Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Krông búk, tỉnh Đắk Lắk

Để đạt được những kết quả như vậy, cần phải thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về xây dựng

nông thôn mới. Đây là nhiệm vụ có tính lâu dài, đòi hỏi nhà quản lý phải xây dựng kế hoạch lâu dài và toàn

diện về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đối với từng địa phương, cần phải xây dựng kế hoạch

dựa trên tình hình thực tiễn và đặc thù của mình, xác định rõ bối cảnh, các bước thực hiện và mục tiêu ưu

tiên. Đồng thời, tiến hành một cách có trọng điểm, dựa trên nội lực cũng như khả năng tham gia của người

dân.

pdf22 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Krông búk, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cao; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đặc biệt, ở nông thôn mới, nông dân và cộng đồng dân cư sinh sống ở khu vực nông thôn chính là chủ thể triển khai và trực tiếp thụ hưởng kết quả của chương trình xây dựng nông thôn mới. - Khái niệm về xây dựng nông thôn mới: Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân ta và của cả hệ thống chính trị. Xây dựng nông thôn mới không chỉ đơn thuần là giải quyết những vấn đề xã hội theo sau phát triển kinh tế, mà là xây dựng một xã hội tổng thể (societal development) trong tương quan với xã hội đô thị; bao gồm nhiều khía cạnh về kinh tế, văn hóa, nhu cầu xã hội của nông dân, dân chủ, công bằng xã hội, cơ sở hạ tầng, hệ thống chính trị, đoàn kết xã hội, trật tự xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường sinh thái, quy hoạch; trong đó, nông dân đóng vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới. 1.1.2. Đặc điểm, nguyên tắc, nội dung xây dựng nông thôn mới 1.1.2.1. Đặc điểm xây dựng nông thôn mới - Tính kinh tế; - Tính văn hóa – xã hội; - Tính định hướng; - Tính dân chủ; - Tính phối hợp; - Tính đa dạng. 1.1.2.2. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới Một là, đảm bảo nguyên tắc quản lý, điều hành, thực hiện chương trình theo Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg và Thông tư số 05/2017/TT-BNNPTNT. Hai là, nội dung xây dựng nông thôn mới phải hướng tới thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia được quy định tại Quyết định 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Ba là, xây dựng nông thôn mới theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng 8 đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn. Bốn là, được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai ở nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư. Năm là, được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương. Sáu là, xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp uỷ Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện; hình thành cuộc vận động “toàn dân xây dựng nông thôn mới" do Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng nông thôn mới. 1.1.2.3. Nội dung xây dựng nông thôn mới - Xây dựng nông thôn mới gồm có các nội dung như sau: + Quy hoạch xây dựng nông thôn mới. + Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. + Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân. + Giảm nghèo và an sinh xã hội. + Phát triển giáo dục ở nông thôn. + Phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn. + Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn. + Vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề. + Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân. + Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn. + Nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới và công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; truyền thông về xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp; thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình; nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về xây dựng nông thôn mới - Để cụ thể hóa 11 nội dung xây dựng nông thôn mới nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới gồm 5 nhóm tiêu chí, 19 tiêu chí, 49 chỉ tiêu, bao gồm: + Nhóm I, Quy hoạch, gồm 01 tiêu chí: Quy hoạch. + Nhóm II, Hạ tầng kinh tế - xã hội, gồm 08 tiêu chí: Giao thông; Thủy lợi; Điện; Trường học; Cơ sở vật chất văn hóa; Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; Thông tin và truyền thôn; Nhà ở dân cư. + Nhóm III, Kinh tế và tổ chức sản xuất, gồm 04 tiêu chí: Thu nhập; Hộ nghèo; Lao động có việc làm; Tổ chức sản xuất. + Nhóm IV, Văn hóa – xã hội – môi trường, gồm 04 tiêu chí: Giáo dục và đào tạo; Y tế; Văn hóa; Môi trường và an toàn thực phẩm. + Nhóm V, Hệ thống chính trị, gồm 02 tiêu chí: Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; Quốc phòng và an ninh [17]. 9 1.1.3. Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới Một là, cơ sở hạ tầng nội thôn còn nhiều yếu kém; nhiều hạng mục công trình xuống cấp, tỷ lệ giao thông nông thôn được cứng hoá thấp; hệ thống thuỷ lợi ít được quan tâm đầu tư; chất lượng lưới điện nông thôn chưa đảm bảo an toàn; cơ sở vật chất về giáo dục, y tế, văn hoá còn nhiều hạn chế, mạng lưới chợ nông thôn chưa được đầu tư đồng bộ. Hai là, ngành nông nghiệp vẫn sản xuất theo phương thức manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng nông sản chưa đủ sức cạnh tranh, bảo quản chế biến nông sản còn hạn chế, chưa gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn hạn chế, chưa đồng bộ. Kinh tế phát triển tự phát, chưa theo quy hoạch chung. Ba là, thu nhập của nông dân thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn ít. Kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hợp tác xã còn nhiều yếu kém. Lực lượng lao động trong nông nghiệp còn cao. Công tác đào tạo nghề, tạo cơ hội việc làm còn nhiều hạn chế. Bốn là, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân phải được chăm lo để người lao động có động lực nhằm tái tạo sức lao động, nâng cao năng suất làm việc. Tuy nhiên, tại địa phương đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân vẫn còn hạn chế, nhiều nét văn hoá truyền thống chưa được quan tâm, bảo tồn và phát huy. Năm là, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước là vấn đề tất yếu sẽ diễn ra và công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhằm cải tạo và làm mới quá trình sản xuất nông nghiệp, thay đổi diện mạo của nông thôn, nâng cao đời sống của nhân dân. Thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa. 1.2. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới - Khái niệm quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh các hành vi của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. - Khái niệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới là hoạt động tổ chức, điều hành của cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương tác động vào khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới, hướng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế, đưa khu vực nông thôn phát triển toàn diện và đồng bộ theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao; xã hội ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường, an ninh trật tự được tăng cường; đảm bảo cho người dân có cuộc sống tốt đẹp hơn, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao. 1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Một là, Nhà nước là cơ quan ban hành các nghị định, quy định, văn bản pháp luật nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn và thực hiện chức năng quản lý của mình trong xây dựng nông thôn mới. Hai là, xây dựng quy hoạch và đảm bảo thực hiện xây dựng nông thôn mới theo đúng quy hoạch. Ba là, triển khai các giải pháp nhằm huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Bốn là, đảm bảo tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới được thống nhất, hoạt động đồng bộ, đạt hiệu lực, hiệu quả cao. Năm là, thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động xây dựng nông thôn mới của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới để kịp thời phát hiện sai sót, chấn chỉnh sai phạm, xử lý các vi phạm. 10 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới 1.2.3.1. Xây dựng, ban hành hệ thống chính sách về xây dựng nông thôn mới 1.2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới 1.2.3.3. Xây dựng đội ngũ quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới 1.2.3.4. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện xây dựng nông thôn mới 1.2.3.5. Kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện các hoạt động xây dựng nông thôn mới 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới - Đặc điểm kinh tế - xã hội của vùng nông thôn - Yếu tố truyền thống văn hóa của vùng nông thôn - Trình độ nhận thức, quản lý, tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới - Yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương ở Việt Nam 1.3.1. Bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk 1.3.2. Bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Ea kar, tỉnh Đắk Lắk 1.3.3. Những bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới rút ra có thể áp dụng ở huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk 11 Tiểu kết chương 1 Trong Chương 1, Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Luận văn đã tập trung làm rõ: - Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới bao gồm: + Khái niệm về nông thôn, nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới; đặc điểm, nguyên tắc, nội dung xây dựng nông thôn mới; sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới; + Khái niệm quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới; vai trò, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. - Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới có thể áp dụng trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk. Cơ sở lý luận của Chương 1 là định hướng quan trọng để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk trong Chương 2. 12 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG BÚK, TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Những yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa của huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên - Huyện Krông Búk nằm về phía Đông Bắc tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 60 km theo Quốc lộ 14; có tổng diện tích tự nhiên 35.782 ha, với 7 đơn vị hành chính gồm: Xã Cư Né, Ea Sin, Cư Pơng, Ea Ngai, Pơng Drang, Tân Lập, Chứ Kbô. Huyện Krông Búk có tuyến Quốc lộ 14 chạy qua lãnh thổ, nối huyện với các huyện trong tỉnh cũng như các vùng khác của cả nước; cùng với thế mạnh về sản xuất nông, công nghiệp là điều kiện để huyện phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. 2.1.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội - Điều kiện kinh tế: + Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế theo giá trị sản xuất bình quân đạt 7,1%. Trong đó: Nông, lâm, ngư nghiệp 6,69%; công nghiệp, xây dựng 5,52%; thương mại, dịch vụ 9,4%. + Cơ cấu kinh tế bình quân: Nông, lâm, ngư nghiệp 73,21%; công nghiệp, xây dựng 6,67%; thương mại, dịch vụ 20,11%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh và theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – thương mại, dịch vụ. - Điều kiện văn hóa – xã hội + Giáo dục – đào tạo tiếp tục phát triển khá toàn diện, chất lượng ngày càng được nâng lên. + Y tế: Việc triển khai thực hiện bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế xã được duy trì tại 7/7 xã. + Hoạt động Văn hóa - Thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ, đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu của người dân. + Công tác lao động - việc làm - dạy nghề: Năm 2018, đã giải quyết việc làm cho 964/970 lao động, đạt 99,38% kế hoạch. Đào tạo nghề cho 1.153/1.700 lao động, đạt 67,82% kế hoạch, giúp cho người lao động nông thôn có tay nghề, có việc làm, tạo thu nhập, góp phần giảm nghèo ở địa phương. 2.1.2. Những kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk theo Bộ tiêu chí Quốc gia 2.1.2.1. Phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới UBND huyện Krông Búk đã ban hành và triển khai thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014-2015 và định hướng đến năm 2020. Trong năm 2014, tất cả các đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã đều được phê duyệt, gắn với Quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn. Trên cơ sở đồ án quy hoạch của các xã, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện đã chỉ đạo xây dựng Đề án xây dựng nông thôn mới cấp huyện và Đề án xây dựng nông thôn mới các xã (đã được phê duyệt). Đến cuối năm 2018, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện đã chỉ đạo các xã tập trung điều chỉnh, bổ sung Đồ án quy hoạch nông thôn mới cho phù hợp với thực tiễn tại địa phương. 2.1.2.2. Công tác lập quy hoạch nông thôn mới Đến nay, UBND huyện đã ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung nông thôn mới đối với 03 xã là: Pơng Drang, Chứ Kbô và Cư Né; đồng thời UBND huyện đã phê duyệt điều 13 chỉnh Đồ án quy hoạch chung nông thôn mới đối với 02 xã là: Cư Pơng và Cư Né. Các xã Tân Lập, Ea Sin, Ea Ngai đang triển khai thực hiện. 2.1.2.3. Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới ở các xã theo các tiêu chí - Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về xã Nông thôn mới: Đến nay, huyện Krông Búk có 02/07 xã (đạt tỷ lệ 28,57%) đạt chuẩn nông thôn mới (giai đoạn 2011 – 2015, số xã đạt chuẩn nông thôn mới là 0/7 xã). Năm 2010, bình quân mỗi xã đạt khoảng 3,28/19 tiêu chí (tổng số tiêu chí đạt và cơ bản đạt của huyện 23/133 tiêu chí); kết thúc giai đoạn I năm 2015 là: 11/19 tiêu chí (tổng số tiêu chí đạt và cơ bản đạt của huyện 77/133 tiêu chí); năm 2019, bình quân mỗi xã đạt khoảng 16 tiêu chí (tổng số tiêu chí đạt và cơ bản đạt của huyện 113/133 tiêu chí, trong đó: Đạt là 86 tiêu chí; cơ bản đạt là 27 tiêu chí). - Thu nhập bình quân toàn huyện ước tính khoảng 27 triệu đồng/người/năm. - Tỷ lệ dân cư sử dụng nước hợp vệ sinh là 90,5%. - Số trạm y tế có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh là 7/7 trạm; Số trường học có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh là 46/46 tổng số trường; Số hộ dân có chuồng trại chăn nuôi trên địa bàn huyện là 2.254 hộ, trong đó số hộ dân có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh là 1.422 hộ, đạt tỷ lệ 63,09 %. - Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện là 11,38% (trong đó, xã Tân Lập 8,7%, xã Pơng Drang 5,65%, xã Chứ Kbô 6,22%, xã Cư Né 12,15%, xã Ea Ngai 9,79%, xã Cư Pơng 16%, xã Ea Sin 43,96%). - Tổng số thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày 31/5/2019 là 58.508 thẻ, đạt 88,77% dân số (ước thực hiện đến ngày 30/6/2019 là 58.608 thẻ đạt 88,92% dân số). 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk 2.2.1. Xây dựng, ban hành hệ thống chính sách, các văn bản quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Huyện ủy Krông Búk đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/HU, ngày 10/02/2012 về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn huyện. Trên cơ sở Nghị quyết số 06-NQ/HU của Huyện ủy, đồng thời căn cứ vào 5 nhóm chính của 19 tiêu chí, 39 chỉ tiêu trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, UBND huyện ban hành kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng ban ngành, từng tổ chức trong hệ thống chính quyền. Huyện đã hoàn thiện hệ thống khung khổ pháp luật và văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, huyện đã ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương nhằm cụ thể hóa các văn bản của cấp trên 2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới - Tổ chức bộ máy chỉ đạo Chương trình từ cấp huyện đến xã, thôn, buôn: Huyện đã kịp thời ban hành các Quyết định thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp huyện. Ban hành đầy đủ Quy chế hoạt động, Chương trình công tác hàng năm của Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo và cho các cơ quan, đơn vị phụ trách hướng dẫn thực hiện các tiêu chí về nông thôn mới theo sự chỉ đạo của trung ương và của tỉnh. Thành lập Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới huyện vào ngày 06/4/2015, các xã đã bố trí cán bộ chuyện trách làm công tác xây dựng nông thôn mới. - Kết quả kiện toàn Ban Chỉ đạo các cấp: + Cấp huyện: 14 Ban hành Quyết định số 735/QĐ-UBND, ngày 27/4/2018 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG huyện Krông Búk. + Cấp xã: 7/7 xã đã thành lập Ban Quản lý các chương trình mục tiêu Quốc gia. - Kết quả kiện toàn bộ máy giúp việc cho Ban Chỉ đạo các cấp: + Cấp huyện: UBND huyện ban hành Quyết định kiện toàn Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới huyện theo quy định. + Cấp xã: UBND huyện bố trí cán bộ chuyên trách trong công tác xây dựng nông thôn mới tại các xã. 2.2.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới từ cấp huyện đến cơ sở được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm. Đến nay, cơ bản đầy đủ, tuy nhiên, hầu hết là kiêm nhiệm. Đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới có trình độ chuyên môn tương đối phù hợp, tận tụy, nhiệt tình trong công tác. Hàng năm, tham dự các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức xây dựng nông thôn mới; qua đó, đã nâng cao nhận thức, năng lực tổ chức, quản lý, điều hành, thực hiện nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cho đội ngũ cán bộ các xã, thôn, buôn trên địa bàn huyện; đồng thời góp phần nâng cao những kỹ năng, kiến thức trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân cùng chung tay xây dựng nông thôn mới. Từ đó, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức từng bước được nâng lên, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới. 2.2.4. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện xây dựng nông thôn mới UBND huyện đã huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Cùng với việc huy động nguồn lực, UBND huyện Krông Búk đã chỉ đạo thực hiện phân bổ nguồn lực, đồng thời theo dõi, giám sát quá trình sử dụng nguồn vốn đảm bảo theo đúng quy định, theo thứ tự ưu tiên, hợp lý, đạt hiệu quả, góp phần sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại các xã trên địa bàn huyện. 2.2.5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động xây dựng nông thôn mới Từ năm 2015 đến nay, cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra hai cấp (huyện và cơ sở) đã kiểm tra 17 tổ chức, 17 đảng viên và giám sát 19 tổ chức, 27 đảng viên về lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ, tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Tập trung kiểm tra, giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, thực hiện xây dựng nông thôn mới; việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong việc bàn, quyết định những công việc, trong việc huy động và sử dụng nguồn lực của nhân dân; việc bố trí và sử dụng nguồn vốn xây dựng cơ bản; Hằng năm, Hội đồng nhân dân huyện thực hiện giám sát thường xuyên tiến độ, việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. UBND huyện, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện hàng năm đều ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình nông thôn mới trên địa bàn huyện. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận ở các cấp đẩy mạnh hoạt động giám sát, phản biện xã hội về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 2.3. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua 2.3.1. Ưu điểm - Việc xây dựng, ban hành hệ thống chính sách, các văn bản quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới được quan tâm, chỉ đạo ban hành đầy đủ theo quy định của pháp luật và định hướng chỉ đạo của cấp trên, cơ bản đáp ứng yêu cầu. 15 - Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới: Đến nay, bộ máy chỉ đạo, giúp việc thực hiện Chương trình từ huyện đến cơ sở đã từng bước được kiện toàn, cơ bản hoàn thành, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện Chương trình. - Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới được quan tâm quy hoạch, bố trí, luân chuyển, điều động, đào tạo, bồi dưỡng kịp thời, phù hợp. - Công tác quản lý và sử dụng nguồn lực để thực hiện xây dựng nông thôn mới được thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch. - Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát được các cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể và toàn thể nhân dân quan tâm, chú trọng, 2.3.2. Hạn chế - Về việc xây dựng, ban hành hệ thống chính sách, các văn bản quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới: chưa đồng bộ, chưa kịp thời cập nhật theo các văn bản, quy định mới của cấp trên. Một số văn bản được ban hành chưa đảm bảo chất lượng, còn hình thức, chưa sát với tình hình thực tiễn tại mỗi địa phương (KQ khảo sát: 81,67% CB làm công tác XDNTM đồng ý). Vẫn còn một số cán bộ và người dân chưa nhận thức được một cách đầy đủ và đúng đắn về vị trí, vai trò chủ thể và rất quan trọng của mình trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (Qua khảo sát, chỉ có 58,3% người dân nắm rõ vai trò của mình, 41,7% người dân còn mơ hồ, chưa nắm rõ); cho đây là những việc Nhà nước phải thực hiện, ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới. - Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới: còn nhiều bất cập. Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới có thời điểm chưa kịp thời, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Ban Chỉ đạo các cấp hoạt động vẫn chưa thật sự đạt chất lượng, hiệu quả. Công tác phối hợp của một số phòng, ban, đơn vị, cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, thiếu chủ động, sâu sát địa bàn, xem nhiệm vụ tham mưu, quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới chỉ là việc của Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới.. Hệ thống chính trị ở các xã hiệu quả hoạt động chưa thực sự vững mạnh. - Về đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới: còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn, kiến thức, kinh nghiệm trong tham mưu thực hiện nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác này chủ yếu là kiêm nhiệm, không có tính chuyên môn hóa; một số trường hợp cán bộ, công chức còn quan liêu, hách dịch, cư xử với người dân chưa phù hợp. Trong quá trình giải quyết công việc cho nhân dân, một số cán bộ, công chức tỏ rõ thái độ nhũng nhiễu. - Trong công tác quản lý và sử dụng nguồn lực để thực hiện xây dựng nông thôn mới: Vốn huy động từ các nguồn chưa đảm bảo được nhu cầu để thực hiện các nội dung của Chương trình. Nguồn lực từ NSNN cho xây dựng nông thôn mới tại địa phương không đảm bảo cả về số lượng và tiến độ. Huy động nguồn lực từ các nguồn ngoài ngân sách còn hạn chế (KQ khảo sát 91,67% CB làm công tác XDNTM đồng ý). Hiệu quả sử dụng nguồn lực xây dựng nông thôn mới chưa cao. - Trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát: tuy được quan tâmvnhưng hiệu quả chưa cao, vẫn còn hình thức. Việc theo dõi, đôn đốc khắc phục sau kiểm tra, giám sát chưa thực hiện thường xuyên, chưa đạt hiệu quả. Vai trò chủ thể của người dân trong kiểm tra, giám sát chưa được phát huy. Mặt trận, đoàn thể các cấp chưa phát huy hết vai trò giám sát, phản biện xã hội. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế - Về việc xây dựng, ban hành hệ thống chính sách, các văn bản quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới: Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở lãnh đạo, chỉ đạo chưa quyết liệt, còn thiếu chủ động, sáng tạo, còn xem nhẹ vai trò của việc xây dựng nông thôn mới nên chất lượng các văn bản được ban hành chưa cao 16 dẫn đến quá trình triển khai thực hiện chương trình chưa đạt yêu cầu. Một số địa phương chưa thật sự chú trọng, chưa sâu sát, quyết liệt trong việc kiểm tra, theo dõi, chỉ đạo sát sao đối với các cơ quan, đơn vị, đội ngũ cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Công tác tuyên truyền, vận động ở một số phòng, ban và một số xã thực hiện chưa tốt, thiếu thường xuyên; chưa có giải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_xay_dung_nong_thon.pdf
Tài liệu liên quan