Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về đăng ký hộ tịch ở cấp xã, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk

Đ ối với Ủy ban nhân dân huyện

Một là, Chỉ đạo thực hiện tốt các quy định của pháp luật về

đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn.

Hai là, chủ động phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức bồi

dưỡng, tập huấn nghiệp vụ hộ tịch cho đội ngũ công chức Tư pháp -

Hộ tịch cấp xã;

Ba là, tiếp tục thực hiện chủ trương của tỉnh áp dụng công

nghệ thông tin trong đăng ký, quản lý hộ tịch và xây dựng Cơ sở dữ

liệu hộ tịch điện tử;

Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra về nghiệp vụ đăng ký

và quản lý hộ tịch ở cấp xã, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý

nghiêm các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền;

Năm là, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã bố trí nơi làm việc,

trang bị cơ sở vật chất, phương tiện để tiếp công dân và giải quyết

các yêu cầu về hộ tịch

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về đăng ký hộ tịch ở cấp xã, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác đăng ký hộ tịch cấp xã những ở nhiều cấp độ, phạm vi khác nhau. Tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình nói trên, đề tài đi sâu nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề: “Quản lý nhà nước về đăng ký hộ tịch ở cấp xã, huyện Krông Pắc, tỉnh ĐắkLắk”, Đây là lý do thứ hai để đề tài này được lựa chọn nghiên cứu. 3.Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 3.1.Mục đích: Làm rõ lý luận về quản lý nhà nước về đăng ký hộ tịch nói chung và ở cấp xã, huyện Krông Pắc nói riêng. Từ đó đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân của những ưu điểm cũng như những hạn chế, đề xuất một số giải pháp đảm bảo hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đăng ký hộ tịch trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích đề tài hướng tới thực hiện 3 nhiệm vụ nghiên cứu: Thứ nhất: Hệ thống hóa kiến thức lý luận về quản lý nhà nước về đăng ký hộ tịch ở cấp xã; Thứ hai: Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đăng ký hộ tịch ở cấp xã, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lăk; Thứ ba: Phương hướng và giải pháp đảm bảo hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đăng ký hộ tịch ở cấp xã, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk. 4. ối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận thực tiễn của quản lý nhà nước về đăng ký hộ tịch ở cấp xã, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk. 4.2.Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về đăng ký hộ tịch ở cấp xã, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk từ năm 2010 đến tháng 12 năm 2017. - Về mặt không gian: Nghiên cứu được giới hạn ở cấp xã, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk. 5. hƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: Những vấn đề của đề tài được luận giải dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý hành chính nhà nước; các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về quản lý hộ tịch; 5.2.Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp được tác giả sử dụng trong luận văn đó là: kết hợp chặt chẽ lý luận và thực tiễn, sử dụng đúng đắn, phù hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh và coi trọng phương pháp tổng kết thực tiễn... 6. nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 6.1 Ý nghĩa lý luận: Những mức độ nhất định những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm cơ sở để các cấp chính quyền ở huyện Krông Pắc nghiên cứu, vận dụng vào thực tế quản lý hộ tịch. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các xã, thị trấn trong tổ chức thực hiện về công tác quản lý nhà nước về đăng ký hộ tịch ở cấp xã. 7. óng góp mới về khoa học của đề tài. 6 Đề tài góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở cấp xã. Từ đó nêu lên những giải pháp đảm bảo hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đăng ký hộ tịch ở cấp xã, huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lắk. 8. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về đăng ký hộ tịch ở cấp xã. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đăng ký hộ tịch ở cấp xã, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Phương hướng và giải pháp đảm bảo hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đăng ký hộ tịch ở cấp xã, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay. Chƣơng 1 Ữ Ề Ậ Ề Ă K Ị 1.1. uan điểm hộ tịch, đăng ký hộ hịch 1.1.1. Khái niệm về hộ tịch “Hộ tịch” là thuật ngữ quen thuộc trong đời sống xã hội, từ trước đến nay, vẫn tồn tại khá nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm “Hộ tịch”. Dưới góc độ ngôn ngữ, khái niệm “Hộ tịch” được giải thích trong nhiều Từ điển Hán - Việt của nhiều tác giả khác nhau. Về khía cạnh pháp lý: Thuật ngữ “Hộ tịch” lần đầu tiên được định nghĩa trong các giáo trình giảng dạy của Đại học Luật khoa Sài Gòn dưới chế độ Việt Nam Cộng hoà. Tiếp đó, Nghị định số 83/1998/NĐ-CP và Nghị định số 158/2005/NĐ-CP cũng quy định: Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết. 7 Kế thừa khái niệm về hộ tịch trong các văn bản trước đó, Luật Hộ tịch 2014 ra đời quy định: “Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật này, xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết”. 1.1.2. Đặc điểm của hộ tịch: Thứ nhất, hộ tịch là một giá trị nhân thân, gắn chặt với cá nhân con người. Thứ hai, hộ tịch là những giá trị, về nguyên tắc không chuyển đổi cho người khác. Thứ ba, hộ tịch là những sự kiện nhân thân không lượng hoá được thành tiền. 1.1.3.Khái niệm về đăng ký hộ tịch Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư. 1.2. uản lý nhà nƣớc về đăng ký hộ tịch ở cấp xã 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đăng ký hộ tịch Quản lý nhà nước về đăng ký hộ tịch là một hình thức hoạt động của nhà nước, do các chủ thể có thẩm quyền (trước hết và chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền) thực hiện trên cơ sở pháp luật và để thi hành pháp luật trong lĩnh vực hộ tịch, góp phần bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Quản lý nhà nước về đăng ký hộ tịch ở nước ta có những đặc điểm sau đây: Thứ nhất, quản lý nhà nước về đăng ký hộ tịch là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước. 8 Thứ hai, quản lý nhà nước về đăng ký hộ tịch là hoạt động được tiến hành bởi những chủ thể có quyền năng hành pháp là các công chức trong bộ máy nhà nước. Thứ ba, quản lý nhà nước về đăng ký hộ tịch là hoạt động có tính thống nhất, được tổ chức chặt chẽ. Thứ tư, quản lý nhà nước về đăng ký hộ tịch là hoạt động có tính chấp hành, điều hành. Thứ năm, quản lý nhà nước đối với đăng ký hộ tịch là hoạt động mang tính liên tục. 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về đăng ký hộ tich ở cấp xã - Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch - Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách kế hoạch, định hướng về hộ tịch - Thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật về về hộ tịch - Đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ về hộ tịch - Thực hiện kiểm tra, thanh tra, khen thưởng, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hộ tịch 1.2.3.Vai trò của quản lý nhà nước về đăng ký hộ tịch ở cấp xã Quản lý nhà nước về đăng ký hộ tịch giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì và thực hiện các sự kiện hộ tịch. Vai trò của quản lý nhà nước về đăng ký hộ tịch được thể hiện rõ nét ở một số khía cạnh sau: Một là, góp phần hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch, thực hiện xây dựng dữ liệu thông tin quốc gia. Hai là, quản lý nhà nước về hộ tịch góp phần phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. 9 Ba là, quản lý nhà nước về đăng ký hộ tịch ở cơ sở góp phần xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực khác. Bốn là, quản lý nhà nước về đăng ký hộ tịch khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác hộ tịch đối với bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân. 1.2.3. Nguyên tắc đăng ký, quản lý hộ tịch Quy định tại Điều 5 Luật hộ tịch 2014, những nguyên tắc này đảm bảo cho việc đăng ký, quản lý hộ tịch được chính xác, kịp thời, đầy đủ, góp phần bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Bởi vì, thực tế cho thấy, các giấy tờ về hộ tịch nếu trong quá trình thực hiện có sai sót mà không được phát hiện kịp thời sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như khắc phục, sửa chữa sai sót, và đặc biệt sẽ gây ra không ít những phiền hà cho công dân trong việc thống nhất giấy tờ quan trọng khác sau này như: hồ sơ đi học, xin việc làm, xuất cảnh, thậm chí, còn liên quan đến việc xác định độ tuổi để đánh giá năng lực hành vi, năng lực chịu trách nhiệm pháp lý của từng cá nhân con người. 1.2.4. Chủ thể thực hiện quản lý, đăng ký hộ tịch ở cấp xã - Chủ thể quản lý nhà nước về đăng ký hộ tịch ở cấp xã: + Ủy ban nhân dân cấp xã; - Chủ thể thực hiện đăng ký hộ tịch ở cấp xã: + Công chức Tư pháp – hộ tịch ở cấp xã 1.2.5. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký hộ tịch ở cấp xã Là cấp hành chính cơ sở gần dân nhất, trực tiếp đảm nhiệm việc đăng ký và quản lý hộ tịch trong phạm vi địa phương nên Ủy ban 10 nhân dân cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn sau (theo quy định tại Điều 71 Luật Hộ tịch năm 2014). 1.3. ác yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về về đăng ký hộ tịch ở cấp xã 1.3.1. Sự hoàn thiện của pháp luật về công tác hộ tịch 1.3.2. Công tác tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch ở cấp xã 1.3.3. Năng lực, trình độ, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ công chức Tư pháp - hộ tịch ở cấp xã 1.3.4. Trình độ dân trí, ý thức chấp hành pháp luật của các cá nhân, tổ chức, nhận thức của cộng đồng dân cư về đăng ký hộ tịch 1.3.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các cơ quan trong quản lý nhà nước về đăng ký hộ tịch iểu kết hƣơng 1 Có thể nói, hộ tịch đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Việc quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm theo dõi thực trạng và biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình, đồng thời góp phần xây dựng các chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và dân số kế hoạch hóa gia đình. Luật hộ tịch là hệ thống các quy tắc xử sự do cơ quan có thẩm quyền ban hành điều chỉnh quản hệ xã hội phát sinh trong việc quản lý nhà nước về hộ tịch nhằm bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân. Với vai trò tạo hành lang pháp lý bảo đảm cho sự quản lý của Nhà nước về công tác hộ tịch; bảo đảm sự thống nhất trong toàn quốc và các Cơ quan đại diện trong việc thực hiện các văn bản pháp luật về hộ tịch; bảo đảm công khai, minh bạch về thẩm quyền, 11 trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết các yêu cầu đăng ký hộ tịch; tạo điều kiện thuận lợi cho công dân khi có yêu cầu đăng ký hộ tịch. hƣơng 2 Ự Ƣ Ề Ă K Ị XÃ, Ệ K Ắ , Ỉ ẮK ẮK 2.1. Khái quát tổng quan về huyện Krông ắc, tỉnh ắk ắk 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên + Vị trí địa lý: Huyện Krông Pắc nằm ở phía đông tỉnh Đắk Lắk, dọc hai bên Quốc lộ 26, từ km 12 đến km 49, trung tâm huyện cách trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuột 30 km. Có diện tích tự nhiên là 625,81km 2. Dân số 228.739 người, gồm 23 dân tộc anh em chung sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm khoảng 34,7% dân số toàn huyện; đồng bào theo các tôn giáo chiếm khoảng 23%; Huyện có 16 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn và 15 xã, với 284 thôn, buôn, tổ dân phố [27]. 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế. Những năm qua, trong điều kiện khó khăn, thử thách chung nhưng tình hình kinh tế toàn huyện vẫn giữ được nhịp tăng trưởng bình quân từ 12 đến 14%/năm. Tỷ trọng trong nền kinh tế, ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 62,82%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 13,85%; dịch vụ chiếm 23,33%. Thu nhập bình quân đầu người các xã trên địa bàn huyện tính theo giá hiện hành đạt 34,81 triệu đồng, tăng 15,81 triệu đồng so với năm 2010 [26]. 2.1.3. Đặc điểm về xã hội - Về văn hoá: Có 76,08% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa các cấp; 63,38% thôn, buôn, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hoá; 12 74,47% cơ quan đạt tiêu chuẩn văn hóa; có 15/16 xã, thị trấn đăng ký xây dựng đơn vị văn hoá [26]. - Về giáo dục, đào tạo: Toàn huyện có 105 trường học từ Mẫu giáo, mầm non đến Trung học phổ thông. Chất lượng giáo dục toàn diện trong các bậc học phổ thông có nhiều tiến bộ, số lượng học sinh đến trường tiếp tục tăng, cơ sở vật chất trường, lớp học được tăng cường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa [26]. - An ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội: Tình hình chính trị xã hội trên địa bàn huyện ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được đảm bảo[26]. 2.2.Tình hình quản lý nhà nƣớc về đăng ký hộ tịch trên địa bàn cấp xã, huyện Krông ắc, tỉnh ắk ắk 2.2.1. Ban hành văn bản quản lý nhà nước đối với công tác hộ tịch Ủy ban nhân dân huyện hàng năm đều ban hành kế hoạch triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác Tư pháp. Nhằm thực hiện tốt việc đăng ký và quản lý hộ tịch thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã theo đúng quy định của Luật hộ tịch 2014 và Thông tư hướng dẫn số 15/2015/TT-BTP ngày 16 tháng 11 năm 2015 hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/ NĐ-CP. 2.2.2. Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về đăng ký hộ tịch ở cấp xã trên địa bàn huyện. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự phối hợp thực hiện của các ngành, đoàn thể của huyện, xã luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về công tác hộ tịch. 2.2.3.Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn cấp xã, huyện Krông Pắc 13 Theo báo cáo tổng kết công tác Tư pháp các năm từ năm 2010 đến năm 2017, kết quả thực hiện đăng ký hộ tịch ở cấp xã trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk, cụ thể như sau: iểu 1: Thực trạng đăng ký hộ tịch tại huyện Krông Pắc. ăm đăng ký Khai sinh Khai tử Kết hôn Xác định tình trạng hôn nhân Tổng số Đúng hạn Quá hạn Đăng ký lại Tổng số Đúng hạn Quá hạn 2010 3.908 2.668 1.115 125 708 121 587 1.524 2011 2.957 1.891 629 437 420 85 335 1.150 2012 5.636 3.227 2.111 298 931 127 804 2.272 397 2013 11.290 5.645 3.656 1.989 1.252 196 1.056 2.322 980 2014 18.844 4.300 1.186 13.358 1.123 525 598 2.355 1.294 2015 18.358 4.768 1.443 12.147 1.157 606 551 2.276 676 2016 15.299 3.451 1.019 10.829 1.086 623 463 2.180 659 2017 13.555 5.905 1.485 6.165 1.145 720 425 2.149 728 ( Nguồn: Số liệu chính của Phòng tư pháp huyện Krông Pắc).[32] 14 iểu 2: Thực trạng thay đổi, cải chính, điều chỉnh bổ sung hộ tịch ở cấp xã trên địa huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk. ăm đăng ký ăng ký nhận cha mẹ hay đổi, cải chính, điều chỉnh bổ sung hộ tịch Ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác Tổng số Cha mẹ nhận con Con nhận cha mẹ Tổng số Thay đổi họ, tên, chữ đệm Cải chính hộ tịch Điều chỉnh bổ sung hộ tịch 2010 06 01 02 03 2011 12 12 2012 10 10 34 29 02 03 04 2013 09 09 32 33 09 26 2014 01 01 07 02 01 05 03 2015 01 01 19 03 07 09 02 2016 07 07 24 11 09 04 03 2017 04 04 32 19 08 05 02 ( Nguồn: Số liệu chính của Phòng tư pháp huyện Krông Pắc).[32] 2.2.4.Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động đăng ký hộ tịch ở cấp xã trên địa bàn huyện Krông Pắc. Hiện nay đội ngũ công chức Tư pháp - hộ tịch 16 xã, thị trấn có 31 người. Trong đó, có 21 người là biên chế, 10 người đang hợp đồng chờ thi tuyển.Về trình độ chuyên môn có 28 người Cử nhân luật, 03 người có bằng Trung cấp luật, đến nay trên địa bàn huyện có 15 xã, thị trấn bố trí 02 công chức Tư pháp - hộ tịch và chỉ có 01 xã bố trí 01 công chức Tư pháp – hộ tịch. 15 2.2.5. Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra quá trình thực hiện quản lý đăng ký hộ tịch cấp xã trên địa bàn huyện Krông Pắc. Là một nội dung quan trọng trong thời gian qua luôn được cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến xã quan tâm chỉ đạo sát sao, bằng văn bản cụ thể để triển khai tổ chức thực hiện việc thanh tra, kiểm tra hàng năm theo kế hoạch hoặc đột xuất đối với các xã, thị trấn. 2.3. ánh giá việc thực hiện quản lý nhà nƣớc về đăng ký hộ tịch ở cấp xã trên địa bàn huyện Krông ắc, tỉnh ắk ắk 2.3.1.Về ưu điểm và nguyên nhân của ưu điểm 2.3.1.1 Ưu điểm Thứ nhất, Việc ban hành văn bản quản lý nhà nước đối với công tác hộ tịch, luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo, ban hành hành các văn bản chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện nghiêm túc Luật hộ tịch. Thứ hai, Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật hộ tịch, thời gian qua luôn được sự quan tâm, đầu tư. Thứ ba, Hoạt động đăng ký hộ tịch trên địa bàn cấp xã, thời gian qua luôn được sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của phòng Tư pháp và sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện. Thứ tư, Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động đăng ký hộ tịch trên địa bàn cấp xã, tổ chức bộ máy của ngành Tư pháp nói chung tiếp tục được quan tâm củng cố, kiện toàn, lực lượng công chức Tư pháp - hộ tich cấp xã ngày càng được chuẩn hóa theo hướng chuyên nghiệp, được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Thứ năm, Công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra về đăng ký và quản lý hộ tịch được thực hiện đúng theo quy định. Thứ sáu, Công tác lưu trữ sổ sách được thực hiện tốt, các loại sổ, biểu mẫu dùng để đăng ký hộ tịch được sử dụng đúng mẫu Bộ Tư pháp ban hành. 16 2.3.1.2. Nguyên nhân của ưu điểm - Cơ sở vật chất và phương tiện làm việc của Tư pháp được bố trí đảm bảo hơn cho hoạt động; Công chức Tư pháp - hộ tịch thường xuyên được cử đi bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ do cấp trên tổ chức. - Đa số cán bộ Tư pháp – hộ tịch là người địa phương, vì vậy có sự sâu sát trong nắm bắt diễn biến tình hình các sự kiện hộ tịch trong nhân dân. - Công tác tuyên truyền giáo dục phổ biến pháp luật ngày càng được quan tâm hơn. - Đời sống của nhân dân đang được nâng lên, từ đó ý thức tuân thủ pháp luật ngày càng được nâng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực đăng ký hộ tịch. - Công tác thanh tra, kiểm tra về đăng ký và quản lý hộ tịch được thực hiện thường xuyên, định kỳ, đúng quy định. - Công tác thống kê, báo cáo hàng năm được thực hiện một cách kịp thời. 2.3.2. Về hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1.Về hạn chế Thứ nhất, tình trạng đăng ký hộ tịch quá hạn vẫn còn, số lượng đăng ký khai sinh quá hạn còn cao; tỷ lệ đăng ký khai tử còn thấp. Thứ hai, chưa tạo điều kiện tốt nhất để bảo đảm quyền đăng ký hộ tịch của công dân. Thứ ba, quy định về lưu sổ hộ tịch chưa thực hiện nghiêm túc ở một số địa phương. Thứ tư, về đầu tư cơ sở, vật chất phục vụ cho công tác hộ tịch, vẫn còn những địa phương, Ủy ban nhân dân cấp xã không trang bị riêng máy vi tính, tủ hồ sơ cho công chức Tư pháp - hộ tịch tác nghiệp. Thứ năm, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật quản lý về hộ tịch đối với người 17 dân ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Krông Pắc, trong thời gian qua đã được thực hiện khá tốt, tuy nhiên cũng còn nhiều hạn chế, bất cập... Thứ sáu, Tùy tiện trong việc đăng ký, cấp giấy tờ hộ tịch cho công dân; chưa bảo đảm độ chính xác khi cấp giấy tờ hộ tịch. Thứ bảy, Hạn chế trong cải cách thủ tục hành chính. Thứ tám, Phương thức đăng ký hộ tịch còn mang tính chất thủ công, mức độ áp dụng công nghệ thông tin còn hạn chế., chủ yếu vẫn thực hiện theo phương pháp thủ công. Thứ chín, sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong thực hiện pháp luật quản lý về đăng ký hộ tịch chưa đồng bộ. 2.3.2.2. Về nguyên nhân của hạn chế Thứ nhất, Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo chưa đồng bộ. Một số địa phương, lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác hộ tịch nên không quan tâm, đầu tư cho công tác này. Thứ hai, Đội ngũ công chức Tư pháp - hộ tịch phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau và không ổn định. Thứ ba, Việc xây dựng thể chế trong lĩnh vực hộ tịch còn chậm. Thứ tư, công tác xây dựng đội ngũ công chức chuyên trách làm công tác hộ tịch chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao đối với pháp luật quản lý về đăng ký hộ tịch nhất là trong bối cảnh phân quyền quản lý hộ tịch cho cơ sở như hiện nay. Thứ năm, nhận thức của người dân đối với quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch còn hạn chế. Thứ sáu, công tác giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện pháp luật về hộ tịch còn chưa đạt được yêu cầu đặt ra. iểu kết hƣơng 2 Pháp luật quản lý về hộ tịch ở Việt Nam được ra đời từ rất sớm (thời nhà Trần), trải qua các thời kỳ phong kiến, thực dân, hộ tịch luôn gắn với vấn đề quản lý con người (“đinh”), qua các thời kỳ phát triển với các giai đoạn lịch sử pháp luật quản lý về hộ tịch đã tịnh 18 tiến đến sự hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn khách quan. Hiến pháp năm 2013 ra đời với nhiều quy định mới đề cao quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, việc ban hành Luật hộ tịch năm 2014 đánh dấu bước phát triển vượt bậc của pháp luật quản lý về hộ tịch. Huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lắk là một huyện với mật độ dân cư đông đúc nên việc quản lý về hộ tịch trên địa bàn có những đặc thù riêng. Thời gian qua được sự quan tâm của Cấp ủy, chính quyền nên công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lắk đã đạt những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó pháp luật quản lý về hộ tịch trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lắk, vẫn còn những hạn chế nhất định do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để khắc phục những hạn chế đó, các cơ quan có thẩm quyền cần có những giải pháp hữu hiệu để bảo đảm việc đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lắk trong thời gian tới đạt hiệu quả. 19 hƣơng 3 ƢƠ Ƣ M Ệ Ƣ Ề Ă K Ị Ị Ệ K Ắ , Ỉ ẮK ẮK 3.1. hƣơng hƣớng đảm bảo hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về đăng ký hộ tịch ở cấp xã trên địa bàn huyện Krông ắc, tỉnh ắk ắk. 3.1.1. ối với Ủy ban nhân dân huyện Một là, Chỉ đạo thực hiện tốt các quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn. Hai là, chủ động phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ hộ tịch cho đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã; Ba là, tiếp tục thực hiện chủ trương của tỉnh áp dụng công nghệ thông tin trong đăng ký, quản lý hộ tịch và xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra về nghiệp vụ đăng ký và quản lý hộ tịch ở cấp xã, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý nghiêm các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền; Năm là, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã bố trí nơi làm việc, trang bị cơ sở vật chất, phương tiện để tiếp công dân và giải quyết các yêu cầu về hộ tịch. 3.1.2. ối với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn Một là, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời hạn, lệ phí đăng ký hộ tịch; xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm về đăng ký và quản lý hộ tịch; 20 thực hiện việc lưu trữ sổ sách, giấy tờ hộ tịch, sử dụng sổ hộ tịch và biểu mẫu hộ tịch đúng theo quy định. Hai là, niêm yết công khai các thủ tục hành chính về đăng ký hộ tịch đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh công bố thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã, theo Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã, chỉ đạo cán bộ, công chức thực hiện đúng trách nhiệm theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính. Ba là, tổ chức thực hiện tốt công tác đăng ký và quản lý hộ tịch; sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức có đủ trình độ thực hiện việc tiếp nhận yêu cầu đăng ký hộ tịch; thường xuyên kiểm tra các hoạt động của công chức Tư pháp - Hộ tịch; định kỳ cử cán bộ xuống các thôn, buôn, tổ dân phố... rà soát, nắm bắt các sự kiện hộ tịch để kịp thời đăng ký các sự kiện hộ tịch phát sinh ở địa phương; Công chức Tư pháp - Hộ tịch phải chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân cấp xã về những sự kiện hộ tịch phát sinh trên địa bàn xã, thị trấn mà không đăng ký. 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về hộ tịch ở cấp xã, huyện Krông pắc, tỉnh ắk ắk 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với hộ tịch ở cấp xã. Để Luật hộ tịch thực sự đi vào thực tiễn cuộc sống thì các cơ quan chức năng cần tổ chức rà soát các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến Luật hộ tịch, trên cơ sở đó đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản để bảo đảm thi hành hiệu quả Luật hộ tịch. 3.2.2. Việc nâng cao năng lực bộ máy đăng ký, quản lý hộ tịch trên địa bàn các xã thuộc huyện Krông Pắc. 21 Thứ nhất, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức bộ máy quản lý hộ tịch trong hệ thống quản lý nhà nước ở cơ sở, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động hướng vào phục vụ dân, sát với dân, được dân tin cậy. Thứ hai, thực hành dân chủ thực sự trong các tổ chức quản lý hộ tịch của hệ thống hành chính ở địa phương. Thứ ba, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức Tư pháp - hộ tịch ở cấp xã có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dang_ky_ho_tich_o_cap_x.pdf
Tài liệu liên quan