Trong báo cáo chương trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội giai
đoạn 2011 - 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông cũng chỉ ban hành quyết
định mang tính tổng thể bao gồm các cơ chế chính sách để phát triển kinh tế,
văn hóa xã hội, trong đó đề cao tầm quan trọng của ngành du lịch đối với sự
phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội. Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá
trị văn hoá lễ hội, văn hoá cồng chiêng và nhạc cụ dân tộc thiểu số tại chỗ giai
đoạn 2010 – 2020; Để án “sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị hiện vật lịch sử,
văn hoá đến năm 2015, định hướng năm 2020 ở Đắk Nông cũng chỉ tập trung
vào các giải pháp nhằm bảo tồn, tôn tạo, phát huy tác dụng của di tích, danh
thắng thông qua giáo dục truyền thống, đi sâu tìm giải pháp phát triển du lịch
thông qua di tích lịch sử văn hóa.
Vì vậy, đề tài "Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk
Nông" có thể được xem là đề tài đầu tiên ở Đắk Nông đi sâu nghiên cứu về
một lĩnh vực mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức này.
21 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t Nam dân chủ cộng hòa, ngày
23-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh bảo vệ cổ tích.
Ngày nay, Chính phủ đã quyết định lấy ngày 23-11 hàng năm là ngày Di sản
Văn hóa Việt Nam.
Như vậy, di tích lịch sử cho dù ở hoàn cảnh lịch sử nào, giai đoạn
cách mạng nào, Đảng ta luôn luôn đặc biệt quan tâm bảo vệ vì nó là hồn của
dân tộc, là nền tảng tinh thần, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững,
nhất là giai đoạn đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát
triển hiện nay.
Đắk Nông là tỉnh nằm ở vùng đất cổ trên cao nguyên Mơ Nông, phía
Nam Tây Nguyên, Đắk Nông là nơi sinh sống lâu đời của các dân tộc bản địa,
như Mnông, Mạ, Ê-đê, với nền văn hóa truyền thống lâu đời và không
ngừng được bồi đắp thông qua sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa của các dân tộc
anh em. Thời gian qua, Đắk Nông có nhiều nỗ lực trong công tác bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, góp phần gìn giữ sự đa dạng, phong
phú và đặc sắc cho bức tranh văn hóa cho cả nước nói chung và cho khu vực
Tây Nugyên nói riêng. Cùng với các tỉnh ở Tây Nguyên, Đắk Nông là một
trong những địa phương có bề dày truyền thống lịch sử với những địa danh
kiên cườnggắn với những sự kiện lịch sử, những chiến công lừng lẫy suốt
chiều dài 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Một trong những thành tố của kho tàng di sản văn hóa quý giá đó phải kể tới
4
hệ thống di tích lịch sử văn hóa của tỉnh. Theo thống kê, hiện nay Đăk Nông
có 6 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia phân bố ở các huyện trong tỉnh.
Trong những năm qua, nhất là từ khi tái thành lập tỉnh, nhiều di tích
lịch sử đã được Bộ Văn hóa thể thao và Du Lịch công nhận là di tích lịch sử,
công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có nhiều
chuyển biến tích cực. Các di tích trọng điểm của tỉnh đã được quản lý, đầu tư
trùng tu, tôn tạo, phát huy tác dụng đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu, nghiên
cứu về truyền thống cách mạng và hưởng thụ văn hóa của cộng đồng trong và
ngoài tỉnh. Tuy nhiên, công tác quản lý di tích vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế
như việc đầu tư, tôn tạo, khoanh vùng bảo vệ di tích, việc tuyên truyền, phổ
biến chủ trương, với đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
về di tích lịch sử đến cộng đồng các dân tộc trong tỉnh còn chưa thực hiện đầy
đủ, chưa có kế hoạch cụ thể
Hiện nay, Đắk Nông là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội
chậm so với cả nước. Điều này có những tác động tiêu cực đến nhiệm vụ bảo
tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử, nó cũng có những tác động tiêu cực như
tình trạng di tích bị lấn át, hư hỏng, biến dạng hoặc bị hủy hoại... Đây là các
vấn đề đặt ra đối với cơ quan quản lý, đứng trước một áp lực đối với việc bảo
vệ, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống một cách bền vững,
nhưng vẫn đảm bảo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho cộng đồng các dân tộc trong tỉnh.
Giá trị của di sản văn hóa nói chung, di tích lịch sử nói riêng là vô
cùng to lớn, song điều quan trọng hơn cả là việc bảo tồn và phát huy những giá
trị của nó như thế nào để phát triển mang tính bền vững trong giai đoạn hiện nay
mới chính là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm đúng mức của các ngành, các
cấp, nhất là những người làm công tác quản lý văn hoá hiện nay.
5
Cùng với danh thắng, điều dễ nhận ra là di tích lịch sử có tiềm năng
quan trọng với hoạt động du lịch, thậm chí nó còn được xem là tài nguyên của
du lịch, chính vì lẽ đó nếu không nhận thức đầy đủ về tầm đặc biệt quan trọng
của di tích lịch sử thì nguồn "tài nguyên" ấy cũng đến lúc cạn kiệt; ngược lại,
nếu không biết sử dụng một cách khoa học vốn "tài nguyên" ấy thì nó cũng
trở thành lãng quên, khô cứng, uổng phí những gì vốn có từ giá trị của nó.
Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để di sản văn hóa nói chung, di tích lịch sử
phải trở thành bộ phận hợp thành nên nền tảng tinh thần của xã hội, góp phần
vào tăng trưởng kinh tế mang tính bền vững thông qua các hoạt động du lịch
từ những giá trị của di tích mang lại, đó chính là vấn đề cần phải được giải
quyết một cách khoa học, biện chứng.
Nhận thức tầm quan trọng cũng như tính bức thiết của vấn đề nêu trên
ở tỉnh Đắk Nông, tôi đã chọn đề tài "Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa
bàn tỉnh Đắk Nông" làm luận văn tốt nghiệp bậc cao học của mình, với hy
vọng góp phần vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý di
tích lịch sử văn hoá nhằm bảo tồn và phát huy tác dụng của nó một cách bền
vững trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
2. Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề quản lý, bảo tồn di tích lịch sử văn hoá cũng như khai thác
tiềm năng của di tích lịch sử là vấn đề của nhiều quốc gia, địa phương đã và
đang triển khai thực hiện; do vậy đây không phải là vấn đề mới, nhiều học
giả, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã đề cập đến vấn đề nay. Tuy nhiên, để
nghiên cứu một cách có hệ thống giữa công tác quản lý, bảo tồn và phát triển
một cách bền vững, mang tính khoa học và đồng bộ thì chưa có tác giả, nhóm
tác giả nào nghiên cứu đề tài này ở Đắk Nông.
6
Trong báo cáo chương trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội giai
đoạn 2011 - 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông cũng chỉ ban hành quyết
định mang tính tổng thể bao gồm các cơ chế chính sách để phát triển kinh tế,
văn hóa xã hội, trong đó đề cao tầm quan trọng của ngành du lịch đối với sự
phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội. Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá
trị văn hoá lễ hội, văn hoá cồng chiêng và nhạc cụ dân tộc thiểu số tại chỗ giai
đoạn 2010 – 2020; Để án “sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị hiện vật lịch sử,
văn hoá đến năm 2015, định hướng năm 2020 ở Đắk Nông cũng chỉ tập trung
vào các giải pháp nhằm bảo tồn, tôn tạo, phát huy tác dụng của di tích, danh
thắng thông qua giáo dục truyền thống, đi sâu tìm giải pháp phát triển du lịch
thông qua di tích lịch sử văn hóa.
Vì vậy, đề tài "Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk
Nông" có thể được xem là đề tài đầu tiên ở Đắk Nông đi sâu nghiên cứu về
một lĩnh vực mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức này.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài, tác giả luận
văn sẽ tiếp thu, kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước để
thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận chung và thực tiễn, luận văn
đi sâu phân tích thực trạng quản lý di tích lịch sử ở Đắk Nông hiện nay. Từ
đó, đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao công tác quản lý nhà nước về
di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
3.2. Nhiệm vụ
Để đáp ứng mục đích nghiên cứu, đề tài có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
7
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử.
- Một số vấn đề lý luận chung về mối quan hệ giữa văn hóa và phát
triển kinh tế văn hoá, xã hội.
- Thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử ở Đắk Nông.
- Quan điểm định hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác
quản lý nhà nước về di tích lịch sử nhằm phát triển kinh tế, văn hoá xã hội trên địa
bàn tỉnh Đắk Nông.
4. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm của đối tượng quản lý đó là các loại hình di tích
lịch sử văn hóa ở Đắk Nông.
- Nghiên cứu các chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương về bảo
tồn di tích và chính sách đối với cộng đồng tham gia bảo tồn di tích.
- Nghiên cứu cơ cấu tổ chức bộ máy và các hoạt động trong lĩnh vực quản
lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
- Nghiên cứu sự tác động của công nghiệp hoá ở Đắk Nông và những tác
động của nó đến quản lý di tích lịch sử văn hóa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng quản lý di tích lịch sử; cơ chế quản lý, tổ chức
bộ máy, quan điểm định hướng và giải pháp nhằm vừa bảo tồn, tôn tạo di tích,
vừa phát triển kinh tế du lịch bền vững từ việc khai thác có hiệu quả những
giá trị của di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
8
Luận văn chủ yếu tập trung vào hoạt động quản lý di tích lịch sử văn
hóa theo tinh thần nội dung của Luật di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi,
bổ sung năm 2009.
4.3. Thời gian nghiên cứu
Tính từ năm 2010 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu để thực hiện các mục tiêu đề ra, đề tài sử
dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê, thu thập các nguồn tư liệu, các nghiên cứu về
công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích lịch sử trên địa
bàn tỉnh Đắk Nông.
- Phương pháp: so sánh, đánh giá những hoạt động liên quan đến việc
quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông với một số địa
phương khác trong cả nước nhằm đúc kết kinh nghiệm cho việc thực hiện
đề tài nghiên cứu.
Bên cạnh đó đề tài còn được thực hiện bằng việc sử dụng các phương
pháp nghiên cứu liên quan khác như: Phương pháp thống kê; phương pháp
phân tích, tổng hợp; phương pháp diễn dịch, quy nạp
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Tập hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch
sử văn hóa.
6.2. Về mặt thực tiễn
9
- Đánh giá công tác quản lý và phát huy giá trị của hệ thống di tích
trong giáo dục truyền thống, giữ gìn bản sắc cũng như góp phần phát triển
kinh tế, văn hóa xã hội thông qua hệ thống di tích tỉnh Đắk Nông.
- Đưa ra quan điểm định hướng và đề xuất một số giải pháp, cơ chế
chính sách nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý di tích
lịch sử văn hóa, đồng thời khai thác cùng với các danh lam thắng cảnh để phát
triển du lịch mang tính bền vững nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới.
Nếu có thể, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông nâng thành một
đề án trong Chương trình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020 - 2030.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
Nội dung của luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về quản lý di tích lịch sử văn
hóa.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Đắk
Nông thời gian qua.
Chương 3: Quan điểm định hướng và giải pháp để nâng cao công tác
quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
10
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Di sản văn hóa Việt Nam
1.2. Di tích lịch sử văn hóa
1.3. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa
1.4. Khái niệm quản lý di tích lịch sử gắn với phát triển kinh tế
văn hóa xã hội
1.5. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa
1.6. Vai trò của di tích lịch sử đối với sự phát triển kinh tế, văn
hoá xã hội
1.7. Một số kinh nghiệm của các tỉnh trong việc quản lý, bảo tồn,
phát huy các giá trị của di tích lịch sử
Tiểu kết chương 1
11
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG THỜI GIAN QUA
2.1. Tổng quan về địa lý, lịch sử và văn hoá Đắk Nông
2.2. Thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử ở Đắk Nông thời
gian qua
2.2.1. Các di tích lịch sử vă hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện
nay
2.2.2. Thực trạng hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di tích
lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay
2.3. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về bảo tồn và phát huy
giá trị các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay
2.4. Các hoạt động quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Đắk Nông
2.5. Tổ chức hoạt động nghiệp vụ nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di
tích lịch sử văn hóa
2.6. Đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong công tác quản lý, phát
huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa ở Đắk Nông
2.6.1. Ưu điểm
2.6.2- Về hạn chế
2.6.3. Nguyên nhân của các hạn chế
Tiểu kết
12
Việc phân cấp quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Đắk Nông đến nay đã
tới cấp xã, phường, thị trấn thể hiện sự thống nhất, tập trung. Điều này tạo sự
thuận lợi khi triển khai các kế hoạch, nhiệm vụ về quản lý, bảo tồn và phát
huy giá trị của di tích. Các mô hình quản lý khi được áp dụng vào thực tiễn sẽ
có những thay đổi tùy theo đặc trưng của từng loại hình di tích lịch sử. Tuy
nhiên, nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, điều tiết, định hướng cho các thành
phần khác khi tham gia hoạt động quản lý.
Luận án đã tiếp cận các hoạt động quản lý trên những khía cạnh cụ thể
như việc ban hành và triển khai các văn bản liên quan đến di tích lịch sử văn
hóa vào thực tế, việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch bảo tồn tôn tạo hệ
thống di tích, các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di tích trong điều kiện
hiện nay... Vai trò của cộng đồng đối với việc bảo vệ di tích là điều rất quan
trọng được thể hiện qua việc huy động các nguồn lực để trùng tu, tu bổ cho
các di tích ở địa phương. Trên thực tế, hoạt động quản lý di tích đã có những
hiệu quả tích cực là đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng về đời sống văn
hóa.
Tuy nhiên, do một số yếu tố khác nhau, việc bảo tồn gìn giữ di tích còn
bộc lộ những hạn chế như: việc đầu tư kinh phí để tôn tạo, phục dựng lại các
hạng mục công trình của di tích lịch sử còn hạn chế, chưa được đầu tư thoả
đáng, việc trùng tu sai nguyên tắc, lấn chiếm đất đai, việc đầu tư không hiệu
quả, công tác sưu tầm tư liệu, hiện vật chưa được đảm bảođó là những vấn
đề cần có những giải pháp cụ thể để giải quyết nhằm góp phần gìn giữ, phát
huy những DSVH nhiều giá trị này. Các hoạt động quản lý di tích được tiến
hành theo những quy định của Luật di sản văn hóa. Những hiệu quả bước đầu
của hoạt động này đã góp phần thực hiện chủ trương của Đảng được thể hiện
trong nội dung của Nghị quyết hội nghị lần thứ 9 BCH TW Đảng khóa XI
13
nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát
triển toàn diện, hướng tới chân - thiện - mỹ, văn hóa là sức mạnh nội sinh
quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững
14
Chương 3
QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG
CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐẮK NÔNG
3.1. Quan điểm tăng cường quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn
hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
3.1.1. Thống nhất quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên
địa bàn tỉnh
3.1.2. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa phải bảo tồn và
phát huy được các giá trị di tích trên địa bàn tỉnh, phải đàm bảo tính trung
thực, tính nguyên gốc của các di tích lịch sử
3.1.3. Quản lý nhà nước về các di tích lịch sử văn hóa phải bảo tồn và
phát huy được giá trị các di tích gắn với cộng đồng, vì cộng đồng
3.1.4. Quản lý nhà nước về các di tích lịch sử văn hóa phải bảo tồn,
phát huy được các giá trị của các di tích gắn với sự phát triển kinh tế xã hội
của địa phương
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn
hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
3.2.1. Xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, giữ gìn và
phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
3.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về
di tích lịch sử văn hóa
3.2.3. Tiếp tục tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá
trị các di tích; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa
trên địa bàn tỉnh
3.2.4. Tiếp tục tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn làm công tác quản lý các di tích
15
lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh
3.2.5. Tiếp tục huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ,
gìn giữ, phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh
3.2.6. Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng tạo động lực nâng
cao chất lượng quản lý các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh
Bảo đảm khen thưởng theo quy chế công khai minh bạch, tạo ra một
môi trường cạnh tranh lành mạnh để các tập thể và cá nhân tham gia gìn giữ
và bảo tồn các di tích phát huy hết khả năng của mình.
Kịp thời biếu dương các tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động
bảo vệ, gìn giữ di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh; đổi mới hình thức thi
đua khen thưởng cả về vật chất và tinh thần để ghi nhận công sức đóng góp,
tạo động lực tích cực cho các cá nhân, tổ chức và thu hút nhân dân tham gia
bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di tích lịch sử.
Có chính sách khen thưởng động viên, khuyến khích những người có
nhiều cống hiến và đóng góp lớn bằng cách vinh danh khen thưởng xứng
đáng.
3.2.7. Tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước về các di
tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh
3.2.8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và xử lỷ vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về các di tích
lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Với Trung ương
3.3.2. Với Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông
3.3.3. Đối với Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch
3.3.4. Đối với Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã
16
Tiểu kết
Để tăng cường quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn
tỉnh Đắk Nông, cần quán triệt các quan điểm thống nhất quản lý nhà nước về
lĩnh vực này. Có sự phân công, phân cấp hợp lý, khoa học, khả thi giữa Trung
ương và địa phương, có sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan được giao chủ trì
là Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch với các cơ quan, tổ chức khác trên địa
bàn trong quản lý nhà nước về các di tích lịch sử văn hóa ở địa phương. Quản
lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa phải bảo tồn, tôn tạo, phát huy được các
giá trị của các di tích; phải phục vụ tốt cộng đồng và phát triển kinh tế – xã
hội ở địa phương; phải huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống
chính trị, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, nhân dân trên địa bàn và các tổ
chức quốc tế trong tôn tạo, trùng tu, phát huy các giá trị của các di tích.
Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về các di tích lịch sử văn hóa
trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp:
sớm hoàn thiện quy hoạch, có kế hoạch trùng tu, tôn tạo, bảo vệ và phát huy
các giá trị các di tích; ban hành và tổ chức thực hiện tốt các văn bản quy phạm
pháp luật liên quan đến di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn; phổ biến, tuyên
truyền, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa; hoàn thiện bộ máy, đào tạo
nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa
bàn tỉnh; huy động mọi nguồn lực trong đó có các nguồn lực xã hội và quốc tế
cho tôn tạo, trùng tu các di tích; tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về di tích lịch
sử văn hóa trên địa bàn tỉnh.
Các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và địa phương cần
thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong quản lý nhà nước về di sản văn hóa
(di tích lịch sử – văn hóa) theo quy định của pháp luật.
17
KẾT LUẬN
Trước hết cần khẳng định di tích lịch sử tồn tại một cách khách quan, có vị
trí vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng
như mỗi địa phương. Với ý nghĩa đó, trong nhiều năm qua, chúng ta cũng đã đạt
được những thành tựu đáng kể trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
dân tộc nói chung, di tích lịch sử nói riêng ở những quy mô khác nhau. Hàng loạt
di tích lịch sử văn hóa cách mạng đã được công nhận, tu bổ, tôn tạo và rất nhiều cổ
vật, di vật đã được bảo vệ... Những thành tựu trên đã khẳng định tính đúng đắn
trong đường lối phát triển văn hóa của Đảng cũng như của toàn dân trong bảo tồn,
phát huy di sản văn hóa để xây dựng nền văn hóa "Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc" như Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng đã đề ra.
Từ khi Đất nước ta khởi xướng chủ trương đổi mới, sau 30 năm, diện mạo
về một hình ảnh Việt Nam đã thay đổi về cơ bản, là một nước có mức tăng trưởng
kinh tế cao so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, đời sống tinh
thần ngày càng được đề cao, tình hình chính trị ổn định... Một trong những nguyên
nhân quan trọng đó là chúng ta đã biết phát triển kinh tế đi đôi với phát triển xã
hội; hay nói đúng hơn là chúng ta đã phát triển kinh tế trên nền tảng của văn hóa,
là sự gắn kết giữa hiện tại và quá khứ, giữa cái cốt cách của dân tộc với cái văn
minh của nhân loại... trong đó, sự trầm lắng của di sản văn hóa là một trong những
yếu tố hết sức quan trọng.
Đầu những năm 90 của thế kỷ 20, khi công cuộc đổi mới của đất nước
tương đối phát triển, du lịch Việt Nam mới thực sự được cất cánh. Các di tích lịch
sử văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, làng nghề, sản phẩm nghề thủ công truyền thống
và những tinh hoa của nền văn hóa dân tộc đã được khai thác giới thiệu với du
khách và luôn là những đề tài nghiên cứu, xây dựng, để cho những tài nguyên văn
18
hóa đó trở thành những sản phẩm du lịchvăn hóa đặc sắc, mang đậm bản sắc văn
hóa dân tộc Việt Nam.
Trong thực tiễn hiện nay, còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong
việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy, khai thác, sử dụng các giá trị di sản văn hóa
mang tính bền vững và xem nó là một nguồn tài nguyên độc đáo, chủ yếu của du
lịch mà luận văn này đã đề cập tới.
Du lịch văn hóa nói chung, di tích và danh thắng nói riêng đã và đang được
xem là đối tượng chính cho du lịch phát triển, nhưng nếu không chú trọng xác lập
được mối quan hệ giữa văn hóa du lịch với những sản phẩm du lịch độc đáo riêng
biệt của mỗi vùng, địa phương thì ngay cả du lịch văn hóa với đầy đủ sức hấp dẫn
tiềm tàng của nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc cũng sẽ ít cơ hội phát triển
bền vững.
Từ những bất cập và bài học nêu trên, luận văn đã phân tích và đưa ra khái
niệm quản lý di tích, danh thắng gắn với phát triển du lịch; phân loại về di tích,
danh thắng cũng như phân tích đặc điểm nổi trội của hệ thống di tích danh thắng
Đắk Nông để từ đó xây dựng các tuyến du lịch phù hợp với đối tượng và nhu cầu
tham quan du lịch. Từ thực tiễn của công tác quản lý di tích, danh thắng của Đắk
Nông; từ kinh nghiệm của một số nước có kinh nghiệm hơn ta về bảo tồn di tích
gắn với phát tiễn du lịch cũng như mô hình tổ chức quản lý khai thác có hiệu quả
của một số tỉnh khác, luận văn đã đi sâu phân tích, khái quát hóa những vấn đề
thực tiễn của quá trình ban hành, tổ chức thực hiện và kết quả bảo tồn, tôn tạo và
khai thác di tích, tìm ra những mặt được, chưa được, nguyên nhân của nó nhằm
đưa ra những quan điểm, định hướng, những giải pháp để nâng cao chất lượng và
hiệu quả của công tác quản lý di tích, danh thắng nhằm phát triển du lịch bền vững
ở Đắk Nông trong giai đoạn phát triển mới.
19
Tám nhóm các giải pháp đã trình bày có tính cơ bản nhất nhằm bảo tồn,
tôn tạo và phát huy giá trị của di tích lịch sử văn hoá ở Đắk Nông; dẫu biết rằng đó
chưa hẳn đã phù hợp với cả nước song dẫu sao cũng là cơ sở để tham khảo và có
thể vận dụng phần nào cho các tỉnh khác nếu có những điểm tương đồng.
Để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa nói chung, di tích lịch sử nói riêng,
việc tìm giải pháp phù hợp, có hiệu quả là một vấn đề đặc biệt quan trọng. Với
việc đưa ra một số chính sách và giải pháp chủ yếu để bảo tồn, tôn tạo và khai thác
di tích lịch sử văn hoá ở tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn phát triển mới của đất
nước, hy vọng nội dung nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần giúp cho những
người tổ chức thực hiện tham khảo và có thể vận dụng vào thực tiễn để phát triển
văn hóa và du lịch ở Đắk Nông hiện nay.
20
ANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lịch sử Đảng bộ Tỉnh Đắk Nông (1930-2005) (2006), nhà in Đắk Nông.
2 . Phong trào khởi nghĩa N’ Trang Lơng (1912- 1936), Nxb Chính trị Quốc
gia – sự thật 2012.
3. Cẩm nang xúc tiến đầu tư Đắk Nông (2015), Nxb Thông tấn.
4. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ X, nhiệm kỳ 2010 –
2015.
5. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015-
2020.
6. Bộ Văn hoá - Thông tin - Bộ Tài chính (1992), Thông tư liên bộ số 54/TT-
LB ngày 11-8 của Bộ Văn hoá - Thông tin - Bộ Tài chính về chế độ cấp phát, quản
lý tài chính đối với các bảo tàng và di tích, Hà Nội.
7. Bộ Văn hóa - Thông tin (1993), Chỉ thị 72/CT-BVHTT, ngày 30-8 về tăng
cường quản lý bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, Hà Nội.
8. Bộ Văn hóa - Thông tin (1999), Chỉ thị số 60/CT-BVHTT, ngày 06-5
vềtăng cường quản lý bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, Hà Nội.
9. Bộ Văn hóa - Thông tin (2001), Quyết định 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày
24-7 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin về phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo
tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh, Hà Nội.
10. Bộ Văn hóa - Thông tin (2003), Quyết định 05/2003/QĐ-BVHTT ngày 06-2
của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin về ban hành Quy chế bảo quản, tu bổ và
phục hồi di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh, Hà Nội.
11. Bộ Văn hóa - Thông tin (2006), Văn bản pháp quy về văn hóa - thông tin,
Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
12. Chính phủ (2000), Chỉ thị 07/CT-CP, ngày 30-3 v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_di_tich_lich_su_van_hoa.pdf