Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch phải luôn gắn
với việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
Tỉnh. Đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch của trung ương
và tùy thuộc vào khả năng đáp ứng các điều kiện về chính trị, xã hội,
quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và môi trường đầu tư của
Tỉnh. Chính vì vậy, quản lý nhà nước về du lịch không thể thiếu sự phối
hợp của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc
phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của tỉnh
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bò Kẹo, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngoài. Trong định hướng thương mại của các
nước du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, là ngành “Công
nghiệp không khói”.
1.2.2.5. Khoa học công nghệ
Ứng dụng công nghệ thông tin mang lại nhiều tiện ích đối với
phát triển kinh tế du lịch là không thể phủ nhận, đặc biệt trong hoạt
động quản lý đối với du lịch, nó mang lại nhiều lợi ích cụ thể: Chi phí
phân phối thấp; Chi phí truyền thông thấp; Chi phí lao động thấp; Giảm
thiểu chất thải; Người hỗ trợ tính giá linh hoạt.
1.2.3. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch
Một là: để cho du lịch phát triển theo mục đích, mục tiêu mà
Đảng và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đưa ra.
Hai là : Chính sách, pháp luật của Nhà nước tạo dựng môi trường
thuận lợi và an toàn để du lịch phát triển nhanh và hiệu quả hơn.
Ba là: Bất cứ một ngành kinh tế nào cũng không thể phát triển
độc lập, hơn thế nữa, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, bản thân nó
muốn phát triển phải có sự phối hợp đồng bộ với các ngành kinh tế
khác.
Bốn là: Sự quản lý của nhà nước nhằm hạn chế những yếu tố tiêu
cực có thể phát sinh từ hoạt động du lịch.
Năm là: phát triển du lịch góp phần quảng bá các sản phẩm có
tính truyền thống tại địa phương.
1.3. Chủ thể, nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch
1.3.1. Chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch
Chủ thể quản lý: là các cơ quan đại diện của nhà nước hoặc được
nhà nước trao quyền, ủy quyền. Đây là các chủ thể duy nhất trong quản
lý nhà nước đối với hoạt động du lịch.
Đối tượng quản lý: Với tư cách là đối tượng quản lý, hoạt động du
lịch phải được tổ chức và vận động trên cơ sở các quy định của pháp luật và chịu
sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Công cụ quản lý: để nhà nước thực hiện sự quản lý, pháp luật,
chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch, phải được xây
dựng trên cơ sở chính xác, đầy đủ, thống nhất là những chuẩn mực để
8
đối tượng quản lý dựa vào đó vận động, phát triển và để chủ thể quản lý
thực hiện sự kiểm tra, giám sát đối tượng quản lý.
1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch
1.3.2.1. Xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển du lịch
Xây dựng và công khai các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát
triển du lịch là một trong những nội dung quản lý nhà nước có tính
quyết định đối với sự phát triển du lịch trên địa bàn của chính quyền cấp
tỉnh. Nó giúp cho các cá nhân, tổ chức (nhà đầu tư) an tâm khi quyết
định đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực du lịch.
1.3.2.2. Ban hành các văn bản hành chính, hướng dẫn, tổ chức thực hiện
văn bản quy phạm pháp luật, chính sách trong hoạt động du lịch
Chính sách, pháp luật đối với nền kinh tế của một đất nước nói
chung và trong lĩnh vực du lịch nói riêng mới chỉ những quy định của
Nhà nước, là ý chí của Nhà nước buộc mọi chủ thể khác (trong đó có
chính bản thân Nhà nước) phải thực hiện. Vì vậy, để chính sách, pháp
luật đi vào cuộc sống, chính quyền cấp tỉnh và các cơ quan nhà nước
nói chung phải hướng dẫn và tổ chức thực hiện nghiêm túc. Tổ chức
tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về du lịch cho cán bộ, công
chức và nhân dân để có nhận thức đúng đắn, từ đó có hành động đúng
trong hoạt động thực tiễn, đảm bảo sự tuân thủ, thi hành chính sách,
pháp luật về du lịch một cách nghiêm túc.
1.3.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch
Về xây dựng bộ máy quản lý nhà nước bao gồm ba nội dung chính
là: cơ cấu bộ máy ; xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và xây dựng
đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch.
Đội ngũ cán bộ phải có đủ trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị
và khả năng công tác trong việc vận dụng đúng đắn những quy định của
pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch.
1.3.2.4. Nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch
Du lịch ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượng, hiệu quả của
nguồn nhân lực cho du lịch ngày càng phải được nâng cao. Các hoạt
động dạy nghề, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng, ngoại
ngữvv cho đội ngũ tham gia vào thị trường du lịch cũng như quản
lý du lịch ngày càng nở rộ và yêu cầu phải được quản lý một cách
thống nhất, chuẩn hóa.
9
1.3.2.5. Thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch
Nội dung này bao gồm tổng thể các hoạt động của Nhà nước
nhằm phát hiện và xử lý những sai sót, ách tắc, những khó khăn, những
cơ hội để thúc đẩy ngành du lịch ở địa phương phát triển mạnh mẽ và
đúng hướng. Thực chất là thực hiện nhiệm vụ phản hồi và dự báo.
1.3.2.6. Xã hội hóa và hợp tác quốc tế về du lịch
Xã hội hóa hoạt động du lịch thực chất là xã hội hóa quyền tổ
chức và điều hành các hoạt động sản xuất sản phẩm du lịch theo hướng
đa dạng hóa chủ thể quản lý, nhằm thu hút đông đảo lực lượng xã hội,
tập thể và tư nhân đứng ra chăm lo cho các hoạt động du lịch.
Hợp tác quốc tế về du lịch: nhà nước có chính sách và biện pháp
đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài
trong việc phát triển hoạt động du lịch trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ
quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với quy định
của pháp luật trong nước và điều ước quốc tế.
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch ở một số địa
phương và bài học cho tỉnh Bò Kẹo
1.4.1. Tỉnh Quảng Nam, Việt Nam
Cùng với bảo tồn, tôn tạo, trùng tu các giá trị di sản văn hóa vật thể
là gìn giữ các phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống, tôn giáo, tín
ngưỡng và văn nghệ dân gian mang đậm chất văn hóa xứ Quảng. Song
song đó, tỉnh Quảng Nam cũng huy động cộng đồng tham gia vào công
tác bảo tồn các giá trị di sản văn hóa. Thành phố Hội An đã quyết định
hướng đi: Phát triển du lịch Hội An bền vững trên nền tảng gắn kết văn
hoá và sinh thái từ những thực tiễn trong quá trong quá trình bảo tồn và
phát huy giá trị di sản gắn với du lịch, như: Phát triển du lịch dựa trên cơ
sở bảo tồn văn hoá và môi trường; Phát triển sản phẩm du lịch gắn với di
sản; Xây dựng sản phẩm du lịch văn hoá gắn với văn hoá du lịch; Quy
hoạch hướng tới sự phát triển bền vững; Khoanh vùng di sản và giảm tốc
quá trình đô thị hoá trong khu vực di sản; Giảm thiểu tốc độ thương mại
hoá và tăng cường thông tin để nâng cao nhìn nhận ý thức của người dân
và du khách Tôn trọng và nghiêm túc thực hiện công tác bảo tồn các
giá trị văn hoá, giá trị sinh thái, bảo vệ môi trường được coi là quyết định
sống còn của du lịch.
10
1.4.2. Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam
Thừa Thiên Huế đã phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng và cơ sở vật
chất kỹ thuật phát triển du lịch. Tăng cường các chuyến bay hiện có và
mở tuyến bay mới đến một số thị trường du lịch trọng điểm. Khuyến
khích xây dựng các cơ sở lưu trú 4 - 5 sao, mô hình homestay tại các
điểm du lịch cộng đồng; tích cực kêu gọi hỗ trợ các thủ tục pháp lý để
triển khai nhanh các dự án du lịch có quy mô lớn, các khu vui chơi giải
trí cao cấp, các trung tâm thương mại, resort.
Tỉnh cũng tập trung phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm du
lịch, dịch vụ đặc trưng như văn hoá di sản, phát triển các loại hình sản
phẩm mới dựa trên tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Chú trọng công tác
đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch với việc xây dựng kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng, nghiệp vụ du lịch cho các doanh
nghiệp, cộng đồng nhằm hướng tới sự chuyên nghiệp, đảm bảo phục vụ
tốt nhất cho khách du lịch. Hoàn thiện môi trường du lịch và tăng cường
công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch dịch vụ, trong đó
tăng cường công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, niêm yết
công khai giá dịch vụ, đảm bảo hệ thống nhà vệ sinh công cộng sạch và
tiện nghi, giải quyết dứt điểm vấn đề chèo kéo, ăn xin tại các điểm du
lịch đông người.
Như vậy, việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch đã
giúp cho du lịch Quảng Ninh ngày càng phát triển. Đó cũng chính là bài
học kinh nghiệm giá trị đối với phát triển du lịch ở tỉnh Bò Kẹo, Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bò Kẹo, Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào
Một là, phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cho
thời gian dài, hợp lý; có chiến lược, kế hoạch và các chính sách khai
thác tiềm năng thúc đẩy du lịch phát triển.
Hai là, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đồng thời tạo ra được
các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút du khách.
Ba là, làm tốt hoạt động tuyên truyền, xúc tiến du lịch.
Bốn là, cần có sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng,
các doanh nghiệp với nhau để phát triển du lịch.
11
Năm là, quan tâm đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
cho ngành du lịch của địa phương.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Để đảm bảo quản lý nhà nước đối với du lịch có hiệu quả, cần phải
làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề này. Chương 1 luận văn tập trung nghiên
cứu vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu, đã hệ thống hóa các
kiến thức về du lịch.
Đồng thời, Chương 1 của Luận văn đã chỉ ra được đặc điểm, vai
trò và những nội dung quản lý nhà nước về du lịch ở nước Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào. Bên cạnh đó, luận văn còn nghiên cứu kinh nghiệm
quản lý nhà nước về du lịch ở một số địa phương rất thành công của Việt
Nam trong vấn đề này. Từ đó, luận văn đã chỉ ra được các giá trị tham
khảo cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nói chung, tỉnh Bò Kẹo nói
riêng. Những kết quả trên đây là cơ sở lý luận quan trọng của luận văn.
Đồng thời, là luận cứ khoa học cho nghiên cứu thực trạng và đề xuất các
giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Bò Kẹo thời gian
tới một cách có hiệu quả.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG DU LỊCH, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÒ KẸO
2.1. Đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối
với hoạt động du lịch tại tỉnh Bò Kẹo
- Vị địa lý và địa hình đặc trưng, quản lý nhà nước đối với hoạt
động du lịch tại Bò Kẹo có đặc điểm khác biệt.
- Dân cư và nguồn lực tỉnh Bò Kẹo hình thành nên đặc điểm khác biệt
trong hoạt động du lịch và quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch.
- Đặc điểm kinh tế - xã hội, văn hóa.
- Tiềm năng du lịch tự nhiên:
Trong tiến trình lịch sử lâu dài với vị trí địa lý đặc biệt, tỉnh Bò
Kẹo đã được thiên nhiên ban tặng cho những cảnh quan sơn thủy hữu
tình, núi non hùng vĩ, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng.
- Tiềm năng du lịch nhân văn:
* Các di tích lịch sử của tỉnh Bò Kẹo.
* Văn hóa dân tộc Bò Kẹo.
12
Nhìn chung, tỉnh Bò Kẹo có tài nguyên với giá trị lịch sử, các tài
nguyên có giá trị văn hóa thu hút khách du lịch với mục đích tham quan
nghiên cứu. Tỉnh Bò Kẹo đã tạo dựng được một nền văn hóa phong phú và
độc đáo. Bên cạnh đó, với nhiều dân tộc thiểu số cùng chung sống trên một
mảnh đất, lại có nhiều phong tục, tập quán, lễ hội khác nhau tạo nên sự đa
dạng cho sản phẩm du lịch của tỉnh Bò Kẹo. Đặc biệt người dân địa
phương rất nồng nhiệt và mến khách, đã tạo ra sự thoả mãn cho du khách.
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở
tỉnh Bò Kẹo
2.2.1. Khái quát sự phát triển du lịch tỉnh Bò Kẹo
2.2.1.1. Kết quả hoạt động du lịch ở tỉnh Bò Kẹo giai đoạn 2012 – 2017
Với tiềm năng du lịch phong phú nên Bò Kẹo đã và đang là điểm
đến hấp dẫn, thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước. Khách nội
địa đến từ tất cả các tỉnh trong cả nước. Khách quốc tế đến Bò Kẹo đến
từ nhiều quốc gia, trong đó tập trung nhiều nhất là Trung Quốc, Hàn
Quốc, Pháp, Đài Loan, Úc, Mỹ, Nhật, Đặc biệt, trong 3 năm gần đây,
số lượng khách du lịch ở các nước về Lào thăm người thân và tham
quan du lịch tăng mạnh.
Doanh thu du lịch của tỉnh Bò Kẹo những năm gần đây liên tục
tăng nhanh, đóng góp một phần không nhỏ trong việc thúc đẩy kinh tế -
xã hội, không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị và tăng cường
năng lực hội nhập quốc tế của Tỉnh. Theo Sở Thông Tin, Văn Hóa và
Du lịch tỉnh Bò Kẹo, tổng số lượt khách đến các khu du lịch và cơ sở
lưu trú năm 2011 là 181.908 lượt; năm 2013 tăng lên 305.004 lượt
khách; năm 2015 là 621.300 lượt khách; năm 2017 là 723.369 lượt
khách, tăng gần gấp 4 lần so với năm 2011. Số lượt khách có tốc độ
tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2017 là 25,20%.
2.2.1.2. Đánh giá tình hình hoạt động du lịch ở tỉnh Bò Kẹo
*Những mặt tích cực
Thị trường du lịch đã có những bước phát triển cơ bản, phong
phú, đa dạng hơn, nhất là từ khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính
thức gia nhập WTO năm 2013, sau 15 năm đàm phán.
Cơ cấu thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch đã phát
triển theo hướng đa dạng hơn.
13
Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật phát triển du lịch từng
bước được nâng lên.
* Những hạn chế
Một là, chưa tạo được thương hiệu du lịch của Tỉnh.
Hai là, hiện nay, các khu du lịch, các cơ sở du lịch mới được xây
dựng ở dạng sơ khai, chưa được đầu tư tôn tạo đúng mức trong khi kết
cấu hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật của ngành du lịch ở nhiều nơi
còn thiếu về số lượng, kém về chất lượng.
Ba là, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch hiện
nay chỉ mới chú ý đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên thu lợi
trước mắt, chưa quan tâm đến vấn đề bảo vệ để phát triển bền vững.
Bốn là, các di tích văn hóa, lịch sử là nguồn tài nguyên không
kém gì nguồn tài nguyên thiên nhiên trong phát triển du lịch nhưng ít
được trùng tu, tôn tạo.
2.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở
tỉnh Bò Kẹo giai đoạn 2012 – 2017
2.2.2.1. Xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển du lịch
Nhằm bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch, xây dựng, phát
triển các khu, điểm, tuyến du lịch, đô thị du lịch, phát huy lợi thế đặc
trưng của tỉnh Bò Kẹo, tạo thương hiệu riêng, nâng cao khả năng cạnh
tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, hạn chế những chồng chéo,
trùng lắp hoạt động xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy
hoạch và kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn Tỉnh luôn được các cơ
quan quản lý nhà nước về du lịch ở Bò Kẹo quan tâm, tham mưu cho
Ủy ban Nhân dân Tỉnh thực hiện.
2.2.2.2. Ban hành các văn bản hành chính, hướng dẫn, tổ chức
thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động du lịch
Ủy ban Nhân dân Tỉnh đã ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để
chỉ đạo phát triển du lịch trên địa bản Tỉnh, như: Nghị quyết 41-NQ/TU
ngày 12/6/2012, Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh về phát triển
thương mại, dịch vụ, du lịch đến năm 2020. Nghị quyết số 42-NQ/TU ngày
21/6/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bò Kẹo về phát triển du lịch khu
Văn hóa Nặm Tha, huyện Pác Tha và phát triển điểm du lịch Nặm Kâng
Hín Si Va Ling thành điểm du lịch Quốc gia. Quyết định 1278/QĐ-UBND
ngày 21/8/2014 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bò Kẹo về việc phê duyệt Quy
14
hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bò Kẹo giai đoạn 2015-2025. Quyết
định 13/2015/QĐ-UBND ngày 09/11/2015 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bò
Kẹo về việc Ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích
trên địa bàn tỉnh Bò Kẹo. Kế hoạch số 23/KH-UBND, ngày 29/01/2015 về
việc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Lào trong thời kỳ mới
2.2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch
+ Ưu điểm: Bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch từ
trung ương xuống địa phương được củng cố và hoàn thiện từng bước,
phát huy được chức năng tham mưu không chỉ trong quản lý hành chính
mà cả trong quản lý kinh doanh của ngành du lịch. Tổ chức bộ máy của
ngành du lịch được sắp xếp lại cho phù hợp với sự phát triển chung của
đất nước.
+ Hạn chế: bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về du lịch qua nhiều
lần sắp xếp nhưng tỏ ra vẫn chưa phù hợp, kém hiệu quả. Hoạt động du
lịch được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp một phần
lớn vào GDP của đất nước, hoạt động này lại đòi hỏi có sự quản lý chặt
chẽ của cơ quan quản lý nhà nước nhưng hiện vẫn chỉ được quản lý ở
cấp Tổng cục.
2.2.2.4. Các chính sách phát triển du lịch ở tỉnh Bò Kẹo
- Chính sách về xúc tiến và quảng bá du lịch.
- Chính sách đầu tư phát triển du lịch.
- Chính sách phát triển nguồn nhân lực
2.2.2.5. Phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch tại
tỉnh Bò Kẹo
Trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước nước về
du lịch tại Bò Kẹo tương đối tốt, trong số đó có 50% có trình độ cao
đẳng, đại học và sau đại học, 27% có trình độ là trung cấp.
Việc đào tạo lại và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công
nhân viên được Tỉnh hết sức quan tâm.
2.2.2.6. Thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch
Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch tỉnh Bò Kẹo thường xuyên tổ
chức các đoàn thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh dịch vụ du
lịch. Định kỳ, mỗi năm một lần, Sở đã giao cho Thanh tra Sở tổ chức
kiểm tra, hướng dẫn, nhắc nhở và xử lý các đơn vị kinh doanh lưu trú,
15
kinh doanh lữ hành và hành nghề hướng dẫn du lịch, bảo vệ môi trường
đối với các khu, điểm du lịch trên cơ sở các quy định của Luật Du lịch.
2.2.2.7. Xã hội hóa và hợp tác quốc tế về du lịch
- Xã hội hóa hoạt động du lịch tại tỉnh Bò Kẹo: Sự tham gia của các
thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân; Phát huy lợi ích của cộng đồng.
- Hợp tác quốc tế trong hoạt động du lịch: Trong thời gian qua,
tỉnh Bò Kẹo luôn chú trọng tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động
du lịch, nhờ đó đã tranh thủ được sự hỗ trợ của các tỉnh bạn và các tổ
chức quốc tế trong việc nâng cao năng lực quản lý, hỗ trợ các hoạt động
du lịch tại địa phương trong quá trình phát triển và hội nhập.
2.3. Nguyên nhân các kết quả đạt được và hạn chế
2.3.1. Nguyên nhân các kết quả đạt được
Thiên nhiên ưu đãi cho tỉnh Bò Kẹo điều kiện tự nhiên về cảnh quan,
môi trường, văn hóa, lịch sử... lý tưởng phù hợp cho phát triển du lịch.
Ngành du lịch Bò Kẹo luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của
Tỉnh uỷ, chính quyền Tỉnh với sự phát triển của Ngành. Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ của Tỉnh đã xác định: Du lịch là ngành kinh tế quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch của Tỉnh được
ban hành và triển khai thực hiện, bước đầu đưa lại một số kết quả nhất
định, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh, nhất
là đầu tư vào các khu, tuyến điểm du lịch, khu vui chơi giải trí và cơ sở
hạ tầng du lịch.
Hoạt động khảo sát các tour, tuyến du lịch mới cũng được chú
trọng. Các đơn vị kinh doanh du lịch ngày càng quan tâm nhiều hơn đến
đầu tư, mở thêm nhiều tuyến điểm du lịch mới hàng năm và hiệu quả
khai thác du lịch.
Tình hình an ninh chính trị, an toàn xã hội tại địa phương được
đánh giá là điểm đến an toàn và thân thiện, chính vì vậy đây là yếu tố
thu hút lượng khách du lịch đến tỉnh Bò Kẹo có tốc độ tăng trưởng cao.
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế
- Về nguyên nhân khách quan:
+ Việc chấp hành các Nghị quyết, Chỉ thị, quy chế, quy định cũng
như văn bản chỉ đạo của tỉnh Bò Kẹo về quản lý hoạt động du lịch của
16
các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh tế-xã hội trên địa bàn Tỉnh cũng
như của du khách còn chưa nghiêm túc, triệt để.
+ Hoạt động du lịch tại Bò Kẹo phần lớn là từng núi, đi lại khó
khăn, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên nhiên, không thuận lợi cho
công tác quản lý.
+ Sự đầu tư của nhà nước và huy động từ các nguồn vốn tư
nhân, nước ngoài phục vụ hoạt động du lịch chưa tương xứng với
yêu cầu phát triển bền vững.
- Về nguyên nhân chủ quan:
+ Sự liên kết hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp kinh
doanh du lịch, các cơ quan quản lý liên ngành trong quản lý và sử dụng
tài nguyên thiên nhiên còn thiếu và yếu.
+ Bộ máy quản lý còn chưa tương xứng với nhu cầu phát triển du
lịch như thiếu điều tra cơ bản, thiếu quy hoạch, kế hoạch, chế tài lỏng
lẻo, chưa nghiêm, thiếu biện pháp hữu hiệu quản lý các dự án.
+ Lực lượng thanh tra, kiểm tra các hoạt động du lịch trên địa bàn
Tỉnh của các Sở, Ban, Ngành còn thiếu, hoạt động hiệu quả chưa cao,
phương tiện phục vụ thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, nhất là xử lý tình
hình an ninh, trật tự và các vi phạm.
+ Các khóa đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản lý du
lịch còn ít, chưa thường xuyên và chưa tập trung chuyên sâu vào việc
nâng cao trình độ ngoại ngữ, các nghiệp vụ quản lý du lịch,
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Chương 2 của Luận văn đã phân tích thực trạng hoạt động du lịch
và đi sâu phân tích hiện trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động du
lịch trên địa bàn tỉnh Bò Kẹo giai đoạn 2012-2017. Hiện trạng quản lý
nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Bò Kẹo được đánh giá theo
bảy nội dung cơ bản: Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển du lịch; Ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm
pháp luậttrong hoạt động du lịch; Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về
du lịch; Các chính sách phát triển du lịch ở Bò Kẹo; Phát triển nguồn
nhân lực quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Bò Kẹo; Thanh tra, kiểm
tra hoạt động du lịch; Xã hội hóa và hợp tác quốc tế về du lịch.
Phân tích, đánh giá cụ thể thực trạng hoạt động du lịch và quản lý
nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bò Kẹo, nước
17
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã cho thấy được những thành tựu và
các hạn chế trong hoạt động này, từ đó tìm ra các mẫu thuẫn nội tại cần
giải quyết. Từ các mâu thuẫn như vậy sẽ làm cơ sở để xây dựng các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động du
lịch trong chương 3 Luận văn.
CHƯƠNG 3
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN TÌNH BÒ KẸO
3.1. Quan điểm đảm bảo quản lý nhà nước đối với hoạt động
du lịch của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
Thứ nhất, quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch phải dựa
trên chính sách, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Thứ hai, quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch phải gắn với
quản lý và bảo vệ môi trường, tài nguyên, thiên nhiên.
Thứ ba, quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào phải đi với bảo vệ an toàn cho khách du lịch.
Thứ tư, quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào cần đặt trong mối quan hệ với quản lý các lĩnh vực khác.
Thứ năm, quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch phải phù
hợp với xu hướng hội nhập quốc tế.
Thứ sáu, quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch phải hướng đến
tạo công ăn việc làm cho nhân dân.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với
hoạt động du lịch ở tỉnh Bò Kẹo
3.2.1. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch
3.2.1.1. Cải thiện quy trình xây dựng, ban hành chính sách, chiến
lược, làm tốt quy hoạch tổng thể trong toàn Tỉnh gắn với phát triển du lịch
Chính quyền tỉnh Bò Kẹo thường xuyên rà soát, bổ sung, điều
chỉnh và hoàn thiện quy hoạch toàn Tỉnh nói chung và quy hoạch các
khu, điểm du lịch nói riêng. Trong đó, cần dành địa điểm, không gian
tiếp tục hình thành một số khu, điểm du lịch mang tầm cỡ quốc gia, khu
vực và quốc tế. Đối với các khu du lịch trọng điểm cần tham khảo ý
kiến của nhiều ngành, nhiều đối tượng, thậm chí có thể thuê chuyên gia
18
nước ngoài làm quy hoạch. Quy hoạch phải tạo được sức hút với các
nhà đầu tư. Đồng thời, phải huy động các nguồn lực tiếp tục đầu tư cơ
sở hạ tầng tạo điều kiện cho du lịch phát triển.
3.2.1.2. Quy hoạch đồng bộ các ngành, khu du lịch, điểm du lịch trong Tỉnh
Việc quy hoạch này sẽ tạo ra được những sản phẩm du lịch đặc
thù của từng ngành, từng khu vực. Đồng thời, đưa ra các dự án phát
triển du lịch với những mức độ và quy mô đầu tư khác nhau, nhằm khai
thác đồng bộ, có hiệu quả tiềm năng du lịch của từng vùng. Điều này
cũng tránh được sự đơn điệu, trùng lặp của các sản phẩm du lịch của
từng vùng, từng địa phương.
3.2.2. Ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện văn bản quy
phạm pháp luật trong hoạt động du lịch
Tỉnh Bò Kẹo có mặt bằng dân trí còn thấp, nên việc nhận thức về
pháp luật, cơ chế, chinh sách về phát triển kinh tế nói chung và du lịch
nói riêng còn nhiều hạn chế. Vì vậy, đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính
quyền, đoàn thể trong Tỉnh, nhất là những nơi có tiềm năng du lịch cần
phải tiếp thu, quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà Nước
Lào và nhận thức về phát triển du lịch một cách nghiêm túc. Đồng thời
đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách, pháp luật du lịch,
nhất là Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Chính phủ
cho cán bộ, công chức, người lao động và nhân dân trong Tỉnh để vừa
góp phần đưa các quy định pháp luật đi vào cuộc sống, tạo môi trường
hoạt động du lịch lành mạnh, vừa nâng cao nhận thức của họ về vai trò,
ý nghĩa của hoạt động du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội, về yêu
cầu hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trong tình
hình mới.
3.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch
3.2.3.1. Củng cố tổ chức bộ máy quản lý
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_hoat_dong_du_lich.pdf