Phòng Tài Nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn trực
thuộc UBND huyện Phú Vang là cơ quan chuyên môn giúp UBND
huyện thực hiện chức năng QLNN về đất đai, đo đạc xây dựng bản
đồ trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật. Phòng TNMT
chịu sự chỉ đạo, quản lý toàn diện, trực tiếp của UBND huyện đồng
thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở
TNMT tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngoài ra phòng TNMT còn là cơ quan
chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cán bộ địa chính
các phường, xã thuộc huyện.
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về đất đai từ thực tiễn huyện phú vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n
lý nhà nước về đất đai” đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử.
Quang Anh (2018), với bài viết “Quản lý nhà nước về đất đai
trên địa bàn tỉnh Hải Dương” đăng trên tạp chí Tài nguyên – Môi
trường tháng 2/2018.
Ngô Tôn Thanh (2012), tác giả của luận văn thạc sĩ “Hoàn
thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã An
Nhơn, tỉnh Bình Định” Trường Đại học Đà Nẵng.
Phan Thị Thanh Tâm (2014), “Quản lý nhà nước về cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An”,
Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Đức Quý (2014), “Quản lý nhà nước về đất đai trên
địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ,
Trường Đại học Thương mại, Hà Nội:
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích: Qua thực trạng QLNN về đất đai trên địa bàn
huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên huế, tìm ra hạn chế, bất cập trong
3
QLNN về đất đai để tìm ra phương hướng, giải pháp khắc phục
những hạn chế đó.
- Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục đích, luận văn tập trung
giải quyết ba nhiệm vụ sau:
+ Hệ thống cơ sở lý luận của QLNN về đất đai.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về đất đai – từ thực
tiễn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện QLNN về đất đai tại huyện
Phú Vang
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: QLNN về đất đai
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Nghiên cứu thực trạng QLNN về đất đai – từ
thực tiễn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
+ Về thời gian: từ năm 2015 đến năm 2018.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận
văn
- Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để
nhìn nhận, phân tích, đánh giá các vấn đề nghiên cứu, quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về đất đai.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp khảo cứu tài liệu (đọc tài liệu là sách, bài báo,
văn bản pháp luật, báo cáo .);
4
+ Phương pháp thống kê: Các số liệu thực trạng về quy hoạch
sử dụng đất; thực trạng quỹ đất, cũng như QLNN về đất đai tại huyện
Phú Vang;
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: Nghiên cứu
kinh nghiệm của một số địa phương;
+ Phương pháp xử lý thông tin và xử lý số liệu: Thu thập số
liệu, xử lý số liệu để đưa ra những nhận định khách quan về thực
trạng QLNN về đất đai tại huyện Phú Vang. Tác giả sẽ phát phiếu
khảo sát cho 100 người dân đang sinh sống tại các xã, thị trấn trên địa
bàn huyện Phú Vang.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa về mặt lý luận: Luận văn nghiên cứu hệ thống lý
luận cơ bản để làm rõ QLNN về đất đai.
- Ý nghĩa về mặt thực tiễn:
+ Luận văn đã phân tích và đánh giá để từ đó xác định những
hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong QLNN về đất đai tại
huyện Phú Vang;
+ Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện QLNN về đất đai tại
huyện Phú Vang;
+ Kết quả nghiên cứu luận văn có thể được sử dụng phục vụ
các nhà quản lý của địa phương và ngành đất đai trong hoạt động
thực tiễn QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Phú Vang; có thể sử
dụng làm tài liệu tham khảo, học tập trong lĩnh vực QLNN về đất đai.
7. Kết cấu của luận văn
5
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về đất đai
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai – từ thực
tiễn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà
nước về đất đai – từ thực tiễn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
6
Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI
1.1. Khái niệm và vai trò quản lý nhà nƣớc về đất đai
1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai
1.1.1.1. Đất đai
Đất đai là một khoảng không gian có thời hạn theo chiều thẳng
đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm động
thực vật, nước mặt, nước ngầm và tài nguyên khoáng sản trong lòng
đất) và theo chiều ngang - trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ
nhưỡng, địa hình, thủy văn cùng nhiều thành phần khác) giữ vai trò
quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như
cuộc sống của xã hội loài người.
1.1.1.2. Quản lý nhà nước
Khái niệm QLNN là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực
nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan
hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển
các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng
và nhiệm vụ của nhà nước.
1.1.1.3. Quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý nhà nước về đất đai là hoạt động tổ chức và điều chỉnh
bằng quyền lực nhà nước đối với các hành vi của các chủ thể tham
gia vào quan hệ pháp luật đất đai để thực hiện và bảo vệ quyền sở
hữu toàn dân về đất đai nhằm duy trì và phát triển các quan hệ đất đai
theo trật tự pháp luật quy định.
7
1.1.2. Vai trò quản lý nhà nước về đất đai
Thứ nhất, sử dụng đất đai hợp lý và có hiệu quả.
Thứ hai, việc ban hành các chính sách pháp luật, các quy định
về sử dụng đất đai tạo ra một hành lang pháp lý cho việc sử dụng đất
đai.
Thứ ba, tăng cường hướng dẫn và kiểm tra việc QLNN về lĩnh
vực đất đai.
Thứ tư, việc QLNN về đất đai còn giúp nhà nước ban hành các
chính sách, quy định, đồng thời bổ sung, điều chỉnh những chính
sách không còn phù hợp với thực tế.
1.1.3. Thẩm quyền quản lý nhà nước về đất đai
Thẩm quyền QLNN về đất đai thuộc về Chính phủ, Bộ TNMT,
Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và UBND các cấp.
1.1.3.1. Thẩm quyền của Trung ương
1.1.3.2. Thẩm quyền của chính quyền cấp tỉnh (HĐND -
UBND tỉnh, Sở TNMT)
1.1.3.3. Thẩm quyền của chính quyền cấp huyện (HĐND -
UBND huyện, Phòng TNMT)
1.2. Nội dung và phƣơng pháp quản lý nhà nƣớc về đất đai
1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tại một địa phương cấp
huyện cụ thể, vì vậy tác giả sẽ tập trung vào 07 nhóm nội dung chính
phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương: (1) Công tác ban hành
văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện triển khai các văn
8
bản; (2) Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; (3)
Quản lý giao đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất; (4) Cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (5) Quản lý tài chính về đất; (6)
Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; (7) Giải quyết tranh chấp
đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử
dụng đất đai.
1.2.2. Các phương pháp quản lý nhà nước về đất đai
1.2.2.1. Phương pháp hành chính
1.2.2.2. Phương pháp kinh tế
1.2.2.3. Phương pháp tuyên truyền, giáo dục
Nội dung của phương pháp giáo dục rất đa dạng, nhưng trước
hết phải giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước nói chung; chính sách, pháp luật về đất đai nói riêng thể hiện
qua các luật và các văn bản dưới luật
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất đai
1.3.1. Điều kiện tự nhiên của địa phương
Do đất đai có tính cố định, mỗi vùng miền lại có một đặc điểm
điều kiện tự nhiên khác nhau, vì vậy khi tiến hành điều tra, khảo sát
đo đạc đất đai cần phải nghiên cứu điều kiện tự nhiên của từng địa
phương để đưa ra phương án thực hiện có hiệu quả nhất.
1.3.2. Tình hình kinh tế, xã hội của địa phương
Phát triển kinh tế làm cho cơ cấu sử dụng các loại đất có sự thay
đổi. Khi nhu cầu sử dụng loại đất này tăng lên sẽ làm cho nhu cầu sử
9
dụng loại đất kia giảm đi, đồng thời sẽ có loại đất khác được khai thác
để bù đắp vào sự giảm đi của loại đất đó.
1.3.3. Hệ thống luật pháp về đất đai
Kinh tế càng phát triển, các mối quan hệ sử dụng đất đai càng
phức tạp đòi hỏi hệ thống luật pháp nói chung và hệ thống luật pháp
về đất đai nói riêng phải đồng bộ, rõ ràng, cụ thể để công tác QLNN
được hiệu quả và thuận lợi.
1.3.4. Bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực quản lý đất đai của
địa phương
Tổ chức bộ máy nhà nước quản lý về đất đai của chính quyền địa
phương có tác động trực tiếp tới việc quản lý đất đai trên địa bàn. Việc
bộ máy được tổ chức một cách khoa học theo hướng tinh giản, có sự
phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sẽ tạo hiệu quả
trong quản lý, giải quyết vấn đề càng nhanh chóng, thuận lợi.
1.3.5. Ý thức chấp hành luật pháp về đất đai của người sử
dụng đất ở địa phương
Sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật đất đai của người
sử dụng đất sẽ giúp cho công tác quản lý về đất đai của chính quyền
địa phương được thực hiện một cách dễ dàng và hiệu quả. Ngược lại,
nếu ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng ở địa
phương kém thì sẽ gây khó khăn cho quá trình quản lý về đất đai của
chính quyền địa phương.
10
1.4. Hiệu quả quản lý nhà nƣớc về đất đai
Trong những năm qua (từ khi ban hành luật đất đai 2013),
công tác QLNN về đất đai đã có nhiều chuyển biến tích cực, việc
quản lý sử dụng đất đai ngày càng có hiệu lực góp phần đáng kể vào
sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh,
quốc phòng.
11
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI –
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Phú
Vang
Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh
Thừa Thiên Huế. Phía Bắc giáp thị xã Hương Trà, phía Tây giáp thị
xã Hương Thủy và thành phố Huế, phía Nam giáp huyện Phú Lộc,
phía Đông giáp biển Đông.
2.1.1. Hiện trạng quỹ đất
Quỹ đất đai là toàn bộ diện tích đất đai, được Nhà nước phân
bổ, sử dụng vào các mục đích khác nhau như nông nghiệp, phi nông
nghiệp, chưa sử dụng để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương trong từng giai đoạn phát triển nhất định.
2.1.2. Hiện trạng sử dụng các loại đất
- Đất nông nghiệp năm 2018 theo kế hoạch được phê duyệt là
13.170,31 ha, hiện trạng đã thực hiện là 13.421,87 ha, tỷ lệ 101,91%
(cao hơn 251,56 ha) so với kế hoạch được duyệt.
- Đất phi nông nghiệp năm 2018 theo kế hoạch được phê duyệt
là 13.953,27 ha, hiện trạng đã thực hiện là 13.672,03 ha, tỷ lệ 97,9%
(thấp hơn 281,24 ha) so với kế hoạch được duyệt.
- Đất chưa sử dụng năm 2018 theo kế hoạch được phê duyệt là
700,90 ha, hiện trạng đã thực hiện là 730,58 ha, tỷ lệ 104%.
- Đất đô thị năm 2018 theo kế hoạch được phê duyệt là
4.604,65 ha, hiện trạng đã thực hiện là 4.604,64 ha, tỷ lệ 100%.
12
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đại trên địa
bàn huyện Phú Vang
Phòng Tài Nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn trực
thuộc UBND huyện Phú Vang là cơ quan chuyên môn giúp UBND
huyện thực hiện chức năng QLNN về đất đai, đo đạc xây dựng bản
đồ trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật. Phòng TNMT
chịu sự chỉ đạo, quản lý toàn diện, trực tiếp của UBND huyện đồng
thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở
TNMT tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngoài ra phòng TNMT còn là cơ quan
chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cán bộ địa chính
các phường, xã thuộc huyện.
Phòng TNMT huyện Phú Vang có 01 trưởng phòng, 02 phó
trưởng phòng và 05 công chức chuyên môn nghiệp vụ. Công chức
ngành TNMT cấp xã, thị trấn tổng cộng 21 công chức đúng chuyên
môn ngành. Công chức của ngành TNMT được giao trên cơ sở vị trí
việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm
trong tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính
của huyện được cấp có thẩm quyền giao.
2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn
huyện Phú Vang giai đoạn 2015 – 2018
2.2.1. Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và
tổ chức thực hiện triển khai các văn bản
Sau khi Luật Đất đai năm 2013 ra đời, UBND huyện Phú Vang
đã ban hành nhiều văn bản nhằm cụ thể hóa các văn bản của tỉnh
Thừa Thiên Huế và Sở TNMT đối với hoạt động QLNN về đất đai,
13
góp phần quan trọng đưa công tác quản lý sử dụng đất đai của huyện
đi vào nề nếp.
UBND huyện phối hợp với Sở TNMT tỉnh tổ chức triển khai
luật đất đai 2013 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai
cho các thủ trưởng cơ quan chuyên môn, lãnh đạo UBND xã, thị trấn,
cán bộ địa chính các xã, thị trấn để nắm bắt những điểm mới của Luật
đất đai năm 2013 và tổ chức tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân
trên địa bàn huyện.
Ngoài ra, UBND huyện thường xuyên phối hợp với Sở TNMT
mở các buổi tập huấn nghiệp vụ ngành TNMT cho cán bộ địa chính
cấp xã, thị trấn và Đài phát thanh huyện tổ chức tuyên truyền, đưa tin
liên quan đến lĩnh vực đất đai và các phòng ban, ngành có liên quan
căn cứ vào nội dung đổi mới của Luật đất đai và các văn bản hướng
dẫn Luật đã tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau,
đăng tải các nội dung trên cổng thông tin điện tử của đơn vị, địa
phương.
2.2.2. Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất
Huyện Phú Vang đã thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2010 –
2015) đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt tại quyết định
số 4434/QĐ-UBND ngày 22/12/2014.
Bên cạnh đó, việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
chưa sâu rộng, tính minh bạch trong thực hiện quy hoạch tại một số
địa phương không cao; có dự án điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500,
14
chuyển đổi mục đích sử dụng đất công cộng, công viên cây canh, cây
xanh cách ly sang đất thương mại, đất ở nhưng không kịp thời điều
chỉnh phương án giá đất, nghĩa vụ tài chính đối với phần diện tích gia
tăng, gây thất thu ngân sách nhà nước và làm phá vỡ không gian kiến
trúc cảnh quan đô thị; một số dự án xây dựng cơ sở kinh doanh trên
đất công cộng của dự án đã được phê duyệt.
Việc lập kế hoạch sử dụng đất hằng năm chưa tuân thủ đúng
quy định về trình tự, thủ tục, thời gian. Nhiều địa phương chưa trình
HĐND cấp huyện thông qua kế hoạch sử dụng đất hằng năm của
huyện trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định điểm a
Khoản 2 Điều 26 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.
2.2.3. Quản lý giao đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng
đất
Về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Huyện Phú Vang đã chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra, rà soát tiến độ
sử dụng đất của các dự án được nhà nước giao đất, cho thuê đất và
các dự án thuộc đối tượng cho thuê đất nhưng không lập thủ tục thuê
đất, ký hợp đồng thuê đất. Đồng thời, UBND huyện đang chỉ đạo các
cơ quan, đơn vị rà soát việc sử dụng đất của các đơn vị sự nghiệp trên
địa bàn huyện để thực hiện việc giao, thuê đất đảm bảo đúng quy
định.
Số lượng hồ sơ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ 01
tháng 07 năm 2015 đến 31 tháng 12 năm 2018 có 160 hồ sơ với tổng
diện tích là 714.704 m2 (=71,4ha). Trong đó:
15
Đối với việc thực hiện các quy định về đấu giá quyền sử
dụng đất được thực hiện theo khoản 1 điều 118 của Luật đất đai, như
sau:
Việc thực hiện tổ chức đấu giá: Giao Phòng TNMT huyện ký
hợp đồng với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc tổ chức bán
đấu giá chuyên nghiệp để tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất theo
đúng quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/03/2010 của
Chính phủ về bán đấu giá tài sản và Thông tư liên tịch số
14/2015/TTLT-BTNMT-BTP ngày 04/4/2015 của Bộ TNMT và Bộ
Tư pháp quy định việc tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất
để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất.
Đối với công tác thu hồi đất để phục vụ các dự án. Trong
những năm qua, trên địa bàn huyện Phú Vang đã thực hiện hoàn
thành công tác thu hồi đất, bàn giao mặt bằng cho nhiều dự án, trong
đó có các dự án trọng điểm. Từ năm 2015 đến năm 2018, trên địa bàn
huyện đã GPMB được trên 30ha đất cho khoảng 40 dự án, trong đó
hoàn thành và bàn giao nhiều dự án trọng điểm, có ý nghĩa lớn về
chính trị, kinh tế - xã hội của huyện, của tỉnh .
2.2.4. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
2.2.4.1. Kết quả đăng ký đất đai
Cho đến nay tất cả các xã, thị trấn, các cơ quan đơn vị, các chủ
sử dụng đất đều đã tiến hành kê khai, đăng ký quyền sử dụng đất của
mình; 20/20 xã, thị trấn đã lập hồ sơ địa chính theo quy định; bản đồ,
sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, sổ theo dõi
16
biến động đất đai của 20 xã, thị trấn đều có đầy đủ về số lượng; chất
lượng hồ sơ địa chính tương đối tốt đảm bảo cho việc quản lý đất đai.
2.2.4.2. Kết quả lập và quản lý hồ sơ địa chính.
Hồ sơ địa chính được huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
lưu giữ tương đối đầy đủ. Bản đồ và sổ mục kê các thời kỳ (1960,
1978, 1986, 1994) được lưu giữ tại huyện và xã phục vụ công tác
QLNN về đất đai và cấp GCNQSDĐ. Các loại sổ như: Sổ mục kê, sổ
địa chính, sổ đăng ký biến động về đất đai... đã được lập và cập nhật
thường xuyên. Toàn bộ Bản đồ địa chính của các xã, thị trấn đo vẽ
năm 1994 được số hóa và biên tập năm 2010, cập nhật thường xuyên
những biến động về ranh giới thửa, chủ sử dụng đất; Các phần mềm
ứng dụng trong việc luân chuyển, xử lý, chỉnh lý, lưu giữ hồ sơ thực
hiện quyền của người sử dụng đất được sử dụng tiện ích, đem lại hiệu
quả cao trong việc quản lý.
2.2.4.3. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Trong những năm qua, việc cấp GCNQSDĐ trên địa bàn
huyện Phú Vang đã được tập trung thực hiện nhằm đáp ứng nguyện
vọng của người dân và phục vụ thiết thực công tác QLNN về đất đai;
việc cấp GCNQSDĐ đã được thực hiện theo đúng trình tự, quy định.
Huyện Phú Vang đã tập trung đầu tư nguồn lực về con người,
trang thiết bị, cơ sở vật chất để đáp ứng nhiệm vụ này. Huyện đã thực
hiện số hóa toàn bộ bản đồ địa chính, scan sổ mục kê cấp xã để lưu
trữ dưới dạng số để hoàn thiện dữ liệu hồ sơ địa chính làm tài liệu
17
phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận đạt độ chính xác và hiệu quả
cao.
Bên cạnh một số kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại một số hạn
chế, vướng mắc như:
- Nhận thức và ý thức chấp hành quy định về đăng ký đất đai,
cấp GCNQSDĐ của một số đối tượng sử dụng đất còn hạn chế, còn
chậm trễ, chưa thực hiện kê khai đăng ký đất đai theo đúng quy định
- Hồ sơ cấp GCNQSDĐ lần đầu khá phức tạp, trong khi cán bộ
chuyên môn hướng dẫn đôi khi chưa đủ kinh nghiệm, nghiệp vụ nên
xảy ra tình trạng hướng dẫn nhiều lần gây mất thời gian khi làm hồ
sơ.
- Tình trạng sử dụng lấn, chiếm, tranh chấp, đơn thư khiếu kiện
liên quan đất đai tại một số địa phương vẫn còn tồn tại, do đó ảnh
hưởng rất nhiều đến việc xem xét lập hồ sơ để cấp GCNQSDĐ theo
quy định.
2.2.5. Quản lý tài chính về đất đai
Công tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai thực hiện
theo đúng quy định của pháp luật. Về thực hiện các khoản thu, chi
liên quan đến đất đai, huyện đã ban hành nhiều văn bản và tổ chức
thực hiện việc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế
chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất. Kết
quả thu ngân sách nhà nước từ đất đai trên địa bàn huyện những năm
vừa qua còn ở mức thấp, các nguồn thu chủ yếu từ giao đất có thu
tiền sử dụng đất thuộc các loại đất ở và đất sản xuất kinh doanh phi
nông nghiệp. (Phụ lục 03 kèm theo)
18
Tuy nhiên, công tác tổ chức thực hiện chính sách tài chính về
đất đai thời gian qua vẫn còn một số hạn chế: Điển hình như nợ tồn
đọng tiền sử dụng đất còn khá cao. Đồng thời có tình trạng sử dụng
đất mà không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước do
chưa hoàn thiện các hồ sơ pháp lý về đất đai hoặc cố tình không chấp
hành.
2.2.6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của
pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về
đất đai của các tổ chức sử dụng đất và xử lý các vi phạm pháp luật về
đất đai luôn được UBND huyện chỉ đạo sát sao, đặc biệt là công tác
đôn đốc, xử lý các vi phạm về đất đai (lấn chiếm đất công, sử dụng
đất sai mục đích, hủy hoại đất) nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời
các vi phạm về đất đai trên địa bàn huyện.
Như vậy, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan
đến đất đai tại huyện Phú Vang, đã được tổ chức thực hiện kịp thời,
theo đúng trình tự quy định pháp luật.
Tuy nhiên, việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các
kết luận thanh tra mới chỉ đạt 5% tổng số kết luận thanh tra đã được
ban hành, dẫn đến tình trạng một số tổ chức, cá nhân sau thanh tra,
kiểm tra chậm hoặc không thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra,
kiểm tra.
19
2.2.7. Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố
cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai
Công tác tiếp dân, giải quyết các khiếu nại, tố cáo trên địa bàn
huyện Phú Vang được tiến hành nghiêm túc theo quy định.
Như vậy, từ năm 2015 đến năm 2018 huyện đã thụ giải được
162/213 đơn, đạt 76% số đơn thư cần giải quyết.
2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhà nƣớc về đất
đai giai đoạn 2015 – 2018
2.3.1. Những kết quả đạt được
UBND huyện Phú Vang đã quan tâm chỉ đạo các phòng, ban
chuyên môn và UBND các xã, thị trấn thực hiện các nội dung nhiệm
vụ QLNN về đất đai và việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai
trên địa bàn huyện Phú Vang theo quy định của Luật Đất đai năm
2013 và các văn bản
20
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI – TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.1. Phƣơng hƣớng
3.1.1. Sửa đổi bổ sung ban hành luật đất đai mới
Cần phải hoàn thiện pháp luật về đất đai để huy động, phân bổ
và sử dụng hiệu quả đất đai, khắc phục tình trạng tranh chấp, khiếu
kiện, tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực này; công khai, minh bạch
việc quản lý, sử dụng đất công; tăng cường giám sát, quản lý chặt
chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất giao cho các cộng đồng và doanh
nghiệp nhà nước; tạo thuận lợi cho việc chuyển nhượng hoặc cho
thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; hỗ
trợ tích tụ, tập trung ruộng đất để phát triển công nghiệp, dịch vụ ở
nông thôn và nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, công nghệ cao, gắn
với bảo đảm việc làm và thu nhập bền vững của nông dân, giữ vững
ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn.
3.1.2. Tư duy đổi mới về quy hoạch
Cần phải đổi mới tư duy về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Đối với việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất được lập phải là kịch
bản sử dụng đất cho tầm nhìn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, phản ánh
được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và môi trường tại địa
phương. Theo đó, quy hoạch sử dụng đất phải phân tích được chi phí
lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường sử dụng nguồn lực về đất đai
trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
21
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về đất
đai trên địa bàn huyện Phú Vang
3.2.1. Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai
Một là, cần xác định hoạt động QLNN về đất đai là việc làm
khó, phức tạp. Do đó cần có sự tập trung vào cuộc quyết liệt của cả
hệ thống chính trị.
Hai là, tích cực tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt
các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước..
Ba là, để tạo lòng tin của nhân dân trong việc thu hồi đất, bồi
thường giải phóng mặt bằng, huyện cần tăng cường kiểm tra, rà soát
và xử lý nghiêm các vi phạm. Đồng thời, giải quyết thỏa đáng, kịp
thời các trường hợp khiếu nại, tố cáo để đảm bảo an ninh nông thôn,
trật tự an toàn xã hội.
3.2.2. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính về đất đai
Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, loại bỏ các văn bản
đã lạc hậu không còn phù hợp với yêu cầu quản lý của huyện.
Tiếp tục củng cố và hoàn thiện việc thực hiện mô hình một cửa
để giải quyết các thủ tục hành chính theo yêu cầu của công dân và tổ
chức. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục giải quyết đơn thư khiếu nại
tố cáo của công dân tại cơ sở. Giải quyết triệt để các tranh chấp, vi
phạm trong quản lý sử dụng đất công bằng.
Tiếp tục rà soát các chức năng nhiệm vụ của các phòng ban,
đơn vị, cá nhân để có phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng cá nhân,
bộ phận trong bộ máy, giao trách nhiệm cho người đứng đầu đơn vị
nếu để xảy ra các vi phạm trong quản lý.
22
3.2.3. Tăng cường quản lý cán bộ và kiện toàn bộ máy quản
lý nhà nước về đất đai
Đội ngũ công chức chuyên trách về lĩnh vực đất đai của huyện
Phú Vang hiện nay yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy, chính
quyền huyện cần có những biện pháp đào tạo cho công chức khi thực
hiện QLNN về đất đai. Đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ cho các cơ
quan chuyên môn của bộ máy quản lý đất đai của chính quyền huyện:
Phòng TNMT, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Phú
Vang.
3.2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất
Cần phổ biến kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất để người dân
trên địa bàn huyện Phú Vang cũng như những người quan tâm đến sự
phát triển của huyện Phú Vang hiểu đúng, đủ trình tự, thủ tục thực
hiện chính sách này.
Tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp của các cấp, các n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dat_dai_tu_thuc_tien_hu.pdf