Trong năm 2017, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ngãi
đã tổ chức kiểm tra điều kiện ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh
doanh các sản phẩm nông lâm thủy sản tại 366 cơ sở. Kết quả có 364
cơ sở đạt kết quả đảm bảo ATTP đạt loại B, C và 2 cơ sở không đảm
bảo ATTP. Bên cạnh đó còn tổ chức thanh tra chuyên nghành tại 454
cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản, lập biên bản
nhắc nhở 86 trường hợp vi phạm.
Năm 2018, công tác QLNN về ATTP đối với các sản phẩm
nông lâm thủy sản ở Quảng Ngãi có nhiều chuyển biến. Bên cạnh
việc ban hành các văn bản liên quan đến công tác quản lý nhà nước
về an toàn thực phẩm, đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và
xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm. Trong năm, ngành Nông nghiệp
đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức xử phạt 278 cơ sở với
tổng số tiền trên 640 triệu đồng.
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g
tính chiến lược đã được ban hành để chỉ đạo các bộ, ngành và địa
phương triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm ATTP. Công tác
chỉ đạo, điều hành cũng được tăng cường khi có dịch bệnh, các thời
điểm nóng như tháng hành động về ATTP, Tết Trung thu, Tết
Nguyên đán,... Do vậy, đã tạo sự chuyển biến rõ rệt trong hoạt động
của các cơ quan quản lý nhà nước và nhận thức của xã hội về bảo
đảm ATTP.
Trong những năm gần đây, công tác quản lý ATTP trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên,
trong công tác QLNN về ATTP hiện nay vẫn tồn tại một số hạn chế,
bất cập diễn ra ở hầu khắp các địa phương ở nước ta, trong đó có tỉnh
Quảng Ngãi. Công tác này trên địa bàn vẫn còn nhiều khó khăn, tồn
tại. Trong đó, chưa kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc nguyên liệu nông
sản, như: Rau, củ, quả, thịt an toàn. Quy hoạch vùng trồng rau, củ,
quả đảm bảo ATTP còn ở quy mô nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu người
tiêu dùng cả về số lượng và chủng loại; chưa có khu giết mổ gia súc,
gia cầm đảm bảo vệ sinh thú y.
Đồng thời, chưa kiểm soát điều kiện vệ sinh ATTP tại các chợ,
chợ tự phát, chợ lưu động; việc vận chuyển lưu thông thực phẩm từ
nơi khác về Quảng Ngãi, đến vùng sâu, vùng xa; hàng giả, hàng kém
3
chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn còn bày bán trên
thị trường. Mặt khác, sự phát triển ngày càng rầm rộ cả về quy mô và
số lượng của các loại hình kinh doanh địch vụ ăn uống tự phát, như:
Thức ăn đường phố, dịch vụ nấu đám tiệc lưu động, dịch vụ ăn uống
trên các nhà bè; sự gia tăng các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn tự phát,
đặc biệt tại các công trường xây dựng, khu công nghiệp; nhiều bếp
ăn tập thể tại các trường học, mẫu giáo, mầm non chưa đảm bảo điều
kiện vệ sinh ATTP,... tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc hàng loạt.
Hơn nữa, mạng lưới cán bộ làm công tác quản lý về ATTP của
các cấp còn quá mỏng, nhất là tại các tuyến huyện, xã phải kiêm
nhiệm nhiều việc, chưa được chuyên môn hóa. Trang thiết bị đo,
kiểm nghiệm di động hoặc cố định phục vụ công tác thanh tra, kiểm
tra chưa được trang bị; phương tiện, dụng cụ phục vụ cho công tác
thanh kiểm tra chưa được đầu tư. Đặc biệt, hoạt động thanh tra, kiểm
tra ATTP của nhiều địa phương trong tỉnh còn mang tính hình thức.
Công tác phối hợp giữa các Sở, ngành, UBND các cấp chưa chặt chẽ
trong việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm không an toàn, xử lý
những cơ sở chây ỳ, cố tình không thực hiện các quy định của Nhà
nước trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Chính vì những tồn tại
nêu trên, tác giả nhận thức được vấn đề cần thiết phải thực hiện tốt
công tác quản lý nhà nước về ATTP nói chung và đối với các sản
phẩm nông, lâm, thủy sản nói riêng nhằm đảm bảo ATTP cho toàn
xã hội. Xuất phát từ lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Quản lý
nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông lâm
thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” làm vấn đề nghiên cứu.
4
2. Tổng quan nghiên cứu của đề tài luận văn:
Trong những năm qua, ATTP là một trong những vấn đề được
xã hội đặc biệt quan tâm. Do đó, có rất nhiều nghiên cứu, bài viết đã
đề cập các khía cạnh khác nhau về ATTP và thực trạng QLNN về
ATTP hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận QLNN về ATTP nói chung,
phân tích và đánh giá thực trạng công tác QLNN về ATTP đối với
các sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Qua
đó, chỉ ra kết quả đạt được và những hạn chế, tồn tại cũng như các
nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiên công tác này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài có
nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về ATTP;
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về ATTP đối
với các sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018.
Thứ ba, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLNN về
ATTP đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi.
Thứ tư, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN
về ATTP nói chung và ATTP đối với các sản phẩm nông lâm thủy
sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói riêng.
5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động QLNN về
ATTP theo quy định của Luật An toàn thực phẩm năm 2010 của
ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý ATTP đối với
các sản phẩm nông lâm thủy sản.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu hoạt động QLNN về ATTP đối với các sản phẩm
nông, lâm, thủy sản sơ chế, chế biến độc lập có nguồn gốc từ thực
vật và chế biến có nguồn gốc từ động vật trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn:
- Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích các số liệu
về hoạt động QLNN về ATTP đối với các sản phẩm nông lâm thủy
sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời điểm từ năm 2016 đến
năm 2018.
- Phương pháp thống kê, tổng hơp, so sánh cũng được sử dụng
nhằm nghiên cứu các tài liệu thứ cấp như các báo cáo, các bài viết, ý
kiến đánh giá về thực trang QLNN về ATTP; dựa trên các số liệu
thống kê, tổng hơp về hoạt động QLNN về ATTP để so sánh và rút
ra những mặt được và chưa được nhằm đề ra các giải pháp hoàn
thiện.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Đề tài góp phần hệ thống hóa và làm rõ một số lý luận cơ bản
về ATTP, QLNN về ATTP.
6
- Đề tài đánh giá được thực trạng QLNN về ATTP đối với các
sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.
Trên cơ sơ đó chỉ ra những bất cập của công tác QLNN về ATTP nói
chung và QLNN về ATTP đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản
nói riêng. Đề xuất các phương hướng, giải pháp QLNN về ATTP
nhằm phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội ngày nay.
Đồng thời, kết quả nghiên cứu này cũng có thể trở thành tài liệu
tham khảo cho các cơ quan QLNN về lĩnh vực ATTP trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi và những học viên tham gia khóa học liên quan đến
QLNN nói chung và lĩnh vực QLNN về ATTP nói riêng.
7
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
AN TOÀN THỰC PHẨM
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm thực phẩm
Theo Luật An toàn thực phẩm 2010 là: Thực phẩm là sản phẩm
mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế
biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và
các chất sử dụng như dược phẩm.
1.1.2. Các sản phẩm nông, lâm, thủy sản
Các sản phẩm nông lâm thủy sản là những sản phẩm từ sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Đây là những sản phẩm
thực phẩm quan trọng trong cuộc sống của con người, những sản
phẩm này tạo nên những giá trị dinh dưỡng nhất định và cần thiết
duy trì sự sống và phát triển của cơ thể người.
1.1.3. An toàn thực phẩm
Thực phẩm có vai trò duy trì sự sống cho con người nên thực
phẩm và an toàn thực phẩm có vai trò vô cùng quan trọng ở mọi thời
đại và mọi quốc gia, được tiếp cận với thực phẩm an toàn là quyền
cơ bản của mỗi người. Do vậy, vấn đề an toàn thực phẩm được nhiều
tổ chức, và quốc gia đề cập đến và cũng có nhiều cách giải thích
khác nhau.
Đến năm 2010, Quốc hội đã thông qua Luật An toàn thực
phẩm năm 2010 và được quy định như sau: “An toàn thực phẩm là
việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính
8
mang con người”. Với cách giải thích này tuy nó ngắn gọn hơn so
với Pháp lênh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003 nhưng đã bao
hàm được các khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm.
1.1.4. An toàn thực phẩm nông lâm thủy sản
An toàn thực phẩm nông lâm thủy sản là việc đảm bảo cho
các sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn, không gây hại đến sức
khỏe của con người, đáp ứng nhu cầu về sản phẩm.
1.1.5. Khái niệm và đặc điểm của quản lý nhà nước về an toàn
thực phẩm đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản
Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm là hoạt động quản lý
nhà nước chuyên ngành, do vậy trước khi đi tìm hiểu khái niệm này,
chúng ta cần có cách hiểu thống nhất về thuật ngữ quản lý nhà nước.
Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là hoạt động của toàn bộ
bộ máy nhà nước từ cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, hội đồng
nhân dân các cấp đến các cơ quan hành chính nhà nước như Chính
phủ, ủy ban nhân các cấp; Cơ quan kiểm sát như Viện kiểm sát nhân
dân tối cao và các Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Với nghĩa rộng
này thì quản lý nhà nước chức năng tổng thể của bộ máy nhà nước
với tư cách là một tổ chức quyền lực và mang tính pháp quyền, là tổ
chức công quyền quản lý toàn xã hội bằng các hoạt động lập pháp,
hành pháp, tư pháp.
Theo nghĩa hẹp, hoạt động quản lý nhà nước không bao gồm
hoạt động lập pháp và tư pháp của Nhà nước mà nó là hoạt động điều
hành công việc hàng ngày của hệ thống bộ máy hành chính nhà
nước.
9
Hoạt động quản lý nhà nước cũng có những đặc điểm cơ bản
phán ảnh bản chất của hoạt động quản lý nhà nước như sau:
- Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan quản lý nhà nước;
- Khách thể quản lý nhà nước là quá trình xã hội và hoạt
động của con người;
- Quản lý nhà nước là hoạt động chấp hành và điều hành;
- Quản lý nhà nước là hoạt động mang tính trực tiếp của Nhà
nước trên mọi lĩnh vực, mọi ngành, mọi mặt của đời sống;
- Quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chủ động, sáng
tạo; mang tính chính trị, dân chủ, khoa học và được đảm bảo về
phương diện tổ chức bộ máy, con người và nguồn lực vật chất, kỹ
thuật và nhiều nguồn lực khác.
Cùng với sự phát triển của xã hội, hoạt động quản lý nhà
nước cũng được chuyên môn hóa, đây chính là cơ sở khách quan của
việc phân chia hoạt động quản lý nhà nước thành các quản lý chuyên
ngành khác nhau, trong đó có lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Như vậy, QLNN về an toàn thực phẩm là sự tác động có tổ
chức, mang tính quyền lực nhà nước của các cơ quan QLNN lên các
quá trình và hành vi của các đối tượng liên quan đến việc sản xuất,
tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm phục vụ cuộc sống của con người.
1.2. Nội dung và vai trò của quản lý nhà nước về an toàn
thực phẩm đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản
1.2.1. Nội dung của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản
10
Công tác quản lý nhà nước về ATTP đối với các sản phẩm
nông, lâm, thủy sản tập trung vào một số nội dung cơ bản như sau:
- Một là, hoạch định chính sách và triển khai các chương trình
nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông, lâm,
thủy sản
- Hai là, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và các
chính sách trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông, lâm, thủy
sản
- Ba là, việc thông tin, báo cáo công tác an toàn thực phẩm
- Bốn là tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo cán bộ công chức.
- Năm là, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về an toàn thực
phẩm
- Sáu là, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn
thực phẩm.
1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối
với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản
Vai trò của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các
sản phẩm nông, lâm, thủy sản thể hiện qua các nội dung sau:
- Một là, thực trạng công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đối với
các sản phẩm nông, lâm, thủy sản hiện nay còn nhiều hạn chế do đó cần
tăng cường vai trò của công tác quản lý nhằm đảm bảo chất lượng và
ATTP cho người dân.
- Hai là, hiện thực hóa và thực hiện đúng các quan điểm của
Đảng và Nhà nước ta về ATTP.
- Ba là, đảm bảo yêu cầu hội nhập quốc tế trong quản lý ATTP.
11
1.3. Chủ thể và công cụ quản lý nhà nước về an toàn thực
phẩm đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản
1.3.1. Chủ thể quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với
các sản phẩm nông, lâm, thủy sản
1.3.2. Công cụ và phương pháp quản lý nhà nước về an toàn
thực phẩm đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản
* Phương pháp QLNN về về an toàn thực phẩm đối với các sản
phẩm nông, lâm, thủy sản
* Công cụ QLNN về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm
nông, lâm, thủy sản
1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về an
toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản
1.4.1. Yếu tố bên ngoài
Trong quá trình thực hiện công tác QLNN về ATTP nói chung
và về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản
nói riêng sẽ có rất nhiều nhân tố tác động đến quá trình này, trong đó
các nhân tố bên ngoài có tác động nhiều như: Môi trường kinh tế -xã
hội, môi trường pháp lý, môi trường quốc tế. Trong đó:
+ Môi trường kinh tế: Với điều kiện kinh tế của Việt Nam hiện
nay là một nước thu nhập trung bình thấp thì khả năng phát triển và
xây dựng hệ thống cung ứng sản phẩm thực phẩm, nông lâm thủy
sản an toàn theo chuẩn là điều còn gặp nhiều khó khăn do thiếu về
nguồn lực tài chính, nguồn lực khoa học, kỹ thuật canh tác, nguồn
nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành nông nghiệp.
12
+ Môi trường pháp lý: Việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống
chính sách, pháp luật (như chính sách tài chính, chính sách thuế...)
ổn định, sẽ giúp hỗ trợ sản xuất thực phẩm an toàn trong nước phát
triển.
+ Môi trường xã hội: Hiện nay, ngành thực phẩm tại Việt Nam
đang phải đối đầu với rào cản về kinh tế và văn hóa như cạnh tranh
giá cả và thị hiếu người tiêu dùng trong nước và khu vực. Thói quen
mua sắm tại các chợ truyền thống vẫn cao hơn việc mua sắm tại các
siêu thị, trung tâm thương mại, do đó, vấn đề về ATTP là rất khó
đảm bảo.
1.4.2. Yếu tố bên trong
Bên cạnh nhân tố bên ngoài, thì còn có rất nhiều nhân tố bên
trong tác động đến quá trình QLNN về ATTP như:
+ Sự phối hợp của các cơ quan liên trong quá trình quản lý
+ Tổ chức bộ máy và trình độ đội ngũ cán bộ quản lý
1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản của một số địa phương
và bài học rút ra cho tỉnh Quảng Ngãi
1.5.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản của một số địa phương
1.5.2. Bài học rút ra cho tỉnh Quảng Ngãi
13
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC
PHẨM ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM NÔNG, LÂM, THỦY
SẢNTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Quảng Ngãi - địa bàn
nghiên cứu
Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở vùng duyên hải Nam Trung bộ, có tọa
độ địa lý 14032’04” đến 15°25,00” vĩ độ Bắc và từ 108014’25” đến
109°09,00” kinh độ Đông. Phía Đông: Giáp biển Đông; Phía Tây:
Giáp tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai; Phía Nam: Giáp tỉnh Bình Định;
Phía Bắc: Giáp tỉnh Quảng Nam. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là
515.295,46 ha chiếm 1,7% diện tích tự nhiên của cả nước.
Tỉnh Quảng Ngãi có 14 đơn vị hành chính cấp huyện bao
gồm 1 thành phố, 6 huyện đồng bằng, 6 huyện miền núi và 1
huyện đảo, với 184 xã, phường, thị trấn và có bờ biển dài hơn 130
km có nhiều cửa biển lớn như Sa Kỳ, Cửa Đại, Mỹ Á, Sa Huỳnh,...
2.2. Thực trạng sản xuất các sản phẩm nông, lâm, thủy sản
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua
Giá trị sản xuất nông lâm, thuỷ sản năm 2018 gấp 3,58 lần so
với năm 2001, bình quân hàng năm tăng 5,46%, trong đó nông
nghiệp gấp 2,59 lần, bình quân tăng 4,04%/năm; lâm nghiệp gấp
4,37 lần, bình quân tăng 6,34%/năm; thuỷ sản gấp 9,89 lần, bình
quân tăng 10,02%/năm.
14
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất các ngành nông lâm ngư nghiệp
của tỉnh Quảng Ngãi
Stt Chỉ tiêu ĐVT 2001 2010 2018
I. GTSX toàn
ngành
Tỷ đồng 1.733,8 2.299,1 2018
1. Ngành nông
nghiệp
Tỷ đồng 1.198,7 1.527,9 2.749,4
1.1 Trồng trọt Tỷ đồng 768,1 995,2 1.094,8
1.2 Chăn nuôi Tỷ đồng 335,1 423,5 507,5
1.3 Dịch vụ NN Tỷ đồng 95,5 109,2 146,9
2. Ngành lâm
nghiệp
Tỷ đồng 87,0 118,6 135,6
3. Ngành thuỷ sản Tỷ đồng 448,1 652,6 864,6
3.1 - Đánh bắt Tỷ đồng 406,5 545,4 668,3
3.2 - Nuôi trồng Tỷ đồng 41,5 104,0 185
3.3 - Dịch vụ thủy
sản
Tỷ đồng 0,1 3,2 11,3
II. Cơ câu GTSX
NLN
% 100,0 100,0 100,0
1 Ngành nông
nghiệp
% 69,1 66,5 63,6
2 Ngành lâm
nghiệp
% 5,0 5,2 4,9
3 Ngành thuỷ sản % 25,8 28,4 31,4
Nguồn: Tổng hợp theo niên giám thống kê Quảng Ngãi
15
Bảng 2.3. Chỉ tiêu phát triển một số cây trồng chủ yếu
Chỉ tiêu ĐV 2014 2015 2016 2017 2018
1. Diện
tích lúa Ha 75.221 74.078 73.829 72.505 72.661
Sản
lượng Tấn 376.903 381.200 354.621 370.032 391.167
2. Diện
tích ngô Ha 10.154 10.538 10.630 10.847 10.289
Sản
lượng Tấn 50.251 52.887 53.673 50.210 51.752
3. Diện
tích rau
các loại
Ha 10.499 10.884 10.891 11.978 12.362
Sản
lượng Tấn 160.959 168.401 161.850 172.455 192.801
4. Diện
tích mía Ha 5.414 5.334 4.130 4.053 3.514
Sản
lượng
mía cây
Tấn 256.093 290.854 247.898 192.455 172.179
5. Diện
tích một
số cây
CN lâu
năm
Ha 8.354 8.199 7.542 7.582 7.001
Sản
lượng Tấn 14.587 15.641 15.985 16.147 14.883
6. Diện
tích một
số cây ăn
quả
Ha 2.342 2.423 2.566 2.451 2.457
Sản
lượng Tân 17.425 19.317 21.882 24.779 25.089
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi
16
Bảng 2.4. Tình hình phát triển sản phẩm lâm nghiệp
Chỉ tiêu Đơn
vi
2014 2015 2016 2017 2018
1. DT
rừng
trồng tập
trung
ha 5.052 5.209 6.103 8.377 7.810
2. Trồng
cây phân
tán
1000
cây 2.500 1.300 1.750 2.000 833
3. Chăm
sóc rừng ha 15.935 13.220 15.798 14.533 19.689
4. Gỗ
tròn khai
thác
3
m 150.200 180.600 180.700 202.500 185.760
Tr.đó gỗ
rừng
trồng
3
m 149.400 180.000 180.000 202.000 185.300
5. Củi Ster 360.000 350.000 345.000 310.000 280.000
6. Tre,
nứa
1000
cây 1.900 1.700 1.750 1.700 1.600
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi
Bảng 2.5. Tình hình phát triển sản phẩm ngư nghiệp
Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2015 2016 2017 2018
1. Đánh bắt
thuỷ sản Tấn 88.217 88.650 89.930 92.390 104.191
Số lượng tàu Chiếc 3.900 4.170 4.200 5.260 5.574
Tổng công suất CV 234.019 270.000 280.000 470.996 538.432
2. Nuôi trồng
thuỷ sản Tấn 5.062 5.900 6.820 7.965 6.938
Tr.đó: cá Tấn 902 950 1.100 1.169 1.200
Tôm Tấn 4.160 4.950 5.690 6.796 5.717
hợp từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi
17
2.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về an toàn thực
phẩm đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi
2.3.1. Về công tác ban hành văn bản chỉ đạo, kế hoạch thực
hiện chức năng QLNN về ATTP đối với các sản phẩm nông lâm
thủy sản
Để triển khai thực hiện hiệu quả công tác QLNN về ATTP đối
với các sản phẩm nông lâm thủy sản những năm qua, Chi cục Quản
lý chất lượng nông lâm và thủy sản đã chủ động tham mưu Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND
tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể về công tác
QLNN về ATTP đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản.
Mặc dù UBND tỉnh đã quan tâm xây dựng và hành các văn
bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn về ATTP đối với các sản phẩm
nông lâm thủy sản; song công tác này vẫn còn hạn chế, khó khăn,
chưa đáp ứng yêu cầu công tác QLNN ở địa phương.
2.3.2. Tổ chức bộ máy QLNN về ATTP đối với các sản phẩm
nông lâm thủy sản
Hoạt động QLNN về ATTP đối với các sản phẩm nông lâm
thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được tổ chức kết hợp theo
ngành, theo lãnh thổ ở hầu hết các cấp từ cấp tỉnh đến huyện/thành
phố, xã/phường/thị trấn.
18
2.7. Cơ cấu tổ chức của Chi Cục Quản lý chất lượng nông lâm và
thủy sản tỉnh Quảng Ngãi
2.3.3. Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện QLNN về ATTP
đới với các sản phẩm nông lâm thủy sản
- Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và Thủy sản tỉnh
Quảng Ngãi, hiện nay Chi cục có 21 người. Công chức, viên chức
thực hiện nhiệm vụ có trình độ chuyên môn, nghiệm vụ phù hợp và
được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, tuy nhiên lực lượng này còn quá
thấp (40%) so với yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương, nhất là
tình hình chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản diễn biến phức tạp,
gây khó khăn trong công tác quản lý.
- Đời sống vật chất, tinh thần của đội ngũ công chức làm công
tác QLNN về ATTP đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản gặp
nhiều khó khăn; cấp huyện và cấp xã chưa bố trí được đội ngũ công
chức chuyên trách về công tác này mà phần lớn bố trí kiêm nhiệm.
Đây cũng chính là những yếu tố tác động đến chất lượng, hiệu quả
công tác QLNN về ATTP đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản,
nhất là cấp cơ sở.
2.3.4. Cơ sở vật chất và khoa học, kỹ thuật cho hoạt động
QLNN về ATTP đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản
* Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật
+ Cấp tỉnh: Chi Cục quản lý chuyên ngành đều đã được trang
bị tương đối đầy đủ các phương tiện làm việc (ôtô, máy vi tính, máy
photo, máy điện thoại, máy fax,...) để triển khai nhiệm vụ, đáp ứng
yêu cầu công việc. Trụ sở nhà làm việc nhìn chung là rộng rãi, đầy
19
đủ diện tích để bố trí các hoạt động văn phòng.
+ Cấp huyện/xã: Ngoài trụ sở làm việc, hầu như chưa được
trang bị các thiết bị cần thiết phục vụ kiểm tra, giám sát chất lượng,
an toàn thực phẩm chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp cảm quan.
* Đầu tư xây dựng phòng kiểm nghiệm chuyên ngành: Hiện tại
Phòng kiểm nghiệm chất lượng mới thành lập và còn hạn chế đầu tư
các thiết bị chuyên dùng kiểm tra chất lượng, cho nên để kiểm tra các
chỉ tiêu cơ bản, mẫu phức tạp phải gửi đến các phòng kiểm nghiệm
trong và ngoài tỉnh để kiểm tra, gây mất nhiều thời gian, không kịp
thời và lượng mẫu không đủ lớn để xây dựng dữ liệu chính xác, làm
ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý.
Do vậy việc nâng cấp, đầu tư trang thiết bị chuyên dùng cho
Phòng Kiểm nghiệm chất lượng nông lâm thủy sản theo hướng hiện
đại để đi sâu vào lĩnh vực về ATTP đối với các sản phẩm nông lâm
thủy sản là rất cấp thiết.
2.3.5. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về an toàn thực
phẩm
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh, tình trạng vi
phạm pháp luật về ATTP nói chung và ATTP đối với các sản phẩm
nông lâm thủy sản nói riêng diễn biến phức tạp, nhất là vào các dịp
lễ, tết trong năm. Do đó, để tăng cường công tác QLNN về ATTP đối
với các sản phẩm nông lâm thủy sản, trong những năm qua Chi cục
Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo
cơ quan tại các huyện/xã trên địa bàn tỉnh và phối hợp với cơ quan
chức năng khác thực hiện tốt công tác nắm tình hình, phát hiện, xử lý
20
nhiều trường hợp vi phạm pháp luật về ATTP, trong đó, tập trung xử
lý các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống không an
toàn, không rõ nguồn gốc xuất xứ, sử dụng phụ gia, chất cấm trong
chế biến, kinh doanh thực phẩm, sử dụng nguyên liệu không bảo
đảm chất lượng, phụ gia thực phẩm ngoài doanh mục được phép sử
dụng, đưa nước vào cá thể bò để giết mổ. Bên cạnh đó tuyến huyện,
xã đã thành lập 154 đoàn thanh tra liên ngành tiến hành kiểm tra các
cơ sở thực phẩm trên địa bàn quản lý, xử phạt 33 cơ sở với số tiền
phạt hơn 38 triệu đồng.
Trong năm 2017, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ngãi
đã tổ chức kiểm tra điều kiện ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh
doanh các sản phẩm nông lâm thủy sản tại 366 cơ sở. Kết quả có 364
cơ sở đạt kết quả đảm bảo ATTP đạt loại B, C và 2 cơ sở không đảm
bảo ATTP. Bên cạnh đó còn tổ chức thanh tra chuyên nghành tại 454
cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản, lập biên bản
nhắc nhở 86 trường hợp vi phạm.
Năm 2018, công tác QLNN về ATTP đối với các sản phẩm
nông lâm thủy sản ở Quảng Ngãi có nhiều chuyển biến. Bên cạnh
việc ban hành các văn bản liên quan đến công tác quản lý nhà nước
về an toàn thực phẩm, đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và
xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm. Trong năm, ngành Nông nghiệp
đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức xử phạt 278 cơ sở với
tổng số tiền trên 640 triệu đồng.
21
2.3.6. Công tác thông tin, giáo dục truyền thông, phổ biến
chính sách, pháp luật về ATTP
Công tác thông tin, giáo dục truyền thông, phổ biến chính
sách, pháp luật về ATTP được tăng cường, hoạt động có hiệu quả.
Nhìn chung, công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa
dạng khác nhau đồng thời tổ chức kiểm tra kết hợp với tuyên truyền
đã nâng cao nhận thức của các cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh
thực phẩm và người dân về ATTP nói chung nhằm đảm bảo sức
khỏe cộng đồng dân cư.
2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về an
toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
2.4.1. Những kết quả đạt được
Nhìn chung công tác QLNN về ATTP đối với các sản phẩm nông
lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong những năm qua đã có
bước chuyển biến tích cực về cả về nhận thức và hành động; cơ sở đủ điều
SXKD thực phẩm tăng lên, hình thành nhiều vùng sản xuất thực phẩm an
toàn và cơ sở kinh doanh theo chuỗi giá trị đã đóng góp tích cực vào việc
gia tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm của tỉnh nói
chung; đã đáp ứng được yêu cầu chất lượng ngày càng cao về ATTP của
người dân.
2.4.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_an_toan_thuc_pham_doi_v.pdf