Nâng cao mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ
nghèo, phấn đấu đến năm 2025:
100% người nghèo, cận nghèo được cấp thẻ Bảo hiểm y tế.
100% hộ nghèo có người từ 15 tuổi đến dưới 30 tuổi tốt
nghiệp trung học cơ sở; 100% hộ nghèo có trẻ em trong độ tuổi đi
học được đến trường.
85% hộ nghèo có nhà ở đảm bảo chất lượng; 90% hộ nghèo
đảm bảo về diện tích nhà ở.
98% hộ nghèo có nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
85% hộ nghèo có nhà xí/nhà tiêu hợp vệ sinh.
98% hộ nghèo sử dụng dịch vụ viễn thông; 98% hộ nghèo có
thiết bị phục vụ tiếp cận thông tin.
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, thực trạng công tác xóa đói
giảm nghèo ở nước ta hiện nay, cuốn sách cũng đề ra một số giải
pháp tổng thể cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở nước ta, trong đó
có vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi phía bắc.
Sách chuyên khảo “Chính sách giảm nghèo ở Việt Nam đến
năm 2015” của TS. Nguyễn Thị Hoa chủ biên xuất bản năm 2010
[26]: đã đưa ra một số cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách xóa đói
giảm nghèo ở Việt Nam, đánh giá các chính sách xóa đói giảm nghèo
chủ yếu của Việt Nam và đề ra một số phương hướng hoàn thiện các
chính sách xóa đói giảm nghèo đến năm 2015.
Đề tài luận văn thạc sĩ quản lý công: “Luận văn thạc sĩ Quản
lý công, quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào
dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk” của
Phạm Quốc Cường năm 2017 [31]: Nghiên cứu một số vấn đề lý
luận về giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đánh
giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn
thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk; đề ra định hướng và một số giải pháp
tăng cường và thực hiện công tác quản lý Nhà nước về giảm nghèo
tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay.
Đề tài luận văn thạc sĩ quản lý công: “quản lý Nhà nước về
giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”
Nguyễn Út Ngọc Mai năm 2015 [27]: Nghiên cứu thực trạng quản lý
Nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh
5
Phú Thọ, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
Nhà nước về hoạt động giảm nghèo bền vững tại huyện này.
Nhìn chung, các công trình nêu trên tiếp cận công tác xóa đói
giảm nghèo và chương trình giảm nghèo bền vững ở Việt Nam và
các địa phương dưới nhiều góc độ khác nhau cả về lý luận và thực
tiễn. Theo hiểu biết của cá nhân tác giả, đến nay vẫn chưa có nghiên
cứu nào đề cập đến vấn đề quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền
vững tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Vì vậy, tiến hành nghiên cứu đề
tài này, tác giả sẽ tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng công tác
quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Na Rì, từ đó, đóng góp,
bổ sung thêm vào các kết quả đã đạt được, đề xuất một số giải pháp
mang tính định hướng trong công tác giảm nghèo bền vững tại địa
phương nói riêng và cả nước nói chung trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận quản lý nhà
nước về giảm nghèo bền vững và đánh giá thực trạng quản lý nhà
nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc
Kạn, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý Nhà
nước về giảm nghèo bền vững ở địa phương nói riêng và cả nước nói
chung.
3.2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, cần hoàn thành những
nhiệm vụ sau:
Một là, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về giảm
nghèo bền vững và quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững.
6
Hai là, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước về giảm
nghèo bền vững ở một số địa phương khác, từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm cho việc quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa
bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
Ba là, phân tích, đánh giá thực trạng nghèo của huyện và quản
lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
Bốn là, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu qủa quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững tại huyện trong
thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững tại huyện Na Rì, tỉnh
Bắc Kạn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về không gian: Luận văn nghiên cứu quản lý Nhà nước về
giảm nghèo bền vững tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn bao gồm 22 xã,
thị trấn.
* Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu phục vụ cho công
tác quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững từ năm 2016 đến nay
và định hướng đến năm 2025.
* Về nội dung: Luận văn nghiên cứu toàn bộ các nội dung
quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững để có cái nhìn toàn diện
nhất về thực trạng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận
văn
7
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở, nền tảng nhận thức
của chủ nghĩa duy vật biện chứng Triết học Mác – Lê nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giảm nghèo
bền vững và quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững. Luận văn
cũng xuất phát từ thực tiễn Quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền
vững tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn trong thời gian qua.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, tác giả sử dụng các phương pháp cụ
thể sau:
+ Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, số liệu: phương pháp này
được sử dụng trong việc thu thập thông tin, xử lý tài liệu, số liệu từ các
văn kiện, Nghị quyết Đảng bộ, các tài liệu nghiên cứu lý luận về giảm
nghèo hiện hành....
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng để phân tích các
số liệu, tài liệu, trên cơ sở đó, tổng hợp, khái quát, rút ra kết luận
phục vụ mục đích nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa lý luận và kinh nghiệm thực
tiễn trong công tác quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững ở
huyện Na Rì. Từ đó, tạo cơ sở lý luận để đổi mới, hình thành cách
tiếp cận mới, cách giải quyết mới trong công tác quản lý Nhà nước
về giảm nghèo bền vững.
- Về mặt thực tiễn: Làm rõ thực trạng nghèo, quản lý Nhà
nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Na Rì thông qua
8
việc phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, đề án, tổ
chức bộ máy, quá trình vận hành liên quan đến công tác này.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, học
tập cũng như giúp người đọc hiểu thêm về những lý luận, thực tiễn
công tác quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững từ thực tiễn
huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Đồng thời, cũng là nguồn tài liệu giúp
Nhà nước trong quá trình quản lý đưa ra những quyết sách đúng đắn,
thực tế trong triển khai công tác quản lý Nhà nước về giảm nghèo
bền vững trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được chia ra làm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý Nhà nước về
giảm nghèo bền vững.
Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền
vững tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
Chương 3: Phương hướng giải pháp hoàn thiện công tác quản
lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
1.1. Một số vấn đề cơ bản liên quan về giảm nghèo bền vững
1.1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan
Khái niệm nghèo: một cách chung nhất, trên cơ sở các quan
niệm về nghèo, ta cớ khái niệm nghèo như sau: “nghèo là tình trạng
một bộ phận dân cư không có những điều kiện về cuộc sống như ăn,
9
mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyền được tham gia vào các quyết
định của cộng đồng. Nghèo thường được phản ánh qua ba khía cạnh:
Thứ nhất, không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản tối thiểu của con
người; Thứ hai, mức sống thấp dưới mức trung bình của cộng đồng dân cư
nơi cư trú; Thứ ba, không được hưởng cơ hội lựa chọn tham gia vào
quá trình phát triển cộng đồng.”
1.1.2. Đặc điểm và nguyên nhân nghèo
Đặc điểm nghèo được thể hiện ở các phần cơ bản sau:
Thứ nhất, nghèo phổ biến trong những hộ có thu nhập thấp và bấp bênh
Thứ hai, nghèo tập trung ở các vùng có điều kiện sống khó khăn
Thứ ba, nghèo tập trung ở cả nông thôn và thành thị
Thứ tư, tỷ lệ hộ nghèo đặc biệt cao trong nhóm các dân tộc ít người
Nguyên nhân nghèo:
Nhóm nguyên nhân khách quan
Nhóm nguyên nhân chủ quan của người nghèo
Các nguyên nhân khác
1.1.3. Nguyên tắc giảm nghèo bền vững
Chú trọng đầu tư hạ tầng, đầu tư cho các chương trình phát
triển kinh tế tại địa phương, hỗ trợ tín dụng, đầu tư cho giáo dục, y
tế, tạo công ăn việc làm.
Các cơ chế, chính sách giảm nghèo bền vững phải đảm bảo sự
thống nhất.Thực hiện giảm nghèo bền vững theo hướng: mở rộng đối
tượng là hộ mới thoát nghèo và hộ cận nghèo nhằm hạn chế tái nghèo, góp
phần giảm nghèo bền vững.
Đặc biệt quan tâm đến dạy nghề, tạo việc làm gắn với hỗ trợ
sản xuất, phát triển nông nghiệp, nông dân nông thôn và xây dựng
nông thôn mới nhằm giảm nghèo bền vững.
10
Chú trọng phân loại nhóm đối tượng để có các chính sách cụ
thể theo hướng có lộ trình, phân loại đối tượng và chính sách.
1.2. Quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững
1.2.1. Khái niệm quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững
Theo tác giả, “quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững là
sự tác động bằng quyền lực Nhà nước thông qua cơ chế, chính sách
và bộ máy hành chính nhà nước vào việc tổ chức, thực hiện các hoạt
động giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho người nghèo, chủ động ngăn ngừa rủi ro và nguy cơ tái nghèo,
ổn định và phát triển đất nước.”
1.2.2. Vai trò của Nhà nước đối với giảm nghèo bền vững
Nhà nước xác định quan điểm, mục tiêu tổng quát nhiệm vụ
giảm nghèo bền vững của xã hội.
Nhà nước là nhà hoạch định chính sách và tạo môi trường,
hành lang pháp lý thuận lợi để thực hiện giảm nghèo bền vững.
Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người nghèo vươn
lên thoát nghèo bền vững thông qua các chính sách đến người nghèo.
Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, đánh giá,
điều chỉnh trong thực hiện các chương trình giảm nghèo bền vững.
1.2.3. Nội dung Quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững
1.2.3.1. Xây dựng chiến lược, chính sách, chương trình, dự án
giảm nghèo.
1.2.3.2. Chuẩn bị nguồn lực làm công tác giảm nghèo,
1.2.3.3. Tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo.
1.2.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách
giảm nghèo.
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về
giảm nghèo bền vững
11
1.3.1. Yếu tố chủ quan
1.3.1.1. Nhận thức của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo bền vững.
1.3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy.
1.3.1.3. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác
giảm nghèo
1.3.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật
1.3.2. Yếu tố khách quan
1.3.2.1. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
1.3.2.2. Ý thức vươn lên thoát nghèo của người nghèo.
1.3.2.3. Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật quốc gia.
1.3.2.4. Hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước khác.
1.4. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền
vững ở một số địa phương tại Việt Nam
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững
tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
1.4.2. Kinh nghiệm Quản lý Nhà nước về công tác giảm
nghèo tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
1.4.3. Một số bài học rút ra
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM
NGHÈO BỀN VỮNG TẠI HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN
2.1. Khái quát về huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Na Rì là huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh
Bắc Kạn, có diện tích tự nhiên là 85.300,00 ha, chiếm 17,54% diện
tích tự nhiên tỉnh Bắc Kạn, gồm 21 xã và 01 thị trấn với 233 thôn,
bản. Tổng dân số của huyện là 41.440 người, gồm năm dân tộc anh
12
em cùng sinh sống, chủ yếu là tày, nùng, dao, kinh, mông, sinh sống
cùng nhau trên địa bàn.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Na Rì cóđiều kiện kinh tế - xã hộiổnđịnh, chủ yếu phát triển
nông nghiệp và lâm nghiệp. Hơn nữa, nguồn tài nguyên phong phú,
đa dạng cũng là tiền đề phát triển các ngành dịch vụ tại huyện.
Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của tỉnh, huyện Na Rì vẫn
là huyện có nền kinh tế - xã hội khó khăn do xuất phátđiểm thấp.
2.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
đến quá trình giảm nghèo bền vững tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
Thuận lợi
Thách thức
- Địa hình tại huyện Na Rì phức tạp, chủ yếu là đồi núi với
nhiều núi đá vôi, thung lũng hẹp, đây là một thách thức lớn trong
việc phát triển giao thông tại địa phương.
- Na Rì có tốc độ đô thị hóa chậm, công nghiệp chậm phát
triển, nguồn kinh tế phụ thuộc phần lớn vào sản xuất nông lâm
nghiệp.
-Đất đai tại Na Rì chủ yếu là nhóm đất địa thành (đồi núi),
chiếm 96,13% diện tích tự nhiên, còn lại là đất phù sa, đất phục vụ
phát triển nông nghiệp, chiếm 2,32% diện tích tự nhiên của huyện.
Nền kinh tế có mức phát triển trung bình, không có sự tham gia của
nhiều thành phần, không có các doanh nghiệp lớn đầu tư tại địa bàn.
Nguồn lực đầu tư vào phát triển du lịch, phát triển hợp tác xã, phát huy
bản sắc dân tộc... còn hạn chế, nguồn tài nguyên rừng và khoáng sản
đang bị khai thác bừa bãi, không có quy hoạch.
- Phong tục tập quán đặc trưng của người dân tại huyện còn
lạc hậu và nhiều bất cập.
13
2.2. Thực trạng nghèo và khó khăn giảm nghèo bền vững
tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
2.2.1. Thực trạng nghèo tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
Về tỷ lệ hộ nghèo
Tại huyện Na Rì, năm 2016, số hộ nghèo trên địa bàn là 3.995
hộ, chiếm tỷ lệ 40,9%, đến năm 2019, số hộ nghèo là 2.506 hộ,
chiếm tỷ lệ 24,85%, như vậy, trong giai đoạn 2016 – 2019, tỷ lệ hộ
nghèo tại huyện đã giảm 16,05%, bình quân mỗi năm giảm 4,07%.
Về tính chất nghèo
Huyện Na Rì có sự phân hóa rõ rệt giữa các vùng về tỷ lệ hộ nghèo tại
địa phương.
Hộ nghèo cũng tập trung chủ yếu tại các cộng đồng dân tộc
thiểu số tại địa phương như dân tộc dao, mông, tày, nùng.
Nguyên nhân nghèo
Nguyên nhân khách quan:
- Điều kiện tự nhiên: huyện Na Rì có diện tích đất canh tácít,
sản lượng nông nghiệp thấp, người dân phải thường xuyên đối mặt với
thiên tai, bão lũ.
- Cơ sở hạ tầng còn yếu, giao thông đi lại khó khăn.
- Ảnh hưởng của dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi.
Nguyên nhân chủ quan:
- Thiếu vốn sản xuất, kinh doanh
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm không lớn.
- Thiếu đấu canh tác, thiếu kiến thức sản xuất.
- Tình trạngỷ lại chế độ, chính sách Nhà nước của người dân.
2.2.2. Khó khăn về giảm nghèo bền vững tại huyện Na Rì,
tỉnh Bắc Kạn
-Kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững.
14
- Năng lực của cán bộ, công chức làm công tác giảm nghèo
còn hạn chế, đặc biệt làở cấp cơ sở.
- Liên kết, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát triển
hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế còn phát triển chậm.
- Nguồn lực thực hiện giảm nghèo còn hạn chế.
- Vẫn còn tồn tại nhiều hộ nghèo không có khả năng thoát
nghèo như hộ bảo trợ xã hội, không có đất canh tác...
- Công tác tuyên truyền về giảm nghèo bền vững kém hiệu
quả và chưa thực sự sâu rộng.
2.3. Phân tích thực trạng quản lý Nhà nước về giảm nghèo
bền vững tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
2.3.1. Tình hình giảm nghèo bền vững tại huyện Na Rì, tỉnh
Bắc Kạn
Hệ thống chính sách và chương trình giảm nghèo hiện hành
của Việt Nam và tỉnh Bắc Kạn bao gồm các văn bản của Trung
ương, tỉnh Bắc Kạn và của huyện Na Rì.
Nhóm chính sách và dự án giảm nghèo toàn diện bao gồm:
Chính sách tín dụng ưu đãi; Chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm,
đào tạo nghề; Chính sách hỗ trợ y tế, giáo dục; Chính sách hỗ trợ về
nhà ở và nước sinh hoạt; Thực hiện các dự án của chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020
2.3.2. Phân tích thực trạng quản lý Nhà nước về giảm
nghèo bền vững tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
Để thực hiện chương trình giảm nghèo nói riêng và chương
trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020, Ủy ban nhân dân cấp
huyện, cấp xã thuộc huyện Na Rì đã thành lập Ban chỉ đạo các
chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có giảm nghèo với quy
15
định trách nhiệm, nhiệm vụ và quy chế hoạt động cụ thể cho từng
thành viên Ban Chỉ đạo.
2.3.3. Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về giảm nghèo
bền vững tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
Kết quả đạt được: Công tác giảm nghèo bền vững tạiđịa phương
được sự quan tâm sát sao của cấpủyĐảng, chính quyền trong hoạchđịnh
chính sách và triển khai thực hiện. tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm rõ rệt
trong cả giai đoạn. Các chương trình, dựán triển khai tại cơ sở được
sựủng hộ rất lớn của người dân, đặc biệt là người nghèo.
Hạn chế, tồn tại:
- Công tác lãnh đạo, chỉđạo còn chồng chéo, cấp cơ sở chưa
phát huy được tính chủ động cao.
- Một số dựán khi triển khai chưa thực sự phù hợp vớiđịa
phương, mang tính chất cào bằng, nguồn kinh phí thực hiện chính
sách còn hạn chế, thủ tục thanh, quyết toán phức tạp, mang tính chất
xin – cho.
- Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giảm nghèo tạiđịa
phương chủ yếu là kiêm nhiệm, không có công chức phụ trách
giảmnghèo tại cấp xã, một số cán bộ, công chứccó trình độ, năng lực
hạn chế, không phù hợp với công vụ.
- Công tác kiểm thanh tra, kiểm tra, đánh giá còn nhiều bất
cập. Quy trìnhđánh giá, rà soát hộ nghèo, cận nghèo vẫn bộc lộ nhiều
hạn chế khi áp dụng tạiđịa phương.
Nguyên nhân:
- Phân công nhiệm vụ giữa các cấp chưa rõ ràng, cụ thể. Một
số dựán giảm nghèo còn mang tính chất cào bằng, không phù hợp
vớiđịa phương.
16
Nguồn kinh phí thực hiện chương trình giảm nghèo chưa
được tự chủ, kinh phí cho công tác quản lý Nhà nước về giảm nghèo
bền vững còn thấp, triển khai dựán giảm nghèo vẫn mang nặng tư
tưởng "cho không" hộ nghèo.
- Đội ngũ nhân sự làm công tác giảm nghèo còn thực hiện
nhiệm vụ theo hình thức kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn hạn chế.
- Công tác thanh tra, kiểm tra khó khăn do đặc trưng củađịa
hình huyện, nhân sự làm công tác thanh tra, kiểm tra còn mỏng.
- Bộ công cụđánh giá, phân loại, xácđịnh hộ nghèo, cận nghèo
còn nhiều bất cập.
CHƯƠNG 3:
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM
NGHÈO BỀN VỮNG TẠI HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN
3.1. Phương hướng quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền
vững tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo bền vững
Thứ nhất: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế
Thứ hai: xây dựngcác hình thức liên kết các ngành khoa học và công
nghệ với sản xuất và xây dựng, nhất là khu vực nông thôn.
Thứ ba, Đổi mới tổ chức và thể chế quản lý Nhà nước theo yêu cầu
đối mới mô hình kinh tế.
Thứ tư, Đổi mới tư duy và phương pháp hoạchđịnh và thực hiện các
chính sách xóađói, giảm nghèo.
3.1.2. Mục tiêu giảm nghèo bền vững
Tại huyện Na Rì:
17
Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 2 – 3%/năm theo chuẩn giai
đoạn 2021 – 2025, trong đó tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn các xã đặc
biệt khó khăn giảm bình quân từ 3,5 – 4%/năm.
Nâng cao mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ
nghèo, phấn đấu đến năm 2025:
100% người nghèo, cận nghèo được cấp thẻ Bảo hiểm y tế.
100% hộ nghèo có người từ 15 tuổi đến dưới 30 tuổi tốt
nghiệp trung học cơ sở; 100% hộ nghèo có trẻ em trong độ tuổi đi
học được đến trường.
85% hộ nghèo có nhà ở đảm bảo chất lượng; 90% hộ nghèo
đảm bảo về diện tích nhà ở.
98% hộ nghèo có nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
85% hộ nghèo có nhà xí/nhà tiêu hợp vệ sinh.
98% hộ nghèo sử dụng dịch vụ viễn thông; 98% hộ nghèo có
thiết bị phục vụ tiếp cận thông tin.
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nước
về giảm nghèo bền vững tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
3.2.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giảm nghèo bền
vững đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng đồng người dân
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về nội dung, mục
đích, các nhiệm vụ, giải pháp giảm nghèo bền vững thông qua các
kênh thông tin như tập huấn, văn bản, truyền thanh, truyền hình...
Xây dựng các kế hoạch tuyên truyền, phổ biến kiến thức về
giảm nghèo bền vững.
Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền.
Thường xuyên làm công tác biểu dương điển hình tiên tiến,
phê phán các hiện tượng tiêu cực trong công tác giảm nghèo bền
vững tại địa phương.
18
3.2.2. Thực hiện các nhóm chính sách hỗ trợ phát triển sản
xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ nghèo, cận nghèo và nhóm
chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất: tập trung các dự án hỗ
trợ phát triển sản xuất vào các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của địa
phương; thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã tại các vùng phát triển
ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống; phát triển vùng trồng
cây dược liệu theo đặc trưng của địa phương.
Chính sách hỗ trợ tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ nghèo,
hộ cận nghèo:Gắn các lớp đào tạo nghề với tình hình thực tiễn tại địa
phương; nhà nước thực hiện vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp,
các thị trường với các lớp đào tạo nghề tại địa phương.
Nhóm chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã
hội cơ bản:
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ cập thông tin cần thiết
về chính sách tín dụng ưu đãi của chính phủ cho hộ nghèo, đặc biệt
đối với hộ nghèo tại các xã vùng cao, vùng dân tộc thiểu số.
Nâng cao chất lượng đội ngũ y bác sỹ tại huyện, đặc biệt là
tuyến xã. Tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân về bảo
vệ, chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình, đặc biệt là đối với đối
tượng người nghèo tại cộng đồng.
Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động học sinh đến trường,
đặc biệt là các em thuộc đồng bào dân tộc mông, dao tại huyện.
Huy động nguồn lực để thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho
người nghèo trên địa bàn.
Nâng cao năng lực của cán bộ tư pháp, hộ tịch, công chức văn
hóa – xã hội (phụ trách văn hóa – thông tin) tại cơ sở, đặc biệt là các
xã vùng cao, vùng dân tộc thiểu số, vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao.
19
3.2.3. Triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, dự án
thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Khi xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm cần tăng cường
sự tham gia của cộng đồng người nghèo nói riêng và của cả huyện
nói chung nhằm nâng cao tính công khai, minh bạch, dân chủ.
Tập trung rà soát chính sách để loại bỏ những chính sách lạc
hậu, không còn phù hợp và bổ sung những chính sách mới, phù hợp.
Đề xuất, ban hành cơ chế chính sách đặc thù cho các xã vùng
cao trong huyện như xã Kim Hỷ, xã Vũ Loan, xã Đổng Xá.
Có chính sách hỗ trợ các hộ khá, hộ trung bình tham gia nhóm
hộ phát triển sản xuất trong các mô hình phát triển sản xuất.
Xem xét, điều chỉnh, bổ sung các tiêu chí và mức chấm điểm
trong Bộ công cụ đáng giá, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cho phù
hợp, đảm bảo đánh giá đúng thực trạng mức thu nhập, mức sống
bình quân của từng hộ dân.
3.2.4. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững
Giữ vững môi trường vĩ mô, ổn định chính trị, xã hội là nhân tố
quyết định trong đầu tư phát triển bền vững tại địa phương.
Chỉ đạo thực hiện đồng bộ, lồng ghép các nguồn lực để thực
hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách, đề án đã được Nhà
nước, tỉnh phê duyệt đối với địa phương.
Ban hành các chính sách, biện pháp cụ thể để động viên, khuyến
khích người dân phát huy nội lực, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói
giảm nghèo.
Tập trung ưu tiên trong việc tổ chức dạy nghề, đào tạo nguồn
nhân lực cho các xã miền núi và các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
20
Huy động các nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
ở các xã nghèo.
Có chính sách phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho các hộ
nghèo, người nghèo trên địa bàn huyện bằng hai nhóm giải pháp đặc
thù như sau:
Thứ nhất, thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và
ngoài nước đền đầu tư tại địa phương. Chú trọng thu hút các dự án
phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp phù hợp với đặc trưng của vùng.
Thứ hai, cần có chính sách đặc thù đối với nhóm người nghèo
không có khả năng thoát nghèo bằng cách áp dụng biện pháp di cư
các hộ dân thuộc nhóm đối tượng từ các xã thuộc huyện đến khu tái
định cư mới.
3.2.5. Kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm
vụ quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững
Thường xuyên củng cố, kiện toàn lại Ban Chỉ đạo giảm nghèo
các cấp, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên và
trách nhiệm trong thực thi các chương trình, chính sách.
Tập trung các đầu việc thuộc giảm nghèo bền vững vào 01 cơ
quan, đơn vị nhằm giữ vai trò đầu mối, chủ trì, chịu trách nhiệm
chính trong các hoạt động giảm nghèo tại địa phương.
Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm công
tác giảm nghèo phải chú trọng đến năng lực chỉ đạo, điều hành của
đội ngũ cán bộ chủ chốt.
Đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cộng tác viên tại thôn, bản, cụ
thể là các Trưởng thôn, người có uy tín trong cộng đồng.
3.2.6. Huy động các nguồn lực tài chính để thực hiện giảm
nghèo bền vững
21
Để huy động tối đa nguồn lực giảm nghèo cần xem xét, tích
hợp các chính sách.Tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế trên
địa bàn, đặc biệt là phát triển kinh tế hàng hóa tại các xã, thôn đặc
biệt khó khăn.
Chú trọng đầu tư cải tạo, làm mới hệ thống giao thông liên
huyện, liên xã tại huyện.
Tích cực xã hội hóa công tác giảm nghèo, tạo thành phong
trào sâu rộng, thu hút sự tham gia của các tầng lớp nhân dân
trong việc thực hiện các chương trình giảm nghèo, hỗ trợ giúp
đỡ người nghèo.
3.2.7. Hợp tác, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt
động quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững
Chú trọng sự phối hợp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_giam_ngheo_ben_vung_tai.pdf