Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước về

bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê còn bị chồng chéo,

đùn đẩy trách nhiệm.

Nguồn nhân sự làm công tác chuyên môn còn thiếu, trình độ

và năng lực không đồng đều nên làm ảnh hưởng đến chất lượng và

hiệu quả của việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê.

Các nguồn lực đầu tư và hỗ trợ phục vụ công tác quản lý nhà

nước về văn hóa các dân tộc thiểu số còn hạn chế, đặc biệt là nguồn

lực tài chính.

Do chưa có một chiến lược mang tầm cỡ quốc gia về công

tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê.

Hệ thống các chính sách, đề án liên quan đến bảo tồn, phát

huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số còn mang tính phổ quát cao,

khó vận dụng trên một địa bàn cụ thể

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC ÊĐÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.1. Dân tộc Ở Việt Nam, trong các văn kiện chính trị, văn bản pháp luật, chính sách Nhà nước, các công trình khoa học, trên những phương tiện thông tin đại chúng và giao tiếp thông thường, khái niệm “dân tộc” được dùng vừa để chỉ một tộc người cụ thể (dân tộc Kinh, dân tộc Thái, dân tộc Êđê,) vừa để chỉ một cộng đồng quốc gia của nhiều tộc người như dân tộc Việt Nam [9]. 1.1.2. Dân tộc thiểu số Dân tộc đa số là dân tộc có số người đông nhất trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tức là dân tộc Kinh, dùng thuật ngữ này là nói trên phạm vi cả nước chứ không phải chỉ trên địa bàn vùng hay địa phương nào đó. Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số lượng người ít hơn so với dân tộc đa số, thuật ngữ này không đồng nghĩa với dân tộc chậm phát triển hay dân tộc lạc hậu. 1.1.3. Dân tộc Êđê Dân tộc Êđê là một trong 54 dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam, cư trú phần lớn ở tỉnh Đắk Lắk, một số vùng giáp ranh giữa Đắk Lắk và Phú Yên, Gia Lai với Khánh Hòa. Dân số là 6 331.194 người, xếp thứ 11 về số lượng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009). Tên tự gọi là Rhade, Êđê-gar, Anak Êđê, [22]. 1.1.4. Giá trị văn hóa dân tộc Êđê Giá trị văn hóa của dân tộc Êđê rất đa dạng, giàu bản sắc, từ tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội, nghi lễ trong hôn nhân, tang ma, thờ cúng, luật tục, văn học nghệ thuật, Những giá trị văn hóa này luôn gắn liền với cuộc sống của người Êđê từ bao đời nay. Văn hóa truyền thống của người Êđê mang đậm tính mẫu hệ. 1.1.5. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Êđê Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Êđê là các hoạt động lưu giữ để không làm mất đi những giá trị văn hóa, khi thực hiện công tác bảo tồn phải biết lựa chọn trong các hiện tượng đang có nguy cơ biến mất, những yếu tố, những khả năng tiềm ẩn để làm cho chúng tồn tại cùng với sự phát triển đi lên của xã hội. Mục đích của bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Êđê là đưa văn hóa vào cuộc sống để phát huy giá trị của chúng, bảo tồn văn hóa luôn đi kèm với khai thác, phát huy giá trị của nó trong đời sống. Việc bảo tồn cần phải chú ý đến các đặc điểm xã hội trong từng thời điểm cụ thể, tức là phải lựa chọn bảo tồn những điều phù hợp với thời đại. Khi thực hiện được điều đó, hoạt động bảo tồn giá trị văn hóa của dân tộc Êđê mới có ý nghĩa và có tính khả thi mà không trở thành lực cản đối với sự phát triển của xã hội. 1.1.6. Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Êđê Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Êđê là hoạt động quản lý nhằm bảo tồn, phát huy sáng tạo 7 các giá trị văn hóa dân tộc Êđê, đồng thời nâng cao vai trò của di sản văn hóa dân tộc Êđê đối với sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đắk Lắk. Như vậy, cần có biện pháp quản lý phù hợp mới phát huy hết được những giá trị văn hóa dân tộc Êđê, mục đích về văn hóa cần thống nhất với mục đích về kinh tế và cơ chế tạo nên sự hài hòa, tương tác giữa chúng. 1.2. Nội dung và vai trò quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - Hoạch định chiến lược, chính sách quy hoạch về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nhằm đặt ra các nguyên tắc đối với sự nghiệp phát triển văn hóa dân tộc Êđê phù hợp với mục tiêu phát triển văn hóa tỉnh Đắk Lắk nói riêng và Việt Nam nói chung. - Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc nhằm thiết lập hành lang pháp lý trên lĩnh vực văn hóa để ổn định trật tự xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, phát huy tác dụng của văn hóa tới sự hình thành nhân cách, nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần, vật chất của dân tộc Êđê, đồng thời góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đắk Lắk. - Tổ chức bộ máy và bố trí nguồn lực - Hợp tác quốc tế - Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các thủ tục khiếu nại để bảo đảm sự vận hành của các hoạt động văn hóa các dân tộc được phát huy tích cực. 8 1.2.2. Vai trò quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Hoạt động quản lý Nhà nước về văn hóa sẽ góp phần định hướng, điều chỉnh sự phát triển văn hóa của các dân tộc trong một đất nước, giúp hiện thực hóa các chủ trương, đường lối văn hóa của Đảng, từ đó tác động đến mục tiêu, bản chất của văn hóa dân tộc. Hoạt động quản lý văn hóa của Nhà nước trên các lĩnh vực, địa bàn, nhóm dân cư cụ thể sẽ giúp kiểm soát việc thực thi các cơ chế, chính sách của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa. Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số là một bộ phận quan trọng của quản lý Nhà nước về văn hóa. 1.3. Những yếu tố tác động đến vai trò quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 1.3.1. Yếu tố chính trị Các quyết sách chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam là cơ sở chính trị, định hướng cho hoạt động quản lý nhà nước, nên hoạt động quản lý nhà nước mang tính chính trị sâu sắc, gắn bó chặt chẽ với chính trị, có cơ sở chính trị vững chắc. 1.3.2. Yếu tố pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật là sản phẩm hoạt động quyền lực của các cơ quan nhà nước, là phương tiện chủ yếu để nhà nước quản lý xã hội, là nguồn cơ bản của pháp luật, nhằm cụ thể hóa ý chí của nhà nước, của nhân dân thành pháp luật. 1.3.3. Yếu tố kinh tế Văn hóa cần được nhìn nhận như một bộ phận hữu cơ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế và văn hóa là hai yếu tố 9 tương tác, phụ thuộc và hỗ trợ cho nhau. Do đó, việc bảo tồn di sản văn hóa không được cản trở, mà ngược lại, xét dưới góc độ tác động tới việc hình thành nhân cách con người về mặt đạo đức và trí tuệ, cần hướng tới mục tiêu góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng tạo ra động lực cho phát triển. 1.3.4. Năng lực đội ngũ công chức làm công tác văn hóa Chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và lực lượng lao động trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc nói riêng và lĩnh vực di sản văn hóa nói chung là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả QLNN lĩnh vực di sản văn hóa. 1.3.5. Ý thức cộng đồng dân tộc Êđê Bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội, nhất là phát huy được vai trò của chính chủ thể văn hóa có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. 1.4. Kinh nghiệm một số địa phương về quản lý nhà nước đối với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Rơ Măm ở tỉnh Kon Tum 1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở huyện Phong Thổ, Lai Châu 1.4.3. Một số kinh nghiệm vận dụng trong quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 10 Tiểu kết chương 1 Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Êđê là hoạt động quản lý nhằm bảo tồn, phát huy sáng tạo các giá trị văn hóa dân tộc Êđê, đồng thời nâng cao vai trò của di sản văn hóa dân tộc Êđê đối với sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đắk Lắk. Nội dung quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Êđê bao gồm: Hoạch định chiến lược, chính sách quy hoạch về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc; Tổ chức bộ máy và bố trí nguồn lực; Hợp tác quốc tế; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các thủ tục khiếu nại để bảo đảm sự vận hành của các hoạt động văn hóa các dân tộc được phát huy tích cực. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC ÊĐÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Thực trạng văn hóa của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Khái quát văn hóa của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.1.1.1. Khái quát dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Dân tộc Êđê là một trong ba dân tộc cư trú lâu đời trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, có dân số đông thứ hai sau dân tộc Kinh. Dân số Êđê là 298.534 người, chiếm 17,2% tổng dân số và 52,2% dân số người dân tộc thiểu số trong tỉnh, bao gồm nhiều nhóm địa phương: Kpă, Adham, Krung, Mdhur, Ktul, Dliê, Hdruê, Bih, Blô, Kdrao, 11 Dong Kay, Dong Mak, Ening, Arul, Hwing, Êpan, Người Êđê sinh sống chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và các huyện Krông Pač, Krông Buk, Ea Sup, M’drăk, Krông Ana, Čư Mgar, Ea Kar, Čư Kuiň. Các nhà ngôn ngữ học xếp dân tộc Êđê vào nhóm ngôn ngữ Malayo - Polynesien [41]. Giá trị văn hóa của dân tộc Êđê rất đa dạng, giàu bản sắc, từ tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội, nghi lễ trong hôn nhân, tang ma, thờ cúng, luật tục, văn học nghệ thuật, Những giá trị văn hóa này luôn gắn liền với cuộc sống của người Êđê từ bao đời nay. Đó vừa là sản phẩm của quá trình lao động, sáng tạo, là tài sản của một tộc người trong quá trình phát triển, đồng thời cũng chính là những tinh hoa văn hóa vô cùng quý báu của nền văn hóa dân tộc. 2.1.1.2. Những giá trị văn hóa tiêu biểu - Kiến trúc nhà sàn dài của người Êđê: Nhà sàn dài truyền thống của người Êđê là một phức hợp không gian kiến trúc độc đáo, thể hiện nét đặc trưng trong đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng - tâm linh, một công trình sáng tạo văn hóa vật chất ấn tượng của tộc người này, là nơi chung sống của đại gia đình theo chế độ mẫu hệ. - Trang phục: Người Êđê ở Đắk Lắk có nhiều nhóm địa phương khác nhau, nhưng đều giống nhau về hình thức trang sức và trang phục. Nữ mặc váy dài và áo chui đầu. Nam đóng khố và mặc áo cánh dài quá mông. Nam, nữ đều thích mang nhiều trang sức như vàng, bạc, đồng - Ngôn ngữ và chữ viết: Các nhà ngôn ngữ học xếp dân tộc Êđê vào nhóm ngôn ngữ Malayo - Polynesien (ngữ hệ Nam Ðảo). Bộ chữ Êđê được hình 12 thành do công lao của Y-Jŭt Hwing (1885 - 1934) và Y-Ut Niê Buôn Rĭt (1891 - 1961) đã dựa vào hệ thống chữ cái Latin và kế thừa thành tựu của một số cố đạo nước ngoài khi xây dựng chữ viết Bana, Giarai và hệ thống quy tắc chữ Quốc ngữ để xây dựng chữ viết Êđê. - Sử thi: Sử thi Êđê (Akhan) ra đời trong điều kiện xã hội loài người có những biến động lớn về những cuộc di cư lịch sử, đặc biệt là những cuộc chiến tranh giữa các thị tộc, bộ lạc để giành đất sống ở vùng rừng núi Tây Nguyên. Hát kể sử thi của người Êđê là một sinh hoạt văn hoá đặc biệt, trong đó người hát kể có một vị trí quan trọng trong việc gìn giữ, sáng tạo và diễn xướng, nhất là trong điều kiện chưa có chữ viết, các tác phẩm chỉ lưu truyền bằng phương thức truyền miệng. - Nghi lễ - Lễ hội: + Các nghi lễ trong cuộc đời của người Êđê: Người Êđê có quan niệm riêng về vòng luân hồi cuộc đời. Chính vì quan niệm này mỗi cuộc đời của người Êđê đều trải qua nhiều nghi lễ. Các nghi lễ được thực hiện nhằm báo với tổ tiên, với các thần linh, với cộng đồng về sự tồn tại và phát triển. + Lễ cầu mưa - cầu no đủ: Vào khoảng tháng 3 - 4 âm lịch hàng năm, đồng bào Êđê tổ chức Lễ cầu mưa - cầu no đủ. Đây là nghi lễ đánh dấu thời điểm bắt đầu một mùa rẫy mới với mong ước cầu cho mưa thuận, gió hòa, nương rẫy tốt tươi, thóc lúa đầy kho. + Lễ cúng bến nước: 13 Lễ cúng bến nước được tổ chức hàng năm sau mùa thu hoạch để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc. - Âm nhạc: + Không gian văn hóa cồng chiêng: Cồng chiêng được người Êđê coi là linh hồn của dân tộc bởi nó chứa đựng những giá trị lớn trong đời sống tinh thần, phong tục nghi lễ suốt cuộc đời. Tiếng chiêng như sợi dây tâm linh nối kết con người với các đấng siêu nhiên, giúp con người bày tỏ niềm mong ước của bản thân cũng như của cộng đồng với thần linh. Các bộ chiêng giữ vai trò chủ đạo trong các nghi lễ như mừng nhà mới, mừng lúa mới, lễ chúc sức khỏe, cưới hỏi, lễ sinh đẻ, lễ cầu may, lễ tang, lễ bỏ mả. Tất cả các lễ nghi trong cuộc đời người Êđê đều có tiếng cồng chiêng. + Hát êirei: Êirei có nhịp điệu sôi nổi, thoải mái, thường hát ở nơi tụ tập đông người. Hát êirei được thể hiện sinh động bằng lời nói vần (klêi duê) tạo nên nhịp điệu vừa có chất thơ vừa có chất nhạc. Các câu hát như những móc xích nối với nhau. - Nghệ nhân tiêu biểu: + Nghệ nhân Y-Mip Ayŭn sống tại buôn Kŏ Siêr, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. + Nghệ nhân Y-Wang Hwing ở buôn Triă, xã Ea Tul, huyện Čư Mgar, tỉnh Đắk Lắk. + Nghệ nhân Y-Kuăo Buôn Krông ở buôn Kram, xã Ea Tiêu, huyện Čư Kuiň, tỉnh Đắk Lắk. + Nghệ nhân Y-Bhiông Niê ở buôn Akŏ Dhông, phường Tân 14 Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 2.1.2. Thực trạng văn hóa dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Từ ngày giải phóng đến nay, nhất là trong thời kỳ đổi mới của đất nước, việc nghiên cứu, bảo tồn, phát huy ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng đã được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm. Đáng chú ý là Chương trình “Nghiên cứu biên soạn bộ sách công cụ tiếng Êđê” do Viện Ngôn ngữ học Việt Nam thực hiện (trong Chương trình này Viện Ngôn ngữ học Việt Nam đã biên soạn thành công bộ sách dạy học tiếng Êđê và sách học tiếng Êđê (1988 - 2004); xuất bản “Từ điển Việt - Êđê” (1993); “Từ điển Êđê - Việt” (2011); tập sách “Lời nói vần dân tộc Êđê” (2011) [26]; phối hợp với nhà xuất bản Văn hóa dân tộc in tập “Truyện cổ dân gian Êđê” (2013) [27]; Tài liệu bổ trợ cho việc giảng dạy tiếng Êđê “Những từ có nguy cơ thất truyền trong đời sống hàng ngày của người Êđê vùng Krông Ana (Đắk Lắk)” (2015) - Cuốn sách được sự tài trợ của Văn phòng Hợp tác Thụy Sỹ tại Việt Nam, trong khuôn khổ dự án: “Sưu tầm, biên soạn và dạy chữ Êđê”, dùng làm tư liệu bổ trợ cho việc giảng dạy tiếng Êđê tại các trường tiểu học và trung học có người Êđê [24]. Sách Truyện cổ Êđê, Lời nói vần của dân tộc Êđê (Klei mmuň êpul krŭ Bài ca kháng chiến) [32], tạp chí Văn hóa Đắk Lắk, bài giới thiệu các phần trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk đều có dịch sang tiếng dân tộc Êđê. Trong các ngày lễ lớn hoặc bầu cử HĐND các cấp, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã in nhiều băng rôn song ngữ Êđê - Việt gửi xuống cơ sở để tuyên truyền [41]. Những công trình trên với nhiều ý nghĩa thiết thực đã góp phần bảo tồn, phát huy có hiệu quả ngôn ngữ, chữ 15 viết dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời kỳ đổi mới của đất nước. Với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học đặc sắc, năm 2014, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Kiểm kê khoa học Sử thi của người Êđê chọn nhóm đại diện, lập hồ sơ nghệ nhân trình UBND tỉnh đề nghị và được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 4205/QĐ-BVHTTDL, ngày 19/12/2014 [30]. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo sưu tầm, thống kê được một bản danh mục sử thi với tổng số 70 sử thi Êđê, góp phần quan trọng trong việc công bố, xuất bản 75 bộ sử thi Tây Nguyên [29]. Đồng thời chỉ đạo phòng Văn hóa - Thông tin huyện Čư Mgar phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức khai giảng “Lớp truyền dạy Sử thi (kể Akhan) Êđê’’ do 02 nghệ nhân Y-Wang Hwing (62 tuổi) và Y-Đhin Niê (42 tuổi) truyền dạy. Gồm 08 học viên có tố chất, lòng đam mê và biết quý trọng hát kể Sử thi đến từ các buôn trong xã Êa Tul, huyện Čư Mgar. Các học viên được truyền dạy những động tác cơ bản về lối hát kể Akhan, cách láy luyến làn điệu với lối kể theo giọng điệu truyền thống và hiện đại, thực hành diễn xướng. Trên cơ sở lớp học, sử thi sẽ từng bước đi vào đời sống sinh hoạt văn hóa của cộng đồng buôn làng, góp phần giáo dục người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu biết, trân trọng, giữ gìn và bảo tồn những giá trị văn hóa đậm bản sắc truyền thống của buôn làng Êđê. 16 Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, tổng số nghi lễ - lễ hội của ba dân tộc Êđê, Mnông, Giarai là 155, trong đó dân tộc Êđê là 68 [29]. Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo phòng Quản lý Di sản văn hóa, phòng Văn hóa Thông tin các huyện tổ chức lễ hội cúng bến nước ở các buôn người Êđê. Năm 2015, tổ chức phục dựng nghi lễ cúng cầu mùa tại buôn Tring, phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ. Với kết quả: Ghi âm, chọn lọc được 2 băng cassette, với thời lượng 240 phút các lời cúng trong các nghi thức cúng; Quay phim toàn bộ nghi lễ cúng có thời lượng 45 phút, tương đương với 01 đĩa (4,3 Gb); Chụp 470 file hình, tương đương 01 đĩa hình (4,3 Gb) toàn bộ nghi lễ cúng sức khỏe, cúng cầu mùa của dân tộc Êđê. Trong đó, chọn 200 file hình làm tư liệu lưu trữ, tổng hợp danh sách nghệ nhân, thầy cúng. Ngoài ra còn hỗ trợ kinh phí cho huyện Krông Buk phục dựng nghi lễ cúng cầu mùa tại buôn Hdrah, xã Čư Ně và buôn Čư Phiang, xã Hòa Phong, Krông Bông [30]. Năm 2017, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu tổ chức thực hiện một số nội dung trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017 gồm: Hội thi tạc tượng gỗ dân gian, phục dựng 02 nghi lễ của người Êđê (Lễ cầu mưa và Lễ kết nghĩa anh em) [31]. Phối hợp với Ban Dân tộc đánh giá, nghiệm thu công trình khôi phục bảo tồn bến nước tại buôn Gram A, xã Čư Bao, thị xã Buôn Hồ [31]. Tỉnh Đắk Lắk nằm trong không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Qua công tác điều tra của ngành văn hóa, cồng chiêng 17 toàn tỉnh Đắk Lắk năm 1993 có 4.675 bộ cồng chiêng; năm 2003 còn 3.825 bộ chiêng; đến năm 2007 còn 3.375 bộ cồng chiêng, trong đó dân tộc Êđê có 2.680 bộ, dân tộc Mnông có 627 bộ, dân tộc Giarai có 68 bộ; đến nay số bộ cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh vẫn tiếp tục giảm so với những năm trước đây. Số lượng cồng chiêng Tây Nguyên ngày càng suy giảm và những giá trị văn hóa của cồng chiêng Tây Nguyên ngày càng mai một. Thực trạng trên đã và đang đặt ra cho công tác quản lý nhà nước cần phải có những nhiệm vụ và giải pháp hiệu quả cho việc bảo tồn, kế thừa và phát triển di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và văn hóa đương đại hiện nay [12]. Số nghệ nhân dân gian tiêu biểu là 229 nghệ nhân trong tổng số hàng nghìn nghệ nhân trên địa bàn toàn tỉnh. Phần lớn là nghệ nhân đánh cồng chiêng, tiếp theo là nghệ nhân hát dân ca, múa. Các nghệ nhân sử dụng và chế tác nhạc cụ ít hơn. Tiếp đến là các nghệ nhân dệt thổ cẩm, đan lát, kể truyện, kể sử thi [29]. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE) tổ chức tập huấn về Photovoice tại Bảo tàng tỉnh và triển khai thực hiện trong khuôn khổ dự án “Văn hóa của mình - Đối thoại trong không gian mở” tại buôn Ea Sar (huyện Ea Kar) và buôn Tring (Thị xã Buôn Hồ), đồng thời khảo sát về tiếng và chữ viết Êđê tại hai buôn [27]. Phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tiến hành điều tra lập danh mục nghệ nhân biết kể sử thi Êđê và đã tiến hành phỏng vấn, ghi âm, ghi hình một số nghệ nhân tiêu biểu tại hai buôn của huyện Čư Mgar và buôn Akŏ Dhông của thành phố Buôn Ma Thuột [28]. Phối hợp với 18 Văn phòng Hợp tác Thụy Sỹ tại Việt Nam điều tra, sưu tầm từ cổ của người Êđê trong khuôn khổ dự án: “Sưu tầm, biên soạn và dạy chữ Êđê” và xuất bản tài liệu bổ trợ cho việc giảng dạy tiếng Êđê “Những từ có nguy cơ thất truyền trong đời sống hàng ngày của người Êđê vùng Krông Ana (Đắk Lắk)” [24]. 2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - Về hoạch định chiến lược, chính sách quy hoạch về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa - Tổ chức bộ máy và bố trí nguồn lực - Hợp tác quốc tế - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa 2.3. Đánh giá chung quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.3.1. Ưu điểm - Về bộ máy cơ cấu tổ chức quản lý: đã phân cấp quản lý từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã, phường. Xây dựng được cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong công tác quản lý bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Vai trò của cộng đồng: Di sản văn hóa do cộng đồng sáng tạo ra, tồn tại cùng cộng đồng nên việc để cộng đồng quản lý là phương thức hợp lý và đem lại hiệu quả cao. Cộng đồng đóng góp kinh phí để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. 19 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế Một là, khâu bảo tồn, lưu giữ văn hóa còn thiếu tính hệ thống, khoa học. Hai là, chưa có biện pháp kịp thời nhằm hạn chế quá trình đồng nhất hóa các giá trị văn hóa dân tộc Êđê với các dân tộc khác trong quá trình sinh hoạt đời sống hàng ngày. Ba là, chưa đảm bảo hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ bảo tồn, lưu giữ và phát huy văn hóa dân tộc Êđê. Bốn là, quá trình xây dựng các chương trình, đề án bảo tồn, lưu giữ, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê chưa có sự tham gia đáng kể của các chuyên gia và đối tượng thụ hưởng. Năm là, bên cạnh các phòng Quản lý văn hóa của UBND tỉnh, huyện thì Phòng Quản lý Di sản văn hóa mới được thành lập tháng 05/2016, trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch do vậy vai trò quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc bộc lộ nhiều hạn chế. 2.3.2.2. Nguyên nhân Trong những năm gần đây, do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường, của văn hóa và lối sống hiện đại. Việc thay đổi phương thức sản xuất đã kéo theo những biến đổi trong nếp sống, sinh hoạt của người dân. Ngoài ra, một số gia đình đồng bào Êđê nghe lời xúi dục của bọn xấu đã bỏ lễ hội, bỏ phong tục tập quán cộng đồng và mang bán những tài sản quý trong gia đình. 20 Chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê còn bị chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm. Nguồn nhân sự làm công tác chuyên môn còn thiếu, trình độ và năng lực không đồng đều nên làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê. Các nguồn lực đầu tư và hỗ trợ phục vụ công tác quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số còn hạn chế, đặc biệt là nguồn lực tài chính. Do chưa có một chiến lược mang tầm cỡ quốc gia về công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê. Hệ thống các chính sách, đề án liên quan đến bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số còn mang tính phổ quát cao, khó vận dụng trên một địa bàn cụ thể. Công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê còn thiếu định hướng, thiếu những chính sách, chế tài để khuyến khích, kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân. Du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê trong thời gian qua phát triển chưa bền vững, chưa thật sự tương xứng với tiềm năng vốn có. Việc giới thiệu, tổ chức khai thác giá trị văn hóa dân tộc Êđê còn đơn điệu, chưa có sự kết hợp tốt giữa khai thác di sản văn hóa vật thể với di sản văn hóa phi vật thể. Hoạt động tổ chức khai thác di sản văn hóa phi vật thể chưa được làm một cách khoa học, bài bản. 21 Chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong tổ chức khai thác du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê. Công tác tuyên truyền về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Êđê với thông tin còn hạn chế. Tiểu kết chương 2 Nội dung quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk bao gồm: Hoạch định chiến lược, chính sách quy hoạch về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc; Tổ chức bộ máy và bố trí nguồn lực; Hợp tác quốc tế; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các thủ tục khiếu nại để bảo đảm sự vận hành của các hoạt động văn hóa các dân tộc được phát huy tích cực. Việc thực hiện các nội dung trên trong nhiều năm qua đã đạt đuợc nhiều kết quả tích cực, song cũng còn bộc lộ mộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_bao_ton_va_phat_huy_gia.pdf
Tài liệu liên quan