Việc thực hiện cơ cấu công chức, viên chức theo vị trí làm việc
tại Phòng Tài nguyên và Môi trường được thực hiện nghiêm túc, đảm
bảo đúng theo tiêu chuẩn, chức danh, vị trí việc làm, có số lượng nhận
sự là 11 người, trong đó: 07 biên chế, 04 hợp đồng. Việc tạo điều kiện
cho công chức, người lao động thuộc quản lý của phòng được học tập
nâng cao trình độ chuyên môn được quan tâm trong thời gian qua.
Tổ đất đai thuộc phòng có nhiệm vụ tham mưu lãnh đạo phòng
các công việc thuộc lĩnh vực đất đai. Nhân sự Tổ có 5 công chức bao
gồm 01 tổ trưởng, 01 tổ phó và 3 chuyên viên. Trong đó, thành phần
theo giới tính: 01 nữ và 04 nam. Về trình độ chuyên môn đều đảm bảo
trình độ, đúng chuyên ngành, có thời gian công tác lâu năm, đã từng
làm tại cơ sở, am hiểu công việc.
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về đất đai của ủy ban nhân dân huyện Cần Đước, tỉnh Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định kỹ thuật
điều tra thoái hóa đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban
hành như sau: Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ
thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính
chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong
hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội như: thổ
nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động
vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người.
1.1.2. Đặc điểm
Các đặc điểm của đất đai có thể kể đến các tiêu chí như: Một là,
đất đai có tính cố định vị trí, không thể di chuyển được; Hai là, tính
khác nhau về giá trị của đất đai; Ba là, đất đai là một tài sản không hao
mòn theo thời gian và giá trị đất đai luôn có xu hướng tăng lên theo
thời gian; Bốn là, đất đai có tính đa dạng phong phú tuỳ thuộc vào mục
đích sử dụng đất đai và phù hợp với từng vùng địa lý; Năm là, đất đai
là một tư liệu sản xuất gắn liền với hoạt động của con người.
1.1.3. Vai trò của đất đai
Ba vai trò chính của đất đai, được cụ thể bao gồm: Một là, đất
đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình
lịch sử phát triển kinh tế-xã hội, đất đai là điều kiện lao động; Hai là,
6
đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội;
Ba là, đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố
định, là thước đo sự giàu có của một quốc gia.
1.2. Quản lý nhà nƣớc về đất đai của UBND cấp huyện
1.2.1. Khái niệm
Khái niệm QLNN về đất đai của UBND cấp huyện được hiểu là:
“là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cấp
huyện có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà
nước đối với đất đai trên địa bàn quản lý hành chính nhà nước ở địa
phương nhằm đảm bảo chức năng và nhiệm vụ được giao”.
Hoạt động QLNN về đất đai của UBND cấp huyện nhằm hướng
đến thực hiện tốt các vai trò sau: Góp phần bảo vệ quyền sở hữu nhà
nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử
dụng đất; góp phần đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai của quốc gia
trên địa bàn cấp huyện; góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất;
giúp bảo vệ, cải tạo chất lượng quỹ đất đai, bảo vệ môi trường.
1.2.2. Các yếu tố cấu thành hoạt động quản lý nhà nƣớc về
đất đai
Hoạt động quản lý nhà nước về đất đai phải đảm bảo các yếu tố
cấu thành của hoạt động quản lý nói chung. Theo đó, các yếu tố cấu
thành hoạt động QLNN về đất đai của UBND cấp huyện bao gồm:
Một là, chủ thể quản lý: UBND cấp huyện và Phòng Tài nguyên
và Môi trường.
Hai là, khách thể quản lý gồm 2 nhóm: thứ nhất là các chủ thể
quản lý đất đai và sử dụng đất đai; thứ hai đó là đất đai.
Ba là, đối tượng quản lý là quyền và trách nhiệm của các tổ
chức, cá nhân, hộ gia đình trong việc sử dụng và quản lý đất đai.
7
Bốn là, phạm vi quản lý được diễn ra trên giới hạn địa giới hành
chính cấp huyện.
Năm là, phương pháp quản lý bao gồm: Phương pháp hành
chính; Phương pháp kinh tế; Phương pháp tuyên truyền, giáo dục.
1.2.3. Cơ sở pháp lý đối với quản lý nhà nƣớc về đất đai
Hoạt động QLNN về đất đai đóng vai trò quan trọng đối với
việc thực hiện bảo vệ chủ quyền cũng như chế độ chính trị của quốc
gia. Do đó, ở nước ta, trong những năm qua, hệ thống văn bản quản lý
nhà nước về đất đai không ngừng được cải thiện cả về mặt số lượng và
chất lượng. Trong đó, hoạt động QLNN về đất đai trên địa bàn cấp
huyện căn cứ theo các quy định chung và quy định chi tiết đối với từng
nội dung cụ thể trong QLNN về đất đai được cụ thể trên các lĩnh vực
(như: quy định về hệ thống bản đồ địa chính và sổ địa chính; về điều
tra, khảo sát, đo đạc, phân hạng đất; về đăng ký quyền sử dụng đất, lập
quy hoạch, kế hoạch sử dụng và thống kê đất đai; về giao đất, đấu giá
đất, thu hồi đất, cho thuê đất; bồi thường hỗ trợ và tái định cư; về cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; về chế độ pháp lý đối với việc
quản lý, sử dụng các loại đất; về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc Sở
hữu nhà nước; về xử lý vi phạm hành chính, khiếu nạo tố cáo và thanh
tra, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai).
1.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn cấp
huyện
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại Điều 22
của Luật đất đai năm 2013. Trên cơ sở pháp luật hiện hành về QLNN
đối với đất đai và trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn tập
trung làm rõ QLNN về đất đai trên địa bàn cấp huyện ở các nội dung
sau: Một là, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quản lý nhà nước
8
về quản lý, sử dụng đất đai; Hai là, tổ chức thông tin, tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai; Ba là, tổ chức bộ máy và nhân
sự quản lý nhà nước về đất đai; Bốn là, lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đai trên địa bàn cấp huyện; Năm là, quản lý về giao đất, cho
thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất thuộc thẩm quyền
của UBND cấp huyện; Sáu là, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các
quy định của pháp luật về đất đai.
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về đất đai của một số
nƣớc trên thế giới, một số địa phƣơng ở Việt Nam và giá trị tham
khảo rút ra
1.4.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới
1.4.1.1. Kinh nghiệm của Singapore
Kinh nghiệm QLNN về đất đai của Singapoore là sự kết hợp của
quy hoạch dài hạn, chính sách đất đai phù hợp, kiểm soát phát triển và
thiết kế thông minh đã giúp Singapore phát huy tối ưu tính năng sử
dụng đất. Công tác hợp tác và chia sẻ trách nhiệm cộng đồng trong
việc sử dụng hợp lý quỹ đất của quốc gia rất được Singapore coi trọng.
1.4.1.2. Kinh nghiệm của Ustralia
Để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai, công tác lập
quy hoạch sử dụng đất rất được quốc gia này coi trọng và được tiến
hành dựa trên những tiêu chí: bền vững về xã hội; bền vững về tự
nhiên; bền vững về kỹ thuật; bền vững về tài chính. Theo đó, tính bền
vững về xã hội được xem là tiêu chí quan trọng nhất. Công tác truyền
thông được phát huy hết tác dụng. Công khai quy hoạch, lấy ý kiến
người dân, kết hợp với công nghệ hiện đại để mục đích cuối cùng là
làm sao quy hoạch phải là vì lợi ích của đông đảo nhân dân.
1.4.2. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng
9
1.4.2.1. Kinh nghiệm của huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
Huyện Cần Giuộc tỉnh Long An là một địa phương tiếp giáp với
thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là huyện có tốc độ đô thị hóa
cao của tỉnh Long An, do vậy, trong những năm qua, hệ thống chính
trị của huyện luôn chú trọng công tác quản lý nhà nước về đất đai trên
địa bàn huyện với nhiều giải pháp phù hợp như: phát huy vai trò của
người dân trong việc giám sát và phản hồi các sai phạm trong lĩnh vực
đất đai, chú trọng xây dựng cả về lượng lẫn về chất đội ngũ công chức
chuyên trách, đẩy mạnh hoạt động thanh kiểm tra. Mặc dù tình trạng vi
phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai vẫn còn xảy ra, nhưng những kết
quả đạt được của huyện Cần Đước là một trong những kinh nghiệm
quan trọng cho các địa phương khác tham khảo.
1.4.2.2. Kinh nghiệm của xã Phúc Lâm, Mỹ Đức, Hà Nội
Quá trình đô thị hóa ngày càng cao trên địa bàn thành phố Hà
Nội đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các huyện trên địa bàn thành phố.
Những giải pháp chính quyền xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội
áp dụng trong thời gian qua đã khẳng định được tính đúng đắn và góp
phần nâng cao hiệu quả QLNN về đất đai của địa phương nói riêng và
là giá trị tham khảo giá trị cho các cấp hành chính cao hơn trên địa bàn
và của cả nước. Trong đó, các giải pháp có tính quyết định đến hiệu
quả QLNN về đất đai của địa phương có thể kể đến vai trò của cấp ủy
đảng trong hoạt động lãnh đạo, cơ chế phối hợp giữa khối Đảng, chính
quyền, đoàn thể và quần chúng nhân dân địa phương...
1.4.3. Những giá trị tham khảo rút ra
Từ việc khảo sát kinh nghiệm của một số tỉnh thành trong nước
và kinh nghiệm của một số quốc gia tiên tiến trên thế giới, luận văn rút
ra những giá trị tham khảo sau: Một là, cần tiếp tục hoàn thiện các quy
10
định QLNN về đất đai theo hướng nhất quán, tránh chồng chéo; Hai là,
cần đổi mới công tác lập quy hoạch, nâng cao chất lượng quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất; Ba là, tăng cường ứng dụng công nghệ tiên
tiến, hiện đại phục vụ công tác QLNN về đất đai; Bốn là, kiện toàn bộ
máy và nhân sự các cấp trong tổ chức thực hiện chức năng QLNN về
đất đai; Năm là, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp
luật cho quần chúng nhân dân, phát huy dân chủ cơ sở tại địa phương;
Sáu là, coi trọng công tác lấy ý kiến nhân dân, phối hợp hiệu quả với
các cơ quan đoàn thể ở địa phương trong công tác thanh kiểm tra hiệu
quả QLNN về đất đai trên địa bàn.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CẦN ĐƢỚC,
TỈNH LONG AN
2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế, xã hội và tình hình đất đai
trên địa bàn huyện Cần Đƣớc, tỉnh Long An
2.1.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội huyện Cần Đước, tỉnh Long An
Huyện Cần Đước là đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh
Long An, có vị trí địa lý thuận lợi - là cửa ngõ giao thông giữa thành
phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây. Huyện Cần Đước nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm và thuộc vùng sản xuất nông nghiệp của tỉnh
Long An với nhiệm vụ chính là trồng lúa đặc sản, rau màu, chăn nuôi
nhằm cung cấp lương thực, thực phẩm cho thành phố Hồ Chí Minh và
các khu, cụm công nghiệp phụ cận. Huyện Cần Được hiện nay còn lưu
giữ và bảo tồn được những nét văn hóa dân gian đa dạng đặc sắc là
điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển tham quan, du lịch, du lịch
11
sông nước, du lịch di tích lịch sử.
2.1.2. Tình hình đất đai trên địa bàn huyện Cần Đước, tỉnh
Long An
Với tổng diện tích tự nhiên là 22,048.77 ha, trong đó cơ cấu quỹ
đất được phân chia thành các nhóm:
Phân theo mục đích sử dụng đất: Qua kết quả thống kê đất
đai, tổng hợp diện tích tự nhiên năm 2018 của huyện, cơ cấu quỹ đất
tự nhiên toàn huyện như sau: đất nông nghiệp là 14544,2 ha, chiếm
66,0 % tổng diện tích tự nhiên của huyện, đất phi nông nghiệp là
7455,9 ha, chiếm 33,5 % tổng diện tích tự nhiên của huyện, đất chưa
sử dụng là 48,6 ha, chiếm 0,2 % tổng diện tích tự nhiên của huyện.
Phân theo tính chất đất, đất đai trên địa bàn huyện Cần được
được chia thành các nhóm sau: Một là, nhóm đất phù sa: Diện tích là
5.060 ha, chiếm 23,2% diện tích tự nhiên toàn huyện; Hai là, nhóm đất
phù sa nhiễm mặn có tổng diện tích là 4.183ha, chiếm 19,18% diện
tích tự nhiên của huyện; Ba là, nhóm đất phèn hoạt động: Diện tích là
601ha, chiếm 2,8% diện tích tự nhiên của huyện; Bốn là, nhóm đất
phèn tiềm tàng: Diện tích 798ha, chiếm 3,66% diện tích tự nhiên của
huyện; Năm là, nhóm đất phèn hoạt động nhiễm mặn: có tổng diện
tích là 1.035ha, chiếm 4,75% diện tích tự nhiên của huyện.
2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về đất đai của Uỷ ban
nhân dân huyện Cần Đƣớc, tỉnh Long An giai đoạn 2014-2019
2.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quản lý nhà
nước về quản lý, sử dụng đất đai
Nhìn chung, công tác ban hành và tổ chức thực hiện văn bản
QLNN về đất đai trên địa bàn huyện trong thời gian quan được thực
hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của cơ quan cấp trên, đảm bảo quy
12
định của pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương. Trong giai đoạn từ 2015-2019, số
lượng văn bản quản lý được ban hành trong lĩnh vực đất đai đặc biệt
lớn. Cụ thể: năm 2015 huyện đã ban hành trên 8000 văn bản có liên
quan đến lĩnh vực đất đai; năm 2016 là trên 10000 văn bản; năm 2017
trên 12000 văn bản; năm 2018 ban hành trên 15000 văn bản và năm
2019 ban hành trên 13500 văn bản (nguồn: Văn phòng HĐND và
UBND huyện Cần Đước).
2.2.2. Tổ chức thông tin, phổ biến pháp luật về đất đai trên
địa bàn huyện
Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách,
pháp luật về đất đai, xây dựng trên địa bàn huyện được UBND huyện
tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc, thông qua nhiều hình thức
phong phú nhằm chuyển tải đầy đủ, kịp thời các quy định của pháp
luật về đất đai, xây dựng đến mọi tầng lớp nhân dân trong huyện.
Các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chuyên ngành,
kế hoạch chuyên ngành có liên quan đến đất đai, xây dựng,... sau khi
được cấp có thẩm quyền phê duyệt, triển khai thực hiện đều được công
khai, niêm yết để cung cấp thông tin đến nhân dân, nhằm tạo sự đồng
thuận của nhân dân.
2.2.3. Tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý nhà nƣớc về đất đai
Bộ máy quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Cần
Đước được tổ chức thống nhất theo quy định của Luật Tổ chức chính
quyền địa phương và Luật Đất đai 2013. Trong đó, UBND huyện Cần
Đước là cơ quan chịu trách nhiệm chung về tình hình QLNN về đất đai
trên địa bàn huyện. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cần Đước
là cơ quan tham mưu giúp việc cho UBND huyện trong công tác
13
QLNN về đất đai trên địa bàn huyện.
Việc thực hiện cơ cấu công chức, viên chức theo vị trí làm việc
tại Phòng Tài nguyên và Môi trường được thực hiện nghiêm túc, đảm
bảo đúng theo tiêu chuẩn, chức danh, vị trí việc làm, có số lượng nhận
sự là 11 người, trong đó: 07 biên chế, 04 hợp đồng. Việc tạo điều kiện
cho công chức, người lao động thuộc quản lý của phòng được học tập
nâng cao trình độ chuyên môn được quan tâm trong thời gian qua.
Tổ đất đai thuộc phòng có nhiệm vụ tham mưu lãnh đạo phòng
các công việc thuộc lĩnh vực đất đai. Nhân sự Tổ có 5 công chức bao
gồm 01 tổ trưởng, 01 tổ phó và 3 chuyên viên. Trong đó, thành phần
theo giới tính: 01 nữ và 04 nam. Về trình độ chuyên môn đều đảm bảo
trình độ, đúng chuyên ngành, có thời gian công tác lâu năm, đã từng
làm tại cơ sở, am hiểu công việc.
2.2.4. Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Về quy hoạch sử dụng đất: Luôn được UBND huyện Cần
Đước chú trọng và thực hiên nghiêm theo quy định. Công tác quy
hoạch 5 năm đã được tiến hành dựa trên các văn bản pháp lý có liên
quan của cấp trên, cùng với sự tham vấn của đơn vị tư vấn chuyên
nghiệp, đảm bảo các yêu cầu đặt ra. Công tác điều chỉnh quy hoạch sử
dụng đất được tiến hành định kỳ thường xuyên theo năm để cập nhật
tình hình biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện.
Về lập kế hoạch sử dụng đất: Được tiến hành đều đặn, các kế
hoạch sử dụng đất hằng năm được xây dựng dựa trên Quy hoạch sử
dụng đất 5 năm đã được phê duyệt trước đó. Các nội dung Kế hoạch
sử dụng đất hằng năm đều được huyện công bố, công khai theo quy
định, thực hiện đúng quy trình.
2.2.5. Quản lý giao đất, cho thuê và chuyển mục đích sử dụng đất
14
Hiện nay, Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND
huyện Cần Đước tập trung quản lý chặt chẽ công tác chuyển mục đích
sử dụng đất trên địa bàn huyện đảm bảo theo quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất hàng năm được cấp trên phê duyệt, phù hợp với quy hoạch
nông thôn mới và quy hoạch chuyên ngành, góp phần tăng nguồn thu
ngân sách huyện vượt kế hoạch đề ra.
Tuy nhiên, việc hình thành các điểm dân cư chưa mang tính kết
nối liên hoàn, xuất hiện sự cạnh tranh giữa các cá nhân, tạo dư luận
không tốt, đặc biệt là chủ trương thực hiện chưa có sự thống nhất cao.
Việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không phù hợp quy
hoạch, không có trong kế hoạch sử dụng đất vẫn còn diễn ra. Việc xác
minh thực địa, thẩm định nhu cầu sử dụng đất sai quy định vẫn còn
dẫn đến việc nhiều cán bộ, công chức cấp cao của huyện bị xử lý kỷ
luật.
2.2.6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của
pháp luật về đất đai
Hằng năm, UBND huyện đều thành lập Đoàn thanh tra, kiểm tra
liên quan đến lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện. Trong đó, nội dung
thanh kiểm tra tập trung vào các vấn đề như: Về chuyển mục đích sử
dụng đất và xây dựng trái phép của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn
huyện; về việc chấp hành pháp luật trong quản lý đất đai của các
UBND xã, thị trấn; về các vụ việc được kiếu nại, khiếu kiện.
Đối tượng thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp
luật về đất đai cũng bao gồm cả hai nhóm đối tượng là các cá nhân, tổ
chức được giao quyền sử dụng đất và các UBND cấp xã trên địa bàn
huyện trong việc thực hiện chức năng QLNN về đất đai.
Thông qua hoạt động thanh kiểm tra đột xuất và chuyên đề,
15
nhiều sai phạm trong quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền cơ
sở đã kịp thời được phát hiện và xử lý.
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Ƣu điểm
Từ thực tiễn QLNN về đất đai của UBND huyện Cần Đước, tỉnh
Long An, có thể thấy, công tác QLNN về đất đai của huyện đã cơ bản
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, cụ thể: Về
công tác ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quản lý đã được thực
hiện tương đối nghiêm túc, đảm bảo tính kịp thời; Về công tác tổ chức
thông tin, phổ biến pháp luật đã vận dụng linh hoạt các phương pháp,
đã ứng dụng được công nghệ thông tin; về công tác tổ chức bộ máy và
nhân sự thực hiện được thực hiện đúng với các quy định; Về công tác
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được thực hiện đúng quy trình,
đảm bảo cân đối, khoa học, hợp lý; Về công tác quản lý về giao đất,
cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất tương đối đảm bảo quy
hoạch, kế hoạch đã phê duyệt; Về công tác thanh kiểm tra được thực
hiện nghiêm túc, đúng quy trình theo quy định.
2.3.2. Hạn chế
- Về công tác ban hành và tổ chức văn bản còn thiếu chủ động.
- Về công tác tổ chức thông tin, phổ biến pháp luật về đất đai
trên thực tế vẫn chưa sâu rộng, còn mang nặng tính báo cáo.
- Về công tác tổ chức bộ máy và nhân sự còn tình trạng thiếu về
số lượng, yếu về phẩm chất đạo đức công vụ trong thực thi công vụ.
- Về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chưa đảm
bảo cơ chế dân chủ, chưa thực sự lấy ý kiến rộng rãi của quần chúng.
- Về công tác quản lý giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích
sử dụng đất vẫn còn tồn tại nhiều sai phạm, không đúng quy định.
16
- Về công tác thanh tra, kiểm tra chủ yếu là với người dân, vẫn
yếu và thiếu, chưa kịp thời.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Về nguyên nhân khách quan: Một là, pháp luật đất đai hiện hành
chưa có quy định diện tích tối đa (hạn mức) chuyển mục đích sang đất
ở của hộ gia đình và cá nhân; Hai là, xu hướng đô thị hóa đã và đang
diễn ra trên địa bàn huyện; Ba là, vai trò giám sát của cơ quan Đảng,
quần chúng nhân dân và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn chưa
thực sự đáp ứng yêu cầu.
Về nguyên nhân chủ quan: Một là, cơ chế phối hợp chưa thực sự
kịp thời; Hai là, một bộ phận cán bộ công chức vẫn còn hạn chế về
năng lực và phẩm chất đạo đức trong hoạt động thực thi công vụ.
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA UBND
HUYỆN CẦN ĐƢỚC, TỈNH LONG AN
3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về đất đai
Phương hướng hoàn thiện QLNN về đất đai trên địa bàn huyện
Cần Đước, tỉnh Long An trong thời gian tới cần bám sát chỉ thị số
01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 03 tháng 01 năm
2018 về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng
hệ thống thông tin đất đai. Theo đó, phương hướng cụ thể là:
Một là, đối với việc tăng cường rà soát việc thực hiện các quy
định pháp luật về đất đai. Cần rà soát, đánh giá đầy đủ tình hình triển
khai thi hành pháp luật về đất đai, trên cơ sở đó có kế hoạch, biện pháp
cụ thể để chấn chỉnh, xử lý, khắc phục kịp thời những tồn tại, bất cập,
17
hạn chế trong việc thực hiện từng nội dung nhiệm vụ quản lý đất đai ở
địa phương.
Hai là, đối với việc đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính về
đất đai ở địa phương cần bảo đảm tính công khai, minh bạch, rút ngắn
thời gian thực hiện; bãi bỏ, điều chỉnh các nội dung công việc và các
loại giấy tờ không đúng quy định, không đúng thẩm quyền, kéo dài
thời gian thực hiện, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp khi
thực hiện các giao dịch về đất đai. Các địa phương bố trí đủ kinh phí
từ ngân sách địa phương cho thực hiện các nội dung nhiệm vụ quản lý
đất đai ở địa phương. Kiện toàn, tăng cường năng lực cho hệ thống
Văn phòng đăng ký đất đai và Trung tâm phát triển quỹ đất theo quy
định.
Ba là, đối với việc tăng cường thanh tra, kiểm tra để phát hiện,
xử lý kiên quyết, dứt điểm các vi phạm cần xử lý nghiêm người đứng
đầu; tăng cường đẩy mạnh công tác điều tra, khoanh định các khu vực
có khả năng sạt lở đất cao, nguy cơ đe dọa tính mạng con người, chủ
động bố trí quỹ đất và có kế hoạch cụ thể để di dời người dân; kiểm
tra, rà soát, đánh giá lại tình hình quản lý, sử dụng quỹ đất nông
nghiệp sử dụng vào mục đích công ích; tập trung hoàn thành việc rà
soát, xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc lập bản đồ địa chính,
giao đất, cho thuê đất; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử
dụng đất đai và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận thanh tra,
kiểm tra đã ban hành.
Bốn là, đối với việc đẩy mạnh và khẩn trương xây dựng cơ sở
dữ liệu đất đai cần: đẩy mạnh và khẩn trương xây dựng cơ sở dữ liệu
đất đai theo lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử để rút ngắn thời gian
thực hiện thủ tục hành chính, bảo đảm phục vụ tốt nhất cho người dân
18
và doanh nghiệp khi tiếp cận đất đai thực hiện các dự án đầu tư, sản
xuất kinh doanh.
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về đất đai
của UBND huyện Cần Đƣớc, tỉnh Long An
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai
Đối với cơ quan địa phương trong đó bao gồm UBND tỉnh Long
An và UBND huyện Cần Đước. Trong thời gian tới, cả hai cơ quan
này cần tập trung vào các nội dung sau:
Thứ nhất, rà soát một cách có khoa học, chi tiết các văn bản
QLNN đang triển khai thực hiện trong hoạt động QLNN về đất đai,
xem xét những quy định nào không còn phù hợp thì tham mưu, kiến
nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh cho phù hợp hoặc có
hướng tháo gỡ đáp ứng tình hình thực tế của địa phương.
Thứ hai, trong công tác ban hành văn bản cần đảm bảo đảm bảo
tính chủ động xây dựng các văn bản hợp lý, đồng bộ, khả thi và có sự
điều chỉnh phù hợp với tình hình thực hiện để triển khai một cách
thống nhất và hiệu quả. Phải đảm bảo tính đồng bộ, đầy đủ các văn
bản mang tính kỹ thuật về QLNN về đất đai trên địa bàn tỉnh và huyện
với các văn bản về công tác tổ chức như các kế hoạch, chương trình,
dự án....
Thứ ba, cần sớm kiện toàn đội ngũ làm công tác xây dựng pháp
luật theo hướng chuyên nghiệp, đủ về số lượng, có chất lượng về
chuyên môn, nghiệp vụ. Về lâu dài, cần xây dựng cơ chế để thu hút
các chuyên gia, cán bộ công chức giỏi, am hiểu lĩnh vực tham gia góp
ý, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, tổ chức bồi
dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ về ban hành văn
bản, kỹ năng xây dựng, phân tích chính sách.
19
3.2.2. Nâng cao chất lƣợng nhân sự hành chính nhà nƣớc
trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện
Những sai phạm trong công tác quản lý nhà nước về đất đai
trong thời gian qua trên địa bàn huyện không chỉ xuất phát từ các
nguyên nhân mang tính khách quan mà còn xuất phát từ tính chủ quan,
bên trong của bộ máy và con người đang thực thi quyền lực nhà nước
trong lĩnh vực đất đai của địa phương. Do đó, giải pháp căn cơ để giải
quyết nguyên nhân này đó là cần phải làm tốt hơn nữa công tác quản
lý nhân sự trên địa bàn huyện ở các nội dung sau:
Một là, cần nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng và bổ nhiệm
nhân sự trong lĩnh vực QLNN về đất đai: UBND tỉnh Long An nâng
cao chất lượng ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quy định điều
kiện, tiêu chuẩn, chức danh lãnh đạo; mở rộng hơn nữa hình thức thi
tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý; UBND huyện
Cần Đước làm tốt hơn nữa công tác bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo
quản lý.
Hai là, cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng theo hướng
tăng cường cơ chế phối hợp giữa Phòng Nội vụ với phòng Tài nguyên
và Môi trường trong hoạt động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
và nội dung bồi dưỡng. UBND huyện Cần Đước có thể tham khảo các
nội dung sau: Tổ chức thực hiện tốt hoạt động xây dựng và ban hành
quy chế phối hợp; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu;
ban hành và tổ chức thực hiện nghiêm cơ chế khen thưởng và xử lý kỷ
luật trong công tác phối hợp giải quyết công vụ; tăng cường vai trò
lãnh đạo của Huyện ủy huyện Cần Đước đối với hoạt động đào tạo,
bồi dưỡng.
Ba là, cần làm tốt công tác luân chuyển công chức chuyên trách
20
trong lĩnh vực đất đai, hướng đến mục đích chính là đào tạo, bồi
dưỡng toàn diện và sử dụng có hiệu quả đội ngũ này. Ðể công tác luân
chuyển cán bộ thời gian tới đi vào nền nếp, chủ động đáp ứng cả
nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp,
trên tinh thần bám sát các nội dung của Quy định số 98-QÐ/TW của
Bộ Chính trị (ngày 7-10-2017) về luân chuyển cán bộ.
Bốn là, đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ
Chính về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh nhằm nâng cao phẩm chất đạo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dat_dai_cua_uy_ban_nhan.pdf