Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về đào tạo ngành mỹ thuật trong các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, một trong những

nhiệm vụ quan trọng của trường đại học Việt Nam là nỗ lực nâng cao chất

lượng dạy học, tiến gần đến chuẩn chất lượng giáo dục đại học các nước

phát triển trong khu vực và trên thế giới. Để thực hiện nhiệm vụ trên, các

trường đại học phải không ngừng mở rộng quy mô đào tạo mà còn cần

thiết chú trọng nâng cao chất lượng, hệ quả đào tạo trong đó quản lý chất

lượng đào tạo là một trong những nhiệm vụ trọng yếu. Việc xây dựng hệ

thống quản lý chất lượng đào tạo ở các trường đại học hiện nay có tính bức

thiết và là giải pháp thiết thực góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của

các trường đại học.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về đào tạo ngành mỹ thuật trong các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công hợp tác lao động. Chính sự phân công, hợp tác lao động nhằm đạt hiệu quả nhiều hơn trong công việc, đòi hỏi phải có sự chỉ huy, phối hợp, điều hành, kiểm tra, chỉnh lý. Như vậy có thể xem quản lý là cách thức tổ chức để đạt mục đích quản lý bằng chi phí thấp nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất. Đặc điểm cơ bản của quản lý: - Quản lý là hoạt động có mục đích, được xác định cấu trúc của tổ chức để điều chỉnh các mối quan hệ. - Quản lý có những mối quan hệ của sự lựa chọn thành phần cụ thể tạo nên quá trình điều khiển như một tổng thể. Nó có những quy định về mối liên hệ trên, dưới, ngang, dọc, trong, ngoài. - Trong quá trình quản lý việc đưa ra quyết định và thực hiện quyết định được tiến hành tuần tự theo các bước nhất định [28]. Mối quan hệ của các chức năng trong quản lý là một vòng trong liên kết gắn bó chặt chẽ với nhau, được thể hiện qua sơ đồ sau : Vì vậy, quản lý trường học là một phương pháp khoa học và phức tạp, vừa tinh vi, vừa tế nhị đòi hỏi mỗi người hiệu trưởng và tập thể ban lãnh đạo nhà trường phải hợp đồng chặt chẽ, quán xuyến chung mọi mặt từ K IỂM TRA K Ế H O Ạ C H T Ổ C H Ứ C C H Ỉ Đ Ạ O T H Ô N G T I N 7 chương trình giáo dục về văn hóa, đạo đức đến các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kỹ thuật tổng hợp Từ việc nhận thức chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước về giáo dục, ban lãnh đạo nhà trường mà chủ yếu là hiệu trưởng sẽ xây dựng những biện pháp chỉ đạo khoa học, thực tiễn và đầy sáng tạo để tác động vào từng đối tượng của nhà trường là giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh sao cho mọi người đều tự giác thực hiện và thể hiện bằng sự tiến bộ về mọi mặt giảng dạy và học tập của nhà trường”. 1.1.2. Quản lý nhà nước Quản lý nhà nước là điều hành của bộ máy nhà nước, hoạt động của các tổ chức nhà nước trên các phương diện luật pháp, hành pháp và tư pháp. Hay có thể hiểu là cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân lao động làm chủ” Quản lý nhà nước còn được biết là quá trình tổ chức, quá trình điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với xã hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật. Để đạt được những mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ quản lý nhà nước đã đề ra. 1.1.3. Quản lý giáo dục “Quản lý giáo dục nói chung và quản lý trường học nói riêng là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà mục tiêu hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”. Từ những nhận định trên có thể hiểu hiểu quản lý giáo dục là một loại quản lý xã hội chuyên quản lý tổ chức hoạt động của ngành giáo dục (mà sản phẩm là nhân cách học sinh) trên phạm vi cả nước hoặc từng địa phương, từng trường học nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc phát triển nền giáo dục. 1.1.4. Đào tạo Đào tạo là một quá trình dạy và học mang tính chuyên biệt nhằm trang bị, rèn luyện cho người học kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo theo yêu cầu nghề nghiệp chuyên môn, chuyên sâu. Quá trình đào tạo nhằm trang bị cho 8 con người có khả năng lao động để góp phần vào việc duy trì và phát triển cuộc sống trong cộng đồng xã hội. 1.1.5. Quản lý đào tạo Quản lý đào tạo là một quá trình có mục đích, có kế hoạch vì vậy nó cần được tổ chức và quản lý để đảm bảo cho quá trình đào tạo vận hành đúng mục tiêu đào tạo đã định. Quản lý đào tạo bao gồm các lĩnh vực quản lý như mục tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo, quy trình tổ chức giảng dạy như: chiêu sinh, tổ chức lớp, thực hiện chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy, nề nếp dạy - học, tổ chức khóa học và thi kết thúc khóa, đánh giá kết quả học tập, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, kiểm soát các chuẩn mực đảm bảo chất lượng. Chất lượng đào tạo quyết định sự tồn vong của cơ sở đào tạo, vì vậy quản lý đào tạo chính là quản lý chất lượng [5]. Tổ chức đào tạo một cách hợp lý có ảnh hưởng lớn đến năng suất của hoạt động đào tạo. Điểm then chốt của việc tổ chức đào tạo là làm sao hoàn thành được mọi nhiệm vụ và đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra. Việc tổ chức đào tạo xuất phát từ nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo và căn cứ vào đặc điểm tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên và các điều kiện hoạt động của nhà trường. Thực chất tổ chức đào tạo một cách khoa học là tìm ra một phương án tối ưu của hệ thống các hoạt động đào tạo trên cơ sở giải quyết tổng hợp đồng bộ các nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, các vấn đề về xã hội học, tâm lý học, giáo dục học và điều khiển học. 1.1.6. Mỹ thuật Từ khi chúng ta bắt đầu đi học, được làm quen với một môn học được chung là Mỹ thuật. Đây là môn học bao gồm nhiều loại như vẽ, nặn đất sét, tô màu....và nó làm nên nhiều giá trị nghệ thuật khác nhau. Chúng ta có thể nghe nhiều tới từ này nhưng chưa thực sự hiểu đúng về nó. Vậy mỹ thuật là gì??. Có nhiều mức độ để thưởng thức cái đẹp. Điều này phụ thuộc vào sự hiểu biết, sở thích và khiếu thẩm mỹ riêng của từng người. Do đó, quan niệm về mỹ thuật không theo một chuẩn mực cụ thẻ nào. Vì vậy, chúng ta không thể đánh giá đơn thuần được mỹ thuật đó là đẹp hay xấu, mà phải 9 đánh giá nó hợp với nhãn quang người xem hay không. Một tác phẩm được càng nhiều người thích thì chứng tỏ giá trị thẩm mỹ của nó càng cao. Có thể thấy mỹ thuật ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật thị giác khác nhau, tiêu biểu là: hội họa, đồ họa, điêu khắc. Như vậy, mỹ thuật là một môn nghệ thuật vừa mang sự lãng mạn của hội họa, vừa đòi hỏi sự tỉ mỉ của điêu khắc và sự sáng tạo của đồ họa. Nó mang cái đẹp đến với thế giới và tôn vinh cái đẹp bằng những tác phẩm tuyệt vời sống mãi với thời gian. 1.2. Công tác quản lý nhà nƣớc trong đào tạo ngành mỹ thuật Mỹ thuật là một chuyên ngành đặc thù và đặc biệt cho nên những yêu cầu để có thể đáp ứng đầy đủ nhất cho chuyên ngành này thực sự chưa có một chuẩn mực nhất định. Quá trình đào tạo chuyên ngành này luôn luôn cần được chú trọng và nâng cao cả về thiết bị cơ sở cũng như kiến thức hiểu biết, kĩ năng năng hoạt động của ngành nghề tới từng người học. Giáo dục đào tạo chuyên ngành là bộ phận của quá trình tổng thể diễn ra liên tục trong môi trường hoạt động con người, trong đó môi trường đào tạo, chương trình đào tạo có vai trò rất quan trọng và chủ thể người học đóng vai trò trung tâm. Bên cạnh đó,các trường đào tạo mỹ thuật phải có trách nhiệm phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người vừa có tài, vừa có đức hoạt động trên lĩnh vực này. Công tác phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực mỹ thuật chính là nhiệm vụ chính trị của các mỹ thuật. Từ đó, nhiệm vụ của các trường mỹ thuật là: - Phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng những tài năng về mỹ thuật, đáp ứng nhanh chóng, kịp thời và có hiệu quả nhu cầu học tập, đáp ứng nhân lực và chất xám đang cần phát triển mạnh hơn hiện nay của xã hội. - Đưa các hoạt động đào tạo và bồi dưỡng tài năng về mỹ thuật theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, góp phần làm cho mỹ thuật trở thanh công cụ phát triển tầm nhìn thẩm mỹ nghệ thuật, là đòn bẩy kinh tế - xã hội phát triển. 10 Qua nghiên cứu cơ sở lý luận kết hợp kết quả khảo sát các nhà quản lý giáo dục có thể rút ra bốn vấn đề chính của QLNN về đào tạo ngành mỹ thuật trong các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, đó là: - Thứ nhất: xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển hệ thống các trường ĐH đào tạo chuyên ngành mỹ thuật. Đây là kế hoạch tổng thể xây dựng mạng lưới các trường phù hợp với yêu cầu của xã hội, phù hợp với sự phát triển của ngành mỹ thuật và của toàn bộ nền kinh tế - xã hội. - Thứ hai: Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dùng để điều chỉnh toàn bộ hệ thống đó. Hiện tại, các văn bản quy phạm pháp luật dành riêng cho ngành mỹ thuật dường như còn thiếu xót và chưa đầy đủ để tạo thành tổng thể quy tắc xứ sự có tính bắt buộc chung, cho Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, được Nhà nước đảm bảo thực hiện thông qua các chương trình đào tạo ngành mỹ thuật. - Thứ ba : Hình thành các cơ chế chính sách để tạo điều kiện cho hệ thống các trường đại học đào tạo ngành mỹ thuật được phát huy thế mạnh nói riêng và đạt hiệu quả tối đa cho mục tiêu kinh tế - xã hội nói chung. Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, cơ sở hạ tầng... Nhà nước cần phải có những chính sách riêng tạo điều kiện tốt trong quá trình đào tạo ngành mỹ thuật thuận lợi,phát triển hơn nữa. - Thứ tư : thực thi công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động đào tạo của ngành mỹ thuật. Nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm kiểm định chất lượng đào tạo, chương trình đào tạo; cơ sở vật chất, giám sát việc tuân thủ các tiêu chuẩn về các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và việc thực hiện các tuyên bố về sứ mạng và cam kết với sinh viên. 1.3. Quản lý nhà nƣớc trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo Kiểm tra là khâu then chốt không thể thiếu trong quản lý đào tạo, là khâu kết thúc của một chu trình quản lý nó có chức năng đánh giá và thẩm định chất lượng đào tạo. Việc kiểm tra nhằm mục đích thu thập kịp thời các mối liên hệ ngược về các hoạt động học tập của người học, phát hiện kịp thời những thiếu sót của người dạy và người học để điều chỉnh và hoàn thiện quá trình đào tạo. 11 Kiểm tra - đánh giá có ảnh hưởng hai mặt, nó có thể cản trở cho sự phát triển giáo dục nếu kiểm tra đánh giá chệch với mục tiêu đào tạo và sử dụng những loại hình không phù hợp với mục đích kiểm tra. Vì vậy, để thực hiện tốt quy trình đào tạo, nhà trường cần chú ý việc kiểm tra - đánh giá tri thức, kỹ năng kỹ xảo trong quá trình đào tạo để qua đó có thể đánh giá chất lượng giảng dạy của nhà trường. Từ kết quả đánh giá có thể dẫn đến hai loại quyết định. Loại quyết định thứ nhất liên quan đến lợi ích tổng thể của kế hoạch như: - Kế hoạch có thành công hay không - Kế hoạch có giá trị để thực hiện hay không - Kế hoạch này có nên áp dụng lại ở các thời điểm và hoàn cảnh khác hay không. Đánh giá được thiết kế để dẫn đến loại quyết định này được gọi là đánh giá tổng kết. Nó thường diễn ra vào cuối kế hoạch. Loại quyết định thứ hai liên quan đến thay đổi việc thực hiện kế hoạch như: - Các mục tiêu kế hoạch đề ra có cần thay đổi hay không, các phương pháp làm việc hoặc các hoạt động thực hiện kế hoạch có cần thay đổi hay không? - Có cần thêm thời gian hoặc nguồn lực để đạt được các mục tiêu đề ra hay không? Cả hai loại đánh giá trên nên được thiết kế từ khi bắt đầu thực hiện kế hoạch hoặc công việc. Điều này sẽ giúp cho việc thu thập các thông tin phù hợp trong quá trình thực hiện kế hoạch. Đánh giá là một phần rất quan trọng của chu trình quản lý. Kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo gồm: kiểm tra đánh giá đầu vào, kiểm tra đánh giá kết thúc học phần, đánh giá kết thúc học phần thực tập, thực tế, đánh giá tiểu luận cuối khóa và cả đánh giá trong, đánh giá ngoài Như vậy, quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo sẽ là quản lý việc tổ chức tuyển sinh đầu vào, quản lý kế hoạch kiểm tra, quản lý bài kiểm tra, bài thi hết môn, tốt nghiệp, quản lý điểm với các phần mềm với sự hỗ trợ của máy tính, phân công hợp lý bộ phận giáo vụ đảm nhận việc 12 kiểm tra đánh giá, yêu cầu GV trả bài kiểm tra phải công bố đáp án, thang điểm, thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá xếp loại kết quả học kỳ, năm học cho SV và cả việc quản lý thực tập, thực tế Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo nếu được thực hiện tốt sẽ bảo đảm cho đầu ra có chất lượng và mang lại hiệu quả cho xã hội. Như vậy, đối với hệ đào tạo đại học chính quy chuyên ngành đặc thù nghệ thuật, vấn đề quyết định chọn mã ngành, chọn môn học thích hợp trong phần mềm của chương trình rất quan trọng. Nhà quản lý phải mạnh dạn quyết định dựa trên cơ sở thực tiễn, đón đầu xu hướng, đặc thù ngành để đề nghị bổ sung, điều chỉnh chương trình một cách thích hợp. 1.4. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nƣớc về đào tạo ngành mỹ thuật 1.4.1. Chính trị Trên thế giới thường thấy, những hình tượng mỹ thuật dành cho mục đích chính trị được sử dụng rộng rãi. Mỗi đất nước là một nền chính trị khác nhau, một nền văn hóa cùng với những chủ trương và đường lối đặc thù. Việt Nam cũng vậy, mỹ thuật phát triển trên nền văn hóa cổ đại từ ngàn đời, do đó mà sức ảnh hưởng của văn hóa mỹ thuật rất quan trọng và luôn có trong chủ trương, đường lối phát triển xã hội của Đảng và Nhà nước; và việc thwucj hiện luôn đảm bảo trong khuôn khổ QLNN. 1.4.2. Kinh tế Nền kinh tế phát triển là nhờ đóng góp phần không nhỏ của mỹ thuật. Một nền mỹ thuật sáng tạo, hiện đại đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của các nước bên ngoài. Kinh tế thị trường luôn có nhiều biến động, tuy nhiên việc thu hút sự quan tâm đầu tư và phát triển của cả trong và ngoài nước đã khiến cho nền mỹ thuật Việt nam nói chung đang trên đà nâng tầm với các nền văn hóa mỹ thuật tiên tiến khác trên thế giới, có một chỗ đứng vững trãi trên đấu trường quốc tế về sức sáng tạo và đam mê nghệ thuật. Thu hút vốn đầu tư tức là tạo điều kiện thuận lợi hơn cho viecj phát triển kinh tế nước nhà. Do đó, QLNN rất chú trọng vào sự phát triển cũng như các chương trình đào tạo về ngành nghề đang “hot” - ngành Mỹ thuật. 13 1.4.3. Pháp luật Đối với sự phát triển không ngừng của ngành Mỹ thuật, pháp luật Việt nam đang dần hoàn hiện cơ chế và thể chế pháp luật sao cho phù hợp với ngành nghề này. Ví dụ như : quyền tác giả, quyền tổ chức, những văn bản, nghị định quy định đối với những cá nhân, tập thể tham gia vào ngành mỹ thuật Một ngành nghề liên quan tới “chất xám” sẽ được bảo về tối đa để có thể đảm bảo sức sáng tạo và sự đam mê nghệ thuật của mỗi con người. 1.4.4. Văn hóa - Xã hội Thừa hưởng nền văn minh - văn hóa ngàn năm cổ đại, những bản sắc mà không bất cứ dân tộc nào trên thế giới có được, Đảng và Nhà nước đã xây dựng những chương trình quản lí đối với việc tiếp nối dòng văn hóa cội nguồn và đưa ra các chương trình đào tạo trong sự quản lý nhất định của Nhà nước để vừa có thể phát triền ngành mỹ thuật, phát triển văn hóa xã hội đang trong giai đoạn chịu nhiều ảnh hưởng từ những nền văn hóa khác, mà vẫn giữ gìn được bản sắc dân tộc, bản sắc riêng của đất nước. Du nhập văn hóa phương tây, kết hợp văn hóa phương đông trong sự quản lý dựa trên đưòng lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước để phù hợp với nhu cầu văn hóa - xã hội ngày phát triển, văn minh và mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác với nước ngoài. 1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về đào tạo mỹ thuật trong các trƣờng đại học Trên thế giới, các trường đại học đào tạo chuyên ngành về năng khiếu, nghệ thuật có những cái nhìn khác nhau về QLNN. Ví dụ như : - Ở Mỹ, vai trò của QLNN rất mờ nhạt, họ không tổ chức thành một hệ thống mà mỗi cơ sở, mỗi trường đào tạo đều có quyền tổ chức việc đào tạo theo sáng kiến riêng, không có và không bắt buộc phải theo những quy định, thể lệ chung. - Nhưng ở Nga thì hoàn toàn trái ngược, nguyên tắc tập trung hóa và thống nhất về chính trị chi phối toàn bộ hoạt động và giáo dục; các trường đào tạo hầu như đều nhờ nguồn kinh phí của nhà nước. 14 - Ở Đức xây dựng mô hình QLNN về đào tạo theo phương châm “đẩy lùi những biên giới của kiến thức”. Còn ở Pháp được hình thành trong cơ chế thị trường. Tại thành phố Hà nội có những trường đào tạo chuyên sâu về ngành mỹ thuật như : ĐH MTCN, ĐH Kiến trúc, ĐH Xây dựng, Viện ĐH Mở Hà nội. Thực hiện đường lối và chủ trương của Đảng và Nhà nước luôn là “type” đi đầu trong các trường này.Các chương trình đào tạo được cập nhật sao cho phù hợp với quá trình đào tạo riêng của mỗi trường. Khó khăn về đào tạo chính là khó khăn trong sự QLNN. Một cơ chế quản lý thông suốt, hệ thống một cách khoa học và luôn chuyển biến, cập nhật những thay đổi xã hội để cải cách cơ chế quản lý trong đào tạo sẽ ít vấp phải khó khăn hơn. Trong xu thế đất nước ngày càng phát triển, yêu cầu đề ra ngà càng cao buộc lòng các nhà quản lý phải luôn học hỏi, trau dồi kĩ năng, kinh nghiệm để có thể đưa ra hệ thống pháp lý, những quy trình đào tạo phù hợp với ngành nghề đặc biệt này. 15 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGÀNH MỸ THUẬT TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI 2.1. Khái quát chung Hà nội là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều Việt trước đây. Nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, Hà nội đã sớm trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Hà nội là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về xây dựng nếp sống văn minh và văn hóa. Hai thập niên gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, rất nhiều cao ốc, khách sạn, trung tâm thương mạimọc lên mang lại cho thành phố dáng vẻ hiện đại phù hợp với sự phát triển ngày đi lên hiện nay. Thành phố Hà nội hiện tại có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt nhất trên cả nước, thêm vào đó, đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ cao. Vị trí đắc đại, “thiên thời - địa lợi - nhân hòa”, Hà nội là nơi hội tụ và được xây dựng nhiều các trường đại học, cao đẳng cũng như thu hút mọi người tới sinh sống và làm việc và học tập. Hà nội cũng là nơi có đủ điều kiện nhất để có thể giải phóng sức sáng tạo, tính nghệ thuật và niềm đam mê trong mỗi con người. Ở nơi đây, họ có được nền tảng lịch sử văn hóa, có được sự QLNN được tổ chức thành hệ thống để yên tâm hoạt động sáng tạo nghệ thuật và phát triển nền mỹ thuật nước nhà. Một số trường đại học đào tạo ngành mỹ thuật tiêu biểu trên địa bàn thành phố Hà nội: 2.1.1. Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội (Hanoi Architectural University - HAU) là trung tâm trọng điểm về đào tạo Kiến trúc sư, Kỹ sư Xây dựng, Cử nhân cho ngành Xây dựng Việt Nam và cho đất nước; đặc biệt là các chuyên ngành Kiến trúc, Quy hoạch, Xây dựng, Kỹ thuật hạ tầng đô thị và Môi trường Trường là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong 16 lĩnh vực Xây dựng cơ bản, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ Quản lý đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển của đất nước theo hướng hội nhập và chuẩn Quốc tế. 2.1.2. Trường Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, trường đã có những bước tiến quan trọng và được sự quan tâm từ Đảng và Nhà nước. Trong Chiến lược phát triển tiếp tục giai đoạn từ nay đến năm 2020 và đến năm 2030 đã xác định rõ Sứ mệnh và Tầm nhìn của Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội: “là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu về lĩnh vực thiết kế Mỹ thuật ứng dụng trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Cung cấp nguồn nhân lực - Họa sĩ có trình độ đại học, sau đại học chất lượng cao, đáp ứng sự nghiệp CNH - HĐH đất nước và hội nhập quốc tế”. 2.1.3. Viện Đại học Mở Hà Nội Để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội, Viện Đại học Mở Hà Nội đã tổ chức thực hiện nhiều chương trình giáo dục và đào tạo: - Chương trình bồi dưỡng kiến thức cho nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều đối tượng khác nhau đáp ứng nhu cầu của nhiều người học có nhu cầu nâng cao trình độ cập nhật kiến thức. Chương trình đào tạo bậc đại học và cao đẳng của các ngành xây dựng theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. 2.1.4. Đại học Xây dựng Hà nội Trải qua gần 50 năm hình thành và phát triển, với kinh nghiệm gần 60 năm đào tạo, Trường Đại học Xây dựng đã trở thành một trung tâm hàng đầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong lĩnh vực xây dựng. Đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư tốt nghiệp Đại học Xây dựng đã và đang có mặt trên mọi miền đất nước, từ các công trường xây dựng đến các nhà máy, xí nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 2.1.5. Trường đại học mỹ thuật Việt Nam Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, tiền thân là Trường Mỹ thuật Đông Dương thuộc Viện Đại học Đông Dương, là một trường đại học của 17 Việt Nam chuyên đào tạo bậc đại học và sau đại học trong lĩnh vực mĩ thuật. Trường được giới chuyên môn đánh giá là nơi đào tạo mĩ thuật chính quy và có chất lượng cao của Việt Nam. Nơi đây đã là nơi nuôi dưỡng và phát hiện nhiều họa sĩ tài danh Việt Nam. Các trường đại học nói trên đều là những trường trọng điểm chủ chốt tại Hà nội có chương trình đào tạo chuyên sâu dành riêng cho ngành Mỹ thuật. Mỹ thuật ứng dụng và mỹ thuật tạo hình đều được xây dựng chương trình học tập và quy trình đào tạo tại những ngôi trường này và được theo sát, quản lí từ các cấp ban ngành. 2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về đào tạo ngành mỹ thuật trên địa bàn thành phố Hà nội 2.2.1. Hoạch định chính sách cho đào tạo ngành mỹ thuật Nằm trong kế hoạch đổi mới chung về kinh tế - xã hội của Việt nam từ sau đại hội Đảng lần thứ 6, nhưng sự phát triển đào tạo còn nhiều khó khăn trong việc quản lý. Ngành mỹ thuật mang tính đặc thù riêng nên việc quá trình QLNN đói với những trường đại học đào tạo ngành này cũng cần đi sâu và sát sao hơn. Hiến pháp năm 1992 là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, điều chỉnh mọi hoạt động giáo dục trong đó có giáo dục đại học. Kế đến là Luật Giáo dục năm 1998 đã được sửa đổi bổ sung năm 2005 và năm 2009. Sự quan tâm của các cấp Bộ, ngành trở nên tăng cường hơn để xây dựng chiến lược nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của xã hội. 2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo ngành Mỹ thuật Từ năm 1955 tới nay, bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng đã trải qua năm lần tách, dục; Tổng cục Dạy nghề và Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp để thành Bộ Giáo dục và Đào tạo (1990). Riêng cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng liên tục tách, nhập, thành lập mới các Cục, Vụ, Viện. Giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các bộ, cơ quan ngang bộ, các địa phương đã có 18 sự phân cấp, phân quyền rõ ràng hơn theo Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010. Tuy nhiên, chất lượng của bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục đại học và chất lượng của cán bộ quản lý còn nhiều bất cập, hạn chế: bộ máy thiếu tính ổn định; đội ngũ cán bộ chuyên trách về giáo dục đại học còn quá mỏng, không tương xứng với khối lượng công việc được giao; vai trò đầu tàu của giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân bị lu mờ, không dẫn dắt được sự phát triển của toàn hệ thống. Riêng đối với ngành mỹ thuật, Bộ máy QLNN chuyên trách mang tính ổn định tuy nhiên đội ngũ cán bộ quản lý về ngành còn chưa đủ khả năng cũng như điều kiện để giải quyết khối lượng công việc, bên cạnh đó, việc sinh viên thi tuyển vào các trường đào tạo ngành mỹ thuật ngày càng đông; do vậy mà việc quản lý công tác học tập trong trường và quản lý việc đảm bảo đầu ra cho sinh viên cũng chưa thực sự kiện toàn. 2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhà nƣớc về đào tạo ngành mỹ thuật trong các trƣờng đại học trên địa bàn thành phố Hà nội 2.3.1. Kết quả đạt được - Các cơ quan nhà nước đã ban hành được nhiều văn bản quy phạm pháp luật với phạm vi điều chỉnh bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động đào tạo ngành mỹ thuật. - Nhiều quy phạm pháp luật đã được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. - Một số văn bản đã điều chỉnh đúng các vấn đề có tính bức thiết. - - QLNN đã có sự quan tâm, điều phối hơn tới hoạt động nghệ thuật và có những chính sách bổ sung để đảm bảo quyền lợi của ngành nghề đặc biệt này. Các hoạt động sự nghiệp của ngành mỹ thuật được mở rộng giao lưu, hợp tác, tăng cường quan hệ quốc tế cùng trao đổi cùng học hỏi và cùng phát triển kinh tế. - QLNN đã đưa ra những chính sách, chỉ thị để thu hút và khuyến khích sự tham gia hoạt động nghệ thuật với các cơ quan, ban ngành có liên 19 quan tới lĩnh vực mỹ thuật. Thu hút sự quan tâm của các ban ngành để quả trình thực hiện việc đào tạo ngành mỹ thuật thuận lợi và nâng cao hơn, đưa ra các yêu cầu khắt khe và hỗ trợ triệt để để ngành nghề này phát triển. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân - Việc ban hành quy phạm pháp luật chưa động bộ. - Một số văn bản chậm ban hành. Đã được kiến nghị và đồng ý kiến nghị nhưng việc soạn thỏa và đưa ra văn bản quyết định vẫn còn mất quá nhiều thời gian. Do đó đã tạo những lỗ hổng để đào tạo ngành mỹ thuật “lách luật”. - Nhiều quy phạm thiếu tính cụ thể, thiếu tính khả thi nên vừa ban hành đã phải sửa đổi. - Nhiều lĩnh vực hoạt động đào tạo ngành mỹ thuật còn chưa có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh. - Công tác kiểm định chất lượng còn chậm triển khai, chưa đánh giá chính xác và toàn diện về chất lượng đào tạo của các trường đào tạo ngành mỹ thuật; công tác thanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dao_tao_nganh_my_thuat.pdf
Tài liệu liên quan