Mục tiêu của quản lý nhà nước về đấu giá quyền
sử dụng đất ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành kế hoạch thực hiện
các dự án giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật
phục vụ công tác ĐGQSDĐ và tổ chức ĐGQSDĐ năm 2017 với
nội dung như sau:
- Mục tiêu toàn thị xã phấn đấu hoàn thành và hoàn thành
vượt mức chỉ tiêu kế hoạch số tiền thu ĐGQSDĐ đã được Bộ Tài
Chính và UBND tỉnh giao năm; phấn đấu thu đủ 100% số tiền
trúng ĐGQSDĐ các năm từ năm 2012 trở về trước và nộp Ngân
sách tỉnh.
- Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các cấp, các
ngành trong công tác ĐGQSDĐ tạo nguồn thu cho Ngân sách để
đầu tư phát triển
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h Thừa Thiên Huế trong thời gian từ
năm 2012 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận văn sử dụng các phương pháp luận là chủ
nghĩa Duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng đồng thời kết
hợp chặt chẽ với các phương pháp luận, quan điểm của Đảng và
pháp luật của Nhà nước về định giá tài sản.
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp
truyền thống trong nghiên cứu khoa học đó là: phương pháp thu
thập tài liệu, khái quát, phân tích và tổng hợp... để thực hiện
nhiệm vụ của luận văn.
6. Ý nghĩa luận và thực tiễn
Đề tài tổng kết về phương diện lý luận, cơ sở khoa học
của việc quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất, quy
trình tổ chức, thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất và hoạt động
quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đấu giá
quyền sử dụng đất.
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất ở thị xã
Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói
chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về đấu giá
quyền sử dụng đất
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đấu giá
quyền sử dụng đất ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản
lý nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất ở thị xã Hương Thủy,
tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤU
GIÁ
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
1.1. Những vấn đề chung về đấu giá và đấu giá quyền
sử dụng đất
1.1.1. Đất đai và thị trường bất động sản
1.1.1.1.Nhận thức chung về bất động sản
Trong lĩnh vực kinh tế, tài sản được chia thành 2 loại bất
động sản và động sản, mặc dù tiêu chí phân loại bất động sản
(BĐS) của các nước có khác nhau, nhưng đều thống nhất BĐS
bao gồm đất đai và những tài sản gắn liền với đất đai.
1.1.1.2..Thị trường bất động sản
Thị trường BĐS chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế
hàng hoá: Quy luật giá trị, quy luật cung cầu và theo mô hình
chung của thị trường hàng hoá với 3 yếu tố xác định là sản phẩm,
số lượng và giá cả.
1.1.2. Giá đất và cơ sở khoa học xác định giá đất
1.1.2.1. Về giá đất
Theo Luật đất đai năm 2013 tại khoản 19 Điều 3 quy
định: “Giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính trên một đơn
vị diện tích đất”.
1.1.2.2. Cơ sở khoa học xác định giá đất
Cơ sở khoa học xác định giá đất là: Địa tô; Lãi suất ngân
hàng và Quan hệ cung cầu.
1.1.3. Đấu giá quyền sử dụng đất
1.1.3.1. Khái niệm, đặc điểm đấu giá quyền sử dụng đất
- Khái niệm: ĐGQSDĐ được hiểu là hình thức mua bán
công khai, được tổ chức chặt chẽ theo những hình thức mà pháp
luật quy định, do người bán đấu giá điều khiển nhằm bán được
QSD đất với giá cao nhất do người mua chấp nhận trên cơ sở
cạnh tranh tự nguyện về giá cả; người mua được QSD đất là
người trả giá cao nhất đối với QSD đất mang bán đấu giá.
- Đăc điểm của bán ĐGQSDĐ: Đây là một loại tài sản có
thể thuộc QSD chung của nhiều người; QSD đất đem đấu giá
trong một số trường hợp là đối tượng phải thực hiện một phán
quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; QSD đất đang thuộc
quỹ đất dự trữ của nhà nước, Nhà nước chưa giao cho cá nhân, hộ
gia đình hay chủ thể khác sư dụng. QSD đất được đem ra đấu giá
trong trường hợp thế chấp khi chủ sử dụng là người thế chấp
không hoàn thành nghĩa vụ.
- Các trường hợp ĐGQSDĐ: những trường hợp cụ thể mà
pháp luật quy định tại điều 118 Luật đất đai 2013.
- Điều kiện để tổ chức thực hiện đấu giá: theo quy định
của Pháp luật.
- Hình thức ĐGQSDĐ: Căn cứ Quyết định Số:
216/2005/QĐ -TTg ngày 31/08/2005 của Thủ Tướng Chính
phủ về việc ban hành Quy chế đấu giá QSD đất để giao đất có thu
tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất hình thức đấu giá.
1.1.3.2. Khái niệm giá đất trong đấu giá quyền sử dụng
đất
Theo khoản 19, Điều 3 Luật đất đai 2013: Giá đất là giá
trị của QSD đất tính trên một đơn vị diện tích đất. Giá đất còn
được quy định cụ thể tại các Điều 112, 113, 114, Luật đất đai
2013.
1.1.3.3. Những yếu tố xác định giá đất trong đấu giá
quyền sử dụng đất
Bao gồm 04 yếu tố sau: Vị trí của khu đất; Yếu tố ảnh h-
ưởng về khả năng đầu tư cơ sở hạ tầng; Điều kiện kinh tế - xã hội
và khả năng hình thành các hạ tầng cơ sở, công trình dịch vụ; Yếu
tố về khả năng sử dụng theo các mục đích và yêu cầu khác nhau
1.1.3.4. Phương pháp định giá đất trong đấu giá quyền
sử dụng đất
Có nhiều phương pháp định giá đất trong ĐGQSDĐ, có
thể sử dụng một trong số các phương pháp sau: Phương pháp thu
nhập; Phương pháp so sánh trực tiếp; Phương pháp định giá theo
thị trường; Phương pháp thặng dư; Phương pháp chi phí; Phương
pháp phân tích hồi quy; Phương pháp hệ số điều chỉnh
1.1.3.5. Ý nghĩa của đấu giá quyền sử dụng đất
ĐGQSDĐ công khai sẽ góp phần giải quyết vấn đề khiếu
kiện trong bồi thường, giải phóng mặt bằng; sẽ tạo ra mặt bằng
giá thị trường công khai, minh bạch; sẽ hạn chế được tình trạng
“xin - cho” trong giao đất, cho thuê đất; Cho phép lựa chọn được
nhà đầu tư có khả năng tốt nhất về kỹ thuật, về tài chính để thực
hiện dự án, hạn chế được tình trạng dự án treo hoặc đất bỏ hoang
không được đưa vào sử dụng.
1.2. Quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của quản lý nhà nước về
đấu giá quyền sử dụng
Quản lý nhà nước về ĐGQSDĐ là một lĩnh vực của
QLNN, do đó được hiểu là hoạt động của cơ quan QLNN có thẩm
quyền trong việc sử dụng các phương pháp, các công cụ quản lý
thích hợp tác động đến hành vi, hoạt động của người sử dụng đất
đai nhằm đạt được mục đích sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả đất
đai trên phạm vi cả nước và trên từng đại phương.
Khái niệm trên cho thấy QLNN về ĐGQSDĐ bao hàm ba
đặc điểm chính: chủ thể QLNN về ĐGQSDĐ; đối tượng của
QLNN về ĐGQSDĐ và mục tiêu của QLNN về ĐGQSDĐ.
1.2.2. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về đấu
giá quyền sử dụng đất
1.2.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý
nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất
Hệ thống đó thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1 Hệ thống cơ quan QLNN về đấu giá quyền sử dụng đất
Chính phủ
Bộ Tài
chính
Bộ Tài nguyên
– Môi trường
Các Bộ và cơ
quan ngang Bộ
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Sở Tài
chính
Sở Tài nguyên –
Môi trường
Ủy ban nhân dân cấp huyện
Trung Tâm phát
triển quỹ đất
Các phòng,
ban
liênquan
Phòng Tài
chính -Kế
hoạch
Ủy ban nhân dân cấp xã
Phòng Tài nguyên
-Môi trường
Các Sở, ban
ngành liên quan
Bộ Tư
pháp
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử
dụng đất
Nội dung quản lý nhà nước về ĐGQSDĐ là cơ sở lý luận
quan trọng để đánh giá thực trạng QLNN về ĐGQSDĐ tại thị xã
Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
1.2.3.1. Hoạt động ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật, Quy chế về đấu giá quyền sử dụng đất
Hiện nay, chúng ta đã xây dựng được một hệ thống các
văn bản liên quan đến QLNN về ĐGQSDĐ tương đối đầy đủ, từ
Luật, các nghị định, thông tư và quyết định của các cấp chính
quyền tạo hành lang cho việc quản lý.
1.2.3.2. Căn cứ xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền
sử dụng đất
Năm 2010, để xác định giá khởi điểm để ĐGQSDĐ,
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2010/NĐ-CP và một số
nghị định liên quan, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư
48/2012/TT-BTC ngày 16/3/2012 hướng dẫn việc xác định giá
khởi điểm và chế độ tài chính trong hoạt động ĐGQSDĐ để giao
đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất.
Đến thời điểm khi Luật đất đai 2013 được ban hành và có
hiệu lực, trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định
44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 Quy định về giá đất. Bộ Tài
nguyên-Môi trường đã ban hành Thông tư 36/2014/TT-BTC ngày
30/6/2014 về quy định chi tiết phương pháp xây dựng giá đất; xây
dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác
định giá đất.
Bên cạnh đó, để xác định giá khởi điểm ĐGQSDĐ trong
điều kiện hiện nay khi thị trường BĐS có nhiều thay đổi, Bộ tài
chính cũng đã ban hành thông tư số 332/2016/TT-BTC ngày
12/12/2016 có hiệu lực từ ngày 10/2/2017.
1.2.3.3. Tổ chức thực hiện thủ tục đấu giá quyền sử dụng
đất
Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-
BTNMT-BTP ngày 04 tháng 4 năm 2015 của liên Bộ Tài nguyên
và Môi trường và Bộ Tư pháp về ban hành quy định việc tổ chức
thực hiện ĐGQSDĐ để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho
thuê đất.
1.2.3.4. Thông báo kết quả đấu giá quyền sử dụng đất
Trên cơ sở kết quả ĐGQSDĐ, đơn vị thực hiện việc
ĐGQSDĐ hoặc Hội đồng ĐGQSDĐ có trách nhiệm thông báo kết
quả trúng ĐGQSDĐ đến các cá nhân, tổ chức trúng đấu giá và các
cơ quan liên quan.
1.2.4. Vai trò của quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử
dụng đất:
QLNN về ĐGQSD đất là phương pháp giúp Nhà nước
huy động tối đa nguồn thu cho ngân sách, tạo vốn đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế; Tạo cơ sở cho sự phát triển
thị trường QSD đất, thị trường BĐS; Tạo cơ sở, căn cứ giúp nhà
nước định giá sát với giá trị thực tế; Góp phần tạo lập sự ổn định,
sự minh bạch, công bằng xã hội trong hoạt động giao đất, cho thuê
đất, bảo đảm lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người sử dụng
đất; Giúp Nhà nước thuận lợi hơn trong quản lý quy hoạch sử
dụng đất cũng như quy hoạch về xây dựng, tổ chức đời sống đô
thị, khu dân cư nông thôn theo hướng hiện đại, văn minh.
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới kết quả đấu giá
quyền sử dụng đất
1.3.1. Yếu tố khách quan
- Quy hoạch sử dụng đất
- Vị trí, diện tích và hạ tầng kỹ thuật của thửa đất đấu giá
1.3.2. Yếu tố chủ quan
- Chính sách đất đai của nhà nước
- Đối tượng tham gia đấu giá (tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân)
- Thị trường bất động sản
Kết luận chương 1
Luận văn đã tổng quan chung về khái niệm đấu giá quyền
sử dụng đất, cơ sở cho việc nghiên cứu các các vấn đề lý luận và
QLNN về ĐGQSDĐ.
Luận văn cũng đã làm rõ hơn khái niệm, đặc điểm các
hình thức thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất đai;
phân tích vai trò, ý nghĩa của đấu giá quyền sử dụng đất đối với
sự phát triển kinh tế xã hội.
Luận văn đã làm sáng tỏ hơn nội dung của QLNN về
ĐGQSDĐ: khái niệm, đặc điểm, nội hàm của ĐGQSDĐ. Đây là
một trong những cơ sở lý luận quan trọng để đánh giá thực trạng
QLNN về ĐGQSDĐ tại thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên
Huế.
Luận văn cũng đánh giá các yếu tố tác động tới việc
ĐGQSDĐ như chính sách- pháp luật, yếu tố quy hoạch, kế
hoạch để thấy được những tác động làm ảnh hưởng tới đấu giá
có thể là tích cực hoặc tiêu cực.
Những vấn đề về lý luận như đã trình bày ở trên có mối
quan hệ chặt chẽ, có tác động qua lại lẫn nhau tạo nền tảng lý
luận cho việc đánh giá thực trạng. Từ đó, đề ra các định hướng,
giải pháp đảm bảo cho việc ĐGQSDĐ ở thị xã Hương Thủy, tỉnh
Thừa Thiên Huế những năm tới.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở THỊ XÃ HƯƠNG
THỦY,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và
hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất ở thị xã Hương Thủy,
tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1. Các điều kiện tự nhiên
Thị xã Hương Thủy nằm ở phía Nam thuộc tỉnh Thừa
Thiên Huế, liền kề thành phố Huế. Ngày 09/ 02/2010 theo Nghị
quyết số 08/NQ-CP của Chính phủ Huyện Hương Thủy được lập
thành thị xã Hương Thủy. Theo đó, toàn thị xã có 12 đơn vị hành
chính, trong đó có 5 phường và 7 xã. Hương Thủy có chức năng
là đô thị vệ tinh, phát triển đa năng các loại hình dịch vụ công
nghiệp, dịch vụ đô thị du lịch cảnh quan cho cả thành phố Huế.
Địa bàn Hương Thủy có 11 di tích lịch sử được xếp hạng và công
nhận; có các làng nghề tiểu thủ công mỹ nghệ truyền thống nổi
tiếng.
2.1.2. Các điều kiện về kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Về kinh tế:
Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình
quân đạt 13,7% (tăng 16,5%/năm). Thu nhập bình quân đến năm
2015 đạt 40,5 triệu đồng, đời sống người dân được cải thiện rõ
rệt. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 9.128 tỷ đồng. Phát triển toàn
diện các loại hình dịch vụ; công nghiệp; giao thông; thủy lợi và
nông nghiệp. Nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân trên địa
bàn.
2.1.2.2. Về Văn hóa - xã hội
Văn hóa - xã hội được quan tâm và có nhiều chuyển biến
tích cực. Trong đó, Sự nghiệp giáo dục - đào tạo được duy trì phát
triển cả về số lượng và chất lượng. Đời sống nhân dân được ổn
định, từng bước được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1381 hộ,
đạt 3,79% (năm 2013) xuống còn 909 hộ, đạt 3,39% (năm 2017).
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử
dụng đất ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.1. Thực trạng sử dụng đất và các dự án đầu tư có sử
dụng đất đưa vào đấu giá quyền sử dụng đất tại thị xã Hương
Thủy từ 2012 đến nay
2.2.1.1. Thực trạng sử dụng đất tại Thị xã Hương Thủy
a. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016
Theo Báo cáo Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai năm
2016 của UBND thị xã Hương Thủy, tổng diện tích đất của đơn vị
hành chính là 45.465,98 ha. Trong đó:
- Đất Nông nghiệp: Có diện tích là 36.788,9 ha chiếm
80.92% so với tổng diêṇ tích tự nhiên.
- Đất phi nông nghiệp: Có diện tích là 8.315,41 ha chiếm
18,29% tổng diêṇ tích tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng: Có diêṇ tích là 361,66 ha bằng 0.80
% tổng diêṇ tích tự nhiên.
b. Tình hình biến động đất đai từ năm 2005 đến năm
2016:
Bảng 2.2: Biến động đất đai của thị xã Hương Thủy
giai đoạn 2005-2016
STT Loại đất
Năm Biến động (tăng +, giảm -)
2016 2010 2005
Năm 2016
so với
năm 2010
Năm 2010
so với
năm 2005
Tổng diện tích tự nhiên 45.465,97 45.602,07 45.733,70 -136,10 -131,63
1 Đất nông nghiệp 36.788,90 38.319,61 29.841,56 -1.530,71 +8.478,05
2 Đất phi nông nghiệp 8.315,41 6.668,74 6.124,36 +1.646,67 +544,38
3 Đất chưa sử dụng 361,66 613,72 9.767,78 -252,06 -9.154,06
(Nguồn Phòng Tài nguyên – Môi trường thị xã Hương
Thủy)
2.2.1.2. Các dự án đầu tư có sử dụng đất đưa vào đấu giá
quyền sử dụng đất tại thị xã Hương Thủy từ năm 2012 đến nay
Bảng 2.3: Dự án đầu tư có sử dụng đất đưa vào đấu giá quyền sử dụng
đất tại thị xã Hương Thủy từ năm 2012 đến nay
Năm Số dự án Diện tích phân lô (m2) Số lô đấu giá
Kế hoạch thu tiền sử
dụng đất (triệu đồng)
2012 14 38.031 155 60.000
2013 22 57.963,3 269 70.000
2014 32 219.973,9 1.138 70.000
2015 62 162.880,9 829 74.500
2016 78 223.843,8 1.179 75.000
2017 67 274.037,2 1.453 86.500
Tổng cộng 275 976.730,1 5.032 436.000
(Nguồn Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã Hương Thủy)
2.2.2. Thực trạng đấu giá quyền sử dụng đất ở thị xã
Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 2012 đến nay
Từ năm 2012 đến nay, tổng số tiền mà hoạt động
ĐGQSDĐ mang lại là 433,392 tỷ đồng, chiếm gần 30% nguồn
thu ngân sách thị xã mỗi năm. Trong năm 2012 và năm 2013
nguồn thu hoạt động đấu giá còn hạn chế, dưới 48,421 tỷ đồng,
do tình hình kinh tế khó khăn, thị trường BĐS đóng băng nên nhu
cầu mua đất còn ít. Từ năm 2014 trở đi nguồn thu từ hoạt động
đấu giá QSD đất tăng dần, nguyên nhân là do thời gian này hình
kinh tế khả quan hơn, thị trường BĐS nóng dần, nhu cầu mua đất
ngày càng gia tăng. Đồng thời, đây cũng là thời điểm mà Luật đất
đai năm 2013 có hiệu lực, cùng một số Nghị định, Thông tư
hướng dẫn cụ thể về đất đai, giá đất, thu tiền sử dụng đất, phương
pháp xác định giá đất
2.2.3. Về tổ chức và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý
nhà nước trong việc đấu giá quyền sử dụng đất tại thị xã Hương
Thủy
Theo quy định của các văn bản pháp lý, các cơ quan
QLNN về ĐGQSDĐ ở thị xã Hương Thủy bao gồm: Ủy ban nhân
dân thị xã, Phòng Tài chính- Kế hoạch, Phòng Tài nguyên - Môi
trường; Phòng Quản lý đô thị, Trung tâm phát triển quỹ đất, đấu
giá viên là người trực tiếp áp dụng các quy định về trình tự thủ
tục đấu giá để điều hành cuộc đấu giá và các phòng, ban có liên
quan tới ĐGQSDĐ trên địa bàn thị xã Hương Thủy. Bên cạnh các
cơ quan quản lý còn có các tổ chức hỗ trợ trong quá trình đấu giá
đó là các công chứng viên tham gia với nhiệm vụ là xác nhận tính
hợp pháp của hợp đồng ĐGQSDĐ.
Căn cứ những văn bản của Chính phủ và văn bản quản lý
hành chính nhà nước của địa phương về ĐGQSDĐ, các cơ quan ban
ngành tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao để thực hiện chức
năng QLNN về ĐGQSDĐ theo Quyết định 1156/QĐ-UBND ngày
06/05/2013 của UBND thị xã Hương Thủy về phân công trách
nhiệm thực hiện công tác tạo quỹ đất, đấu giá quyền sử dụng đất tại
địa bàn thị và Quyết định số 20/2016/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3
năm 2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về Ban hành quy chế
đấu giá.
2.2.4. Thực tiễn tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về
đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn Thị xã Hương Thủy
2.2.4.1. Hoạt động ban hành các văn bản về đấu giá quyền
sử dụng đất trên địa bàn thị xã Hương Thủy
Trên cơ sở những văn bản pháp quy do Chính phủ ban hành
liên quan tới việc đấu giá quyền sử dụng đất, UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế những năm qua đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo,
điều hành và hướng dẫn tổ chức thực hiện đấu giá QSD đất.
2.2.4.2. Thực tiễn đấu giá quyền sử dụng đất ở thị xã
Hương Thủy từ năm 2012 đến nay
Bảng 2.5: Tổng hợp kết quả đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thị
xã Hương Thủy từ năm 2012-2017
Năm Số lô Diện tích (m2)
Giá khởi
điểm
(tr.đồng)
Giá trúng
đấu
(tr.đồng)
Chênh
lệch
(tr.đồng)
Tỷ lệ
%
2012 154 37.860,20 46.420 48.421 2.001 104,31
2013 185 34.551,50 44.319 47.763 3.444 107,77
2014 244 48.051,10 67.557 72.004 4.448 106,58
2015 142 29.701,91 55.738 61.038 5.300 109,51
2016 265 49.649,91 77.418 87.342 9.924 112,82
2017 184 29.423,34 96.189 116.824 20.634 121,45
Tổng cộng 1.174 229.237,96 387.641 433.392 45.751 111,80
(Nguồn Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã Hương Thủy)
2.3. Đánh giá chung quản lý nhà nước về đấu giá quyền
sử dụng đất trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên
Huế từ năm 2012 đến nay
2.3.1. Những kết quả đạt được
ĐGQSDĐ trong suốt thời gian qua đã và đang mang lại
nhiều kết quả khả quan và đạt được nhiều mặt trên nhiều lĩnh vực
kinh tế, xã hội và công tác QLNN về đất đai. Những ưu điểm mà
ĐGQSDĐ mang lại thể hiện trên các mặt sau: Hiệu quả cụ thể về
kinh tế; Hiệu quả về mặt xã hội; Hiệu quả trong công tác quản lý
và sử dụng đất đai.
2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của những hạn
chế trong quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất
2.3.2.1. Những hạn chế trong quản lý nhà nước về đấu
giá quyền sử dụng đất tại thị xã Hương Thủy những năm qua
- Một là, quy trình xác định giá còn nhiều khâu trung
gian.
- Hai là, cơ quan nhận hồ sơ xác định giá khởi điểm có sự
không đồng nhất.
- Ba là, thẩm quyền xác định giá cụ thể (khởi điểm) và
thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá quyền sử dụng đất không
đồng nhất.
- Bốn là, việc kiểm tra năng lực tài chính của những
người tham giá đấu giá hiện chưa được thực hiện.
- Năm là, việc điều tra và xác định nhu cầu sử dụng đất
của Khu vực và xây dựng giá khởi điểm trong đấu giá còn mang
nặng tính hành chính.
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý
nhà nước về ĐGQSDĐ tại thị xã Hương Thủy những năm qua
a. Nguyên nhân khách quan: Hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật làm cơ sở pháp lý cho QLNN về ĐGQSDĐ tại thị xã
Hương Thủy hiện nay còn một số hạn chế, bất cập; Chưa thống
nhất trong việc quy định thẩm quyền của cơ quan cho phép thành
lập và quản lý các doanh nghiệp đấu giá; Sự lãnh đạo của cấp uỷ
Đảng và sự quản lý điều hành của UBND tỉnh và thị xã còn nhiều
hạn chế; Nhận thức về ĐGQSDĐ của người dân còn hạn chế; Cơ
sở vật chất, trang thiết bị phương tiện phục vụ cho việc thực hiện
pháp luật về ĐGQSDĐ còn hạn chế.
b. Nguyên nhân chủ quan: Trình độ và năng lực của một
số đấu giá viên còn hạn chế; Việc chấp hành thủ tục trình tự về
ĐGQSDĐ của một số tổ chức chưa nghiêm túc; Năng lực tổ chức
ĐGQSDĐ của các cơ quan về ĐGQSDĐ vẫn còn hạn chế; Sự
thiếu chủ động, buông lỏng quản lý của Phòng Tư pháp; Công tác
giám sát, thanh tra, kiểm tra trong quá trình ĐGQSDĐ chưa được
thực hiện thường xuyên.
Kết luận chương 2
Đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử
dụng đất là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước và
chính quyền địa phương các cấp nhằm nâng cao giá trị tiềm năng
của đất đai và hạn chế tiêu cực do việc giao đất có thu tiền sử
dụng đất mang lại. Trong những năm qua, hoạt động QLNN về
ĐGQSDĐ của thị xã Hương Thủy ngày càng được hoàn thiện,
quản lý được quỹ đất đấu giá có hiệu quả, đúng với quy hoạch đã
được phê duyệt, tạo sự công khai minh bạch cho người dân trong
quá trình đấu giá. Đồng thời, mang lại hiệu quả về mặt kinh tế,
tạo nguồn thu để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tăng trưởng kinh
tế-xã hội, nâng cao đời sống cho người dân trên toàn địa bàn thị
xã. Bên cạnh những kết quả đạt được của việc ĐGQSD đất tại thị
xã Hương Thủy, việc ĐGQSDĐ vẫn còn những hạn chế, nhất
định như: Một số văn bản quy phạm pháp luật về ĐGQSDĐ còn
mâu thuẫn, thiếu đồng bộ; ý thức chấp hành pháp luật về
ĐGQSDĐ chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển xã hội.
Năng lực, trình độ, kỹ năng của đội ngũ đấu giá viên chưa đáp
ứng được yêu cầu công tác đấu giá; tổ chức đấu giá chưa chuyên
nghiệp còn nhiều hạn chế cả về nhân lực và cơ sở vật chất. Công
tác phổ biến giáo dục pháp luật chưa được quan tâm đúng mức
nên ý thức chấp hành pháp luật về ĐGQSDĐ một bộ phận cán bộ
và nhân dân chưa được nâng cao; biện pháp xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật về ĐGQSDĐ chưa thật nghiêm minh, còn có hiện
tượng nể nang, né tránh. Từ những hạn chế và nguyên nhân tồn
tại trong việc ĐGQSDĐ ở thị xã Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên
Huế sẽ là cơ sở để xác định phương hướng, quan điểm và các giải
pháp trong ĐGQSDĐ trong thời gian tới.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở THỊ XÃ
HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện quản lý nhà
về đấu giá quyền sử dụng đất ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa
Thiên Huế
3.1.1. Mục tiêu của quản lý nhà nước về đấu giá quyền
sử dụng đất ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành kế hoạch thực hiện
các dự án giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật
phục vụ công tác ĐGQSDĐ và tổ chức ĐGQSDĐ năm 2017 với
nội dung như sau:
- Mục tiêu toàn thị xã phấn đấu hoàn thành và hoàn thành
vượt mức chỉ tiêu kế hoạch số tiền thu ĐGQSDĐ đã được Bộ Tài
Chính và UBND tỉnh giao năm; phấn đấu thu đủ 100% số tiền
trúng ĐGQSDĐ các năm từ năm 2012 trở về trước và nộp Ngân
sách tỉnh.
- Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các cấp, các
ngành trong công tác ĐGQSDĐ tạo nguồn thu cho Ngân sách để
đầu tư phát triển.
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về
đấu giá quyền sử dụng đất ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa
Thiên Huế
Để từng bước hoàn thiện QLNN về ĐGQSDĐ ở thị xã
Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế thì trước hết cần phải tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động QLNN về
ĐGQSDĐ.
Để triển khai công tác ĐGQSDĐ đảm bảo hiệu lực, hiệu
quả mang lại lợi ích về kinh tế, xã hội và công tác quản lý và sử
dụng đất đai đòi hỏi phải có sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống
chính trị của tỉnh và sự tham giá tích cực của nhân dân trong
huyện Hương Thủy.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về
đấu giá quyền sử dụng đất ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa
Thiên Huế
3.2.1. Nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống chính sách, quy
chế về đấu giá quyền sử dụng đất áp dụng chung trên toàn quốc
3.2.2. Tổ chức thực hiện quy trình dự án, đánh giá xử lý
nhanh gọn các khâu lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất để triển khai các dự án đấu giá quyền sử dụng đất
3.2.3. Về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi
Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư
3.2.4. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác
quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất
3.2.5. Về cơ chế quản lý nhà nước về tài chính trong hoạt
động đấu giá quyền sử dụng đất
3.2.6. Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ
và phẩm chất của đội ngũ đấu giá viên
3.2.7. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về đấu giá
quyền sử dụng đất
3.2.8. Đơn giản hoá thủ tục về đấu giá nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho các chủ thể trong thực hiện pháp luật về đấu giá
quyền sử dụng đất
Kết luận chương 3
Từ các kết quả nghiên cứu tại chương 3, tác giả rút ra kết
luận như sau:
Quản lý nhà nước về ĐGQSDĐ là một yêu cầu tất yếu
khách quan. Để thực hiện tốt yêu cầu này cần quán triệt các mục
tiêu, phương hướng và những giải pháp cơ bản trong quá trình
ĐGQSDĐ.
Quán triệt các mục tiêu, phương hướng nêu tại Mục 3.1,
tác giải luận văn đã đưa ra một loạt các giải pháp cần được tiến hành
với nhiều giải pháp đồng bộ như hoàn thiện quy định pháp luật về
ĐGQSDĐ; về nâng cao trình độ, năng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dau_gia_quyen_su_dung_d.pdf