Kiện toàn bộ máy và cải cách hành chính trong quản lý
nhà nước về đền bù, hỗ trợ, tái định cư
Năng lực thực hiện chính sách và công tác tổ chức thực hiện của
bộ máy ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Do vậy, đội
ngũ cán bộ làm công tác này phải am hiểu và nắm chắc các quy định của
pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; có đủ trình độ, năng lực, có
tâm với nghề nghiệp nhất là phải có tính chuyên nghiệp, chuyên môn
cao, cùng với sự chỉ đạo và phối hợp chính xác, chặt chẽ, nhịp nhàng
giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan
29 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về bồi thường và giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Cư m’gar, tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bồi thường, giải phóng mặt bằng
Bước 10: Công khai Quyết định thu hồi đất, Quyết định phê duyệt
phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Bước 11: Tổ chức chi trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng
Bước 12: Quản lý và bàn giao quỹ đất đã thu hồi.
1.2.2.2. Trách nhiệm các cơ quan cấp huyện, xã trong việc tham
gia thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng:
- Trách nhiệm của UBND huyện:
+ Ban hành quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, giải phóng
mặt bằng;
+ Chỉ đạo, tổ chức, tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân
về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
+ Ban hành thông báo thu hồi đất, kế hoạch đo đạc, kiểm đếm;
+ Ban hành quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân và
quyết định phê duyệt phương án bồi thường;
+ Chỉ đạo Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện phối hợp
với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư lập và tổ chức thực hiện
phương án bồi thường;
+ Phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức và chủ đầu tư thực
hiện dự án đầu tư xây dựng, phương án tạo lập các khu tái định cư tại
địa phương theo phân cấp.
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư theo thẩm quyền được giao; ra quyết định cưỡng chế và tổ
chức cưỡng chế đối với các trường hợp không bàn giao mặt bằng theo
thẩm quyền quy định.
- Trách nhiệm Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thành lập cho từng
dự án cụ thể, trách nhiệm của Hội đồng bồi thường là cho chủ trương xử
lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình lập và tổ chức thực hiện
phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn huyện; chịu trách
8
nhiệm về tính pháp lý của đất đai, tài sản được bồi thường, hỗ trợ hoặc
không được bồi thường hỗ trợ trong phương án bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư.
- Trách nhiệm của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải
phóng mặt bằng:
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng là cơ
quan giúp UBND huyện thực hiện các công việc có liên quan đến bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện từ công tác chuẩn bị thực
hiện cho đến khi bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư; tham gia phối hợp
với các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết các hồ sơ khiếu nại,
tố cáo về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Trách nhiệm UBND cấp xã:
- Cử lãnh đạo UBND xã tham gia Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư huyện;
- Tổ chức tuyên truyền về mục đích thu hồi đất, chính sách bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư, thực hiện việc xác nhận nguồn gốc sử dụng đất, diện tích đất đai, tài
sản của người bị thu hồi và xét các chính sách hỗ trợ;
- Phối hợp và tạo điều kiện hỗ trợ cho việc chi trả tiền bồi thường,
hỗ trợ và bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất.
1.2.2.3. Xác định điều kiện bồi thường về đất, tài sản trên đất và
giá đất bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
a. Điều kiện bồi thường và không bồi thường về đất
* Điều kiện bồi thường về đất:
Nhà nước có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho người sử
dụng đất khi thu hồi đất, song không phải tất cả các trường hợp Nhà
nước thu hồi đất đều được bồi thường. Người sử dụng đất được xem xét
bồi thường phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau:
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp
luật về đất đai;
- Có quyết định giao đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật về đất đai;
9
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được UBND xã,
phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã)
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ
về quyền sử dụng đất, nhưng đất đã được sử dụng ổn định không tranh
chấp đến thời điểm có quyết định thu hồi đất, mà tại thời điểm bắt đầu
sử dụng đất không vi phạm quy hoạch; không vi phạm hành lang bảo vệ
các công trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt đã công bố công
khai, cắm mốc; không phải là đất lấn chiếm trái phép và được UBND
cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận đất đó không có tranh chấp;
- Tổ chức sử dụng đất mà đất có nguồn gốc được Nhà nước giao
có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp không có nguồn gốc
từ ngân sách nhà nước; đất nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất
hợp pháp mà tiền trả cho việc chuyển nhượng không có nguồn từ ngân
sách nhà nước; đất sử dụng có nguồn gốc hợp pháp từ hộ gia đình, cá
nhân;
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở
hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy
chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà chưa
được cấp;
- Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất mà không
phải là đất do nhà nước giao, cho thuê và có giấy chứng nhận hoặc có
đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà chưa được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất;
- Người sử dụng đất theo hình thức thuê đất trả tiền một lần cho
cả thời gian thuê [16].
- Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm
2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất
nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện
để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất [16].
* Các trường hợp không được bồi thường về đất:
b. Điều kiện bồi thường và không bồi thường tài sản trên đất
10
Một là, những tài sản được xem xét bồi thường:
- Tài sản được hình thành trên đất đủ điều kiện bồi thường;
- Tài sản hình thành trước trước thời điểm quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.
Hai là, những tài sản không được xem xét bồi thường:
- Nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau khi
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công bố mà không được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền cho phép xây dựng.
- Tài sản gắn liền với đất thuộc các trường hợp thu hồi đất do vi
phạm pháp luật về đất đai;
- Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật
hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền.
- Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình xây
dựng khác không còn sử dụng [16].
c. Xác định giá tính tiền bồi thường, hỗ trợ về đất và tài sản trên
đất
* Xác định giá tính tiền bồi thường, hỗ trợ về đất:
Theo quy định của pháp luật, giá đất là giá trị của quyền sử dụng
đất tính trên một đơn vị diện tích đất. Việc xác định giá đất phải đảm
bảo nguyên tắc là phải được xác định theo mục đích sử dụng hợp pháp
và phải phù hợp với giá phổ biến trên thị trường của loại đất cùng mục
đích sử dụng đã chuyển nhượng hoặc giá trúng đấu giá quyền sử dụng
đất. Như vậy, các loại đất khác nhau sẽ có giá khác nhau. Trong từng
thời kỳ, pháp luật đất đai nước ta có những quy định khác nhau về việc
áp dụng giá đất để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
* Xác định giá tính tiền bồi thường, hỗ trợ về tài sản:
Tùy từng loại tài sản mà có cách xác định giá bồi thường khác
nhau
1.2.2.4. Xác định vị trí, quy mô khu tái định cư phù hợp với quy
hoạch phát triển chung của địa phương.
Về nguyên tắc, việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được
thực hiện bằng việc Nhà nước giao đất có cùng mục đích sử dụng với
loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường
11
bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do cấp tỉnh quyết định
tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Tuy nhiên, trong điều kiện quỹ đất
ngày càng hạn hẹp như hiện nay thì việc bồi thường bằng đất ở cho
người bị thu hồi đất ở là hết sức khó khăn và không khả thi.
1.2.2.5. Lập và thực hiện các dự án tái định cư
a. Quy định lập khu tái định cư
Khu tái định cư được lập cho một hoặc nhiều dự án; nhà ở, đất ở
trong khu tái định cư được bố trí theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện
tích khác nhau phù hợp với các mức bồi thường và khả năng chi trả của
người được tái định cư; cơ sở hạ tầng phải được xây dựng đồng bộ, bảo
đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục,
tập quán của từng vùng, miền.
Dự án tái định cư được lập và phê duyệt độc lập với phương án
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng phải bảo đảm có đất ở, nhà ở tái
định cư trước khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi
đất. Việc lập dự án tái định cư, lựa chọn chủ đầu tư thực hiện theo quy
định của pháp luật về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư.
b. Thực hiện bố trí tái định cư
- Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng được
UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện giao trách nhiệm bố trí tái định cư
phải thông báo cho người có đất ở thu hồi thuộc đối tượng phải di
chuyển chỗ ở về dự kiến phương án bố trí tái định cư và niêm yết công
khai ít nhất là 15 ngày tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt
chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và tại nơi tái định cư trước khi
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bố trí tái định
cư.
1.2.2.6. Kiểm tra, giám sát và giải quyết khiếu nại tố cáo về bồi
thường, giải phóng mặt bằng
a. Thực hiện kiểm tra, giám sát
Kiểm tra, giám sát là một trong những khâu quan trọng của quản
lý nhà nước. Kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo hoạt động quản lý nhà
nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện đúng thẩm
quyền, phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích
của người bị thu hồi đất, lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích của Nhà nước.
12
Thông qua công tác kiểm tra, giám sát sẽ kịp thời phát hiện những sai
sót, sai phạm trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng
b. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bồi thường, giải phóng mặt
bằng
Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được quy định
trong Hiến pháp 2013 của nước ta, là công cụ pháp lý để công dân bảo
vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, là biểu hiện của nền dân
chủ XHCN. Khiếu nại, tố cáo là một kênh thông tin khách quan phản
ánh việc thực thi quyền lực của bộ máy Nhà nước nói chung, bộ máy cơ
quan hành chính Nhà nước nói riêng; phản ánh tình hình thực hiện công
vụ của cán bộ, công chức.
* Giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:
Theo quy định của pháp luật, công dân, cơ quan, tổ chức có
quyền khiếu nại đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét
lại quyết định hành chính, hành vi hành chính về bồi thường, hỗ trợ tái
định cư khi có căn cứ cho rằng các quyết định hành chính, hành vi hành
chính xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
1.2.2.7. Tổng kết, đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư ở địa phương
Tổng kết, đánh giá là một khâu quan trọng trong quản lý nói
chung và quản lý nhà nước nói riêng. Qua tổng kết đánh giá, giúp nhà
quản lý đánh giá được mặt tích cực cũng như những hạn chế đối với
quyết định quản lý của mình, cũng như chỉ ra những nguyên nhân hạn
chế, để từ đó có những biện pháp khắc phục giúp quá trình quản lý đạt
được kết quả mục tiêu quản lý đã đề ra.
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về Bồi
thƣờng và giải phóng mặt bằng.
1.3.1. Hệ thống pháp luật
1.3.2. Sự phù hợp về chính trị
1.3.3. Đảm bảo cân bằng lợi ích trong hoạt động bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
1.3.4. Tổ chức bộ máy; năng lực phẩm chất đội ngũ cán bộ,
công chức của các cơ quan quản lý nhà nước
13
Tiểu kết chƣơng 1
Thông qua việc nghiên cứu cơ sở khoa học và pháp lý quản lý nhà
nước về Bồi thường và giải phóng mặt bằng, có thể thấy đây là một hoạt
động thiết yếu của công tác quản lý Nhà nước.
Để công tác Bồi thường và giải phóng mặt bằng bảo đảm đúng vị
trí và phát huy tốt vai trò của mình, dựa vào các căn cứ khoa học, pháp
lý và thực tiễn, cần có các biện pháp quản lý và tổ chức thực hiện phù
hợp, đáp ứng yêu cầu, bối cảnh hiện tại và xu thế phát triển chung.
Mục đích quản lý nhà nước về Bồi thường và giải phóng mặt
bằng nhằm đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của
các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cơ sở trong công tác Bồi
thường và giải phóng mặt bằng; đảm bảo sự thống nhất trong quản lý, tổ
chức thực hiện các nội dung và các nghiệp vụ công tác Bồi thường và
giải phóng mặt bằng ở các cơ quan, các ngành, các cấp hiện nay.
Chƣơng 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BỒI THƢỜNG VÀ
GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƢM’GAR,
TỈNH ĐĂK LĂK
2.1. Khái quát về tình hình Bồi thƣờng và giải phóng mặt
bằng trên địa bàn huyện CƣM’gar, tỉnh Đăk Lăk.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội huyện CưM’gar,
tỉnh Đăk Lăk.
2.1.1.1. Về đặc điểm tự nhiên
Huyện nằm ở phía bắc tỉnh Dak Lak, có vị trí quan trọng; giàu
tiềm năng lợi thế để phát triển kinh tế xã hội, với tổng diện tích tự nhiên
là 82.443 ha. Đặc điểm địa hình bằng phẳng, có hệ thống suối trải đều
khắp địa bàn và với hơn 70% diện tích là đất đỏ bazan, thích hợp cho
việc sản xuất các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao theo hướng
sản xuất hàng hóa, tập trung chuyên canh.
Khi mới thành lập dân số toàn huyện chỉ có 41.176 người, gồm
3 dân tộc anh em sinh sống ở 8 xã. Đến nay, dân số toàn huyện trên
14
162.000 người, 25 dân tộc anh em với nhiều nền văn hóa phong phú, đa
dạng sinh sống ở 17 xã, thị trấn.
2.1.2. Tình hình bồi thường và giải phóng mặt bằng trên địa
bàn huyện CưM’gar, tỉnh Đăk Lăk từ năm 2014 cho đến nay.
2.1.2.1. Về tình hình chung
Nhìn chung, công tác Bồi thường và giải phóng mặt bằng trong
thời gian qua trên địa bàn huyện CưM’gar đã cơ bản đảm bảo được nhu
cầu sử dụng đất cho đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng và triển khai
các dự án đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Công tác Bồi thường và giải phóng mặt bằng gần như đã được sự hưởng
ứng của cả hệ thống chính trị. Trung tâm phát triển quỹ đất huyện cùng
các ban ngành cấp huyện, UBND các xã, thị trấn đã có những tham
mưu cho UBND huyện CưM’gar tổ chức thực hiện và triển khai khá tốt
công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện. Các chính
sách Bồi thường và giải phóng mặt bằng của Nhà nước được huyện
CưM’gar tổ chức thực hiện khá chặt chẽ, đúng pháp luật và theo hướng
có lợi cho người bị thu hồi đất.
Tuy nhiên, công tác Bồi thường và giải phóng mặt bằng trên địa
bàn huyện thời gian qua còn gặp nhiều những khó khăn, bất cập; trong
đó, khó khăn, bất cập lớn nhất là:
Các chính sách bồi thường, hỗ trợ thiệt hại khi Nhà nước thu hồi
đất liên tục thay đổi, không nhất quán và đồng bộ nên dẫn đến người
dân khiếu nại kéo dài.
2.1.2.2. Thực hiện Bồi thường và giải phóng mặt bằng của một số
dự án điển hình trên địa bàn huyện CưM’gar.
Trong luận văn này tác giả chọn 03 dự án điển hình cho tình hình
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện CưM’gar. Đây cũng là
những dự án có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện và
có nhiều vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến
tiến độ triển khai thực hiện dự án.
1- Dự án Hạ tầng kỹ thuât khu dân cƣ tổ dân phố 8, thị trấn
Quảng Phú, huyện CƣM’gar:
15
2. Dự án đầu tƣ xây dựng đƣờng Hồ Chí Minh đoạn tuyến
tránh tây thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk (đoạn qua huyện
CƣM’gar):
3- Dự án TBA 110 kV Ea Súp và đấu nối, đoạn đi qua địa bàn
huyện CƣM’gar:
2.2. Thực tiễn quản lý nhà nƣớc về bồi thƣờng và giải phong
mặt bằng trên địa bàn huyện CƣM’gar, tỉnh Đăk Lăk.
2.2.1. Tổ chức bộ máy làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư trên địa bàn huyện CưM’gar, tỉnh Đăk Lăk.
Tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ Bồi thường và giải phóng
mặt bằng trên địa bàn huyện CưM’gar, tỉnh Đăk Lăk gồm:
- Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện CưM’gar: Được thành lập
theo Quyết định số 2066/QĐ-UBND ngày 18/8/2010 của UBND tỉnh
Đăk Lăk. Với chức năng, nhiệm vụ thực hiện công tác Bồi thường và
giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện CưM’gar và các nhiệm vụ khác
do UBND huyện CưM’gar chỉ đạo.
- Hội đồng thẩm định phương án Bồi thường và giải phóng mặt
bằng huyện CưM’gar (gọi tắt là Hội đồng thẩm định phương án);
2.2.2. Quản lý nhà nƣớc về Bồi thƣờng và giải phóng mặt
bằng trên địa bàn huyện CƣM’gar, tỉnh Đăk Lăk
2.2.2.1. Về tổ chức việc Bồi thường và giải phóng mặt bằng khi
Nhà nước thu hồi đất
Công tác Bồi thường và giải phóng mặt bằng là một công việc
khó khăn, phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan tham
gia trong việc tổ chức thực hiện phương án bồi thường. Nhìn chung các
phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện CưM,gar
thời gian qua về cơ bản đã được thực hiện đúng pháp luật và theo một
quy trình chặt chẽ từ giai đoạn xây dựng hiện kế kế hoạch thu hồi đất, tổ
chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư và bàn giao quỹ
đất đã thu hồi cho nhà đầu tư.
2.2.2.2. Xác định điều kiện bồi thường về đất, tài sản trên đất và
giá đất bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện
CưM’gar
16
Việc xác định điều kiện được bồi thường và không được bồi
thường hỗ trợ về đất và tài sản trên đất là một công việc hết sức quan
trọng, làm cơ sở cho việc áp giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Thời gian qua, huyện CưM’gar đã thực hiện khá tốt việc xác định điều
kiện bồi thường, không được bồi thường theo đúng quy định của pháp
luật. Phần lớn công tác xét duyệt điều kiện bồi thường được thực hiện
chặt chẽ, nên đã hạn chế được phát sinh khiếu kiện sau khi phương án
bồi thường được phê duyệt.
2.2.2.3. Xác định vị trí, quy mô khu tái định cư phù hợp với quy
hoạch phát triển chung của địa phương
Hiện nay huyện CưM’gar chưa có quy hoạch và đầu tư xây dựng
khu tái định cư tập trung, các dự án tái định cư được lập theo từng dự án
dầu tư, toàn huyện hiện nay có 02 khu tái định cư phục vụ nhu cầu bố trí
tái định cư trên địa bàn huyện cho hai dự án.
Tuy nhiên, hiện huyện Cư M’gar chưa tiến hành điều tra xác định
được nhu cầu cần bố trí tái định cư cho tất cả các dự án đầu tư theo quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020 đã được
UBND tỉnh Đăk Lăk phê duyệt tại Quyết định số 2196/QĐ-UBND ngày
11 tháng 9 năm 2013.
2.2.2.4. Lập và thực hiện các dự án tái định cư
Nhìn chung các khu tái định cư trên địa bàn huyện Cư M’gar thời
gian qua cơ bản đã được địa phương lập đúng theo quy định
Chất lượng khu tái định cư chưa đảm bảo theo quy định, thiếu các
điều kiện sống tối thiểu cho người dân khi được bố trí vào khu tái định
cư (giao thông nội khu, điện, nước người dân phải tự lo, thiếu nhà trẻ -
mẫu giáo, chợ ...);
Xây dựng khu tái định chưa đảm bảo theo quy hoạch chi tiết được
phê duyệt, điển hình như khu tái định cư Chùa Hang theo quy hoạch chi
tiết được phê duyệt có hạng mục công trình nhà trẻ, mẫu giáo nhưng
trên thực tế không được đầu tư xây dựng.
2.2.2.5. Về kiểm tra, giám sát và giải quyết khiếu nại tố cáo về bồi
thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện
CưM’gar
- Về thực hiện công tác kiểm tra, giám sát:
17
Thực hiện kiểm tra, giám sát việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất là việc làm thường xuyên. Trong quá trình
quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát là công việc quan trọng nhằm đảm
bảo các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước được tổ chức
thực hiện nghiêm minh, nhất là đối với vấn đề nhạy cảm như bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
2.3. Đánh giá quản lý về bồi thƣờng và giai phóng mặt bằng
trên địa bàn huyện Cƣ M’gar, tỉnh Đăk Lăk.
2.3.1. Những kết quả, thành tựu nổi bật
- Về cơ bản, các phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên
địa bàn huyện Cư M’gar thời gian qua đã được thực hiện một cách chặt
chẽ, đảm bảo đúng pháp luật và quy trình, từ giai đoạn xây dựng hiện kế
kế hoạch thu hồi đất, tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái
định cư và bàn giao quỹ đất đã thu hồi cho nhà đầu tư.
- Công tác tổng kết, đánh giá việc thực hiện các qui định của Nhà
nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được
UBND huyện Cư M’gar chỉ đạo, qua đó đã kịp thời phát hiện những
thiếu sót, bất cập trong việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để
tìm ra những nguyên của tồn tại, hạn chế và đề ra các giải pháp tăng
cường hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
2.3.2. Những hạn chế, bất cập
- Việc xác định điều kiện bồi thường về đất đôi khi vẫn còn sai
sót, vi phạm các nguyên tắc về bồi thường tài sản. Giá đất tính bồi
thường vẫn còn thấp hơn giá thị trường, nhất là giá đất nông nghiệp liền
kề khu dân cư, đất mặt tiền đường, gây nhiều khó khăn trong công tác
thực hiện chi trả bồi thường và thu hồi đất. Công tác xác định giá đất để
bồi thường được tiến hành chậm, thiếu giải pháp để đẩy nhanh tiến độ
xác định giá đất. Xác định điều kiện bồi thường và không bồi thường về
đất đôi khi chưa thực sự khách quan, còn có những sai sót.
- Hạ tầng cơ sở của các khu tái định cư chưa đồng bộ, chất lượng
các khu tái định chưa đạt theo yêu cầu. Việc chỉ đạo và tổ chức thực
hiện đầu tư xây dựng các khu tái định cư còn chậm, gây khó khăn trong
việc giải phóng mặt bằng; người bị thu hồi đất thường nhận tiền tự lo
chỗ ở, có trường hợp phải ở tạm cư, không đảm bảo ổn định cuộc sống.
18
- Công tác giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
còn chậm so với thời gian quy định.
- Công tác tổng kết đánh giá về thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư chưa được huyện Cư M’gar tổ chức thường xuyên.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Trong chương 2, trên cơ sở khung lý thuyết của Chương 1 và từ
thực tế của huyện CưM’gar, tỉnh Đăk Lăk; nghiên cứu đã:
- Khái quát về đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của
huyện CưM’gar, tỉnh Đăk Lăk và tác động của đặc điểm tự nhiên và
điều kiện kinh tế - xã hội đến quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư của huyện CưM’gar;
- Tình hình thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn
huyện CưM’gar, tỉnh Đăk Lăk;
- Thực trạng quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
trên địa bàn huyện CưM’gar, tỉnh Đăk Lăk.
Qua phân tích, đánh giá, bên cạnh những kết quả đạt được, quản
lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện
CưM’gar, tỉnh Đăk Lăk cũng còn không ít những hạn chế bất cập và đây
là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp hoàn hiện quản lý nhà
nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện huyện
CưM’gar, tỉnh Đăk Lăk ở Chương 3 tiếp theo.
19
Chƣơng 3:
QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BỒI
THƢỜNG VÀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CƢM’GAR, TỈNH ĐĂK LĂK
3.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về Bồi thƣờng và
giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Cƣ M’gar, tỉnh Đăk Lăk.
3.1.1. Quan điểm
Hoàn thiện quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
trên địa bàn huyện CưM’gar, tỉnh Đăk Lăk trong thời gian tới phải trên
cơ sở quan điểm sau:
Theo thẩm quyền, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế,
chính sách hiện hành làm ảnh hưởng đến tiến độ công tác bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư trên địa bàn huyện CưM’gar, tỉnh Đăk Lăk.
Cải cách các thủ tục về đầu tư, huy động vốn và tận dụng quỹ đất,
sử dụng công cụ giá để đáp ứng và triển khai kịp thời, có hiệu quả công
tác giải phóng mặt bằng các công trình trên địa bàn huyện.
3.1.2. Định hướng
Huyện CưM’gar, tỉnh Đăk Lăk là địa phương có lợi thế so sánh
về phát triển cây công nghiệp, du lịch. Theo đó; thời gian tới huyện
CưM’gar tiếp tục đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, chỉnh trang đô
thị để hướng tới nâng cấp huyện CưM’gar lên thành Thị CưM’gar theo
Nghị quyết số 01- NQ/HU ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Ban chấp
hành Đảng bộ huyện CưM’gar. Cùng với quá trình trên, huyện CưM’gar
sẽ phải sử dụng một quỹ đất tương đối lớn để xây dựng và phát triển
theo quy hoạch; trong khi đó quỹ đất của huyện ngày càng bị thu hẹp lại
do quá trình đô thị hóa, giá trị của đất đai ngày càng tăng cao.
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về Bồi thƣờng
và giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Cƣ M’gar, tỉnh Đăk
Lăk.
3.2.1. Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai và quy hoạch
trên địa bàn huyện bàn huyện CưM’gar, tỉnh Đăk Lăk
Tập trung đầu tư để thực hiện hoàn thành sớm công tác điều tra,
đo đạc, xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai.. Đây là công việc quan trọng
20
để thực hiện quản lý nhà nước về đất đai và là cơ sở để thực hiện việc
giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cũng
như giải quyết các tranh chấp về đất đai.
3.2.2. Hoàn thiện chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất
Chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất phải bảo đảm hài hòa các lợi ích của Nhà nước, người sử dụng
đất và nhà đầu tư. Nghiên cứu, áp dụng các cơ chế tài c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_boi_thuong_va_giai_phon.pdf