Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam
luôn coi văn hóa là động lực và là mục tiêu của sự phát triển kinh tế, xã hội.
Trong khuôn khổ luận văn này, tác giá đi sâu phân tích những quan điểm, chủ
trương của Đảng về công tác quản lý di tích giai đoạn từ 2010 đến nay.
Đến Đại hội Đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI tiếp tục khẳng
định vai trò, vị trí của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước,
tầm quan trọng của công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử. Đảng
cộng sản Việt Nam nhất quán quan điểm dành những nguồn lực nhất định cho
công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử.
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về di tích lịch sử văn hóa.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa
bàn tỉnh Lào Cai.
Chương 3: Quan điểm của Đảng và giải pháp quản lý nhà nước về di tích
lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
9
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA
1. 1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận văn
* Khái niệm Di sản văn hóa
Theo Luật DSVH: “DSVH Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của DSVH nhân loại, có vai trò to lớn trong
sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”. DSVH Việt Nam bao gồm
“DSVH phi vật thể và DSVH vật thể”, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị
lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”.
* Di tích lịch sử văn hóa
Theo nghĩa Hán Việt, Di là để lại, còn lại, dịch chuyển, chuyển lại. Sản là
tài sản, là những gì quý giá, có giá trị. Theo từ điển Tiếng Việt, “di tích là dấu
vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất, có ý nghĩa về mặt
lịch sử, văn hoá”.
Di tích lịch sử văn hóa là nơi diễn ra hoặc ghi dấu những sự kiện quan trọng
của lịch sử địa phương cũng như của đất nước, những địa điểm ghi dấu chiến công
chống xâm lược, chống áp bức; những nơi ghi dấu sự vinh quang lao động; những
nơi ghi dấu về nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa.
- Tiêu chí và phân loại di tích lịch sử văn hóa
Điều 28, Luật Di sản Văn hóa năm 2009 quy định, DTLSVH phải có một
trong các tiêu chí sau đây: Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử
tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước; Công trình xây dựng, địa điểm
gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước;
Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ
cách mạng, kháng chiến;.
Theo đầu mối quản lý và giá trị của di tích, DTLSVH được chia thành 3
loại: Di tích quốc gia đặc biệt, Di tích quốc gia, Di tích cấp tỉnh.
Dựa vào hình thức quản lý, di tích lịch sử văn hóa được chia thành 3 loại:
Di tích do nhà nước trực tiếp quản lý; Di tích do cộng đồng dân cư trực tiếp
quản lý; Di tích do cá nhân, gia đình trực tiếp quản lý.
10
Theo điều kiện khai thác, di tích lịch sử văn hóa gồm có: Di tích có khả
năng khai thác; Di tích chưa có khả năng khai thác.
* Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa
Quản lý nhà nước là thuật ngữ chỉ “sự tác động của các chủ thể mang tính
quyền lực nhà nước, bằng nhiều biện pháp tác động tới các đới tượng quản lý để
thực hiện những chức năng đối nội, đối ngoại của Nhà nước trên cơ sở các quy
luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nước”.
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực
nhà nước và sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi của con người trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực
hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và
phát triển xã hội.
* Bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa
- Bảo tồn là hoạt động nhằm bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi các yếu tố
gốc của di tích.
- Bảo quản di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm
hư hỏng mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích.
- Tu bổ di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm tu
sửa, gia cố, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh.
- Phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm
phục hưng lại di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã bị hủy hoại.
- Phát huy là làm cho cái hay, cái tốt toả tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm.
* Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm di tích là các hoạt động có hướng
đích của các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị quản lý về di tích nhằm phát
hiện, phát huy những nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý những vi phạm, bảo
đảm để các cơ quan, tổ chức và cá nhân tuân thủ, chấp hành đầy đủ và nghiêm
túc các quy định của pháp luật về bảo vệ, quản lý di tích.
* Xã hội hóa
Xã hội hóa thực chất bao quát phạm vi rất rộng lớn, cả kinh tế, sự nghiệp,
hành chính. Xét về lịch sử, xã hội hóa xuất hiện như một kết quả của đổi mới.
Chỉ khi thực hiện đường lối đổi mới, chuyển sang thời kỳ đổi mới, xã hội hóa
11
mới xuất hiện. Xã hội hóa là quá trình chuyển giao để khu vực dân sự (ngoài nhà
nước) "gánh đỡ" những công việc trước đây do Nhà nước làm hoặc "quán tính"
của tư duy cũ vẫn cho rằng đúng ra Nhà nước phải làm".
* Phối hợp, hợp tác
Việc phối hợp, hợp tác được thực hiện dưới hai hình thức chính đó là phối
hợp với các cơ quan, tổ chức trong nước và hình thức phối hợp với các tổ chức
quốc tế nhằm thực hiện các chương trình bảo tồn, phát huy giá trị di tích hoặc
kêu gọi, huy động những nguồn tài trợ cho các chương trình này.
1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa
Trước hết phải khẳng định, di tích lịch sử văn hóa có vai trò vô cùng quan
trọng trong đời sống văn hóa, xã hội của đất nước. Do đó, việc bảo tồn, phát huy
giá trị các di tích lịch sử là điều cần thiết. Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát huy
giá trị các di tích lịch sử cần có định hướng, có hệ thống các quy định mang tính
pháp quy của Nhà nước.
1.3. Đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước vê di tích
lịch sử văn hóa
* Đặc điểm di tích lịch sử văn hóa
Các di tích lịch sử văn hóa có những đặc điểm như sau:
- Di tích lịch sử văn hóa là những bằng chứng lịch sử còn lưu giữ lại
- Di tích lịch sử văn hóa mang trong mình những giá trị văn hóa đậm nét
- Các di tích lịch sử rất dễ dàng bị phong hóa theo thời gian
* Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa
Sự thay đổi về đơn vị hành chính, gắn liền với đó là sự thay đổi của bộ máy
tổ chức chính quyền đã tác động to lớn đến công tác quản lý di tích.;
Chiến tranh đã tàn phá các di tích dẫn đến sự biến dạng và nhiều di tích chỉ
còn là phế tích và bị thất lạc hoặc bị cháy, mất các hiện vật, các chứng cứ lịch
của liên quan đến di tích.
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế tạo điều kiện
cho việc giao lưu, học hỏi góp phần vào hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di
tích; tuy nhiên những mặt trái của cơ chế thị trường cũng có những ảnh hưởng
tiêu cực nhất định đến các di tích.
12
1.4. Chủ thể và nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa
* Chủ thể quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa
Ở nước ta, quản lý Nhà nước về di sản văn hóa nói chung và di tích lịch sử
nói riêng được quy định tại Điều 55 Luật Di sản văn hóa năm 2001. Chính phủ
là cơ quan ban hành các chủ trương, các chính sách và văn bản chỉ đạo nói
chung. Quản lý nhà nước về DTLSVH nói riêng và văn hóa nói chung có sự
phân công chức năng, nhiệm vụ nhất định.
* Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa
- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và ban
hành, tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về di
tích lịch sử văn hóa.
- Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; tổ chức bộ máy và đào
tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về di tích lịch sử
văn hóa.
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ các nhiệm vụ bảo vệ
và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa.
- Thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn hóa nói chung và thanh tra, kiểm
tra hoạt động quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa nói riêng là nội dung
cần thiết trong hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa.
1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa
Qua nghiên cứu các tài liệu và qua các báo, đài, tác giả nghiên cứu một số
kinh nghiệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa có đặc điểm giống với
tỉnh Lào Cai, như: Tỉnh Bắc Kạn, Lai Châu, Thái Nguyên, Yên Bái và rút ra
những bài học đối với tỉnh Lào Cai. Tăng cường xây dựng phát triển đội ngũ
nhân lực làm công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa; đẩy mạnh xã hội hóa trong
công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, để huy động cao
nhất sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các
di tích lịch sử văn hóa; tổ chức các hoạt động nghiệp vụ về công tác quản lý di
tích lịch sử văn hóa theo đúng quy định, phù hợp với điều kiện của địa phương.
13
Tiểu kết Chương 1
Khái niệm di tích lịch sử văn hóa, quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về di
tích lịch sử văn hóa và các khái niệm có liên quan như: bảo tồn và phát huy giá
trị di tích, tu bổ di tích, phục hồi di tích, thanh tra, kiểm tra về di tích, xã hội hóa
và hợp tác quốc tế... là những vấn đề lý luận chung mà luận văn cần làm sáng
tỏ..
Luận án áp dụng khung về lý thuyết quản lý DSVH để tiến hành nghiên
cứu hoạt động quản lý di tích, nhìn nhận các di tích là đối tượng quản lý cần có
những biện pháp phù hợp nhằm bảo tồn, gìn giữ đồng thời phát huy được giá trị
của chúng phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng
nhu cầu tâm linh của nhân dân.
Việc phân tích những đặc điểm của quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn
hóa, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa; chủ
thể và nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa được xem như là cơ sở khoa
học cho toàn bộ nội dung mà Luận văn sẽ triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, tác
giả luận văn đã chỉ ra sự cần thiết phải quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn
hóa và các mô hình quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa của các tỉnh như:
Bắc Kạn, Lai Châu, Yên Bái và đưa ra các bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Lào
Cai
14
Chương 2
THỰC TRẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
2.1. Đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng đến di tích lịch sử văn hóa ở Lào
Cai
Các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai có các đặc điểm và các
yếu tố ảnh hưởng sau:
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Về điều kiện tự nhiên, Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa
vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của VN, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt
và 345 km theo đường bộ. Tỉnh Lào Cai giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa với 182,086 km đường biên giới giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); các di
tích lịch sử văn hóa của tỉnh Lào Cai chính là những cột mốc biên giới khẳng
định chủ quyền quốc gia.
2.1.2. Kinh tế xã hội
Lào Cai là tỉnh có nhiều tài nguyên để phát triển kinh tế. Khoáng sản Lào
Cai đa dạng, có trữ lượng lớn với 150 điểm quặng và trên 30 loại khoáng sản.
Tài nguyên nước của Lào Cai tương đối phong phú với hệ thống sông suối dày
đặc, phân bố khá đều với hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Chảy.
Những tiềm năng trên là điều kiện để Lào Cai khai thác phát triển các ngành
kinh tế nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
2.1.3. Lịch sử hành chính
Tỉnh Lào Cai nhiều lần được thay đổi về duyên cách và địa lý qua các giai
đoạn lịch sử; hợp nhất và chia tách đơn vị hành chính gắn liền với thay đổi về bộ
máy tổ chức chính quyền. Do đó, sự thay đổi về tổ chức bộ máy sẽ kéo theo sự
thay đổi trong công tác quản lý nhà nước.
2.1.4. Dân cư, dân tộc, văn hóa
Tỉnh Lào Cai có 13 dân tộc với 23 nhóm ngành khác nhau, trong đó dân tộc
thiểu số chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh..
Hệ thống di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Lào Cai mang nhiều dấu ấn lịch
sử. Trải qua nhiều giai đoạn của lịch sử, các di tích lịch sử thể hiện rõ tôn giáo,
tín ngưỡng, những đặc điểm văn hóa của từng vùng miền và của dân tộc..
15
2.1.5. Khái quát về hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Lào Cai
Về số lượng di tích:
Theo số liệu khảo sát, tính đến hết tháng 6/2017, trên địa bàn tỉnh Lào Cai
có tổng số hơn 70 di tích các loại, trong đó có 36 di tích đã được xếp hạng (19 di
tích cấp quốc gia và 17 di tích cấp tỉnh).
Về loại hình di tích:
Trong tổng số 36 di tích đã được xếp hạng của tỉnh Lào Cai được chia
thành những loại hình di tích như sau: lịch sử có 28 di tích, kiến trúc nghệ thuật
có 01 di tích, khảo cổ có 01 di tích, danh lam thắng cảnh có 06.
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa
trên địa bàn tỉnh Lào Cai
2.2. 1. Ban hành, hướng dẫn và tổ chức triển khai các văn bản quy phạm
pháp luật về di tích lịch sử văn hóa, xây dựng cơ chế, chính sách, kiện toàn tổ
chức bộ máy
Ban quản lý di tích có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động bảo vệ và khai thác
phát huy giá trị văn hóa của các di tích được giao quản lý theo quy định của Nhà
nước và của tỉnh. Quy định trên là cơ sở pháp lý quan trọng để thành lập tổ chức
bộ máy quản lý di sản ở cấp huyện, xã.
Những chính sách trên là cơ sở pháp lý để quản lý di tích lịch sử văn hóa trên
địa bàn tỉnh. Đặc biệt là việc quản lý di tích ở các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Việc ra đời bộ máy quản lý cấp tỉnh trực tiếp và phòng Di sản văn hóa (nay
là phòng Quản lý Di sản Văn hóa) với chức năng, nhiệm vụ cụ thể đã góp nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh di sản nói chung và di tích nói riêng.
Hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước về di tích ở cấp cơ sở bằng việc ban hành
quy định về việc thành lập các ban quản lý di tích cấp huyện, xã.
2.2.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch trùng tu tôn tạo di tích lịch sử văn hóa
Xây dựng quy hoạch di tích là bước căn bản và quan trọng để thực hiện các
hoạt động bảo tồn, bảo vệ, quản lý di tích. Đến nay, tỉnh Lào Cai chưa có quy
hoạch tổng thể về bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy
nhiên, UBND tỉnh, Sở VHTTDL đã hướng dẫn các địa hương lồng ghép các nội
dung quy hoạch di tích trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, trong
quy hoạch sử dụng đất. Vì vậy, các địa phương đều dành quỹ đất cho các công
trình tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn. Đối với các di
16
tích đã xếp hạng, đã tiến mở rộng khu vực bảo vệ II để tạo không gian cho các di
tích tổ chức các hoạt động gắn với di tích; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
cho các di tích. Sở VHTTDL tích cực tham mưu cho UBND tỉnh và hướng dẫn
các địa phương tổ chức xây dựng quy hoạch chi tiết tại các điểm di tích để tổ
chức cắm mốc bảo vệ di tích.
2.2.3. Chất lượng nguồn nhân lực quản lý di tích lịch sử văn hóa
Tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh
vực di tích nói riêng và di sản nói chung. Đảng bộ tỉnh chỉ đạo “thực hiện tốt
công tác đào tạo và quy hoạc cán bộ, nâng cao năng lực tổ chức và thực hiện các
nhiệm vụ phát triển văn hóa của cán bộ, đảng viên, công chức... Coi trọng công
tác tập huấn, liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để đào tạo và bồi
dưỡng tài năng trong lĩnh vực văn hóa”.
2.2.4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức,
viên chức, người lao động về di tích lịch sử văn hóa
Công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật về quản lý di tích đối
với cán bộ, công chức của tỉnh Lào Cai được tổ chức thường xuyên, đa dạng
trong cách thức tổ chức, chuyển tải được đầy đủ các nội dung đến với cán bộ.
Đây là điều kiện tiên quyết để nâng cao nhận thức cho cán bộ, tạo sự chuyển
biến trong công tác tham mưu, tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý nhà
nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, Công tác tuyên
truyền, hướng dẫn, phổ biến giáo dục pháp luật chưa sát với thực tế dẫn đến lúng
tứng trong quản lý, kiểm soát tại các di tích lịch sử văn hóa như: việc đốt vàng
mã tràn lan, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ (hầu đồng)...
2.2.5. Hoạt động kiểm kê và lập hồ sơ xếp hạng, trùng tu, tôn tạo di tích
di tích lịch sử văn hóa
* Hoạt động kiểm kê di tích
Nhìn chung, hoạt động kiểm kê các hiện vật trong các di tích đã được xếp
hạng tỉnh Lào Cai triển khai thường xuyên.
* Hoạt động lập hồ sơ khoa học trình xếp hạng di tích lịch sử văn hóa
Hoạt động kiểm kê và lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích đã được tỉnh
Lào Cai quan tâm triển khai.
* Hoạt động trùng tu, tôn tạo di tích
17
Mục đích chủ yếu của hoạt động tu bổ di tích là đảm bảo sự tồn tại lâu dài
của di tích. Từ năm 2010 đến năm 2016, tất cả các di tích được công nhận là di
tích cấp tỉnh và cấp Quốc gia đều được đầu tư tu bổ, tôn tạo. Nguồn kinh phí tu
bổ, phục hồi di tích từ nguồn ngân sách nhà nước qua các chương trình mục tiêu,
chương trình đề án và kinh phí xã hội hóa.
2.2.6. Hoạt động phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa
Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tại các di tích lịch sử
văn hóa luôn được UBND tỉnh Lào Cai quan tâm chỉ đạo các sở, ngành, UBND
các huyện và thành phố nghiên cứu, đầu tư, khai thác, phát huy phục vụ phát
triển du lịch của tỉnh. Các di tích lịch sử văn hóa đã được bảo vệ và khai thác
phát huy giá trị phục vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, đóng góp một phần
đáng kể vào ngân sách của địa phương, góp phần giải quyết công ăn việc làm
cho nhiều lao động.
2.2.7. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy
giá trị di tích lịch sử văn hóa
Nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử trên
địa bàn tỉnh gồm có: cơ chế, chính sách, vốn (vốn do nhà nước cấp và nguồn xã
hội hóa), nhân lực,
Tỉnh Lào Cai cũng đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực
trong lĩnh vực di tích nói riêng và di sản nói chung. Ngoài đội ngũ cán bộ được
tuyển dụng chính thức vào làm việc trong các cơ quan quản lý cấp huyện, tỉnh,
trên địa bàn tỉnh, có một số lượng lớn đội ngũ nhân lực tham gia trực tiếp vào
hoạt động quản lý tại các di tích. Đội ngũ nhân lực này được nhận lương từ
nguồn thu quỹ, phí, công đức hàng năm của các di tích.
Nguồn vốn được huy động để thực hiện công tác bảo tồn các di tích lịch sử
gồm có vốn các chương trình mục tiêu Quốc gia (chương trình chống xuống cấp
di tích, chương trình mục tiêu văn hóa,), vốn từ ngân sách, vốn từ nguồn xã
hội hóa.
2.2.8. Thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động quản lý nhà nước về di tích
lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh
Hàng năm, Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các
đơn vị chuyên môn có liên quan, phối hợp liên ngành đã tổ chức kiểm tra hoạt
động bảo tồn và phát huy giá trị tại các di tích trên địa bàn tỉnh; xử lý các
18
hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Thanh tra Sở, Phòng Quản lý Di
sản văn hóa – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai xây dựng kế hoạch
định kì hoặc đột xuất công tác thanh tra, kiểm tra di tích đối với các huyện,
thành phố. Các đợt kiểm tra, thanh tra chủ yếu tập trung vào thời điểm trước và
sau tết Nguyên Đán, các dịp lễ hội.
2.3. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa ở
tỉnh Lào Cai trong thời gian qua
2.3.1 Những ưu điểm
Thứ nhất, trên cơ sở các quy định của Nhà nước, Chính phủ, hướng dẫn của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Lào Cai mà trực tiếp là Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động tham mưu tổ chức thực hiện các quy định
của nhà nước về di tích lịch sử văn hóa tại địa phương;
Thứ hai, công tác kiểm kê, xây dựng hồ sơ, đề nghị xếp hạng di tích và
trùng tu, tôn tạo di tích
Thứ ba, tỉnh Lào Cai đã xây dựng nhiều giải pháp trong chỉ đạo tập trung
nguồn lực cho công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa
Thứ tư, công tác phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa được quan tâm
thực hiện và mang lại hiệu quả cao, góp phần to lớn trong phát triển kinh tế xã
hội ở địa phương
2.3.2. Những hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm trong công tác quản lý nhà nước về DTLS – VH
trên địa bàn tỉnh cũng có những điểm hạn chế, tồn tại cần phải khắc phục, cụ thể
như:
Một là, cơ chế chính sách còn thiếu, dẫn tới ảnh hưởng công tác bảo vệ,
trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích.
Hai là, tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức, viên chức quản lý di tích tại
cơ sở còn thiếu và yếu.
Ba là, công tác quy hoạch di tích còn nhiều lúng túng
Bốn là, Công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản Nhà nước có liên quan
đến di tích thường xuyên được tổ chức, song hiệu quả, chất lượng chưa cao.
Năm là, công tác xã hội hóa chưa thực hiện đồng bộ và hiệu quả
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
19
Hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động quản lý nhà nước và công
tác bảo vệ, đầu tư tôn tạo, phục hồi di tích còn thiếu.
Trình độ, năng lực chuyên môn của một số cán bộ, công chức, viên chức
làm công tác quản lý về DTLSVH còn hạn chế, chưa được đào tạo cơ bản.
Công tác tuyên truyền nâng cao hiểu biết của người dân về ý thức trách
nhiệm trong việc bảo vệ và phát huy di tích còn chưa được sâu, rộng và hiệu
quả. Hình thức tuyên truyền vẫn còn mang tính hành chính hoặc chưa cụ thể để
tác động đến các đối tượng quần chúng khác nhau trong đó có các các cơ quan,
ban ngành và chính quyền địa phương.
Nguồn kinh phí từ trung ương cấp cho địa phương để phục vụ cho hoạt
động bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử còn rất hạn chế.
Tiểu kết chương 2
Công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào
Cai đã được tổ chức, triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, đúng quy định
và hoàn toàn phù hợp với điều kiện của địa phương.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác quản lý di tích lịch sử văn
hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai còn một số hạn chế: Đó là việc chưa xây dựng
được quy hoạch tổng thể về phát triển di tích; bộ máy quản lý di tích ở cấp xã
còn yếu; đội ngũ nhân lực còn thiếu và yếu; hoạt động xã hội hóa chưa đồng đều
và hiệu quả. Đây là những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý nhà nước về di tích
lịch sử văn hóa ở Lào Cai phải quan tâm và triển khai thực hiện trong thời gian
tới.
20
Chương 3
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
3.1. Quan điểm của Đảng và định hướng của tỉnh Lào Cai về quản lý di
tích lịch sử văn hóa
3.1.1. Quan điểm của Đảng
Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam
luôn coi văn hóa là động lực và là mục tiêu của sự phát triển kinh tế, xã hội.
Trong khuôn khổ luận văn này, tác giá đi sâu phân tích những quan điểm, chủ
trương của Đảng về công tác quản lý di tích giai đoạn từ 2010 đến nay.
Đến Đại hội Đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI tiếp tục khẳng
định vai trò, vị trí của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước,
tầm quan trọng của công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử. Đảng
cộng sản Việt Nam nhất quán quan điểm dành những nguồn lực nhất định cho
công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử.
Những quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về công tác bảo
tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử là kim chỉ nam cho các ngành chức
năng, các địa phương xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai
thực hiện quản lý nhà nước về văn hóa.
Quan điểm lãnh của Đảng cộng sản Việt Nam và sự chỉ đạo, hướng dẫn của
Chính phủ, Bộ ngành trung ương về công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di
tích lịch sử là cơ sở để Đảng bộ tỉnh Lào Cai lãnh đạo công tác bảo tồn và phát
huy giá trị các di tích lịch sử tại địa phương.
3.1.2. Định hướng của tỉnh Lào Cai về quản lý di tích lịch sử văn hóa
Để cụ thể hóa các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
XIV, ngày 10/10/2011, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai
đã Quyết nghị thông qua nội dung 7 Chương trình công tác trọng tâm toàn khoá,
với 27 đề án của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai, khoá XIV, nhiệm kỳ
2011- 2015, lĩnh vực văn hoá thuộc chương trình số 4 (Phát triển văn hoá xã
hội) và đề án số 13 Phát triển thiết chế văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn
hóa các dân tộc Lào Cai, giai đoạn 2011 - 2015. Ngày 15/11/2011, Tỉnh uỷ Lào
21
Cai ban hành Quyết định số 293-QĐ/TU ban hành Đề án số 13 Phát triển thiết
chế văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai, giai đoạn
2011 – 2015.
Những phương hướng cơ bản trong quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn
hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong giai đoạn tới
Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong việc bảo vệ và phát huy giá trị các
di tích lịch sử văn hóa
Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động bảo tồn và phát huy
giá trị các di tích lịch sử văn hóa
Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa gắn với phát triển du lịch
Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai
để khẳng định chủ quyền biên giới quốc gia.
3.2. Các giải pháp quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa
bàn tỉnh Lào Cai
3.2.1. Ban hành và tổ chức triển khai thực hiện tốt hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật về công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa
Căn cứ vào quy định của Nhà nước, Bộ ngành Trung ương và điều ki
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_di_tich_lich_su_van_hoa.pdf