Mục tiêu và định hướng phát triển giáo dục đào tạo đại
học, cao đẳng của tỉnh Đắk Lắk
Mục tiêu: Nâng cao chất lượng dạy và học, thực hiện đổi mới
chương trình nội dung sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy. Đổi mới
phương pháp lập và giao kế hoạch ngân sách cho giáo dục và thực hiện
quyền tự chủ tài chính tại các đơn vị, trường học. Triển khai các nội
dung văn bản chỉ đạo của nhà nước và của ngành đến 100% các đơn vị
trường học.
Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý giáo dục. Hàng năm tổ chức
bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà trường cho 100% cán bộ quản lý.
Triển khai hệ thống thông tin quản lý GD trên máy tính cho 100% đơn
vị, trường học. 100% GV thuộc đối tượng quy hoạch CBQL các cơ sở
GD hàng năm được bồi dưỡng về QLGD.
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luận văn có phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
1.1. Khái niệm, vai trò của đào tạo đại học, cao đẳng
1.1.1. Khái niệm đào tạo, đào tạo đại học, cao đẳng
Đào tạo là hoạt động mang tính phối hợp giữa các chủ thể dạy học
(người dạy và người học), là sự thống nhất hữu cơ giữa hai mặt dạy và
học tiến hành trong một cơ sở giáo dục, mà trong đó tính chất, phạm
vi, cấp độ, cấu trúc, quy trình của hoạt động được quy định một cách
chặt chẽ, cụ thể về mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp,
hình thức tổ chức, thiết bị dạy học, đánh giá kết quả đào tạo. Sự phát
triển của mỗi quốc gia, dân tộc phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân
lực. Chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào hoạt động đào tạo.
Đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhà trường, gắn với giáo dục
đạo đức, nhân cách. Khái niệm giáo dục nhiều khi bao gồm cả các khái
niệm đào tạo. Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo cấp tốc, đào tạo chuyên
sâu, đào tạo cơ bản, đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn, đào tạo từ xa,
Trường đại học (tiếng Anh: college; La-tinh: collegium) là một cơ
sở giáo dục ĐH hay một phần của một viện đại học hay đại học. Mỗi
trường đại học tồn tại độc lập và tập trung vào một chuyên ngành hay
một nhóm chuyên ngành riêng.
Trường cao đẳng là trường đào tạo trình độ sau trung học nhưng
thấp hơn bậc đại học, gọi là bậc cao đẳng, hệ cao đẳng.
6
Quản lý đào tạo ở trường ĐH,CĐ là quá trình tác động có mục
đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (gồm các cấp quản lý khác nhau
từ Ban giám hiệu, các Phòng, Ban, Khoa, đến Tổ bộ môn và giảng
viên) các lên đối tượng quản lý (bao gồm giảng viên, sinh viên, cán bộ
quản lý cấp dưới và cán bộ phục vụ đào tạo) thông qua việc vận dụng
các chức năng và phương tiện quản lý nhằm đạt được mục tiêu đào tạo
của nhà trường.
1.1.2. Vị trí, vai trò của đào tạo đại học, cao đẳng
Trong các nguồn lực để phát triển, nguồn nhân lực có trí tuệ là
nhân tố cơ bản, quyết định nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.
Cho nên, giáo dục - đào tạo có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng tới
sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đào tạo ĐH, CĐ, lĩnh vực có
trọng trách đào tạo đội ngũ lao động trình độ cao. Các trường ĐH, CĐ
trên địa bàn tỉnh Đăk Lắk hiểu rõ tầm quan trọng cũng như trọng trách
phải đảm nhiệm nên luôn đề rõ mục tiêu đào tạo đội ngũ nhân lực vừa
hồng vừa chuyên để xây dựng và phát triển vùng Tây Nguyên nói
riêng, cả nước nói chung.
1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đào tạo ở các
trường đại học, cao đẳng
1.2.1. Đảm bảo cho thực hiện thành công mục tiêu giáo dục, ĐT
Đào tạo là công cụ để phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Đào
tạo nâng cao năng suất lao động của cá nhân thông qua tích luỹ kiến
thức, kỹ năng, thái độ lao động. Đào tạo nâng cao chất lượng của lực
lượng lao động, được thể hiện bằng việc tích luỹ vốn, tăng thu nhập
của người lao động. Đào tạo cũng là công cụ để thế hệ trước truyền lại
cho thế hệ sau các tư tưởng và tiến bộ khoa học, công nghệ. Đào tạo
thực hiện mục đích: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài", hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có
năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách
7
mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Đào tạo giúp người
lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, có ý thức
vươn lên về khoa học, công nghệ, xây dựng đội ngũ công nhân lành
nghề, đào tạo các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà kinh
doanh và nhà quản lý, phát huy mọi tiềm năng của đội ngũ trí thức để
tạo nguồn lực trí tuệ, nhân tài cho đất nước.
1.2.2. Cung cấp nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội
Để đạt được mục tiêu đào tạo cần phải có những tác động, những
điều tiết của Nhà nước làm cho tính thống nhất giữa các bộ phận cấu
thành để phát triển ổn định. Hoạt động QLNN có tác dụng làm cho các
bộ phận cấu thành hệ thống đào tạo vận hành đúng mục đích, làm cho
hoạt động của toàn bộ hệ thống giáo dục ĐH, CĐ đạt hiệu quả cao.
1.2.3. Bảo đảm cho việc phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo là công cụ để phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Đào
tạo nâng cao năng suất lao động của cá nhân thông qua tích luỹ kiến
thức, kỹ năng, thái độ lao động. Nhà nước định hướng cho sự phát
triển các trường ĐH, CĐ, đặc biệt là dự báo về số lượng, chất lượng,
cơ cấu, chương trình, trình độ đào tạo từng nhóm ngành nghề hoặc
từng ngành nghề cụ thể. Nhà nước tạo cơ chế để các trường phát triển,
tạo khuôn khổ pháp lý để các trường cạnh tranh lành mạnh, nâng cao
chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
1.2.4. Phát triển các loại hình đào tạo đại học, cao đẳng
1.3. Quản lý nhà nước về đào tạo đại học, cao đẳng
1.3.1. Khái niệm Quản lý nhà nước về đào tạo đại học, cao đẳng
QLNN về đào tạo ĐH, CĐ là sự tác động điều chỉnh thường
xuyên của Nhà nước bằng quyền lực về hoạt động đào tạo của một
quốc gia nhằm thiết lập kỷ cương của hoạt động đào tạo, hướng đến
mục tiêu và yêu cầu của sự phát triển NNL.
QLNN về đào tạo ĐH, CĐ nhằm đảm bảo chương trình đào tạo
8
thống nhất, theo định hướng, theo quy hoạch và theo mục đích phát
triển quốc gia.
Hoạt động QLNN về đào tạo ĐH, CĐ bao gồm:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch,
chính sách phát triển đào tạo bậc ĐH, CĐ; Ban hành và tổ chức thực
hiện văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo bậc ĐH, CĐ; Ban hành
điều lệ nhà trường, ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ
sở đào tạo ĐH, CĐ khác;
- Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo bậc ĐH, CĐ,
tiêu chuẩn nhà giáo, tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học,
việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình,
quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; tổ chức, quản lý việc bảo
đảm chất lượng và kiểm định chất lượng đào tạo bậc ĐH, CĐ; thực
hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục; tổ
chức bộ máy quản lý đào tạo bậc ĐH, CĐ;
- Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và
cán bộ quản lý; Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát
triển sự nghiệp đào tạo; Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng
dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực đào tạo; tổ chức, quản lý
công tác hợp tác quốc tế về đào tạo; quy định việc tặng danh hiệu cho
người có nhiều công lao đối với sự nghiệp đào tạo; thanh tra, kiểm tra
việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo và
xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.
1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước về đào tạo đại học, cao đẳng
Hiện nay, việc QLNN về đào tạo ĐH, CĐ được thực hiện theo các
văn bản như: Luật giáo dục 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), QLNN
về đào tạo CĐ, ĐH; Luật giáo dục đại học năm 2012; Luật giáo dục
nghề nghiệp năm 2014; Điều lệ trường đại học năm 2014; Điều lệ
trường cao đẳng năm 2016 và các văn bản liên quan khác. Nội dung cơ
9
bản như sau:
- Xây dựng thể chế, chính sách phát triển giáo dục đại học, cao đẳng
Việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, chính sách phát triển giáo dục đại học có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong công tác đào tạo ĐH, CĐ, là cơ sở để nâng cao chất lượng
đào tạo.Xxây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch phát
giáo dục ĐH, CĐ nhằm tạo ra sự chủ động, có kế hoạch phát triển trên
mỗi lĩnh vực của các trường bảo đảm cho các trường hoạt động đúng
theo yêu cầu, quy định, đúng mục đích và bảo đảm chất lượng đào tạo.
- Tổ chức bộ máy quản lý đào tạo đại học, cao đẳng
Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đào
tạo ĐH, CĐ. Căn cứ vào các văn bản, quy định về hoạt động đào tạo
trong các trường trường ĐH, CĐ, các trường tổ chức triển khai thực
hiện và ban hành quy chế, quy định phù hợp với điều kiện thực tế của
địa phương, của từng trường. Việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực
hiện các văn bản, quy định quản lý nhà nước về đào tạo ĐH, CĐ là căn
cứ pháp lý quan trọng giúp các trường hoạt động đúng kỷ cương, trật
tự.
- Duy trì thực hiện chính sách pháp luật về đào tạo đại học, cao đẳng
Để duy trì chính sách pháp luật về đào tạo ĐH, CĐ cần phải xây
dựng các quy định, quy chuẩn, khối lượng, cấu trúc chương trình đào
tạo, chuẩn đầu ra, tiêu chuẩn giảng viên; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và
thiết bị của cơ sở giáo dục đại học,
Công tác tổ chức bộ máy quản lý quyết định đến sự phát triển của
các trường ĐH, CĐ. Phải đảm bảo tổ chức bộ máy các trường thật tinh
gọn, thống nhất, thông suốt, có sự phân công, phân cấp cụ thể để phát
huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao trách nhiệm cá nhân đồng thời
quan tâm đến dân chủ ở cơ sở; Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng,
quản lý giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục ĐH, CĐ. Huy động, quản
10
lý, sử dụng các nguồn lực xã hội để phát triển trong giáo dục ĐH, CĐ.
Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ:
Tổ chức, quản lý hoạt động hợp tác quốc tế đối với giáo dục ĐH, CĐ:
Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao
đối với sự nghiệp giáo dục ĐH, CĐ.
- Đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo
Tại Điều 13 Luật Giáo dục năm 2005 nhấn mạnh: “Đầu tư giáo dục
là đầu tư phát triển, Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục. Khuyến khích
bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân trong và
ngoài nước đầu tư cho giáo dục, trong đó ngân sách Nhà nước giữ vai trò
chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục”.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đào tạo.
Thanh tra, kiểm tra là một trong những chức năng quản lý. Trong
nội dung hoạt động quản lý, bao giờ cũng phải có nội dung thanh tra,
kiểm tra. Hoạt động thanh tra kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo
được thực hiện tốt thì mới đảm bảo hoạt động của các trường cao đẳng,
trường đại học, học viện đúng theo quy định pháp luật..
1.3.3. Hình thức quản lý nhà nước về đào tạo đại học, cao đẳng
Hình thức QLNN về đào tạo ĐH, CĐ bao gồm:
- Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật
- Thực hiện những hoạt động mang tính chất pháp lý
- Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp.
- Thực hiện những tác động về nghiệp vụ - kỹ thuật.
1.3.4. Phương pháp quản lý nhà nước
Phương pháp QLNN về đào tạo ĐH, CĐ bao gồm:
- Phương pháp thuyết phục
- Phương pháp cưỡng chế
11
- Phương pháp tổ chức hành chính
- Phương pháp kinh tế
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đào tạo đại
học, cao đẳng
1.4.1. Chính sách đào tạo
Chính sách về đào tạo là phương tiện để thể chế hóa đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức. Dựa vào văn bản quy phạm pháp luật quy
định chính sách đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công chức để xác định rõ
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng ngành, từng cấp, từng cơ
quan về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức.
1.4.2. Hệ thống các cơ sở đào tạo
Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức là nơi tổ chức thực hiện
các khóa đào tạo, bổi dưỡng trang bị, cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ
năng hoạt động công vụ cho công chức.
1.4.3. Trình độ, kỹ năng của đội ngũ giảng viên
1.4.4. Ngân sách đào tạo và bồi dưỡng
Sử dụng và quản lý ngân sách dành cho đào tạo, bồi dưỡng tốt sẽ
có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ công tác đào tạo, bồi dưõng. Nguồn
kinh phí được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng cần đào tạo, bồi
dưỡng sẽ đem lại kết quả cho tổ chức cũng như cá nhân cống chức.
1.4.5. Hội nhập và toàn cầu hóa
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu, rộng và kinh tế
- xã hội không ngừng phát triển, vấn đề dự báo nhu cầu đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực đặt ra những yêu cầu đội ngũ cán bộ, công chức
phải có kiến thức về hội nhập quốc tế.
1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đào tạo đại học, cao
đẳng ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm
12
1.5.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đào tạo đại học, cao
đẳng của một số quốc gia trên thế giới
- Kinh nghiệm của Mỹ
- Kinh nghiệm của Đức
- Kinh nghiệm của Nhật Bản
1.5.2. Bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho tỉnh Đắk Lắk
Tiểu kết Chương 1
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẢNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Đắk
Lắk
2.2. Tình hình đào tạo đại học, cao đẳng tại tỉnh Đắk Lắk
2.2.1. Hệ thống trường đào tạo đại học, cao đẳng hệ công lập tại
tỉnh Đắk Lắk
Tính đến năm 2016, tỉnh Đắk Lắk có 01 trường ĐH (Trường ĐH
Tây Nguyên), 04 trường đào tạo CĐ là: Trường Cao đẳng Sư phạm
Đắk Lắk, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk, Trường Cao
đẳng Nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên, Trường Cao đẳng Nghề
Đắk Lắk (nay là trường Cao đẳng Kỹ thuật Đắk Lắk).
2.2.2. Các ngành nghề đào tạo bậc đại học, cao đẳng
2.2.2.1. Các ngành nghề đào tạo bậc đại học
Trường Đại học Tây Nguyên là trường đào tạo đa ngành, hiện nay
có 37 ngành, cơ cấu các ngành từ năm 2010 đến năm 2016 có biến
động nhưng không đáng kể.
2.2.2.2. Các ngành nghề đào tạo bậc cao đẳng
Các trường CĐ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có rất nhiều ngành đào
13
tạo trình độ CĐ, Cụ thể như sau:
Khối ngành kỹ thuật có 03 trường đào tạo
Khối ngành kinh tế có 04 trường đào tạo
Khối ngành nghệ thuật có 02 trường đào tạo
Khối ngành xã hội có 03 trường đào tạo
Khối ngành Y - Dược có 02 trường đào tạo
2.2.3. Tình hình sinh viên đại học, cao đẳng tại tỉnh Đắk Lẳk
Trong giai đoạn 2010 - 2016, số lượng sinh viên ĐH, CĐ hệ công
lập đã tăng từ 12 nghìn SV năm 2010 lên 15 nghìn năm 2014. Nhưng
từ năm học 2015 - 2016 lại có xu hướng giảm.
2.2.4. Chương trình đào tạo các ngành đại học
Chương trình giáo dục đại học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học;
Chương trình được xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ
GD&ĐT ban hành. Chương trình được cấu trúc từ các học phần thuộc
hai khối kiến thức: giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp.
2.2.5. Chương trình đào tạo các ngành cao đẳng
Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình khung các ngành đào tạo
CĐ theo hướng xác định mục tiêu đào tạo gắn với chuẩn năng lực đầu
ra, tăng cường kỹ thuật thực hành cho sinh viên. Các trường CĐ xây
dựng chương trình đào tạo hầu hết đều có sự sao chép của các trường
có cùng ngành đào tạo trên cơ sở chỉnh sửa một vài nội dung cơ bản.
Chương trình đào tạo của các trường sau khi đã đăng ký và báo cáo
với cơ quan quản lý giáo dục nhưng một thực trạng là các trường tiếp
tục tự ý điều chỉnh chương tình đào tạo dưới rất nhiều hình thức khác
như các nội dung và thời gian đào tạo, tăng thời gian sinh viên tự học ở
nhà hoặc cắt giảm thời gian thực hành, tăng thời lượng lý thuyết vì
không đủ cơ sở điều kiện thực hành, thực tập.
2.2.6. Chương trình đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học
14
Đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học được thực hiện theo
Thông tư số 55 /2012/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Số lượng sinh viên đào tạo liên thông
chủ yếu ở trường ĐH Tây Nguyên khoảng 300 SV/năm.
2.2.7. Tình hình giảng viên đại học, cao đẳng tại tỉnh Đẳk Lắk
2.2.7.1. Giảng viên tại Trường Đại học Tây Nguyên
Tính đến năm 20016, Trường ĐH Tây Nguyên có 503 GV.
2.2.7.2. Giảng viên các trường cao đẳng tại tỉnh Đắk Lắk
Năm 2010 số lượng giảng viên của các trường cao đẳng là 147
người, đến năm 2016 tăng lên 188 người.
2.7.2.3. Trình độ đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng tại tỉnh
Đắk Lắk
Hiện nay, Trường ĐH Tây Nguyên có 285 thạc sĩ, 93 GV chính,
14 Phó GS, 63 tiến sỹ. Các trường cao đẳng tại tỉnh Đắk Lắk có 98 GV
trình độ trên ĐH.
2.2.8. Chế độ học phí ở các trường đại học, cao đẳng tại Đắk Lắk
Từ năm học 2012 - 2013 trở về trước, học phí tại các trường ĐH,
CĐ được thực hiện theo Nghị định 49/2010/NĐ và Nghị định 74/
2013. Từ năm học 2015 - 2016, Chế độ học phí được thực hiện theo
Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.
2.2.9. Cơ sở vật chất ở các trường đại học, cao đẳng tại tỉnh Đắk Lẳk
- Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của Trường Đại học Tây Nguyên
đã được đầu tư khá đầy đủ và đồng bộ.
- Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của 04 trường cao đẳng nhìn
chung còn thiếu và lạc hậu.
2.3. Quản lý nhà nước về đào tạo ở các trường đại học, cao
đẳng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
2.3.1. Xây dựng thể chế, chính sách phát triển giáo dục đào tạo
theo mục tiêu định hướng của Đảng, Nhà nước và phù hợp với điều
15
kiện của tỉnh Đắk Lắk.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của tỉnh Đắk
Lắk đã đề ra mục tiêu giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH. Để thực hiện tốt quan điểm,
định hướng về đổi mới giáo dục và đào tạo, cần tập trung hoàn thiện
chính sách đào tạo theo hướng sau:
- Đổi mới công tác quản lý nhà nước về đào tạo ĐH, CĐ;
- Cụ thể hóa các quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ
quản lý giáo dục và giảng viên thành cơ chế, chính sách.
- Hoàn thiện chính sách đãi ngộ hợp lý cho đội ngũ cán bộ quản lý
giáo dục đào tạo.
- Cụ thể hóa trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các địa phương
trong thực hiện quan điểm đổi mới toàn diện nền giáo dục và đào tạo.
Những định hướng và chính sách cụ thể:
- Phát triển giáo dục với mục đích tạo lập nền tảng và động lực
cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
- Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn dân và là quốc sách
hàng đầu.
- Giáo dục đáp ứng yêu cầu xã hội và mỗi cá nhân, tiến tới một xã
hội học tập.
- Giáo dục đào tạo phải đảm bảo chất lượng tốt nhất trong điều
kiện chi phí còn hạn hẹp.
Để cụ thể hóa những định hướng trên, tỉnh Đắk Lắk đã ban hành
nhiều quyết định về chính sách như: Chính sách về đào tạo; Chính sách
miễn giảm học phí và chính sách học bổng, trợ cấp xã hội, chế độ cử
tuyển; chính sách tín dụng giáo dục, chính sách miễn, giảm phí dịch vụ
công cộng cho sinh viên quy định chung đối với hệ thống giáo dục
quốc dân; Chính sách đào tạo nội trú; Chính sách hỗ trợ học nghề sơ
cấp; Chính sách cho người học sau tốt nghiệp.
16
2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý về đào tạo đại học, cao đẳng ở
tỉnh Đắk Lắk
Tổ chức bộ máy quản lý về đào tạo đại học, cao đẳng bao gồm
Chính phủ; Bộ GD&ĐT là cơ quan quản lý trực tiếp về đào tạo ở các
trường ĐH, CĐ; Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với đơn vị chủ quản
thực hiện QLNN theo thẩm quyền; Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
QLNN theo phân cấp của Chính phủ (Lưu ý: từ năm 2016 trở về trước,
Bộ GD&ĐT quản lý trực tiếp tất cả các trường ĐH, CĐ).
2.3.3. Thực hiện và duy trì chính sách, luật pháp về đào tạo đại
học, cao đẳng
Để chính sách pháp luật về đào tạo ĐH, CĐ đi vào cuộc sống cần
phải xây dựng các quy định như: Quy định khối lượng, cấu trúc chương
trình đào tạo, chuẩn đầu ra tối thiểu của người học sau khi tốt nghiệp;
tiêu chuẩn giảng viên; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị của cơ sở giáo
dục đại học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành giáo trình, tài liệu
giảng dạy; quy chế thi, kiểm tra và cấp văn bằng, chứng chỉ. Công tác
biên soạn, xuất bản, in và phát hành giáo trình, tài liệu giảng dạy; quy
chế thi và cấp bằng, chứng chỉ được quản lý chặt chẽ. Quản lý việc bảo
đảm chất lượng giáo dục, quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
giáo dục, chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục, chuẩn đối với chương
trình đào tạo các trình độ giáo dục ĐH, CĐ
Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý giảng viên và
cán bộ quản lý giáo dục ĐH, CĐ. Tổ chức, quản lý công tác nghiên
cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh; Tổ chức,
quản lý hoạt động hợp tác quốc tế đối với giáo dục ĐH, CĐ; Quy định
việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự
nghiệp giáo dục ĐH, CĐ.
2.3.4. Kiểm tra, giám sát thực hiện
Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện hạn chế,
17
sai phạm cũng như những vướng mắc trong quá trình hoạt động của
các trường để kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết hoặc đề xuất bổ
sung hoàn thiện chính sách pháp luật. Qua thanh tra, kiểm tra cũng kịp
thời phát hiện và nhân rộng, phát huy những nhân tố tích cực, tiên tiến.
Giải quyết tốt những khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về
giáo dục.
2.4. Đánh giá quản lý nhà nước về đào tạo ở các trường đại
học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
2.4.1. Về thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách
phát triển đào tạo đại học, cao đẳng.
Trong những năm qua, Tỉnh Đắk Lắk đã chú trọng xây dựng quy
hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo CĐ, định hướng cho sự
phát triển mạng lưới các trường cao đẳng trên địa bàn Tỉnh và đã triển
khai thực hiện từ năm 2007. Từ đó cho đến nay các Trường cao đẳng
lần lượt được thành lập hoặc được nâng cấp từ các trường trung cấp
chuyên nghiệp.
2.4.2. Về tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
đối với hoạt động đào tạo
2.4.3. Về tổ chức thực hiện quản lý chất lượng đào tạo,
chương trình, giáo trình đào tạo.
- Về quản lý chất lượng đào tạo
Quy định mục tiêu chất lượng đào tạo hiện nay đối với các trường
ĐH, CĐ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đều phải tự xây dựng, tự đánh giá
sau đó gửi cho Bộ GD&ĐT, việc kiểm định và đánh giá chất lượng của
các trường vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn.
- Về chương trình đào tạo
Trong thời gian qua, chương trình đào tạo của các trường theo
chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành.
- Về giáo trình đào tạo
18
Hệ thống giáo trình, tài liệu giảng dạy và học tập chưa hoàn thiện
và đầy đủ. Ở nhiều môn học, tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo đều
do các giảng viên tự biên soạn, sao chép từ nhiều tác giả,
2.4.4. Về cơ sở vật chất đào tạo
Mặc dù đã được quan tâm, đầu tư nhưng nhìn chung cơ sở vật chất
của các cơ sở đào tạo CĐ tại tỉnh Đắk Lắk còn nhiều vấn đề yếu kém
nư: thiếu các phương tiện, thiết bị giảng dạy, phòng thực hành, xưởng
thực tập. Hầu hết các trường chỉ có máy móc cũ kỹ, lạc hậu. Đây cũng
là nguyên nhân khiến chất lượng đào tạo tại các trường CĐ chưa đáp
ứng yêu cầu của xã hội.
2.4.5. Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo
Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo đã được trình bày
ở mục 2.2.3. tr 67. Tuy nhiên, từ năm 2017, việc phân luồng quản lý
các cơ sở giáo dục ĐH, CĐ đã nảy sinh một số vấn đề như: Ách tắc
liên thông giữa dạy nghề và giáo dục đại học; Không kiểm soát được
chất lượng; Không phù hợp với thực tiễn thế giới về quản lý GDĐT.
2.4.6. Về đào tạo, bồi dưỡng, quản lý giảng viên và CBQL
Theo thực trạng thì đội ngũ cán bộ, giảng viên các trường cao đẳng
chưa đạt so với yêu cầu thực tế, cụ thể:
Cán bộ quản lý các trường: Thực hiện các nhiệm vụ quản lý, phục
vụ hoạt động đào tạo. Đội ngũ cán bộ quản lý còn một số chưa đạt
chuẩn về trình độ và làm việc chưa chuyên nghiệp, còn mang tính chất
tự mày mò học tập kinh nghiệm.
Đội ngũ giảng viên: Hiện nay, tổng số giảng viên các trường ĐH,
CĐ có gần 700 người.
2.4.7. Về huy động sử dụng các nguồn lực và xã hội hóa để phát
triển đào tạo
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực đào tạo
- Xã hội hóa đào tạo
19
2.4.8. Về nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học công nghệ
về đào tạo
Nhìn chung, số lượng đề tài hàng năm có sự tăng trưởng. Hầu hết
các đề tài đều đáp ứng tốt nhu cầu thực tiễn phục vụ đào tạo, góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo của các nhà trường. Tuy nhiên qua quá
trình hoạt động NCKH đã lộ rõ những tồn tại sau: Số lượng giáo viên
tham gia NCKH còn ít, Hoạt động NCKH và ứng dụng công nghệ
chưa có các quy định cụ thể; Hoạt động NCKH và ứng dụng công nghệ
trong sinh viên chưa được chú trọng, phát triển., nguồn kinh phí cấp
cho công tác NCKH còn hạn chế.
2.4.9. Về hợp tác quốc tế về đào tạo
Hiện tại, UBND tỉnh chỉ đạo các trường thực hiện chương trình
hợp tác xuất khẩu lao động và chương trình tu nghiệp sinh tại Nhật
Bản. Các trường trên địa bàn cũng có nhiều hoạt động hợp tác về đào
tạo với các nước trong khu vực và châu Á.
2.4.10. Về thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật,
giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết vi phạm pháp luật về đào
tạo
2.4.11. Đánh giá chung
Tiểu kết Chương 2
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO
TẠO Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐẮK LẮK
3.1. Định hướng quản lý nhà nước về đào tạo đại học, cao đẳng
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
3.1.1. Quan điểm về phát triển giáo dục và đào tạo đại học, cao đẳng
20
- Phát triển giáo dục, đào tạo đại học, cao đẳng với mục đích tạo
lập nền tảng và động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Tỉnh
- Phát triển giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn dân và là
quốc sách hàng đầu
- Giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội và mỗi cá nhân, tiến
tới một
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dao_tao_o_cac_truong_da.pdf