Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh – Từ thực tiễn tỉnh An Giang

Rà soát, hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về bồi dưỡng

công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh

Thứ nhất, đối với thể chế do các cơ quan nhà nước ở trung ương ban

hành

Luận văn đề xuất việc sửa đổi quy định quản lý chương trình bồi dưỡng,

chứng chỉ bồi dưỡng, quy định các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, kiểm định chất lượng

cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ chế tài chính, hợp tác quốc tế trong quản lý BDCC.

Thứ hai, đối với địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương),

Luận văn đề xuất: (i) Tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về quản

lý bồi dưỡng công chức ở địa phương nói chung, công chức cơ quan chuyên

môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh nói riêng; có chế độ phù hợp đối với công

chức khi được cử tham gia các khóa/lớp bồi dưỡng; (ii) Xây dựng cơ chế tạo

động lực, khuyến khích công chức tự học, tự bồi dưỡng; (iii) Quy định gắn

quá trình tham gia bồi dưỡng của công chức gắn với việc phân loại, đánh giá,

thi đua, khen thưởng hàng năm; (iv) Xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo,

bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của địa phương; (v) Nghiên cứu, chỉ23

đạo đặt hàng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu biên soạn chương

trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng

chuyên ngành phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phương trong từng giai

đoạn.

pdf28 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh – Từ thực tiễn tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang - Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh- Từ thực 9 tiễn tỉnh An Giang 10 Chương 1 LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH 1.1. Khái niệm, nguyên tắc quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức 1.1.1. Công chức và bồi dưỡng công chức Hiện nay, ở nước ta, công chức được hiểu là " Là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.” Nếu như đào tạo "là một quá trình trang bị cho người học một hệ thống kiến thức, kỹ năng để đảm nhiệm một công việc lâu dài, mang tính nghề nghiệp, thường được thực hiện trong vài năm và được cấp văn bằng trong hệ thống giáo dục quốc dân" thì "bồi dưỡng công chức là quá trình bổ sung, cập nhật kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực, kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu công việc, phù hợp với sự phát triển của đất nước trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức Luận văn quan niệm: quản lý nhà nước về BDCC được hiểu là hoạt động tổ chức, điều hành BDCC của các chủ thể có thẩm quyền (phần lớn là Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân), trên cơ sở Hiến pháp, luật nhằm bảo đảm BDCC đạt được mục tiêu đã xác định trước, góp phần nâng cao năng lực thực thi công vụ, nhiệm vụ của công chức, xây dựng đội ngũ công chức chính quy, chuyên nghiệp nói riêng, xây dựng nền công vụ hiện đại, kiến tạo, phục vụ nói chung. 11 Gắn với đề tài này, quản lý nhà nước về BDCC cơ quan chuyên thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh là hoạt động tổ chức, điều hành BDCC của các chủ thể (Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nội vụ và các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền), trên cơ sở Hiến pháp, luật nhằm bảo đảm BDCC cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh đạt được mục tiêu đã xác định trước, góp phần nâng cao năng lực thực thi công vụ, nhiệm vụ của công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. 1.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức Quản lý nhà nước về BDCC là một trong những lĩnh vực quản lý nhà nước nên tuân theo những nguyên tắc chung của quản lý nhà nước đó là: nguyên tắc Đảng lãnh đạo đối với hành chính nhà nước; nguyên tắc pháp quyền; nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc nhân dân tham gia vào hoạt động hành chính nhà nước; nguyên tắc kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ; nguyên tắc phân định giữa quản lý nhà nước về kinh tế và quản trị kinh doanh của doanh nghiệp; nguyên tắc công khai, minh bạch. Cụ thể hóa vào lĩnh vực quản lý nhà nước về BDCC, những nội dung cơ bản là: (i) Nguyên tắc Đảng lãnh đạo công tác bồi dưỡng công chức; (ii) Nguyên tắc pháp quyền trong quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức; (iii) Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức; (iv) Nguyên tắc phân định giữa quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức với quản trị nội bộ của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; (v) Nguyên tắc công khai, minh bạch, hiệu quả; (vi) Nguyên tắc kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ trong quản lý nhà nước về BDCC 1.1.4. Chủ thể, đối tượng của quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh 1.1.4.1. Chủ thể quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Chủ thể quản lý quản lý nhà nước về BDCC bao gồm: (1) Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; (2) Bộ, cơ quan ngang bộ; (5) Hội đồng nhân dân cấp và Ủy ban nhân dân tỉnh; (6) Sở Nội vụ. 1.1.4.2. Đối tượng quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh 12 Đối tượng quản lý nhà nước là các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự tác động của chủ thể quản lý nhà nước. Trong quản lý nhà nước về BDCC, đối tượng quản lý chủ yếu gồm: (1) Công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; (2) Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức; (3) Giảng viên, báo cáo cáo viên, cộng tác viên tham gia BDCC. 1.2. Nội dung quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức 1.2.1. Xây dựng, ban hành thể chế quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức Ban hành thể chế quản lý nhà nước về BDCC bao gồm việc xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chiến lược, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, định mức kinh tế- kỹ thuật về bồi dưỡng công chức. Kết quả của hoạt động này là các chiến lược, quy hoạch, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, đề án về BDCC được ban hành. 1.2.2. Tổ chức thực hiện thể chế quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức Tổ chức thực hiện thể chế quản lý nhà nước về bồi dưỡng bao gồm các hoạt động chính như: (i) Phổ biến, quán triệt, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BDCC đến các chủ thể có liên quan BDCC; (ii) Xây dựng, ban hành kế hoạch thực hiện thể chế quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức; (iii)Tổ chức thực hiện các hoạt động BDCC, với hoạt động chính (như: giảng dạy, học tập, thảo luận, nghiên cứu thực tế, kiểm tra, đánh giá) và các hoạt động hỗ trợ (chiêu sinh, quản lý lớp, khai giảng, bế giảng). 1.2.3. Kiểm soát quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức Kiểm soát quản lý nhà nước về BDCC bao gồm một chuỗi các hoạt động do các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhằm bảo đảm cho quản lý nhà nước về BDCC thực hiện theo đúng yêu cầu, chương trình, nội dung bồi dưỡng, đạt được mục tiêu đã đề ra, có hiệu quả, góp phần nâng cao phẩm chất, năng lực thực thi công vụ, nhiệm vụ của công chức. Kiểm soát quản lý nhà nước về BDCC được thể hiện qua các hoạt động chính: Một là, hoạt động kiểm tra của của cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về BDCC; Hai là, hoạt động thanh tra chuyên ngành việc thực hiện đào 13 tạo, bồi dưỡng; Ba là, hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; Bốn là, hoạt động giám sát của tổ chức xã hội, cơ quan báo chí, công dân; Năm là, hoạt động tự kiểm tra, đánh giá của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đối với hoạt động BDCC do mình thực hiện. 1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức 1.3.1. Sự phát triển của kinh tế, xã hội Sự phát triển của kinh tế, xã hội tác động mạnh mẽ đến quản lý nhà nước về BDCC trên nhiều khía cạnh: Thứ nhất, sự phát triển kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ tạo ra tiền đề, khả năng để nhà nước, xã hội, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đầu tư về nhân lực, vật lực (cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ) phục vụ quản lý nhà nước về BDCC và bản thân hoạt động BDCC. Thứ hai, đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi đối với quản lý nhà nước về BDCC phải thay đổi, thích ứng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ. 1.3.2. Mức độ hoàn thiện của thể chế quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức Nếu thể chế quản lý nhà nước về BDCC có nội dung đồng bộ, thống nhất ngay trong nội tại cũng như đồng bộ, thống nhất với các bộ phận khác của thể chế quản lý công vụ, công chức nói chung sẽ đảm bảo cho sự gắn kết chặt chẽ giữa BDCC với các hoạt động khác của quá trình quản lý công chức, đáp ứng yêu cầu liên thông giữa đào tạo, bồi dưỡng với quản lý công chức. 1.3.3. Năng lực tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức Năng lực tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về BDCC thể hiện khả năng lực triển khai các hoạt động quản lý nhà nước về BDCC, thể hiện ở: (i) Chất lượng tham mưu ban hành các kế hoạch, chương trình thực hiện thể chế quản lý nhà nước về BDCC; (ii) Tiến độ, khối lượng công việc được hoàn thành; (iii) Tính hợp pháp, hợp lý, hiệu quả của các quyết định quản lý nhà nước về BDCC; (iv) Kiểm soát, đánh giá được chất lượng BDCC; (v) Các nguồn lực vật chất đáp ứng được nhu cầu của BDCC. 14 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG 2.1. Phân tích tình hình thực hiện nội dung quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang 2.1.1. Ban hành văn bản quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức thuộc thẩm quyền của chính quyền tỉnh An Giang Trong nội dung này, Luận văn đã hệ thống, đề cập đến thực trạng ban hành văn bản quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức thuộc thẩm quyền của chính quyền tỉnh An Giang, cho thấy, căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn, thực tế địa phương, tỉnh An Giang đã ban hành nhiều văn bản phục vụ quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nói chung, bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh nói riêng. 2.2.2. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng công chức của chính quyền tỉnh An Giang 2.2.2.1. Khái quát về đội ngũ công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (1) Về số lượng Toàn tỉnh hiện có 37.358 cán bộ, công chức, viên chức (không bao gồm cán bộ, công chức cấp xã); trong đó, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh là 1.039 người, chiếm khoảng 2,78% tổng số cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh. Trên cơ sở phân tích số liệu đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh (ở các khía cạnh như: theo tuổi, giới tính, ngạch, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ) cho thấy, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang chiếm số lượng không nhiều (chiếm 2,78% trong tổng số công chức toàn tỉnh, chiếm 45,9% tổng số công chức cấp huyện, cấp tỉnh), nhưng có trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học khá cao so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức trong toàn tỉnh, đã được đào tạo về cơ bản, tạo tiền đề cho công tác 15 bồi dưỡng được thuận lợi hơn. 2.2.2.2. Tình hình tổ chức bồi dưỡng công chức Luận văn nêu thực trạng tổ chức bồi dưỡng công chức của tỉnh ở các phương diện: (1) Về phương thức bồi dưỡng; (2) Về số lớp bồi dưỡng và số học viên tương ứng; (3) Về nội dung bồi dưỡng; (4) Kinh phí. 2.2.2.3. Về chủ thể bồi dưỡng Có nhiều cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tham gia bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang như: Trường Chính trị Tôn Đức Thắng, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc, bộ ngành Trung ương (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia, Trường/Học viện bồi dưỡng cán bộ của các bộ/ngành). 2.2.3 Về kiểm soát bồi dưỡng công chức ở tỉnh An Giang 2.2.3.1. Hoạt động kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền Hàng năm, Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Chính phủ, Bộ Nội vụ và các cơ quan nhà nước cấp trên về công tác quản lý bồi dưỡng công chức của địa phương khi có yêu cầu. Sở Nội vụ An Giang kiểm soát hoạt động bồi dưỡng công chức thông qua hoạt động tham mưu cho Ủy ban nhân dân ban hành các quyết định về tổ chức các khóa bồi dưỡng công chức, quyết định cử công chức đi học các khóa bồi dưỡng; phối hợp với với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tổ chức các khóa bồi dưỡng. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy, việc giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh đối với công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng công chức chưa được chú trọng. Sở Nội vụ chưa tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện kiểm tra, thanh tra chuyên đề về quản lý BDCC trên địa bàn tỉnh. Bộ Nội vụ chưa tổ chức được việc kiểm tra, thanh tra công tác quản lý nhà nước về BDCC tại An Giang. 2.2.3.2. Hoạt động tự kiểm tra của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng Trong thời gian qua, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã tiến hành thanh tra về việc thực hiện Quy chế quản lý đào tạo của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Quy chế đào tạo cao cấp lý luận chính trị tại trường Chính trị Tôn Đức Thắng. Đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khác, việc đánh giá chất lượng khóa học đã được thực hiện đối với một số khóa/lớp học thông qua một số hình thức như trao đổi, lắng nghe thông tin 16 phản hồi từ các học viên, chủ nhiệm lớp, phát phiếu khảo sát, kiểm tra, đánh giá khi kết thúc khóa học. 2.2. Phân tích các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức ở tỉnh An Giang 2.2.1. Khái quát về tỉnh An Giang An Giang là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính, gồm 2 thành phố, 1 thị xã, 8 huyện với 156 xã, phường, thị trấn. Tỉnh có gần 100km đường biên giới giáp 2 tỉnh Kandal và Tàkeo, Vương quốc Campuchia. An Giang có 02 cửa khẩu quốc tế, 02 cửa khẩu chính, 01 cửa khẩu phụ và nhiều đường mòn, lối mở. An Giang có diện tích tự nhiên 3.536 km2, trong đó hơn 80% là diện tích đất sản xuất nông nghiệp (tương đương 297.000ha) và hơn 65% dân số là lao động nông thôn. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 3,18%. An Giang là tỉnh đa dân tộc, đa tôn giáo, trong đó, dân tộc Kinh chiếm trên 94,7% dân số toàn Tỉnh; dân tộc Khmer chiếm 4,2%, sống tập trung ở 02 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên, hầu hết theo đạo Phật giáo Nam Tông; dân tộc Chăm chiếm trên 0,67%, sống tập trung ở thị xã Tân Châu và huyện An Phú, hầu hết theo đạo Hồi; dân tộc Hoa chiếm trên 0,38%, phần lớn theo đạo Phật giáo Đại Thừa, đạo Khổng và tín ngưỡng dân gian. 2.2.2. Tình hình kinh tế- xã hội của An Giang (2016- 2020) 2.2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế An Giang (2016 - 2020) Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đã tập trung nguồn lực thực hiện đạt và vượt 8/15 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, 5/15 chỉ tiêu đạt trên 80%. Tốc độ tăng trưởng GRDP An Giang giai đoạn 2016 - 2020 đạt 5,25%, cao hơn giai đoạn 2010 - 2015 (đạt 5,07%), nhưng thấp hơn so với giai đoạn 2000 – 2005, 2006 – 2011 (8,5%, 9,66%). Xét về quy mô kinh tế, quy mô kinh tế của An Giang cả 2 giai đoạn 2011 - 2015, 2016 - 2020 vẫn trụ hạng 5/13 tỉnh thành. So sánh quy mô của giai đoạn 2016 - 2020 so với giai đoạn 2011 - 2015 thì quy mô giai đoạn sau tăng gấp 1,36 lần so giai đoạn trước. Đời sống người dân được cải thiện, GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt trên 46,8 triệu đồng (tăng gần 16 triệu đồng so năm 2015). 2.2.2.2. Kết quả phát triển văn hóa, xã hội chủ yếu của tỉnh (giai đoạn 2016- 2020) 17 Tỉnh luôn quan tâm kết hợp nhiều nguồn lực ngân sách và xã hội triển khai đồng bộ các chính sách phúc lợi, an sinh xã hội, như giáo dục, y tế, việc làm, giảm nghèo, bảo hiểm, nhà ở, tập trung cho vùng khó khăn, các đối tượng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, sạt lở, hộ chính sách, hộ khó khăn, hộ nghèo, góp phần tạo nên nét văn hóa riêng cho tỉnh- nét văn hóa về an sinh xã hội vì cộng đồng. Nhìn nhận tổng quan, cho thấy, An Giang có những lợi thế chính sau: (i) Lợi thế về nguồn lợi về thủy sản, trữ lượng nước ngọt; (ii) Lợi thế về phát triển du lịch (cả ở phương diện kinh tế và văn hóa) do sự đa dạng về dân tộc, tôn giáo, di tích lịch sử, di tích văn hóa; (iii) Lợi thế về phát triển kinh tế biên mậu; (iv) Lợi thế về nhân lực (tỉnh có dân số trẻ nên có thể cung cấp lao động cho phát triển kinh tế, xã hội). Bên cạnh đó, tỉnh cũng có những thách thức nhất định: (i) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của còn chậm, năng suất trong các ngành còn thấp, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch và nông nghiệp- hai ngành được xác định là kinnh tế mũi nhọn của tỉnh; (ii)Tỷ trọng nông nghiệp còn cao, nên thu ngân sách của tỉnh thấp; (iii) Hạ tầng giao thông (cả giao thông đường bộ và đường thủy) của tỉnh chưa phát triển, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn; (iv) Dân số đông song chất lượng chưa cao; (v) Quốc phòng, an ninh còn tiềm ẩn những rủi ro do có đường biên giới và là địa phương đa dân tộc, tôn giáo, đòi hỏi cần phải tiếp tục đầu tư nhiều. Với sự phát triển kinh tế, xã hội cũng như những lợi thế, thách thức của tỉnh đã có những tác động thuận lợi đến quản lý nhà nước về BDCC của tỉnh, thể hiện trước hết ở việc tỉnh đã có bố trí được nguồn ngân sách để đáp ứng được cơ bản nhu cầu của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh nói chung, bồi dưỡng cho công chức thuộc cơ quan chuyên môn Ủy ban nhân dân tỉnh nói riêng, với tổng kinh phí ước tính là 155 tỷ (cho giai đoạn 2016- 2020). Đồng thời, quá trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh cũng đặt ra cho quản lý nhà nước về BDCC những đòi hỏi đó là: Thứ nhất, công chức của tỉnh nói chung, công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh nói riêng cần phải được bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật, bổ sung kịp thời kiến thức, kỹ năng cần thiết về quản lý nhà nước trên 18 các lĩnh vực (kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, hội nhập quốc tế) nhằm bảo đảm họ được trang bị, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời có được kỹ năng ở mức độ thuần thục trong thực thi nhiệm vụ, công vụ được giao. Thứ hai, hoạt động quản lý nhà nước về BDCC cần được triển khai có kế hoạch, khoa học, thiết thực, hiệu quả. Các sở phải chủ động trong tham mưu về công tác bồi dưỡng công chức thuộc ngành, lĩnh vực mình quản lý. Sở Nội vụ chủ động nắm bắt kịp thời nhu cầu bồi dưỡng để tham mưu kịp thời cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh. 2.2.2. Mức độ hoàn thiện của thể chế quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Tuy nhiên, nghiên cứu thực tế cho thấy, còn có một số bất cập, thiếu hụt sau: Một là, tỉnh chưa tổ chức biên soạn, phê duyệt được chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh. Thứ hai, An Giang chưa ban hành quy chế quy định trách nhiệm đối với cán bộ, lãnh đạo, quản lý tham gia giảng dạy các chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại tỉnh. Thứ ba, quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh chưa đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng công chức trong việc khảo sát, nắm bắt nhu cầu bồi dưỡng, cử công chức đi học. 2.2.3. Năng lực tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Năng lực tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức của tỉnh An Giang đáp ứng được cơ bản nhu cầu thực tế. Bên cạnh đó, thực tế cho thấy, trong quá trình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cũng bộc lộ những thiếu hụt, đó là: (i) Việc xây dựng kế hoạch BDCC chưa gắn chặt với công tác quy hoạch, tạo nguồn cho các vị trí lãnh đạo, quản lý; (ii) Chưa tham mưu, chỉ đạo xây dựng mạng lưới liên kết giữa tỉnh với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước; (iii) Chưa xây dựng được những chương trình BDCC có tính chất chuyên đề/đặc thù gắn với việc phục vụ phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; (iv) Việc kiểm soát chất lượng các hoạt động BDCC chưa được thực hiện thường xuyên với 19 những hình thức phù hợp. 2.3. Nhận xét về thực trạng quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh An Giang 2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân 2.3.1.1. Kết quả đạt được Từ những phân tích trên, có thể thấy, quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh An Giang đạt được những kết quả chủ yếu sau: Thứ nhất, về thể chế, Tỉnh đã ban hành kịp thời, tương đối đầy đủ quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh, tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Thứ hai, trong điều kiện ngân sách còn có hạn, tỉnh đã cố gắng bố trí ngân sách đáp ứng cơ bản nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh. Thứ ba, đối với công chức thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh được bồi dưỡng tương đối đầy đủ về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, về tin học và ngoại ngữ. Thứ tư, công tác BDCC đã góp phần trang bị, cập nhật, củng cố cho công chức kiến thức, kỹ năng cần thiết trong quá trình thực thi công vụ, góp phần đổi mới tư duy quản lý, nâng cao năng lực tham mưu, quản lý, điều hành của công chức. Thứ năm, tổ chức bộ máy, năng lực nghiên cứu, giảng dạy của Trường Chính trị Tôn Đức Thắng được kiện toàn, nâng cao, phục vụ tốt hơn nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh. Chất lượng các khóa/lớp bồi dưỡng tổ chức tại tỉnh An Giang từng bước được nâng cao. 2.3.1.2. Nguyên nhân của kết quả đạt Những kết quả đạt trên có được do những nguyên nhân chủ yếu sau: (i) Sự quan tâm, lãnh đạo của Tỉnh ủy về công tác cán bộ, trong đó có nội dung về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; (ii) Nhận thức, trách nhiệm của của lãnh đạo, quản lý cấp sở trong việc thực hiện bồi dưỡng công chức thuộc sở đã được nâng cao một bước; (iii) Bản thân công chức khi được cử tham gia các khóa/lớp bồi dưỡng cũng đã ý thức được quyền, trách nhiệm của công chức trong quá trình BDCC; (iv) Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cũng đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc đổi mới chương trình, nội dung, giáo trình, tài liệu, phương thức giảng dạy, năng lực của giảng viên, báo cáo viên; (v) Đảng, Nhà nước ngày càng quan tâm chuẩn 20 hoá đội ngũ cán bộ các cấp nên tăng cường công tác bồi dưỡng các đối tượng cán bộ, công chức. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, quản lý nhà nước về BDCC (trong đó có công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh) còn có những hạn chế như: Thứ nhất, trong các chương trình, kế hoạch về phát triển nhân lực của tỉnh, hiện đang tập trung cho công tác đào tạo nhân lực; nội dung về bồi dưỡng (trong đó có BDCC) còn chưa được tương xứng với vị trí, vai trò của công tác BDCC. Thứ hai, các bộ phận tham mưu, giúp việc chưa đề xuất việc xây dựng các chương trình bồi dưỡng gắn với yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Thứ ba, tinh thần, ý thức tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng của công chức chưa cao, chưa đồng đều; ý thức trách nhiệm của một bộ phận công chức trong công việc còn thấp, có tâm lý an phận, thiếu ý chí, khát vọng phát triển, cống hiến, phục vụ; một bộ phận thiếu rèn luyện, tu dưỡng đạo đức công vụ. 2.3.2.1. Nguyên nhân của hạn chế Một là, cơ chế quản lý BDCC còn thể hiện tính bao cấp, chưa khuyến khích, tạo động lực và áp lực cho công chức trong việc chủ động tham gia các khóa bồi dưỡng. Hai là, một bộ phận công chức chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò của bồi dưỡng và trách nhiệm của bản thân trong việc tham gia các khóa bồi dưỡng. Ba là, một số giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng còn thiếu kinh nghiệm về thực tiễn trên các lĩnh vực quản lý. Bốn là, công tác kiểm soát chất lượng bồi dưỡng chưa được chú trọng. Năm là, tỉnh chưa chú trọng đến công tác hợp tác quốc tế trong công tác BDCC. 21 Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH - TỪ THỰC TIỄN TỈNH AN GIANG 3.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh - Từ thực tiễn tỉnh An Giang 3.1.1. Xác định bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành BDCC phải được xem là nhiệm vụ quan trọng, khách quan, thường xuyên của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo, bảo đảm gắn chặt giữa bồi dưỡng với tạo nguồn, quy hoạch, bổ nhiệm, sử dụng công chức lãnh đạo, quản lý; có định hướng, yêu cầu về cơ chế quản lý, nội dung, chương trình, chất lượng bồi dưỡng phù hợp với chiến lược cán bộ, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh; quyết định cử công chức lãnh đạo, quản lý cấp sở tham gia các khóa/lớp bồi dưỡng theo thẩm quyền. 3.1.2. Bảo đảm bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh đáp ứng được thực tiễn địa phương, thiết thực, hiệu quả Mỗi địa phương (tỉnh) có đặc điểm địa lý, dân cư, phong tục, tập quán, điều kiện, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức khác nhau, dẫn đến việc tổ chứ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_boi_duong_cong_chuc_cac.pdf
Tài liệu liên quan