Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận 6 thành phố Hồ Chí Minh

Chỉnh trang đô thị và các quy định quản lý đô thị cần được đặt trong hệ

thống phối hợp toàn diện

Chỉnh trang đô thị là công tác cần sự phối kết hợp của nhiều ngành liên

quan. Ví dụ nhu cầu phát triển cơ sở vật chất của các ngành chính là dữ liệu

đầu vào cho việc nghiên cứu lập quy hoạch chỉnh trang đô thị. Các ý đồ tổ

chức không gian đô thị - sản phẩm đầu ra của chỉnh trang đô thị cũng cần sự

nắm bắt, phản hồi từ các ngành, để cùng tuân thủ quy hoạch được duyệt.

Bên cạnh đó, chỉnh trang đô thị cần đặt trong hệ thống phối hợp thống

nhất của các vùng miền (vùng núi - đồng bằng, nông thôn - đô thị) của các

chủ thể quốc gia và từng địa phương, của các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã

hội. Chỉnh trang đô thị cần gắn với quản lý đầu tư xây dựng và quản lý vận

hành. Nhờ đó sẽ chấm dứt tình trạng chỉnh trang đô thị không sát, riêng rẽ -

chồng chéo. Theo đó cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, cần tiếp tục kiên trì nguyên tắc xuyên suốt là chỉnh trang đô

thị phải phù hợp quy hoạch đô thị. Chính phủ đã ban hành Nghị định

11/2013/NĐ-CP xác định những nguyên tắc cơ bản để phát triển đô thị, yêu

cầu đảm bảo phù hợp với quy hoạch nhưng đồng thời phải có kế hoạch, lộ

trình thực hiện cụ thể đối với từng khu vực phát triển đô thị được xác định.

Mỗi đô thị cần xác định rõ định hướng phát triển trong mối tương quan tổng

thể quy hoạch tỉnh, vùng và quốc gia. Từ đó, đề ra các chương trình chỉnh

trang đô thị, các khu vực phát triển đô thị để ưu tiên tập trung nguồn lực đầu

tư đảm bảo đồng bộ theo lộ trình.

pdf24 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận 6 thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
02 của tác giả Hoàng Cao Thắng đề cập đến công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị qua thực tiễn từ thành phố Hà Nội trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng từ đó đề ra giải pháp đối với công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng đô thị; - Đề tài “Tăng cường Quản lý nhà nước đối với đất xây dựng nhà ở trên địa bàn Thành phố Hà Nội” năm 2003 của tác giả Bùi Đức Thịnh tập trung nghiên cứu đối với đất xây dựng nhà ở đô thị qua thực tiễn từ thành phố Hà Nội, trên cơ sở lý luận chung về quản lý nhà nước đối với đất đai và đất xây dựng nhà ở đô thị, tác giả đã đi sâu đánh giá thực trạng, những mặt tồn tại trong công tác quản lý đất đai, công tác quy hoạch sử dụng đất. Từ đó, đề ra các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với đất đai nói chung và đất xây dựng nhà ở đô thị nói riêng. - Đề tài “Đổi mới phân công, phân cấp và phối hợp trong Quản lý nhà nước về cấp phép xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” năm 2006 của tác giả Nguyễn Minh Dũng dựa trên cơ sở lý luận về sự phân công, phân cấp và phối hợp trong các cơ quan quản lý nhà nước. Tác giả đã đi sâu phân tích, đánh giá tình hình phân công, phân cấp và phối hợp trong lĩnh vực cấp phép xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, đề ra các giải pháp đổi mới trong phân công, phân cấp và phối hợp trong lĩnh vực cấp phép xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh từ đó đề ra các giải pháp đổi mới trong phân công, phân cấp và phối hợp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về cấp phép xây dựng. - Đề tài “Hệ thống giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả Quản lý nhà nước về đô thị của chính quyền cấp quận, thành phố Hồ Chí Minh” năm 2008 5 của tác giả Trần Ngọc Hổ đã nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý hành chính nhà nước và hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước về đô thị của chính quyền cấp quận (quận 12 - Thành phố Hồ Chí Minh); tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng đề ra các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đô thị của chính quyền cấp quận. - Đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng nhà ở đô thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ” năm 2009 của tác giả Nguyễn Kim Hoàng đã nghiên cứu các nội dung liên quan đến quản lý nhà nước về xây dựng nhà ở trên địa bàn thành phố Cần Thơ nhằm chỉ ra thực trạng, hạn chế, nguyên nhân và đề ra các giải pháp đồng bộ, áp dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng nhà ở đô thị. Và một số tạp chí, chương trình, dự án: Alan Coulthart, Chiến lược phát triển đô thị, Ngân hàng Thế giới, 2007; Báo cáo của nhóm tư vấn MOC4, Báo cáo đánh giá thực trạng và nhu cầu nâng cấp đô thị toàn quốc, Hội thảo cuối kỳ, tháng 4 năm 2008. Dự án tổng thể nâng cấp đô thị - NUUP; Trần Ngọc Chính, Chính sách phát triển đô thị tại Việt Nam - Tham luận Hội thảo Khoa học Nửa thế kỷ (1956 - 2006) với sự nghiệp Quy hoạch xây dựng, Hà Nội, tháng 12/2006; Lê Trần Phong, Quản lý đô thị có sự tham gia của cộng đồng, Tạp chí Xây dựng, số 5/2008, trang 10-11; Hoàng Anh - Nguyễn Hoàng Việt, Tái thiết đô thị - Những vấn đề cần xem xét trong quá trình vận động và phát triển của thành phố Hà Nội, tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, số 19, 5/2014; Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu đô thị, Khóa tập huấn về cải tạo, chỉnh trang đô thị hiện hữu từ ngày 14 đến ngày 17/7/2008; Các công trình nêu trên đã tập trung nghiên cứu lĩnh vực công tác quản lý nhà nước về đô thị, mang lại nhiều đóng góp quan trọng, đồng thời làm rõ rất nhiều nội dung về công tác quản lý đô thị liên quan đến các lĩnh vực quy hoạch xây dựng đô thị, đất đai, nhà ở, cấp phép xây dựng. Tuy nhiên trong lĩnh vực chỉnh trang đô thị chưa được các tác giả nghiên cứu sâu, phân tích, 6 đánh giá cụ thể cũng như đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị. Đề tài “Quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận 6, thành phố Hồ Chí Minh” một mặt kế thừa các cơ sở lý luận, kinh nghiệm và kết quả thực tiễn của các công trình nghiên cứu trên, mặt khác thông qua đó, tác giả cố gắng đi sâu nghiên cứu, làm rõ hơn, phân tích, đánh giá và trình bày có hệ thống với mong muốn góp phần giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận 6, thành phố Hồ Chí Minh. 3. Đóng góp của đề tài Về lý luận: đề tài này tác giả sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, hệ thống hóa lý luận về: - Các khái niệm như: quản lý nhà nước, chỉnh trang đô thị, quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị. - Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chỉnh trang đô thị. - Vai trò và sự cần thiết trong việc quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị trong công tác quy hoạch đô thị nói riêng và với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung. Về thực tiễn: - Thông qua nghiên cứu, đánh giá tình hình thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận 6, thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận. - Đưa ra một số kiến nghị giúp các cơ quan chức năng nâng cao hoạt động quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là: 7 - Làm rõ cơ sở lý luận về chỉnh trang đô thị. Thông qua đó, nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị. - Trên cơ sở lý luận đã nghiên cứu, vận dụng vào thực tiễn khách quan để đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận 6, thành phố Hồ Chí Minh bao gồm những thành tựu, hạn chế, khó khăn. - Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận 6, thành phố Hồ Chí Minh, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận 6, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, đảm bảo phát huy vai trò của quản lý nhà nước đối với vấn đề quản lý và quy hoạch đô thị nói chung. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu của đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chỉnh trang đô thị và quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị. - Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận 6, thành phố Hồ Chí Minh, rút ra kết quả đạt được, nguyên nhân, hạn chế. - Đề xuất một số quan điểm và các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận 6, thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận 6, thành phố Hồ Chí Minh. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh. 8 Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010 đến năm 2016. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp duy vật biện chứng: Đây là phương pháp cơ bản và xuyên suốt trong quá trình viết luận văn nhằm đảm bảo tính hợp lý, tính logic đối với vấn đề mà tác giả nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Với phương pháp này tác giả thực hiện việc thu thập và tìm kiếm các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, bao gồm tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp. Ngoài ra, với đề tài này tác giả còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê; phương pháp so sánh, đối chứng: dựa trên mô hình SWOT để phân tích nhằm đánh giá Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ) đối với vấn đề mà tác giả nghiên cứu. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận 6, thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Các giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận 6, thành phố Hồ Chí Minh. 9 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHỈNH TRANG ĐÔ THỊ 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Chỉnh trang đô thị 1.1.1.1. Khái niệm chỉnh trang đô thị Theo định nghĩa từ điển Tiếng Việt Chỉnh trang là sửa sang, sắp đặt lại cho ngay ngắn, đẹp đẽ1. Thuật ngữ “đô thị” là tên gọi chung cho tất cả thành phố, thị xã, thị trấn của nước ta. Tên gọi này có xuất xứ từ lịch sử hình thành các đô thị cổ Việt Nam. Các đô thị cổ được hình thành trong các triều đại phong kiến trước đây đều xuất phát từ yếu tố “đô” và “thị” trong đó “đô” (yếu tố hành chính) thường chiếm vị trí quan trọng nhất. Khái niệm chung nhất cho rằng: Đô thị là các điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, họ sống và làm việc theo phong cách sống văn minh, hiện đại hơn, khoa học và có hiệu quả kinh tế, văn hóa cao hơn. Theo Luật Quy hoạch đô thị năm 2009: Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.2 Ngoài ra còn có những khái niệm khác về đô thị cũng như do có sự phát triển khác nhau về phát triển kinh tế - xã hội, về phát triển hệ thống đô thị và về cơ cấu hành chính mà mỗi nước có những quy định riêng về điểm 1 Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, 2010. 2 Xem: Luật Quy hoạch Đô thị, 2009. 10 dân cư đô thị và do đó, các tiêu chí, tiêu chuẩn quy định của các nước cũng khác nhau. Ở Việt Nam, theo Nghị định 72/2001/NĐ-CP, quy định đô thị nước ta là các điểm dân cư phải là các thành phố, thị xã, thị trấn được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập và về mức độ phát triển phải đạt được các tiêu chuẩn sau: - Là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định. - Quy mô dân số tối thiểu của nội thành, nội thị là 4 ngìn người. - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của nội thành, nội thị từ 65% trở lên trong số lao động nội thành, nội thị và là nơi có sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thương mại phát triển. - Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động của dân cư, tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định đối với từng loại đô thị. - Có mật độ dân số nội thành, nội thị phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm từng loại đô thị, tối thiểu là 2 nghìn người/km2 trở lên. Phân loại đô thị Việt Nam: Tại Việt Nam hiện có 6 loại hình đô thị: Loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V. Từ định nghĩa từ điển Tiếng Việt “chỉnh trang” (là làm lại, chỉnh sửa, điều chỉnh cho đẹp; chỉnh đốn, trang hoàng cho đẹp mắt) và “đô thị” như đã tìm hiểu ở trên, có thể đưa ra khái niệm: Chỉnh trang đô thị là làm mới các công trình bao gồm sửa chữa và xây mới tạo không gian mỹ quan cho đô thị và tạo môi trường sống tốt hơn, hợp lý hơn, hài hòa với không gian kiến trúc, cảnh quan xung quanh, đồng thời phù hợp với sự phát triển chung của đô thị. 11 Chỉnh trang đô thị là thuật ngữ dùng để chỉ các hoạt động như: quy hoạch phát triển đô thị, đầu tư, xây dựng hạ tầng kĩ thuật đô thị, xây dựng nhà ở, cải tạo cảnh quan và môi trường đô thị. 1.1.1.2. Yêu cầu của chỉnh trang đô thị Chỉnh trang đô thị cần đi trước một bước và mang tính chiến lược hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Vì vậy, chỉnh trang đô thị cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: Bền vững về xã hội: Để đô thị phát triển bền vững, chỉnh trang đô thị phải cân bằng được mọi giá trị văn hóa, tôn giáo, phải bảo đảm đầy đủ các yếu tố xã hội, kỹ thuật và dịch vụ thiết yếu. Để đạt được yêu cầu đó, công tác tuyên truyền phải được tiến hành xuyên suốt; chính quyền cần tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để người dân được tham gia, đóng góp ý kiến về chỉnh trang, quản lý và phát triển đô thị. Bền vững về tự nhiên: Tiêu chí này dựa trên nguyên tắc chỉnh trang phải tạo sự thân thiện với môi trường xung quanh, ứng phó thích nghi với biến đổi khí hậu; thiết lập một thứ tự ưu tiên để có giải pháp thực hiện cụ thể. Bền vững về kỹ thuật: Thể hiện sự gắn kết với quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và thiết kế cảnh quan đô thị. Chỉnh trang đô thị cần được quy định chi tiết tiến độ thi công, đồng bộ các hạng mục, xây trước, xây sau nhịp nhàng và hợp lý. Trong đó lựa chọn công nghệ cũng là điều đáng chú ý. Công nghệ tốt nhất là công nghệ phù hợp với sự tiến bộ, với năng lực vận hành, với điều kiện kinh tế - xã hội Bền vững về tài chính: Công tác phân tích kinh tế - xã hội và tài chính được thực hiện rất nghiêm ngặt ở tất cả các giai đoạn của dự án nhằm tính toán mọi chi phí cần thiết để đầu tư, vận hành, bảo dưỡng, và quản lý. Chỉnh trang đô thị cần tăng cường điều tiết khống chế vĩ mô, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, sự hiểu biết và trách nhiệm của cộng đồng, các bên liên quan trước pháp luật về chỉnh trang đô thị. 12 Về quy trình khi thực hiện chỉnh trang đô thị cần tập trung thực hiện các yêu cầu sau: Đánh giá đầy đủ điều kiện địa lý và nguồn tài nguyên tự nhiên: Nhiệm vụ này khẳng định các cơ sở để một đô thị tồn tại lâu dài. Kinh nghiệm cho thấy những nơi có điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào, ít lụt bão thiên tai... cũng là nơi để các đô thị tọa lạc và ngày càng phồn thịnh. Các phân tích và dự báo phát triển kinh tế - xã hội phải chính xác, đồng bộ, cập nhật góp phần phân tích đánh giá các xu hướng, động lực phát triển kinh tế, tình hình đời sống xã hội và diễn biến dân số đô thị nhằm cụ thể hóa các nhu cầu phát triển không gian mà chỉnh trang đô thị cần đáp ứng. Cân đối đất đai và cơ sở vật chất cho các hoạt động kinh tế - xã hội đô thị: Các quỹ đất có thể phát triển đô thị sẽ được cân đối để làm sao vừa đáp ứng cho các thời kỳ phát triển đô thị ngày càng cao, vừa đảm bảo mật độ tiện nghi cần thiết và quỹ đất cho các hoạt động khác. Đồng thời giải pháp nhà ở và các công trình phục vụ công cộng (trường học, bệnh viện, cây xanh, công viên...) cũng được hoạch định. Tổ chức phát triển giao thông đô thị: Nhiệm vụ này nhằm bố trí đủ và hợp lý cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đi lại của người dân trong đô thị cũng như với các địa bàn khác và quốc gia. Đồng thời, nó cũng xác định chỉ giới giao thông và hành lang bố trí các hạ tầng kỹ thuật đô thị. Đảm bảo cung cấp hạ tầng kỹ thuật: Nhiệm vụ này đảm bảo các nhu cầu cấp nước, cấp điện và thoát nước, các nhu cầu cơ bản và thường xuyên cho sự tồn tại và phát triển của các hoạt động đô thị. Đảm bảo vệ sinh môi trường: Rác thải đô thị các loại ngày càng nhiều và cần có giải pháp thu gom và xử lý hữu hiệu. Bên cạnh đó là các vấn đề đảm bảo vệ sinh công cộng, đảm bảo yếu tố văn minh đô thị. 1.1.1.3. Mục đích của chỉnh trang đô thị Mục đích của chỉnh trang đô thị nói chung là hướng tới việc phục vụ nhân dân, bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân. Chỉnh trang đô thị là 13 nhằm cải tạo môi trường sinh thái, cảnh quan đô thị, cải thiện chất lượng sống của nhân dân, và nâng cao tính hấp dẫn, khả năng cạnh tranh của đô thị, tạo cơ sở cho đô thị phát triển bền vững. Đặc thù của công tác chỉnh trang đô thị nặng về việc bảo vệ lợi ích lâu dài và lợi ích chung của cộng đồng. Nhà nước thực hiện chỉnh trang đô thị là nhằm: - Quy hoạch cải tạo các khu vực không đảm bảo điều kiện sống. Thực hiện các chương trình dự án trọng điểm, xây dựng các chung cư cao tầng, chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật đô thị và hạ tầng xã hội. - Tạo điều kiện để phát huy mọi nguồn lực trong nhân dân phát triển các chương trình nhà ở, mời gọi đầu tư và bảo vệ môi trường đô thị. - Đảm bảo việc phát triển đất đai đô thị công bằng, trật tự, tiết kiệm và bền vững. - Đảm bảo tính kinh tế, an toàn, thuận tiện cho cư dân đô thị và du khách đến đô thị trong sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi. - Tôn tạo và bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống, lịch sử và kiến trúc cổ như các di tích lịch sử; công trình, khu vực có giá trị thẩm mỹ, giá trị nghiên cứu khoa học, kiến thức và văn hóa. - Bảo vệ các tiện nghi công cộng và các công trình để chúng cung cấp ổn định và đồng bộ các dịch vụ tiện nghi (giao thông, cấp, thoát nước, điện, thông tin liên lạc, bảo vệ môi trường) vì lợi ích công cộng. - Hỗ trợ cho quá trình phát triển đất đai và hạ tầng diễn ra thuận lợi, kinh tế và bền vững. Công tác chỉnh trang đô thị là công tác chung của chính quyền và cả hệ thống chính trị, phạm vi điều chỉnh của nó bao gồm con người, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, môi trường vật chất và xã hội là những yếu tố tạo ra sức sống cho đô thị và cũng chính là điều làm cho các loại hình kiến trúc có khả năng tự duy trì sự tồn tại của mình. Chỉnh trang không chỉ xây dựng những giá trị kiến trúc mới mà còn gìn giữ những giá trị văn hóa, lịch sử của đô thị. Trước mắt đối tượng chỉnh trang là các khu dân cư lụp xụp, chung cư hư hỏng đã xuống 14 cấp, các công sở không đảm bảo điều kiện làm việc, tăng cường và phát huy hiệu quả của các công trình công cộng phục vụ an sinh xã hội, đảm bảo môi trường... trong sự phát triển bền vững của đô thị. Vì vậy, công tác chỉnh trang đô thị phải đảm bảo hài hòa lợi ích của cá nhân chủ sở hữu và lợi ích của cộng đồng, xã hội và nhà nước; giữa lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt; giữa lợi ích toàn cục với lợi ích cục bộ, hài hòa giữa khu vực bảo tồn và khu vực phát triển. Để đảm bảo hài hòa, phải thống nhất vận dụng đồng bộ ba công cụ chủ yếu đó là quy hoạch sử dụng đất, đầu tư hạ tầng cơ sở, chính sách thuế nhằm tác động tích cực và mạnh mẽ đến công tác chỉnh trang đô thị. Nếu thiếu một trong ba công cụ trên thì rất khó để thực hiện việc cải tạo, chỉnh trang đô thị. 1.1.2. Quản lý nhà nƣớc Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa”.3 Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt. Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà nước. 1.1.3. Quản lý nhà nƣớc về chỉnh trang đô thị 3 Xem: Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước, Nxb Hành chính, tập 1, trang 407. 15 Quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với quá trình chỉnh trang đô thị, nhằm hướng đến mục tiêu đảm bảo sự phát triển bền vững của đô thị, làm cho các đô thị trở thành những trung tâm hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người dân đô thị. 1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về chỉnh trang đô thị Chỉnh trang đô thị và các quy định quản lý đô thị cần được đặt trong hệ thống phối hợp toàn diện Chỉnh trang đô thị là công tác cần sự phối kết hợp của nhiều ngành liên quan. Ví dụ nhu cầu phát triển cơ sở vật chất của các ngành chính là dữ liệu đầu vào cho việc nghiên cứu lập quy hoạch chỉnh trang đô thị. Các ý đồ tổ chức không gian đô thị - sản phẩm đầu ra của chỉnh trang đô thị cũng cần sự nắm bắt, phản hồi từ các ngành, để cùng tuân thủ quy hoạch được duyệt. Bên cạnh đó, chỉnh trang đô thị cần đặt trong hệ thống phối hợp thống nhất của các vùng miền (vùng núi - đồng bằng, nông thôn - đô thị) của các chủ thể quốc gia và từng địa phương, của các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội. Chỉnh trang đô thị cần gắn với quản lý đầu tư xây dựng và quản lý vận hành. Nhờ đó sẽ chấm dứt tình trạng chỉnh trang đô thị không sát, riêng rẽ - chồng chéo. Theo đó cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, cần tiếp tục kiên trì nguyên tắc xuyên suốt là chỉnh trang đô thị phải phù hợp quy hoạch đô thị. Chính phủ đã ban hành Nghị định 11/2013/NĐ-CP xác định những nguyên tắc cơ bản để phát triển đô thị, yêu cầu đảm bảo phù hợp với quy hoạch nhưng đồng thời phải có kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể đối với từng khu vực phát triển đô thị được xác định. Mỗi đô thị cần xác định rõ định hướng phát triển trong mối tương quan tổng thể quy hoạch tỉnh, vùng và quốc gia. Từ đó, đề ra các chương trình chỉnh trang đô thị, các khu vực phát triển đô thị để ưu tiên tập trung nguồn lực đầu tư đảm bảo đồng bộ theo lộ trình. 16 Thứ hai, chỉnh trang đô thị cần chú trọng việc nâng cao chất lượng, điều kiện sống cho người dân; khai thác đặc trưng văn hóa, lối sống để tạo dựng những mô hình đô thị đặc thù của khu vực. Phát huy tối đa sự tham gia của cộng đồng, huy động được các nguồn lực đa dạng tại chỗ đồng thời sử dụng có hiệu quả hỗ trợ của trung ương và cộng đồng quốc tế. Thứ ba, chú trọng nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực làm công tác chỉnh trang đô thị; phát huy sự sáng tạo, thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế trong xã hội, tạo nên sự cân bằng trong nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế địa phương. Thứ tư, thay đổi và điều chỉnh trong chỉnh trang đô thị để thích ứng với biến đổi khí hậu. 1.3. Nội dung chủ yếu quản lý nhà nƣớc về chỉnh trang đô thị Quản lý nhà nước đối với hoạt động chỉnh trang đô thị bao gồm rất nhiều nội dung. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu trên các nội dung sau: 1.3.1. Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về chỉnh trang đô thị 1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động chỉnh trang đô thị 1.3.3. Tổ chức việc lập và triển khai thực hiện các quy hoạch chỉnh trang đô thị Quy hoạch xây dựng đô thị là cơ sở đầu tiên và là nền tảng để nhà nước quản lý việc chỉnh trang đô thị. Hiện nay, quy hoạch đô thị ở Việt Nam sử dụng kết hợp phương pháp quy hoạch chiến lược hợp nhất (integrated strategic planning) và phương pháp quy hoạch có sự tham gia (parcipatory approach) phù hợp với tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, “Rà soát hoàn thiện thể chế để nâng cao chất lượng quy hoạch. Xây dựng Luật Quy hoạch có phạm vi điều chỉnh chung cho các loại quy hoạch phát triển trong phạm vi cả nước. Rà soát, sửa 17 đổi bổ sung, ban hành các nghị định của Chính phủ về công tác thẩm định và phê duyệt quy hoạch theo hướng tạo cơ chế thẩm định độc lập, tập trung do một đầu mối chịu trách nhiệm”. * Quản lý về đầu tư và xây dựng nhà ở đô thị * Quản lý môi trường đô thị * Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị Nội dung quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm: - Quản lý quy hoạch xây dựng - Quản lý đầu tư và xây dựng - Quản lý sử dụng và khai thác cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị 1.3.4. Xây dựng và thực hiện các cơ chế chính sách để thu hút các nguồn lực cho chỉnh trang đô thị 1.3.5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về chỉnh trang đô thị 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về chỉnh trang đô thị của một số địa phƣơng 1.4.1. Đà Nẵng 1.4.2. Thành phố Bà Rịa 1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Chương 1 tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị. Hệ thống làm rõ các khái niệm có liên quan về chỉnh trang đô thị, nguyên tắc, quan điểm của Đảng và Nhà nước về quản lý đô thị, nội dung quản lý nhà nước và kinh nghiệm của các tỉnh, thành phố trong nước trong hoạt động quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị. Khung lý luận nêu trên là căn cứ, là cơ sở để tác giả sử dụng phân tích, đánh giá thực trạng trong chương 2. 18 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHỈNH TRANG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Một số đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội quận 6 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Quận 6 nằm về phía Tây Nam thành phố Hồ Chí Minh, bắc giáp với quận Tân Phú và Quận 11 có ranh giới dọc theo rạch Lò Gốm, đại lộ Hồng Bàng; đông giáp với Quận 5, có ranh giới dọc theo đường Nguyễn Thị Nhỏ, qua bến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_chinh_trang_do_thi_tren.pdf
Tài liệu liên quan