Cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ hiện đại, xây
dựng bộ tiêu chuẩn ISO trong quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề
hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng
Một là, rà soát, phát hiện và loại bỏ các thủ tục hành chính bất hợp lý.
Hai là, trang bị đồng bộ, đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng về tin học; nâng
cấp chất lượng của hệ điều hành; ứng dụng các phần mềm hiện đại nhằm hỗ
trợ công tác quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng tại Cục
Quản lý hoạt động xây dựng.
Ba là, công bố công khai quy trình, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề xây
dựng và các loại giấy tờ cần thiết trong hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề xây
dựng; thời gian thẩm định hồ sơ và cấp chứng chỉ hành nghề; địa chỉ nộp hồ
sơ và nhận kết quả v.v
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại cục quản lý hoạt động xây dựng, bộ xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à nước về cấp chứng chỉ hành nghề
hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng.
Chương 3. Phương hướng và giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước về
cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây
dựng, Bộ Xây dựng.
Chương 1
LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
1.1. Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
1.1.1. Khái niệm chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
1.1.1.1. Khái niệm về chứng chỉ hành nghề
Theo Từ điển Luật học do Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) biên
soạn năm 2006: Chứng chỉ hành nghề: Văn bản do cơ quan nhà nước có
7
thẩm quyền hoặc hội nghề nghiệp cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên
môn và kinh nghiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật để hoạt động
trong một ngành, nghề nhất định nào đó.
1.1.1.2. Quan niệm về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
Khoản 1 Điều 149 Luật xây dựng năm 2014 đưa ra giải thích về chứng
chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau: "Chứng chỉ hành nghề hoạt động
xây dựng là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm
quyền cấp cho cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 148 của Luật này có đủ
trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về lĩnh vực hành nghề".
1.1.2. Ý nghĩa của công tác cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
1.1.2.1. Ý nghĩa về khía cạnh kinh tế
Một là, việc cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng góp phần
động viên nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc thu phí đối với
cá nhân được cấp loại chứng chỉ này.
Hai là, cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là
một trong những điều kiện để doanh nghiệp, công ty xây dựng ký kết hợp
đồng lao động.
Ba là, do tính chất đặc thù và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tài sản
của con người, Nhà nước, xã hội nên pháp luật đòi hỏi cá nhân hành nghề
xây dựng hoặc nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp, công ty xây dựng
phải có kinh nghiệm chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp để tạo ra các sản phẩm
xây dựng có chất lượng, bền vững đảm bảo an toàn cho người sử dụng v.v...
1.1.2.2. Ý nghĩa về khía cạnh chính trị - xã hội
Một là, cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là
một trong những điều kiện để doanh nghiệp, công ty xây dựng ký kết hợp
đồng lao động.
Hai là, thông qua hoạt động này, Nhà nước quản lý, giám sát việc thực
hiện đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề.
1.1.2.3. Ý nghĩa về khía cạnh xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu
Trong điều kiện hội nhập quốc tế, thị trường xây dựng ở nước ta sẽ ngày
càng thu hút nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia; vì vậy,
việc cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải đáp ứng yêu cầu về
cải cách thủ tục hành chính, các thông lệ quốc tế.
8
1.2. Cấu thành quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong
hoạt động xây dựng
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt
động xây dựng
1.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước
Theo Từ điển Giải thích thuật ngữ Luật học: "Quản lý nhà nước: Tác
động của chủ thể mang quyền lực nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật tới đối
tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà
nước; Tất cả các cơ quan nhà nước đều làm chức năng quản lý nhà nước.
pháp luật là phương tiện chủ yếu để quản lý nhà nước. Bằng pháp luật, Nhà
nước có thể trao quyền cho các tổ chức xã hội hoặc các cá nhân để họ thay
mặt Nhà nước tiến hành hoạt động quản lý nhà nước".
Theo Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam: "Quản lý nhà nước là hoạt
động của Nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm
thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước".
1.2.1.2. Quan niệm quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt
động xây dựng
Trên cơ sở tìm hiểu khái niệm về quản lý nhà nước nói chung, theo tác
giả luận văn, có thể đưa ra quan niệm về quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ
hành nghề hoạt động xây dựng như sau: Quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ
hành nghề hoạt động xây dựng là hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện trên
thực tế các quy định của pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng.
1.2.1.3. Đặc điểm của quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề
hoạt động xây dựng
Một là, quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây
dựng được thực hiện dựa trên cơ sở quyền lực nhà nước
Hai là, quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây
dựng được thực hiện dựa trên các quy định của pháp luật nói chung và pháp
luật về xây dựng nói riêng.
Ba là, quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây
dựng là lĩnh vực quản lý chuyên ngành, mang tính chất chuyên môn sâu do
các cơ quan quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực xây dựng thực hiện.
9
Bốn là, quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây
dựng chịu sự điều chỉnh không chỉ của các đạo luật chuyên ngành về xây
dựng như Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật về Quy hoạch đô thị cũng như
các nghị định của Chính phủ, thông tư của Bộ Xây dựng mà còn chịu sự
tác động của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Xử lý vi phạm hành chính và
Luận Ban hành văn bản quy phạm pháp luật v.v...
1.2.2. Các nguyên tắc của quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành
nghề hoạt động xây dựng
- Bảo đảm sự tập trung, thống nhất của quản lý nhà nước về cấp chứng
chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng
- Phân cấp quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt
động xây dựng một cách hợp lý cho các địa phương để nâng cao tính chủ
động, tự chịu trách nhiệm
- Quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây
dựng chú trọng tính hiệu quả và hướng đến việc xây dựng một phương thức
quản lý theo mô hình quản lý điện tử
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong
hoạt động xây dựng
- Ban hành thể chế quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong
hoạt động xây dựng.
- Tổ chức thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng.
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về cấp
chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng.
- Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.
- Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng.
1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ
hành nghề trong hoạt động xây dựng
Trong phần này, tác giả luận văn trình bày sơ lược về các yếu tố tác
động đến quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây
dựng, bao gồm:
1.3.1. Sự phát triển của thị trường xây dựng
1.3.2. Năng lực quản lý của Nhà nước
1.3.3. Cơ sở vật chất phục vụ quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ
hành nghề trong hoạt động xây dựng
10
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG
TẠI CỤC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG, BỘ XÂY DỰNG
2.1. Nội dung thể chế về quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành
nghề hoạt động xây dựng
2.1.1. Nội dung quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá
nhân hoạt động xây dựng
Thứ nhất, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng
chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
Thứ hai, nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động xây dựng tại
Việt Nam phải tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và được cơ quan
quản lý nhà nước về xây dựng cấp giấy phép hoạt động.
Thứ ba, những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng độc
lập phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định gồm an toàn lao động; giám
đốc quản lý dự án, cá nhân trực tiếp tham gia quản lý dự án; chủ trì thiết kế
quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng...
Thứ tư, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng được phân thành hạng I,
hạng II, hạng III do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xây dựng đánh giá,
cấp chứng chỉ năng lực.
Thứ năm, Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện năng lực của tổ chức,
cá nhân hoạt động xây dựng; điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp
phép hoạt động của nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài; chương trình,
nội dung, hình thức tổ chức sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ
năng lực của tổ chức và điều kiện của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về
hoạt động xây dựng.
2.1.2. Nội dung quy định về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân
hoạt động xây dựng
2.1.2.1. Nội dung quy định về điều kiện của tổ chức lập thiết kế quy
hoạch xây dựng
Một là, có đủ điều kiện năng lực lập thiết kế quy hoạch xây dựng phù hợp.
11
Hai là, cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế đồ án
quy hoạch xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề và năng lực phù hợp với
từng loại quy hoạch xây dựng.
2.1.2.2. Nội dung quy định về điều kiện của tổ chức lập, thẩm tra dự án
đầu tư xây dựng
1. Có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với công việc
lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng.
2. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm lập, thẩm tra dự án; cá nhân
tham gia lập, thẩm tra dự án phải có năng lực hành nghề phù hợp với từng
loại dự án đầu tư xây dựng. Thành viên tham gia phải đủ năng lực hành nghề
lập dự án phù hợp với yêu cầu của dự án đầu tư xây dựng.
2.1.2.3. Nội dung quy định về điều kiện của tổ chức tư vấn quản lý dự
án, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
Thứ nhất, tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng phải đáp ứng
các điều kiện sau:
a) Có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với công việc
quản lý dự án theo quy mô, loại dự án;
b) Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án, cá nhân trực
tiếp tham gia quản lý dự án phải có chuyên môn phù hợp, được đào tạo, kinh
nghiệm công tác và chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô, loại dự án.
Thứ hai, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có quyết định thành lập của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng khu vực hoặc của chủ đầu tư đối với Ban quản lý dự án do mình
thành lập;
b) Có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với công việc
quản lý dự án theo quy mô, loại dự án;
c) Có cơ cấu tổ chức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quản lý dự án; có
trụ sở, văn phòng làm việc ổn định;
d) Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án, cá nhân trực
tiếp tham gia quản lý dự án phải có chuyên môn phù hợp, được đào tạo, kinh
nghiệm công tác và chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô, loại dự án.
12
2.1.2.4. Nội dung quy định về điều kiện của tổ chức khảo sát xây dựng
Thứ nhất, tổ chức khảo sát xây dựng muốn hành nghề phải đáp ứng các
điều kiện cụ thể sau đây:
1. Có đủ năng lực khảo sát xây dựng.
2. Mỗi nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải có chủ nhiệm khảo sát xây dựng
do nhà thầu khảo sát xây dựng chỉ định.
3. Máy, thiết bị phục vụ khảo sát xây dựng phải đáp ứng yêu cầu về chất
lượng, bảo đảm an toàn cho công tác khảo sát và bảo vệ môi trường.
4. Phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng phải đủ tiêu chuẩn theo quy
định và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng công nhận.
Thứ hai, điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng phù hợp với
loại hình khảo sát được quy định tại Điều 73 của Luật xây dựng năm 2014.
Thứ ba, phạm vi hoạt động khảo sát xây dựng:
a) Hạng I: Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng tất cả các nhóm dự
án, các cấp công trình cùng lĩnh vực và cùng loại công trình được ghi trong
chứng chỉ hành nghề;
b) Hạng II: Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng dự án nhóm B, công
trình cấp II trở xuống cùng lĩnh vực và cùng loại công trình được ghi trong
chứng chỉ hành nghề;
c) Hạng III: Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng dự án nhóm C,
công trình cấp III trở xuống cùng lĩnh vực và cùng loại công trình được ghi
trong chứng chỉ hành nghề.
2.1.2.5. Nội dung quy định về điều kiện của tổ chức thiết kế, thẩm tra
thiết kế xây dựng công trình
Thứ nhất, điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình:
a) Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm định, thẩm tra
thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề
của ít nhất 2 (hai) công trình cấp II và đã tham gia thiết kế, thẩm định, thẩm
tra thiết kế ít nhất 1 (một) công trình cấp I trở lên cùng loại với công trình
ghi trong chứng chỉ hành nghề;
b) Hạng II: Đã làm chủ trì thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế phần việc
liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 5 (năm) công
13
trình cấp III và đã tham gia thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế ít nhất 1 (một)
công trình cấp II trở lên cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề;
c) Hạng III: Đã tham gia thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế phần việc
liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 3 (ba)
công trình cấp III hoặc 5 (năm) công trình cấp IV cùng loại với công trình
ghi trong chứng chỉ hành nghề,
Thứ hai, tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình muốn
hành nghề phải đáp ứng các điều kiện cụ thể sau đây:
1. Có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây
dựng công trình.
2. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế, chủ trì thiết kế phải
có năng lực hành nghề thiết kế xây dựng và có chứng chỉ hành nghề phù hợp
với yêu cầu của loại, cấp công trình.
2.1.2.6. Nội dung quy định về điều kiện của tổ chức tư vấn giám sát thi
công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng
1. Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc giám sát thi công xây
dựng công trình, kiểm định xây dựng.
2. Cá nhân tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây
dựng phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc thực hiện.
2.1.2.7. Nội dung quy định về điều kiện của tổ chức tư vấn quản lý chi
phí đầu tư xây dựng
1. Có đủ điều kiện năng lực hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
2. Cá nhân chủ trì việc lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng.
2.1.2.8. Nội dung quy định về điều kiện của tổ chức thi công xây dựng
công trình
1. Có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình tương ứng với
loại, cấp công trình xây dựng.
2. Chỉ huy trưởng công trường có năng lực hành nghề thi công xây dựng
công trình và chứng chỉ hành nghề phù hợp.
3. Có thiết bị thi công đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng xây
dựng công trình.
14
2.1.2.9. Nội dung quy định về điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập
1. Có đăng ký hoạt động các lĩnh vực phù hợp với nội dung hành nghề.
2. Có chứng chỉ hành nghề và năng lực phù hợp với công việc thực hiện.
2.1.3. Nội dung quy định về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
Thứ nhất, cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ
hành nghề;
b) Có thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội
dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
c) Đã qua sát hạch kiểm tra kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp
luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề.
Thứ hai, thẩm quyền sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây
dựng được quy định như sau:
a) Bộ Xây dựng có thẩm quyền sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt
động xây dựng hạng I; chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân
là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
b) Sở xây dựng, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có đủ điều kiện theo quy
định của Chính phủ có thẩm quyền sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt
động xây dựng các hạng còn lại.
c) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp có đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề
hoạt động xây dựng hạng II, hạng III cho cá nhân là hội viên của Hội, đối với
lĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động của mình theo quy định của Bộ Xây dựng.
Thứ ba, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được cấp cho cá nhân
là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước
ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam được quy định tại Khoản 3
Điều 148 của Luật xây dựng năm 2014.
Thứ tư, Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về chứng chỉ hành nghề hoạt
động xây dựng trên toàn quốc.
Thứ năm, thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề:
a) Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng I;
chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân là người nước ngoài,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
15
b) Sở xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II,
hạng III;
c) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp có đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề
hoạt động xây dựng hạng II, hạng III cho cá nhân là hội viên của Hội, đối với
lĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động của mình theo quy định của Bộ Xây dựng.
2.2. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề
hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng
2.2.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của Cục Quản lý hoạt
động xây dựng - Bộ Xây dựng
Thứ nhất, về vị trí. Cục Quản lý hoạt động xây dựng là tổ chức thuộc Bộ
Xây dựng, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước
và thực thi pháp luật đối với lĩnh vực hoạt động xây dựng.
Thứ hai, Cục Quản lý hoạt động xây dựng có nhiệm vụ, quyền hạn cụ
thể, bao gồm quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng; quản lý nhà
nước về an toàn kỹ thuật xây dựng; quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế;
thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách khác...
Thứ ba, cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý hoạt động xây dựng gồm: i) Văn
phòng; ii) Phòng Dự án xây dựng; iii) Phòng Khảo sát, thiết kế xây dựng; iv)
Phòng An toàn lao động; v) Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn xây dựng.
2.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt
động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng
Thứ nhất, tính từ thời điểm thành lập đến ngày 31/7/2017, Cục Quản lý
hoạt động xây dựng đã cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá
nhân và năng lực tổ chức 8.774/10.109 cá nhân, tổ chức, đạt tỷ lệ 87%; có
1.335/10.109 cá nhân, tổ chức không được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt
động xây dựng, đạt tỷ lệ 13%.
Thứ hai, Cục quản lý hoạt động xây dựng chủ trì hoặc phối hợp với các
Bộ, ngành soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật về cấp chứng chỉ hành
nghề xây dựng.
Thứ ba, thực hiện công tác quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ.
Thứ tư, thực hiện nghị quyết của Chính phủ giao.
16
Thứ năm, Lãnh đạo Cục Quản lý hoạt động xây dựng đặc biệt quan tâm
và chỉ đạo quyết liệt, thể hiện qua việc ban hành kịp thời các chương trình,
kế hoạch hành động của Cục để thực hiện các nghị quyết của Đảng, Chính
phủ, Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư
kinh doanh.
2.2.3. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành
nghề xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng
2.2.3.1. Những kết quả đạt được
Một là, đã nhanh chóng củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức
nhà nước; thành lập các phòng, trung tâm với việc giao nhiệm vụ, phân công
công việc cụ thể, rõ ràng và bắt tay ngay vào việc triển khai thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
Hai là, tiến hành triển khai các hoạt động tập huấn, phổ biến nội dung
của các văn bản quy phạm pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng
cho các Sở xây dựng của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các
doanh nghiệp xây dựng, đội ngũ kiến trúc sư, chuyên gia tư vấn giám sát và
các tổ chức, cá nhân khác hoạt động trong lĩnh vực hành nghề xây dựng.
Ba là, tiến hành các cuộc thanh tra định kỳ hoặc thanh tra đột xuất theo
yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về công tác quản lý nhà nước về cấp
chứng chỉ hành nghề xây dựng của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bốn là, tiến hành cử cán bộ, công chức tham gia các đoàn thanh tra của Bộ
Xây dựng thanh tra hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng ở các địa phương.
Năm là, hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc, kiến nghị của các địa
phương đối với những vấn đề phát sinh trong quản lý nhà nước về cấp chứng
chỉ hành nghề xây dựng.
Sáu là, công tác cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng thuộc thẩm quyền
của Cục Quản lý hoạt động hành nghề xây dựng được thực hiện đúng với các
quy định của Luật xây dựng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Bảy là, Lãnh đạo Cục Quản lý hoạt động hành nghề xây dựng rất chú
trọng đến công tác tuyển chọn, sắp xếp, sử dụng, bồi dưỡng và quy hoạch đội
ngũ cán bộ, công chức của Cục.
17
Tám là, xây dựng bộ tiêu chí ISO về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng
đi đôi với cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính; xây dựng mô hình "một
cửa" và "một cửa liên thông"; ứng dụng công nghệ hiện đại từng bước áp
dụng việc nhận, xét duyệt và cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cho các tổ
chức, cá nhân qua cổng thông tin điện tử, mạng internet v.v...
2.2.3.2. Những hạn chế, yếu kém
Một là, do mới được thành lập và đi vào hoạt động chưa lâu nên công
tác quản lý nhà nước của Cục Quản lý hoạt động hành nghề xây dựng về cấp
chứng chỉ hành nghề xây dựng khó tránh khỏi những hạn chế.
Hai là, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước cấp
chứng chỉ hành nghề xây dựng vẫn còn thiếu thống nhất, đồng bộ.
Ba là, cơ chế phối, kết hợp giữa Cục Quản lý hoạt động hành nghề xây
dựng với các vụ, cục, viện và các đơn vị khác của Bộ Xây dựng trong thanh
tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong cấp chứng chỉ hành nghề xây
dựng có lúc còn chưa nhịp nhàng, đồng bộ, ăn ý.
Bốn là, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; đặc biệt là trình độ
ngoại ngữ của một bộ phận cán bộ, công chức của Cục Quản lý hoạt động
xây dựng còn hạn chế nên chưa đáp ứng với đòi hỏi của công tác quản lý nhà
nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.
Năm là, việc phối, kết hợp trong chỉ đạo, điều hành giữa Cục Quản lý
hoạt động xây dựng với các Sở xây dựng trong quản lý nhà nước về cấp
chứng chỉ hành nghề xây dựng còn chưa thật sự khoa học, hợp lý.
Sáu là, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về quản lý việc cấp chứng chỉ
hành nghề xây dựng phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về cấp chứng
chỉ hành nghề xây dựng đang trong quá trình xây dựng, cập nhật và từng
bước hoàn thiện. Đây cũng là một thách thức cho công tác quản lý nhà nước
về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng của Cục Quản lý hoạt động xây dựng.
Bảy là, công tác đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ về cấp chứng
chỉ hành nghề xây dựng và nâng cao trình độ hiểu biết các văn bản pháp luật
có liên quan thực hiện chưa bao phủ hết 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương. Sự hợp tác quốc tế trong việc chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm quản lý cấp
chứng chỉ hành nghề xây dựng; tổ chức các tọa đàm, hội thảo, các khóa đào
18
tạo, bồi dưỡng với sự tham gia hướng dẫn của các chuyên gia nước ngoài
còn hạn chế.
Tám là, việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm trong
quản lý các thông tin, số liệu về chứng chỉ hành nghề; thực hiện "số hóa" các
hồ sơ, giấy tờ về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng và thực hiện việc đăng
ký, nộp hồ sơ và cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng qua mạng internet v.v...
tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng còn hạn chế.
Chín là, việc nắm bắt tình hình tổ chức, hoạt động của các tổ chức hoạt
động xây dựng thuộc các Bộ, ngành, địa phương để quản lý điều kiện năng lực
và đề xuất cơ chế, chính sách thúc đẩy lực lượng này phát triển vẫn còn hạn chế.
Mười là, một số cán bộ, công chức chưa chủ động để thực hiện nhiệm
vụ được giao theo đúng chức danh của chuyên viên là phải độc lập nghiên
cứu và đề xuất giải quyết nên một số công việc thực hiện chưa đạt hiệu quả cao.
Mười một là, việc nghiên cứu cơ chế, chính sách, cập nhật thông tin
những nội dung liên quan đến lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cục
chưa thường xuyên, đồng thời sự phối hợp với các đơn vị liên quan chưa
thực sự tốt nên một số công việc thực hiện còn mất nhiều thời gian.
2.2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém
* Nguyên nhân chủ quan
- Đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước của Cục Quản lý hoạt động xây
dựng hạn chế về số lượng; năng lực, trình độ chuyên môn còn chưa đồng đều.
- Sự hạn chế về trình độ ngoại ngữ của một bộ phận cán bộ, công chức,
người lao động của Cục Quản lý hoạt động xây dựng.
- Vẫn còn tồn tại tư duy quản lý theo kiểu hành chính truyền thống mà
chưa chuyển đổi sang tư duy quản trị hiện đại trong suy nghĩ, tác phong, lề lối
làm việc của một bộ phận công chức của Cục Quản lý hoạt động xây dựng.
- Các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ
năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao việc; kỹ năng điều
hành v.v... chưa được trang bị, tiếp cận đối với một số công chức của Cục
Quản lý hoạt động xây dựng.
- Còn có những biểu hiện quan liêu, hách dịch, tác phong xử lý công
việc chưa chuyên nghiệp và giao tiếp, văn hóa ứng xử chưa thực sự chuẩn mực.
19
* Nguyên nhân khách quan
- Công tác quản lý nhà nước về xây dựng nói chung và quản lý nhà nước
về cấp chứng chỉ hành nghề xây d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_cap_chung_chi_hanh_nghe.pdf