Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Buôn Hồ tỉnh Đắk Lắk

 Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng

nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ

quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội

đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

- Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp

luật ở địa phương; tổ chức thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân

dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

Ủy ban nhân dân các cấp gồm: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban

nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Buôn Hồ tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cụ thể, nhìn chung đều đã chỉ ra những bất cập nhất định trong công tác quản lý nhà nước đất đai, trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân và những giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất đai tại địa bàn nghiên cứu. Như vậy, đề tài nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về đất đai ở các địa phương có nhiều tác giả đã đề cập, tuy nhiên chưa có đề tài nào đi sâu phân tích công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Buôn Hồ. Vì vậy, trong luận văn này, tác giả đã tiếp tục kế thừa có chọn lọc những nghiên cứu trước đó và tập trung vào vấn đề cơ bản trong quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Buôn Hồ nhằm góp phần vào sự phát triển chung của thị xã. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn: Mục đích Đề ra một số giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk. - Nhiệm vụ: + Tổng quan các vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về đất đai. 4 + Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn nghiên cứu. + Đề xuất một số giải pháp quản lý nhà nước về đất đai có tính khả thi nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về đất đai của địa phương. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề về đất đai và công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn nghiên cứu. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk. + Về thời gian : Từ năm 2014 đến năm 2017 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Việc nghiên cứu nhằm cung cấp cơ sở lý luận, luận cứ cho những hạn chế, từ đó làm tiền đề để xây dựng hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Buôn Hồ. Các tài liệu chủ yếu được sử dụng nghiên cứu là sách, bài báo, tạp chí và các báo cáo sử dụng trong đánh giá thực trạng ở chương 2. - Phương pháp thống kê: Được sử dụng trong việc thu thập số liệu về tình hình sử dụng các loại đất, tiền thu tài chính về đất đai, thống kê – kiểm kê đất đai, tình hình chuyển mục đích sử dụng đất, số lượng hồ sơ tranh chấp, vi phạm pháp luật về đất đai..... Từ đó, phân tích những mặt đạt được, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Buôn Hồ. - Phương pháp so sánh: Tác giả so sánh công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Buôn Hồ qua các năm để thấy rõ nét sự thay đổi, tính hiệu quả của các cơ chế, chính sách của địa phương và những nỗ lực của các cấp chính quyền trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Buôn Hồ. 5 - Ngoài ra, các phương pháp phân tích, tổng hợp, liệt kê, phân tích sẽ được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiển của luận văn - Về lý luận: Luận văn hệ thống hóa những đặc trưng cơ bản quản lý nhà nước về đất đai của cơ quan quản lý thị xã Buôn Hồ, làm rõ các mối quan hệ trong quản lý và SDĐ trên địa bàn thị xã. - Về Thực Tiễn: Luận văn nghiên cứu thực trạng công tác QLNN về đất đai và đưa ra những đề xuất, kiến nghị, biện pháp quản lý thích hợp nhằm hoàn thiện QLNN về đất đai, góp phần thúc đẩy phát triển KT – XH trên địa bàn thị xã Buôn Hồ. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn có 03 chương chính như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung quản lý nhà nước về đất đai. Chương 2: Thực trạng đất đai và quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk. 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI 1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai, chế độ quản lý nhà nước về đất đai 1.1.1. khái niệm quản lý nhà nước về đất đai. Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước đối với đất đai. Đó là các hoạt động nắm chức tình hình sử dụng đất, phân phối và phân phối lại quỹ đất. 1.1.2. Chế độ quản lý nhà nước về đất đai 1.1.2.1. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai Đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của nhà nước. Đảm bảo sự kết hợp quyền sở hữu và sử dụng đất đai. Đảm bảo sự kết hợp hài hòa các lợi ích. Tiết kiệm và hiệu quả: 1.1.2.2. Phương pháp quản lý nhà nước về đất đai. Phương pháp thống kê, toán học, điều tra xã hội học, hành chính, kinh tế, giáo dục. 1.1.2.3. Công cụ quản lý nhà nước về đất đai. Công cụ pháp luật, Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Công cụ tài chính. 1.1.2.4. Điều kiện quản lý nhà nước về đất đai. Vai trò lãnh đạo của Đảng, Hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật đất đai nói riêng, Bộ máy chuyên môn của ngành địa chính, Có cơ sở vật chất kỹ thuật. 1.2. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước 1.2.1. Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước 7 Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước từ trung ương đến địa phương có vai trò vô cùng to lớn trong việc quản lý mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội của đất nước nói chung và của đất đai nói riêng. 1.2.2. Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. 1.2.2.1. Chính phủ. Tại Điều 94 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. 1.2.2.2. Ủy ban nhân dân các cấp Tại Điều 114 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ. - Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. - Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. Ủy ban nhân dân các cấp gồm: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã 1.2.3. Quyền và nghĩa vụ của nhà nước. Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và người thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý nhà nước về đất đai. Vì vậy, nhà nước có những quyền rất đặc trưng và nghĩa vụ đặc thù khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai. 8 1.2.4. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Người sử dụng đất theo Điều 5 Luật đất đai 2013 là các tổ chức trong nước, cở sở tôn giáo, hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng đất, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất ở Việt Nam. 1.3. Hệ thống cơ quan chuyên ngành và đội ngũ cán bộ trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai. 1.3.1. Bộ Tài nguyên và Môi trường: Là cơ quan thuộc chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các loại tài nguyên. 1.3.2. Sở Tài nguyên và Môi trường: Là cơ quan thuộc Ủy ban nhân cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng quản lý tài nguyên đất và đo đạc bản đồ, đồng thời chịu sự lãnh đạo về mặt chuyên môn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 1.3.3. Phòng Tài nguyên và Môi trường: Là cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh. 1.3.4. Công Chức địa chính cấp xã. Công chức địa chính cấp xã là người tham mưu cho lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã trong công tác quản lý đất đại tại địa phương. 1.3.5. Các tổ chức dịch vụ công trong quản lý và sử dụng đất. 1.4. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Tại Điều 22 Luật đất đai năm 2013 quy định nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm: 1.4.1 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản 1.4.2 Quản lý hồ sơ địa giới hành chính. 9 1.4.3 Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. 1.4.4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 1.4.5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 1.4.6 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 1.4.7 Thống kê, kiểm kê đất đai. 1.4.8 Quản lý tài chính về đất đai. 1.4.9 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 1.4.10 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai. 1.4.11 Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. 1.4.12 Công tác tuyên truyền , phổ biến pháp luật đất đai. 1.4.13 Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. 1.4.14 Xây dựng hệ thống thông tin về đất đai. 1.4.15 Quản lý hoạt động dịch vụ công. 1.5. Quản lý đất đai ở một số địa phương 1.5.1 Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Huyện Krông Buk, tỉnh Đắk Lắk. 1.5.2 Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk Bài Học Kinh Nghiệm 10 Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI THỊ XÃ BUÔN HỒ TỈNH ĐẮK LẮK 2.1 Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn 2.1.1. Điều kiện tự nhiên. Thị xã Buôn Hồ nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40 km. Đất đai trên địa bàn được chia làm 3 loại là đất tốt, đất trung bình và đất xấu; đất xây dựng được chia làm 3 cấp thuận lợi, ít thuận lợi và không thuận lợi. Thị xã Buôn Hồ nằm trong tiểu vùng khí hậu của vùng trung tâm tỉnh Đắk Lắk, nhưng do đặc điểm vị trí địa lý, địa hình nên khí hậu ở đây vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu Cao nguyên mát dịu. 2.1.2. Kinh tế - xã hội. 2.1.2.1. Phát triển kinh tế. Bảng 2.1: Tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế 2014-2017 (Đơn vị tính: triệu đồng) Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Buôn Hồ giai đoạn 2014-2017 Năm Tổng số Trong đó Nông lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Thương mại và dịch vụ Tổng số Công nghiệp 2014 4.501.720 2.727.564 491.778 144.549 1.282.378 2015 4.976.911 2.456.452 956.212 170.153 1.384.247 2016 4.780.182 2.792.181 534.542 174.214 1.453.459 2017 4.630.749 2.408.577 510.187 190.433 1.521.572 11 Bảng 2.2: Cơ cấu phần trăm phân theo khu vực kinh tế 2014 – 2017. (Đơn vị tính: %) Năm Tổng số Trong đó Nông lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Thương mại và dịch vụ Tổng số Công nghiệp 2014 100 60.58 10.92 3.21 28.50 2015 100 51.22 19.93 3.54 28.85 2016 100 58.41 11.18 3.64 30.41 2017 100 52.02 11.01 4.11 32.86 Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Buôn Hồ giai đoạn 2014-2017 2.1.2.2. Dân số. Bảng 2.3: Dân số trung bình phân theo giới tính và theo thành thị nông thôn. Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị - nông thôn Nam Nữ Thành thị Nông thôn 2014 101.610 51.258 50.352 55.600 46.010 2015 102.626 51.770 50.856 56.155 46.471 2016 103.647 52.285 51.362 56.751 46.896 2017 104.742 52.840 51.902 57.372 47.010 Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Buôn Hồ giai đoạn 2014-2017 12 2.1.2.3. Phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn. Quá trình đô thị hóa trên địa bàn diễn ra nhanh tại khu vực các Phường trung tâm của thị xã như An Bình, An Lạc, Đạt Hiếu một phần đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang đất đô thị dẫn đến một số ít dân cư thiếu đất sản xuất như thu hồi xây dựng trung tâm hành chính thị xã. Các cụm trung tâm dân cư ở các xã cũng từng bước phát triển theo xu thế hiện đại. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỷ thuật, hạ tầng xã hội được cải tạo nâng cấp và xây dựng mới đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quá trình xây dựng đô thị văn minh địa phương. 2.1.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội. 2.1.3.1. Những kết quả đạt được. Nhìn chung nền kinh tế trên địa bàn thị xã phát triển nhanh và toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng các nganh nông nghiệp và tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2014-2017 tăng cao so với những năm trước. 2.1.3.2. Những hạn chế. Kinh tế tăng trưởng phát triển cao nhưng chất lượng phát triển và sức cạnh tranh còn hạn chế chưa khai thác hết tiềm năng, nguồn lực hiện có. Sản xuất nông nghiệp vẩn còn trong tình trạng phân tán, chưa tạo được mô hình sản xuất có hiệu quả. Công tác đầu tư cơ bản có nhiều chuyển biến, song còn dàn trãi, tiến độ triển khai một số dự án trọng điểm còn chậm (xây dựng đường tránh Tây, xây dựng khu trung tâm hành chính thị xã.) 2.2. Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk 2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu 2.2.1.1. Đất nông nghiệp: 13 Theo kết quả Thống kê đất đai năm 2016 diện tích đất nông nghiệp là 25.301,43 ha, chiếm 89,64% diện tích đất của đơn vị hành chính trong toàn thị xã. Đất sản xuất nông nghiệp 25.121,95 ha. Đất lâm nghiệp 40,96 ha. Đất nuôi trồng thủy sản 130,47 ha. Đất nông nghiệp khác 8,05 ha. 2.2.1.2. Đất phi nông nghiệp: Qua kết quả thống kê đất đai năm 2016 diện tích đất phi nông nghiệp là 2.908,51 ha, chiếm 10,29% diện tích đất của đơn vị hành chính trong toàn thị xã. Đất ở 799,15 ha; Đất chuyên dùng 1.751,09 ha; Đất cơ sở tôn giáo 15,43 ha; Đất cơ sở tín ngưỡng 0,03 ha; Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng 84,05 ha; Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 253,63 ha; Đất có mặt nước chuyên dùng 5,12 ha. 2.2.1.3. Đất chưa sử dụng: Theo kết quả thống kê đất đai năm 2016, thị xã Buôn Hồ còn 51,05 ha đất chưa sử dụng, trong đó: đất bằng chưa sử dụng 5,04 ha, đất đồi núi chưa sử dụng 46,01 ha. 2.2.1.4. Đánh giá tình hình biến động và phân tích nguyên nhân biến động về sử dụng đất. 2.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Buôn Hồ tỉnh Đắk Lắk. 2.2.2.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản Hàng năm Thị ủy, HĐND, UBND thị xã Buôn Hồ luôn quan tâm đến việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai dựa trên các văn bản quản lý nhà nước về đất đai của cấp trên nhằm tạo hành lang pháp lý hoàn thành tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn. Nhìn chung, trong những năm qua UBND thị xã, các phòng ban chuyên môn UBND các xã phường trên địa bàn đã kịp thời quán 14 triệt, triển khai thực hiện các văn bản của cấp trên trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. 2.2.2.2. Quản lý hồ sơ địa giới hành chính Năm 2008 thực hiện Nghị định 07/NĐ-CP, ngày 23/12/2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính các xã thuộc huyện Krông Buk, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Krông Buk để thành lập thị xã Buôn Hồ và thành lập các xã, phường trực thuộc thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk. Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh cũng như sự quyết tâm của thường trực UBND thị xã Buôn Hồ hiện nay 12/12 xã phường của thị xã đã được thực hiện cắm mốc quản lý địa giới hành chính theo đúng quy định. Hồ sơ địa giới hành chính được lưu trữ ở các cấp và đều có bản đồ hành chính. 2.2.2.3. Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất Bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Thể hiện hiện trạng sử dụng đất thực tế ngoài thực địa tại thời điểm đo vẽ. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục cho công tác quản lý đất đai, làm cơ sở cho việc quy hoạch cũng như dự kiến phát triển kinh tế xã hội địa phương. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập ở từng thời điểm do sự biến động đất đai và sau khi thực hiện dự án theo quy hoạch. 2.2.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Công tác triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011-2015) của thị xã Buôn Hồ và của các xã, phường trên địa bàn thị xã Buôn Hồ. Công tác điều chỉnh quy hoạch giai đoạn 2016 -2020 của thị xã Buôn Hồ. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm 2.2.2.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 15 Từ năm 2014 đến năm 2017, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để triển khai các công trình được thị xã quan tâm, đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ để xây dựng 24 công trình, dự án với tổng diện tích đất thu hồi: 45,30 ha 2.2.2.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thị xã Buôn Hồ, nhằm quản lý đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất, tạo điều kiện để người sử dụng đất thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, từng bước hình thành và phát triển thị trường bất động sản có sự quản lý của nhà nước. 2.2.2.7. Thống kê, kiểm kê đất đai. Công tác thống kê, kiểm kê được thực hiện 5 năm một lần. Đây là việc làm cần thiết trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, giúp cho nhà nước nắm được tình hình sử dụng đất của các địa phương trong mỗi thời kỳ, là căn cứ quan trọng phục vụ cho công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Kết quả kiểm kê đất đai năm 2014 của tỉnh Đắk Lắk đã được thực hiện ở tất cả 184 đơn vị cấp xã; 15 đơn vị cấp huyện và 01 đơn vị cấp tỉnh. Việc kiểm kê được thực hiện trên cơ sở áp dụng các thành tựu mới của công nghệ vào điều tra, khoanh vẽ các loại đất ở thực địa để xây dựng bản đồ kết quả điều tra kiểm kê trên cơ sở kế thừa bản đồ địa chính, hồ sơ giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất, kết quả thống kê hàng năm. 2.2.2.8. Quản lý tài chính về đất đai. 16 Bảng 2.8: Số tiền thu từ đất đai qua các năm của thị xã Buôn Hồ (từ năm 2014 đến tháng 12 năm 2017) (Đơn vị tính: đồng) Nguồn: Báo cáo năm 2017 phòng tài nguyên môi trường thị xã Buôn Hồ 2.2.2.9. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho người dân, nhưng nhà nước vẫn quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Phòng tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, buộc người sử dụng đất phải sử dụng đất đúng mục đích, sử dụng đất phải có hiệu quả, thực hiện nghĩa vụ thuế, không được hủy hoại đất, không lấn chiếm đất chưa sử dụng, đất công. 2.2.2.10. Quản lý các hoạt động dịch vụ công cộng về đất đai Trong những năm qua trên địa bàn thị xã các cấp các nghành đã quan tâm rất nhiều đến công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các công trình phát triển kinh tế xã hội thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương như: Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho công trình khu đô thị Đông Nam đường Trần Hưng Đạo, phường An Lạc. Năm Lệ phí trước bạ (2801) Thuế chuyển quyền (1006) Số thu tiền sử dụng đất (1401) Tổng 2014 1.969.888.664 4.802.661.613 9.980.994.593 16.753.544.870 2015 2.106.349.490 6.446.789.689 12.512.145.682 21.065.284.861 2016 1.902.751.584 7.006.302.630 11.247.793.181 20.156.847.395 2017 1.835.136.599 6.528.782.617 18.725.981.841 27.089.901.057 Tổng 7.814.126.337 24.784.536.549 52.466.915.297 85.065.578.183 17 2.2.2.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai Đây là một nội dung quan trọng của chế độ quản lý nhà nước về đất đai, là một biện pháp quan trọng để bảo vệ chế độ sở hữu đất đai và sử dụng đất, công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất phải được thực hiện thường xuyên ở các địa phương để pháp luật đất đai được thực hiện nghiêm minh. 2.2.2.12. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai Thời gian qua, UBND thị xã giải quyết cơ bản kịp thời, dứt điểm các vụ tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tố tụng hành chính, tố tụng dân sự; công bố công khai kết quả giải quyết, thường xuyên đối thoại giữa chính quyền với người dân về giải quyết các vướng mắc có liên quan đến đất đai. 2.2.2.13 Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai trong những năm qua được UBND thị xã quan tâm triển khai thực hiện đã tổ chức được 17 Hội nghị và 05 lớp tập huấn cho hơn 1.400 lượt cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. 2.3. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk. 2.3.1. Kết quả đạt được Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất, thống kê kiểm kê đất đai, công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai, đơn thư khiếu nại tố cáo vi phạm quản lý đất đai được thực hiện đầy đủ và kịp thời. Nguồn thu tài chính từ đất đai đóng vai trò quan trọng trong việc thu ngân sách nhà 18 nước của ủy ban nhân dân thị xã Buôn Hồ, góp phần xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng kỷ thuật, hạ tầng xã hội, chỉnh trang đô thị và xây dựng các công trình, dự án về kinh tế - xã hội. Những chủ trương của thị xã phù hợp với quy định pháp luật và được nhân dân trên địa bàn ủng hộ. Nhằm giúp cho ủy ban nhân dân các cấp thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai và bảo vệ môi trường, thị xã Buôn Hồ chú trọng hoàn thiện ngành Tài nguyên và Môi trường từ cấp huyện thị đến cấp xã, phường đủ về lực lượng, nắm vững chuyên môn, đầu tư trang thiết bị đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài. UBND thị xã đã có nhiều văn bản đổi mới về cải cách hành chính, quy trình, thủ tục giao đất, tinh giảm ở mỗi khâu đã được hoàn thiện, xác định rõ nhiệm vụ và thời gian giải quyết của các ngành các cấp. 2.3.2. Hạn chế yếu kém và nguyên nhân. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, quản lý chặt chẽ cán bộ làm công tác quản lý đất đai. Xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, khắc phục hậu quả do vi phạm phải giải quyết triệt để, đúng thời gian quy định. Tình trạng vi phạm đất đai vẫn còn xảy ra như: lấn chiếm đất công, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển nhượng đất trái pháp luật, vi phạm quy hoạch..... Thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất còn tự phát, nhà nước chưa hình thành được các tổ chức để quản lý và điều tiết giá đất, đất đai còn mang giá ảo, không phù hợp với giá thực tế nên dẫn đến sốt giá. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được triển khai và thực hiện nghiêm túc. Nhưng việc công nhận nhà ở và tài sản khác gắng liền với đất hiện nay chưa được thực hiện. 19 Chất lượng trong công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất chưa cao, một số chỉ tiêu sử dụng đất dự báo chưa sát với nhu cầu thực tế. Một số địa phương chưa chủ động trong việc lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Việc quản lý thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn bất cập, hiện tượng tự chuyển mục đích sử dụng đất vì mục tiêu lợi nhuận còn diễn ra ở một số địa phương. Cụ thể của việc sai phạm này là tự chuyển đất nông nghiệp sang đất ở, tự chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm như cây ăn quả, cây cảnh, sử dụng đất nông nghiệp để làm các trang trại phục vụ trong hoạt động công nghiệp. Sự thay đổi luân chuyển về tổ chức cán bộ ngành quản lý đất đai nhất là cấp cơ sở dẫn đến việc theo dõi, quản lý biến động đất đai không liên tục nên số liệu, tài liệu đất đai chưa phản ánh đúng với thực tế sử dụng. 20 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BUÔN HỒ 3.1. Phương hướng và mục tiêu. 3.1.1. Phương hướng Phát huy vai trò của hệ thống chính trị tham gia giám sát việc thực hiện công tác quản lý và sử dụng đất. Tăng cường năng lực bộ máy quản lý đất đai ở các cấp. Chú trọng nâng cao trình độ cán bộ làm công tác quản lý đất đai ở cấp xã. Phát huy khả năng sinh lợi của đất đai qua việc sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, khuyến khích khai thác và sử dụng đất có hiệu quả. Tuyên truyền cho nhân dân hiểu về tầm quan trọng của đất đai, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất. Xử lý nghiêm minh các vi phạm về sử dụng và quản lý đất đai. Có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đất đai. 3.1.2. Mục tiêu Hoàn thành các nhiệm vụ của địa phương đề ra, các nhiệm vụ do cấp trên và ngành Tài nguyên và Môi trường triển khai. Hủy bỏ những quy hoạch không hợp lý, không có tính khả thi. Trường hợp quy hoạch “treo” đã có quyết định điều chỉnh, hủy bỏ phải được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai. 21 Hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắng liền với đất. 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, từ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dat_dai_tren_dia_ban_th.pdf
Tài liệu liên quan