói bằng một gói khi no”, hay “ thương người như thể thương thân”,
v.v và nhiều đặc tính khác. Cho nên, chúng tội nghĩ rằng dân tộc nào
cũng đã biết dùng đạo Phật làm lẽ sống, nhất định dân tộc đó có lòng
từ bi, nhất định dân tộc đó có tương lai xán lạn. Và dân tộc ta là một
dân tộc như thế.
1.2.3. Đảm bảo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo cho công dân
có đạo:
Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của con người đã xuất
hiện từ xa xưa trong lịch sử hình thành và phát triển của xã hội loài
người. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ
bản của con người đã được Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và
chính trị của Liên Hợp quốc ghi nhận. Đảng và Nhà nước ta cũng luôn
khẳng định và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, coi đó là một
trong những quyền cơ bản của công dân.
1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt dộng của Phật
giáo
1.3.1. Chủ thể và đối tượng quản lý:
* Chủ thể Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bao
gồm các cơ quan nhà nước thuộc hệ thống hành pháp gồm:
+ Chính phủ. “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao
nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền
hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
+ UBND các cấp. Theo khoản 2 Điều 113 Hiến pháp 2013 quy
định: Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở
địa phương, tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và
thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
+ Các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền
quản lý như Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Tài
nguyên và Môi trường...
* Khách thể Quản lý nhà nước đối với tôn giáo là hoạt động
tôn giáo của các:
- Tổ chức tôn giáo. Ở Việt Nam, tổ chức tôn giáo được coi là tổ
chức xã hội
- Tín đồ, chức sắc, nhà tu hành. Là công dân Việt Nam, tín đồ,
chức sắc tôn giáo, nhà tu hành vừa mang những đặc điểm chung của người
Việt Nam, nhưng cũng mang những nét đặc trưng riêng của người có đạo.
- Khách thể Quản lý nhà nước về tôn giáo còn có cả cơ sở vật
chất phục vụ các sinh hoạt tôn giáo như: đình, chùa, nhà thờ, văn miếu,
văn thánh ...
1.3.2. Nội dung quản lý:
Nội dung quản lý của nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật
cũng bao gồm các nội dung cụ thể như quản lý nhà nước đối với các
tôn giáo khác, đó là các nội dung:
+ Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chính sách;
+ Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với tín đồ, chức
sắc tôn giáo;
+ Tổ chức bộ máy; cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo;
+ Phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào có đạo;
+ Quản lý tín đồ, chức sắc;
+ Thanh tra, kiểm tra QLNN đối với các hoạt động tôn giáo;
+ Chống lợi dụng tôn giáo
1.4. Kinh nghiệm QLNN về Phật giáo của một số địa phương
1.4.1. Kinh nghiệm của một số tỉnh:
* Tỉnh Gia Lai:
Tỉnh Gia Lai hiện có 75 chùa, tịnh thất, tịnh xá và niệm Phật
đường ( trong đó có 40 chùa và tịnh xá được tái thiết, trùng tu và xây
dựng mới), gần 334 vị chức sắc, tăng ni và khoảng hơn 100.000 Phật
tử. Các chùa, tịnh thất, tịnh xá trên địa bàn tỉnh đã giúp cho Phật tử tại
địa phương xây dựng môi trường khu dân cư văn hóa, đem những giá
trị đạo đức vào văn hóa của Phật giáo áp dụng vào đời sống gia đình,
giáo dục thanh thiếu niên rèn luyện về đạo đức, hướng đến cải thiện và
làm việc thiện theo tinh thần từ bi của đạo Phật
*Tỉnh Bình Phước:
Toàn tỉnh có 130 ngôi chùa và 56.500 tín đồ Phật tử tu học thường
xuyên tại các cơ sở tu viện. Qua 20 năm đã trùng tu, kiến tạo được 80 cơ
sở tự viện của Phật giáo, 2 tự viện được công nhận Di tích Lịch sử Văn
hóa cấp tỉnh.
Đóng góp tích cực về nhiều mặt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
nói chung và Giáo hội Phật giáo tỉnh nói riêng trong thời gian qua.
Giáo hội Phật giáo tỉnh kế thừa và phát huy những kết quả đạt được,
tiếp tục truyền bá trí tuệ, đạo đức tốt đẹp của đạo Phật, tinh thần yêu nước
đến Phật tử, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo
* Tỉnh Đà Nẵng:
Phật giáo Đà Nẵng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa tâm linh
trên địa bàn thành phố, Với 103 cơ sở thờ tự của 03 hệ phái: Bắc tông,
Nam tông và Khất sĩ, chiếm 55,4% trong tổng số cơ sở thờ tự; khoảng
120.000 tín đồ, chiếm 67% trong tổng số người có niềm tin tôn giáo;
có 699 chức sắc, chiếm 61.3% tổng số chức sắc các tôn giáo. Các hoạt
động lễ, hội được duy trì thường xuyên, lễ hội chính như Quán Thế
Âm, Đại lễ Phật đản, Lễ Vu Lan Lễ hội Quán Thế Âm có quy mô
tương đối lớn, làm nên nét riêng tại Đà Nẵng, các hoạt động hội như
đua thuyền trên sông Cổ Cò, đánh cờ người, viết thư pháp, cho chữ,
triển lãm nghệ thuật đá Non Nước... còn có các sinh hoạt của Đạo
Tràng và Gia đình Phật tử.
1.4.2. Bài học cho tỉnh Đắk Lắk:
Một số bài học kinh nghiệm cho công tác QLNN đối với hoạt
động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như sau:
Một là, phải có sự nhận thức đúng đắn, thống nhất về đường lối,
chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong tình hình mới,
nhất là hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh.
Hai là, tuyên truyền phổ biến sâu rộng đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo
trong cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân, nhất là đối với các chức
sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ đạo Phật.
Ba là, chăm lo xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, đặc
biệt ở vùng có đông đồng bào theo đạo.
Bốn là, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động
của đạo Phật,đưa hoạt động của đạo Phật tuân thủ đúng quy định của
pháp luật.
Năm là, phải thực hiện sự phân công trách nhiệm QLNN đối với
hoạt động tôn giáo một cách cụ thể, rõ ràng, khoa học cho các cấp, các
ngành trên địa bàn tỉnh để phát huy tốt hiệu lực, hiệu quả công việc
tránh tình trạng đùn đẩy, chồng chéo.
Sáu là, tôn trọng, đảm bảo và quan tâm giải quyết hợp lý nhu cầu
tín ngưỡng của quần chúng, đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết
đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo.
Bảy là, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo nhiệt tình,
trách nhiệm cao, có đạo đức tốt.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Đặc điểm văn hóa, xã hội của tỉnh Đắk Lắk có ảnh hưởng đến
hoạt động của Phật Giáo
2.1.1. Đặc điểm về vị trí và điều kiện tự nhiên:
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn
của hệ thống song Sê rê pôk và là một phần của sông Ba. Phía đông
của Đắk Lắk giáp Phú Yên và Khánh Hòa, phía nam giáp Lâm Đồng
và Đắk Nông, phía tây giáp Campuchia, phía Bắc giáp Gia Lai.
Đắk Lắk có địa hình có hướng thấp dần từ đông nam sang tây
bắc. Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng. Vùng khí hậu
nắng nóng, khô hạn về mùa khô, vùng phía nam có khí hậu mát mẻ, ôn
hòa. Thời tiết chia làm 2 mùa khá rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Đặc điểm về kinh tế:
Kinh tế chủ đạo của Đắk Lắk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất
khẩu nông sản, lâm sản. Tỉnh có tiềm năng về du lịch sinh thái. Là một
trong những tỉnh thành có diện tích Cà Phê lớn nhất cả nước, tỉnh cũng
là nơi trồng bông, ca cao, cao su, điều lớn nhất Việt Nam. Đồng thời
phát triển các cây ăn trái khác như Bơ, Sầu Riêng, Xoài
2.1.2. Đặc điểm về xã hội:
Toàn tỉnh có 13 Tôn giáo khác nhau. Trong đó số người theo
đạo Công giáo nhiều nhất, thứ hai là đạo Tin Lành, thứ Ba là Phật giáo
thứ tư là đạo Cao Đài cùng với các tôn giáo khác như Hòa Hảo, Tịnh
độ cư sĩ Phật hội Việt Nam, Minh Sư Đạo, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa
Toàn tỉnh có 47 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Đắk
Lắk có bản sắc văn hóa đa dạng như các trường ca truyền miệng lâu
đời, các loại đàn đàn đá, đàn T’rưng Đắk Lắk được xem là một trong
những cái nôi nuôi dưỡng không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây
Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật
thể nhân loại.
2.2. Khái quát hoạt động tôn giáo và Phật giáo trên địa bàn tỉnh
Đăk Lăk
2.2.1. Khái quát hoạt động tôn giáo:
Trong những năm qua, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, điều
hành của các cấp ủy đảng và chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của
Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các ngành liên quan, công tác tôn
giáo trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần
giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tăng cường khối
đại đoàn kết toàn dân tộc.
2.2.2. Khái quát hoạt động của Phật giáo trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk:
Toàn tỉnh có 206 cơ sở thờ tự trong đó, tổng số tăng ni, tiểu điệu:
763 vị, trong đó: Tăng ni 572; tiểu điệu: 191 tham gia sinh hoạt động
với Ban Trị Sự. Tổng số Phật tử: trên 190 ngàn người. Quyết định công
nhận chính thức các đơn vị cơ sở gồm 10 đơn vị. Ban hành quyết định
bổ nhiệm hành quyết định bổ nhiệm trụ trì các tự viện.
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo
trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk
2.3.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, chính sách
của Nhà nước đối với Phật giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk :
Quán triệt các văn bản quản lý nhà nước về công tác tôn giáo
của Trung ương và các cấp các ngành có liên quan như :
- Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo của Ủy ban thường vụ Quốc
hội khoá XI thông qua ngày 18/06/2004 (Chủ tịch nước công bố ngày
29/06/2004) gồm 06 chương, 41 điều.
- Nghị định số 22/2005/NĐ-CP, ngày 01/03/2005 của Chính
Phủ, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn
giáo.
- Nghị định số 92/2012/NĐ-CP (08/11/2012) bổ sung Nghị định
số 22/2005/NĐ-CP (2005) quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp
lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.
- Chỉ thị 1940/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ
về nhà đất có liên quan đến tôn giáo.
- Thông tư số 01/2013/TT-BNV ngày 25/3/2013 của Bộ Nội vụ
ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh
vực tín ngưỡng, tôn giáo.
- Công văn số 3371/BNV-TH, ngày 16/10/2009 của Bộ Nội vụ
về thực hiện Chỉ thị số 1940/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về nhà, đất
có liên quan đến tôn giáo.
- Hiến pháp 2013 sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, ngày
28/11/2013 thể hiện sự tiến bộ về tự do tôn giáo.
2.3.2. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với tín đồ, chức
sắc :
Thông qua thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động, công
tác vận động đồng bào có đạo đã được cấp uỷ đảng, chính quyền,
Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể thành viên của Mặt trận các
cấp từ tỉnh đến cơ sở đặc biệt quan tâm, nâng cao một bước trình
độ nhận thức và trách nhiệm đối với công tác tôn giáo từ đó đã góp
phần tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào có đạo tổ chức sinh hoạt
tôn giáo bình thường đúng theo quy định của pháp luật.
2.3.3. Kiện toàn tổ chức và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm
nhiệm vụ Quản lý nhà nước về Tôn giáo :
Nhìn chung, bộ máy làm công tác QLNN về tôn giáo hiện nay đã
có những đổi mới, cải cách, song quá trình thực hiện mô hình ở cấp huyện
và cấp xã vẫn thiếu sự ổn định. Công tác tổ chức cán bộ làm công tác tôn
giáo chưa được các cấp thực sự quan tâm; hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm
nhất là cấp xã, không được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tôn giáo và
thường xuyên bị thay đổi nên việc nghiên cứu chủ trương, đường lối chính
sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước chưa sâu sắc dẫn đến lúng túng trong
công tác tham mưu khi giải quyết công việc
2.3.4. Quản lý nội dung thuộc hành chính đạo :
Mỗi tôn giáo khi được Nhà nước công nhận bao giờ cũng có
chương trình và đường hướng hành đạo với những nội dung cụ thể cho
từng hoạt động. Đối với Phật giáo ở cơ sở, theo quy định tại Điều 12,
Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo các vị sư trụ trì chùa (Ban Hộ tự) phải
đăng ký chương trình hoạt động Phật giáo tại chùa với UBND cấp xã,
thông tin về những hoạt động cụ thể trong các ngày lễ lớn để chính
quyền địa phương biết qua đó có sự giúp đỡ đảm bảo an toàn, an ninh
cho sinh hoạt tôn giáo trên cơ sở thực hiện đúng các quy định của pháp
luật.
Thông qua chương trình và nội dung sinh hoạt Phật sự hàng năm
hoặc đột xuất được sư trụ trì đăng ký và báo cáo với chính quyền, công
tác quản lý được thực hiện thông qua việc giám sát nội dung hoạt động
có đúng với đăng ký, có đảm bảo đúng quy định của pháp luật hay
không. Trong trường hợp các hoạt động khác với đăng ký. Trong
trường hợp các hoạt động khác với đăng ký ban đầu, người quản lý sẽ
xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.
Theo kinh nghiệm các hoạt động Phật giáo ở cơ sở diễn ra tốt đẹp
thường có có sự gắn bó và hiểu biết giữa các chức sắc và cán bộ trên
tinh thần cộng tác, vì lợi ích chung của nhân dân theo phương châm
tốt đời đẹp đạo.
Quản lý về nhân sự của tổ chức Phật giáo:
Trên địa bàn Đắk Lắk ở cấp tỉnh, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo
Việt Nam tỉnh là tổ chức trực thuộc Trung ương Giáo hội Phật giáo
Việt Nam, tuy nhiên ở cấp huyện chưa hình thành Ban Đại diện Phật
giáo cấp huyện, thành phố, thị xã. Các tổ chức Phật giáo cơ sở là Ban
Hộ tự tại các chùa chịu sự hướng dẫn quản lý trực tiếp của Ban Trị sự.
Quản lý nhân sự của tổ chức Phật giáo cơ sở trên địa bàn chính
là quản lý các chức sắc, chức việc, tín đồ Phật giáo trên địa bàn tỉnh.
Đối với tu sĩ Phật giáo:
Cán bộ làm công tác tôn giáo cấp cơ sở đã lập hồ sơ, lý lịch của
tu sĩ kể từ khi vị đó nhập tu tại chùa. Đối với các vị sư chuyển từ nơi
khác đến tu ở chùa trên địa phương cần nắm rõ, lưu hồ sơ và nhận xét
của chính quyền địa phương nơi đi để có thể kế thừa, nhìn nhận, đánh
giá một vị sư trong cả một quá trình hoạt động được khách quan, chính
xác.
Hồ sơ tu sĩ tại cấp cơ sở được bổ sung hàng năm kèm theo nhận
xét về quá trình sinh sống và hoạt động tôn giáo tại địa phương nếu có
điều kiện nên ghi lại những đặc điểm nhân thân (tu theo môn phái nào,
xuất gia với vị sư nào, y chỉ theo ai, huynh đệ gồm những vị nào, ai là
người có ảnh hưởng lớn nhất đối với vị sư đó, trình độ học vấn cả về
đạo và đời, năng khiếu, khả năng bản thân, tầm ảnh hưởng đối với tín
đồ, Phật tử ) Để giúp cho công tác quản lý được hiệu quả, đồng thời
giúp cho tu sĩ có thể phát huy sở trường giúp cho xã hội trong trường
hợp cần có sự tác động cho phù hợp với Đạo và Đời thì sẽ có căn cứ
và cơ sở để tham mưu với chính quyền giải quyết hợp tình, hợp lý trên
nguyên tắc: việc đạo dùng đạo để giải quyết.
Một số đặc điểm của Phật giáo cần lưu ý trong quan hệ giữa cán
bộ, công chức nhà nước với chức sắc Phật giáo ở Đắk Lắk:
+ Trong quan hệ với các vị cần có sự trân trọng, xử sự hài hòa
để làm sao vừa thể hiện được vai trò và vị thế của một cán bộ, công
chức nhà nước đi làm việc, đồng thời tỏ rõ sự kính trọng đối với một
vị chức sắc. Có như vậy người làm công tác Phật giáo mới có thể tiếp
cận, trao đổi công việc và tạo được sự đồng thuận giữa Nhà nước với
Phật giáo để giải quyết các công việc.
+ Đối với các vị Tăng, Ni trẻ, đặc biệt là đối với các vị có vị trí
trong Giáo hội phật giáo Việt Nam hoặc Phật giáo địa phương: trong
quan hệ với các vị cần tỏ rõ vị thế của Nhà nước, vừa tu học theo đúng
chính pháp của Đức Phật và pháp luật của Nhà nước. Vì thế, chính
quyền và cán bộ làm công tác tôn giáo cần phải lưu tâm, nên làm công
tác tư tưởng và vận động quần chúng giải quyết mâu thuẫn một cách
hài hòa để tránh gây nên tâm lý ức chế, thậm chí có lúc, có nơi đã tạo
ra sự phản ứng không đáng có từ cả hai phía: các vị chức sắc, tín đồ
Phật giáo và một số ít quần chúng nhân dân.
2.3.5. Quản lý các cơ sở thờ tự của đạo Phật trên địa bàn tỉnh :
Trong thực tế ở Đắk Lắk có rất nhiều quần thể đình, đền,
chùa...trong đó hầu hết đã xác định được diện tích và đã được chính
quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .
Chùa không chỉ là di tích lịch sử văn hoá của dân tộc mà còn là
tài sản của nhân dân để lại. Vì vậy, bảo tồn và phát huy truyền thống
văn hoá dân tộc, đạo đức nhân văn trong thời kỳ phát triển kinh tế,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là hết sức quan trọng.
Nhận thức rõ vấn đề đó, tỉnh Đắk lắk đã chỉ đạo các cơ quan, đơn
vị liên quan cùng các Ban Hộ tự ở các chùa chú trọng tới công tác bảo
quản, trùng tu tôn tạo di tích các tự viện đang bị xuống cấp, góp phần
bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Một số chùa được trùng tu
tôn tạo.
2.3.6. Quản lý hoạt động từ thiện nhân đạo trên địa bàn Tỉnh Đắk
Lắk:
Trên tinh thần “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”,
phát huy tinh thần từ bi hỷ xả, vô ngã vị tha của Phật giáo, trong thời
gian qua, hoạt động từ thiện xã hội đã được các tăng, ni phật tử Đắk
lắk hưởng ứng như các phong trào: đưa cơm từ thiện cho bệnh viện,
ủng hộ quỷ nuôi trẻ mò côi ở nhiều chùa như chùa Bửu Thắng, chùa
Khải Đoan
2.3.7. Chống lợi dụng hoạt động của đạo Phật trên địa bàn Tỉnh :
Hiện nay ở tỉnh đã và đang xuất hiện, tồn tại một số hiện tượng
tôn giáo lạ có nguồn gốc từ Phật giáo như: Hiện tượng Thanh Hải Vô
Thượng Sư và hiện tượng tôn giáo mới có nguồn gốc từ tín ngưỡng
dân gian như “Tâm linh chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Nhìn chung các hiện tượng tôn giáo này đã ảnh hưởng tiêu cực
đến đời sống xã hội, làm đảo lộn cuộc sống lao động, sinh hoạt bình
thường của người dân, gây tốn kém về tiền của, ảnh hưởng xấu đến
phong tục tập quán và nếp sống văn hoá của nhân dân; gây chia rẽ khối
đại đoàn kết dân tộc, làm phương hại đến hoạt động đối ngoại, gây khó
khăn cho công tác tôn giáo.
2.3.8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
pháp luật về hoạt động của đạo Phật :
Việc xử lý các khiếu tố, khiếu nại liên quan đến tôn giáo và vi
phạm chính sách tôn giáo căn cứ theo Luật Khiếu nại Tố cáo số
02/2011/QH13 và các chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước để giải
quyết ngay từ cơ sở và đúng thẩm quyền pháp lý của từng cấp quản lý.
2.4. Đánh giá thực trạng QLNN đối với hoạt động của Phật giáo
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
2.4.1. Những kết quả đạt được:
Trong triển khai thi hành Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn
thi hành việc thực hiện các quy định của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn
giáo và các văn bản pháp luật về tôn giáo có liên quan trên địa bàn tỉnh
có nhiều thuận lợi
Tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác tôn giáo từ tỉnh đến cơ sở
được củng cố, kiện toàn. Cán bộ, công chức được chọn là những người
có phẩm chất chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, khả năng tập
hợp, vận động quần chúng và có trình độ am hiểu về tôn giáo nhất
định. Thời gian qua, bộ máy tổ chức làm công tác tôn giáo ở tỉnh có
nhiều cố gắng trong việc quản lý, giải quyết các vấn đề về tôn giáo đa
số là chuyển từ các lĩnh vực khác sang nhưng với sự nhiệt tình, tâm
huyết, nhạy cảm với tình hình chính trị cùng với sự không ngừng học
hỏi và bồi dưỡng kiến thức góp phần không nhỏ vào các thành tựu
trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo trên địa bàn,
được đông đảo các chức sắc các tín đồ tin tưởng, hoạt động tôn giáo
dần đi vào nề nếp, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
2.4.2. Những tồn tại hạn chế:
Nhận thức về pháp luật nói chung, pháp luật về tôn giáo nói riêng
trong đồng bào tín đồ các tôn giáo vẫn còn một số hạn chế như thiếu
hiểu biết pháp luật nên dẫn đến những vi phạm pháp luật trong đồng
bào có tín ngưỡng.
Trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn chưa có văn bản cụ thể mang tính
chế tài để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tôn
giáo.
Công tác thống kê trong quản lý nhà nước về các vấn đề liên
quan đến hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh có lúc chưa kịp thời
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:
Về thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước
đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh hiện nay không mang
tính chuyên trách, chế độ đãi ngộ hầu như không có gì.
Một số quy định trong Pháp lệnh và Nghị định chưa phù hợp với
thực tiễn, không có tính khả thi hoặc đến nay không còn phù hợp với
thực tiễn.
Do điều kiện kinh tế khó khăn, khả năng vật chất có hạn, vì vậy
đầu tư cho hệ thống quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật
trên địa bàn tỉnh nói chung chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐĂK LĂK
3.1. Quan điểm, mục tiêu/định hướng QLNN đối với tôn giáo
3.1.1. Quan điểm của Đảng:
Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn
coi công tác tôn giáo là vấn đề có ý nghĩa chiến lược. Bộ Chính trị,
Ban Bí thư đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Thông báo.... về tôn giáo
và công tác tôn giáo. Cụ thể:
Ngày 16/10/1990, Bộ Chính trị ra Nghị Quyết số 24/NQ-TW "về
tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới". Nghị quyết này
được xem như dấu mốc thể hiện quan điểm mới của Đảng ta về tôn
giáo và công tác tôn giáo với ba luận điểm quan trọng:
- Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài.
- Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận
nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với công cuộc xây
dựng xã hội mới.
- Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động
quần chúng.
Chỉ thị số 37-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 02/7/1998 “về tăng
cường công tác tôn giáo trong thời kỳ mới” và đặc biệt Nghị quyết số
25-NQ/TW ngày 12/3/2003, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX “ về công tác tôn giáo” được
xem như quá trình tiếp tục đổi mới tư duy của Đảng trên lĩnh vực tôn
giáo.
3.1.2. Mục tiêu/định hướng QLNN đối với hoạt động tôn giáo và
Phật giáo của tỉnh Đăk Lăk:
QLNN đối với hoạt động của đạo Phật ở tỉnh trong giai đoạn
hiện tại và lâu dài phải góp phần tích cực vào việc vừa bảo tồn được
bản sắc văn hóa dân tộc (Đắk Lắk là tỉnh đa tôn giáo và đa dân tộc),
vừa đón nhận và tiếp thu có chọn lọc các trào lưu tư tưởng văn hóa tiến
bộ từ bên ngoài thông qua quản lý và điều chỉnh các hoạt động phù
hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, sự tiến bộ xã hội,
khuyến khích các hoạt động của đạo Phật tích cực góp phần xây dựng
xã hội theo phương châm “Tốt đời, đẹp đạo”, “ Phật pháp Xã hội chủ
nghĩa đồng hành cùng dân tộc”.
3.2. Giải pháp nhằm hoàn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_hoat_dong_cua_phat.pdf