Qua điều tra khảo sát có 76% ý kiến đánh giá giải pháp này là rất cần thiết,
20% đánh giá là cần thiết; 78,4% đánh giá giải pháp này là rất khả thi, 20% đánh
giá giải pháp là khả thi giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về Giáo dục
trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai.
Bảy biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục THCS trên
địa bàn thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai mà luận văn đưa ra xuất phát từ thực tiễn
công tác quản lý nhà nước về giáo dục THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai tỉnh
Lào Cai. Mỗi biện pháp đều có ưu điểm và hạn chế nhất định. Giữa các biện pháp
có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau, biện pháp này là tiên đề, cơ sở cho biện pháp
kia, chúng tương tác, hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong hệ thống các biện pháp và
hướng tới mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước về giáo dục
THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai.
Với đặc điểm công tác quản lý nhà nước về giáo dục THCS trên địa bàn
thành phố Lào Cai trong giai đoạn hiện nay phải đảm bảo tính thống nhất trong
giải quyết những vấn đề then chốt đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện
GD&ĐT đưa giáo dục THCS thành phố Lào Cai phát triển phù hợp với xu thế
chung của cả nước và hội nhập quốc tế. Biện pháp Đổi mới, hoàn thiện cơ chế,
thể chế quản lý nhà nước về Giáo dục THCS. Giao quyền tự chủ kết hợp với tăng
cường công tác kiểm soát chất lượng, hoạt động của trường THCS có vai trò quan
trọng làm cơ sở cho thực hiện các biện pháp khác. Tuy nhiên nếu không thực hiện
tốt các biện pháp khác mang tính chất chuyên môn đặc thù của GD&ĐT thì biện
pháp này cũng bị suy giảm ý nghĩa
25 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àn huyện, thành phố được quy định cụ thể tại Nghị định số 115/2010/NĐ-CP
ngày 24/12/2010 của Chính phủ về việc quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về
giáo dục.
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý nhà nƣớc về giáo duc
trung học cơ sở
Hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục THCS chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu
tố, bao gồm các yếu tố nội tại của cơ quan quản lý nhà nước về GD&ĐT và các
yếu tố môi trường của hoạt động quản lý nhà nước về GD&ĐT. Đó là sự lãnh đạo,
chỉ đạo của Đảng đối với GD&ĐT; Hệ thống thể chế hành chính nhà nước là toàn
bộ các quy định quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước đối
với GD&ĐT; Cách thức tổ chức hoạt động của UBND cấp huyện, của Phòng
GD&ĐT ảnh hưởng đến năng lực quản lý nhà nước về GD&ĐT của các cơ quan
này do đó ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí nhà nước về giáo dục đào tạo nói chung
và giáo dục THCS của địa phương nói riêng.
Đội ngũ nhân sự; Nguồn lực cơ sở vật chất cũng là yếu tố có ảnh hưởng lớn
đến hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục và đạo tạo nói chung và giáo dục
THCS nói riêng.
Sự ủng hộ, phối hợp của các tổ chức chính trị-xã hội và sự ủng hộ của nhân
dân; Truyền thống văn hóa của địa phương có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lí
nhà nước trong lĩnh vực GD&ĐT.
Sự giao thoa văn hoá, trí thức và các giá trị chung của văn minh nhân loại
cũng tác động không nhỏ tới sự phát triển giáo dục của mỗi quốc gia.
Ứng dụng khoa học và công nghệ làm tăng chất lượng và hiệu quả hoạt
động của bất kỳ cơ quan nào, trong đó có các cơ quan QLNN về GD&ĐT. Mức độ
phát triển khoa học - công nghệ và sự ứng dụng chúng vào hoạt động của các cơ
quan QLNN làm tăng chất lượng hoạt động và thay đổi phong cách làm việc của
đội ngũ công chức, viên chức.
1.6. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nƣớc về giáo dục THCS
Một là, sự phù hợp, tính khả thi của việc xây dựng đề án rà soát quy hoạch
và thực hiện mạng lưới trường học; Lựa chọn mô hình trường học bậc THCS.
Hai là, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục THCS
thẩm quyền, hợp pháp, hợp lý; việc triển khai, tồ chức thực hiện các văn bản quy
phạm phảp luật về giáo dục THCS đầy đủ, kịp thời.
8
Ba là, thu hút, tuyển dụng được giáo viên, nhân viên có năng lực, phù hợp
với từng vị trí việc làm; bổ trí, sử dụng đội ngũ hợp lý; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
giáo viên, nhân viên trường THCS gắn với thực tế giáo dục, đáp ứng được yêu cầu
đổi mới của ngành.
Bốn là, chất lượng GD&ĐT ở cấp THCS đạt được mục tiêu, kế hoạch đặt
ra; đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn; thỏa mãn nhu cầu, đòi hỏi của nhân dân.
Năm là, huy động được nhiều nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục THCS
của địa phương; sử dụng các nguồn lực hợp lý, tiết kiệm; đầu tư đúng mục đích,
đúng đối tượng.
Sáu là, Ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin để giảm thiểu
thời gian, nâng cao kết quả giải quyết công việc của CBQL, giáo viên nhân viên.
Bảy là, công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo việc việc chấp hành nghiêm
chỉnh pháp luật của các trường THCS và của công dân; việc giải quyết đơn thư
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị đúng pháp luật thỏa mãn yêu cầu, mong muốn của
công dân, tổ chức.
Tám là, sự công bằng trong tiếp cận giáo dục, mức độ tham gia của người
dân vào quản lý giáo dục THCS; Tính dân chủ, công khai, minh bạch trong các
hoạt động GD&ĐT, sự hài lòng của người dân đối với hoạt động của các cơ quan
quản lý nhà nước và các cơ sở gió dục trên.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Nội dung chương 1 của Luận văn đã đưa ra những vấn đề lý luận chủ yếu
làm cơ sở cho người nghiên cứu nhìn nhận vấn đề có cơ sở khoa học hơn trong
hoạt động quản lí giáo dục THCS của UBND thành phố, đặc biệt là trong việc
phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lí nhà nước về giáo dục THCS trên địa
bàn thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai tại Chương 2.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ
SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LÀO CAI TỈNH LÀO CAI
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thành phố Lào
Cai tỉnh Lào Cai
2.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Lào Cai là thành phố trung tâm của tỉnh Lào Cai, giáp các huyện
Mường Khương, Bảo Thắng, Bát Xát, Sa Pa của tỉnh Lào Cai.
2.1.2. Dân cư
Đến năm 2014 trên địa bàn thành phố có trên 150 ngàn người, trong đó
78,1% sống ở thành thị và 21,9% dân số sống ở nông thôn. Cộng đồng dân cư gồm
26 dân tộc, trong đó dân tộc kinh chiếm 76,4%.
2.1.3. Kinh tế - Xã hội
9
Lào Cai được công nhận là đô thị loại III vào năm 2002 và công nhận là đô
thi loại II vào năm 2014. Lào Cai đang dần trở thành trung tâm kinh tế, chính trị,
xã hội của vùng Tây Bắc.
2.1.4. Những đặc điểm về kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hoạt động quản
lý nhà nước về Giáo dục THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai
2.1.4.1. Thuận lợi
Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 20/10/2016 của Ban thường vụ tỉnh Ủy Lào
Cai về phát triển thành phố Lào Cai giai đoạn 2016 – 2020, đinh hướng đến năm
2030 ; Kết luận số 197 – KL/TU ngày 08/3/2017 của thường trực Tỉnh ủy tại buổi
làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Lào Cai đã giao Ban Cán sự Đảng UBND
tỉnh chỉ đạo Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với thành phố và các ngành liên quan
tham mưu giải pháp để nâng cao chất lượng ngành giáo dục thành phố với mục
tiêu chất lượng dẫn đầu cả nước; đến năm 2020 phấn đấu có 01 trường đạt chuẩn
quốc tế và 100% các trường đạt chuẩn Quốc gia; đến năm 2025 có trường đạt
chuẩn quốc tế ở tất cả các cấp học; chất lượng dạy và học ngoại ngữ ngang bằng
thành phố Hà Nội, thành lập trường Đại học của tỉnh Lào Cai.
2.1.4.2. Khó khăn
Địa bàn thành phố Lào Cai rộng, dân cư đông, sự phân bố dân cư không
đồng đều. Đời sống của nhân dân vùng ven, vùng cao còn khó khăn mặt bằng dân
trí không đồng đều, ngân sách nhà nước dành cho các hoạt động nâng cao chất
lượng giáo dục còn hạn hẹp, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế của ngành.
2.2. Khái quát về giáo dục thành phố Lào Cai
2.2.1. Mạng lưới trường lớp và quy mô học sinh
Bảng 2.1. Tổng hợp số trƣờng, lớp, học sinh năm học 2016 - 2017
TT Số trƣờng Số lớp Số học sinh Tỷ lệ HS/lớp
1 Mầm non 29 291 8451 29
2 Tiểu học 20 363 11143 30
3 THCS; TH&THCS 20 214 7326 34
Tổng cộng 69 868 26920 31
2.2.2. Thực trạng về cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học
Bảng 2.2. Tổng hợp tình hình cơ sở vật chất năm học 2016 - 2017
Cấp học Số lớp
Phòng học Tỷ lệ
phòng/
lớp
Phòng học bộ môn
TS Kiên cố
Bán
kiên cố
Tạm TS
Kiên
cố
Bán
kiên cố
Tạm
Mầm non 291 291 233 58 0 1 24 16 8 0
Tiểu học 363 363 316 47 0 1 42 40 2 0
THCS 214 214 208 4 2 1 71 66 5 0
Tổng 868 868 757 109 2 3 137 122 15 0
2.2.3. Về xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL, giáo viên
Bảng 2.3. Trình độ chuyên môn đội ngũ CBQL, GV năm 2016 - 2017
10
Cấp học
Tổng số
CBQL,
GV
CBQL, GV có trình
độ chuyên môn đạt
chuẩn trở lên
CBQL, GV có
trình độ chuyên
môn trên chuẩn
CBQL, GV có
trình độ chƣa
đạt chuẩn
Số lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Mầm non 626 626 100 352 56.2 0 0
Tiểu học 573 573 100 469 81.8 0 0
THCS 489 489 100 355 72.6 0 0
Cộng 1688 1688 100 1176 69.7 0 0
2.2.4. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
Bảng 2.4. Số trƣờng học đã đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Lào Cai tính đến
năm 2016
Cấp học
Tổng số trƣờng
công lập
Trƣờng đạt chuẩn quốc gia
Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Mầm non 18 13 72.22
Tiểu học 20 19 95.00
THCS 20 13 65.00
Cộng 60 45 75.00
(Nguồn: Số liệu thống kê trường đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Lào Cai)
Biểu đồ 2.1. Số trƣờng học đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Lào Cai
2.2.4. Về chất lượng giáo dục
Bảng 2.5. Xếp loại hạnh kiểm học sinh học theo chƣơng trình hiện hành năm
học 2016 – 2017.
Xếp loại hạnh kiểm Kết quả
chung
Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9
Số lƣợng học sinh 4244 180 722 1770 1572
Tốt (tỉ lệ %) 72.74 67.78 71.61 70.28 76.59
Khá (tỉ lệ %) 25.00 27.22 26.45 27.97 20.74
Tb (tỉ lệ %) 2.21 5.00 1.94 1.69 2.61
Yếu (tỉ lệ %) 0.05 0.00 0.00 0.06 0.06
Bảng 2.6. Xếp loại học lực học sinh học theo chƣơng trình hiện hành năm học
2016 – 2017.
11
Xếp loại học lực Kết quả
chung
Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9
Số lƣợng học sinh 4244 180 722 1770 1572
Giỏi (tỉ lệ) 7.00 3.33 5.82 7.86 7.00
Khá (tỉ lệ) 40.11 32.78 38.37 41.38 40.33
Tb (tỉ lệ) 48.27 58.33 49.45 45.73 49.43
Yếu (tỉ lệ) 4.62 5.56 6.37 5.03 3.24
Kém (tỉ lệ) 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
Bảng 2.7. Kết quả đánh giá học sinh học theo chƣơng trình Trƣờng học mới
Việt Nam.
Nội dung Tỉ lệ chung Khối 6 Khối 7 Khối 8
Số học sinh 2998 1754 1102 147
Đánh giá kết quả
học tập
Hoàn thành tốt (tỉ lệ) 16.48 18.33 14.36 10.20
Hoàn thành (tỉ lệ) 72.68 70.07 75.36 83.67
Có nd chưa hoàn thành
(tỉ lệ) 10.84 11.59 10.27 6.12
Năng lực
Tốt (tỉ lệ) 20.96 12.91 10.20
Đạt (tỉ lệ) 17.48 68.76 78.73 83.67
Cần cố gắng (tỉ lệ) 73.15 10.28 8.36 6.12
Phẩm chất
Tốt (tỉ lệ) 9.37 76.97 76.77 75.51
Đạt (tỉ lệ) 22.46 21.60 23.81
Cần cố gắng (tỉ lệ) 76.82 0.57 1.63 0.68
2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về giáo dục THCS trên địa bàn thành
phố Lào Cai tỉnh Lào Cai
Thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục THCS trên địa bàn thành phố Lào
Cai được phân tích, đánh giá ở các nội dung sau:
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục THCS
Triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục THCS
Xây dựng và nâng cao chất lượng của đội ngũ CBQL, giáo viên THCS
Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực xã hội hóa đề phát triển giáo dục
THCS.
Quản lý chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm soát chất lượng giáo dục THCS.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về
giáo dục THCS, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật
2.4. Nhận xét, đánh giá về thực trạng quản lý nhà nƣớc về giáo dục
THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai
2.4.1. Những kết quả đã đạt được
UBND thành phố Lào Cai đã thực hiện tốt chức năng QLNN về GD&ĐT
trên địa bàn thành phố cụ thể là:
- Ban hành được một số quy định về tổ chức hoạt động của các cơ sở giáo
dục theo phân cấp quản lý.
12
- Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu, chương
trình, nội dung, kiểm soát chất lượng giáo dục;
- Thực hiện tốt việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục đã có
những kết quả nhất định, việc thành lập quỹ khuyến học được mở rộng đến từng
cơ quan tổ chức, từng địa bàn dân cư.
- Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện đúng quy định góp phần quan
trọng trong điều chỉnh, hỗ trợ và nâng cao hiệu quả quản lí, hoạt động giáo dục
tại các trường.
2.4.2. Những tồn tại hạn chế
Công tác quản lí nhà nước về giáo dục THCS của các phường xã chưa đồng
đều, vẫn còn địa phương chưa thực sự quan tâm tới hoạt động giáo dục của các
trường. Hiệu quả công tác quản lí nhà nước về giáo dục THCS ở một số phường
xã chưa cao. Chính quyền địa phương giao hẳn nhiệm vụ giáo dục và các công
tác liên quan cho trường. Đội ngũ CBQL trong bộ máy quản lý giáo dục còn
thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng và cơ cấu;
Công tác quản lý GD&ĐT chưa thực sự được đổi mới. Việc tồ chức quản lý
công tác nghiên cứu khoa hoc trong ngành giáo dục chưa được chú trọng. Công
tác thanh tra, kiểm tra đặc biệt là thanh tra, kiểm tra chuyên đề còn chưa có sự
phối hợp chặt chẽ giữa Phòng thanh tra và Phòng GD&ĐT.
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế
* Nguyên nhân khách quan
- Tốc độ phát triển KT-XH của các phường, xã trên địa bàn thành phố
chưa đồng đều. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương đôi khi
còn chưa kịp thời, thiếu sâu sắc.
- Chế độ đãi ngộ của nhà nước đối với cán bộ công tác tại Phòng GD&ĐT
chưa hợp lí.
- Giáo dục THCS thành phố Lào Cai đang đứng trước nhiều thách thức về
đổi mới giáo dục, trong đó có những vấn đề then chốt như lựa chọn, triển khai
các mô hình trường học; tổ chức thí điểm chương trình giáo dục phổ thông tổng
thể, lựa chọn định hướng đổi mới và hội nhập. Đây là những vấn đề khó khăn đòi
hỏi nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước về giáo dục THCS trên địa bàn thành
phố.
* Nguyên nhân chủ quan
- Cơ chế, thể chế quản lí nhà nước về giáo dục THCS chưa theo kịp với
thực tiễn phát triển của khoa học, công nghệ, của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Công tác quản lí chất lượng, thanh tra, kiểm tra, giám sát đã được quan
tâm nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục THCS trong giai đoạn mới. Công
tác đánh giá học sinh dựa trên sự phát triển năng lực còn nhiều lúng túng.
- Năng lực của một số lãnh đạo, cán bộ chính quyền các phường, xã còn
hạn chế.
13
- Số lượng công chức cơ quan Phòng GD&ĐT còn thiếu, năng lực quản lý,
trình độ lý luận chính trị của một số cán bộ quản lý còn hạn chế.
- Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội chưa chặt chẽ.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Việc nghiên cứu thực trạng ở thành phố Lào Cai nêu trên đã phần nào làm
sáng tỏ những mặt mạnh, mặt yếu cũng như những tồn tại, hạn chế và nguyên
nhân chủ quan, những nguyên nhân khách quan làm ảnh hưởng đến công tác quản
lí nhà nước về giáo dục THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai. Đây là một cơ sở
thực tiễn quan trọng dẫn đến việc đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước về Giáo dục THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai ở
Chương 3.
Chƣơng 3
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIÁO
DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LÀO CAI TỈNH LÀO
CAI
3.1. Quan điểm quản lí nhà nƣớc về giáo dục và Đào tạo thành phố Lào
Cai tỉnh Lào Cai
3.1.1. Quan điểm chung
Căn cứ Đề án số 9 ban hành ngày 31/12/2015 của Thành ủy Lào Cai mục
tiêu tổng quát của GD&ĐT thành phố Lào Cai giai đoạn 2016 – 2020 được xác
định như sau:
Đa dạng hóa các loại hình giáo dục tạo môi trường xã hội học tập tốt nhất
cho nhu cầu người học. Tạo chuyển biến đột phá về chất lượng, hiệu quả giáo dục;
Học sinh phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất là cốt lõi; giáo dục kỹ năng
sống, giá trị sống đặc biệt kỹ năng về ngoại ngữ, tin học giữ vai trò trọng tâm.
Đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục trong đó 80% trở lên các
trường đạt bền vững các tiêu chí trường chuẩn quốc gia, hướng tới chất lượng cao;
100% các trường phổ thông học ngoại ngữ và tin học, 80% học sinh tốt nghiệp
THPT thi đỗ vào các trường Cao đẳng, Đại học; phát triển theo hướng hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020, Giáo dục thành phố Lào Cai đáp ứng
được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và chất lượng giáo dục dẫn đầu
trong khu vực Tây Bắc.
3.1.2. Quan điểm về giáo dục trung học cơ sở thành phố Lào Cai
Học sinh THCS được định hướng giáo dục đến năm 2020: phát triển về trí
tuệ, có nền tảng thể chất tốt, tiếp tục phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, năng lực
đặc biệt, chú trọng đến giáo dục định hướng nghề nghiệp. Nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện chú trọng giáo dục, lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống,
ngoại ngữ, tin học, phát huy năng lực và kỹ năng thành thạo thực hành, vận dụng
kiến thức vào thực tiễn. Tạo môi trường để học sinh THCS được sáng tạo, có kỹ
14
năng tự học, hình thành ý thức tự học suốt đời. Đảm bảo học sinh tốt nghiệp
THCS có kiến thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu tiếp tục học lên THPT và
có tri thức cơ bản học nghề.
Duy trì vững chắc và nâng cao chất lượng PCGD THCS; Huy động trẻ 6-14
tuổi ra lớp 99,8%; Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, phấn đấu tỷ lệ người
trong độ tuổi từ 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS đạt từ 95% trở lên. Đến năm
2020 có 17 trường THCS và 03 trường liên cấp TH&THCS (tiếp tục duy trì 02
trường TH&THCS có lớp mầm non). Phấn đấu hàng năm có 99% học sinh lên lớp
và tốt nghiệp THCS; học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học lên 96% trong đó học
lên lớp 10 THPT là 90%. Hiện đại hóa và duy trì vững chắc 13 trường đã đạt
chuẩn quốc gia. Đến năm 2020, toàn thành phố có 16/20 trường (tăng 3 trường)
bằng 80% đạt chuẩn quốc gia. Xây dựng trường THCS Lê Quý Đôn và trường
THCS Lý Tự Trọng phát triển theo hướng trường chất lượng cao. Học sinh các
phường trung tâm có kỹ năng giao tiếp cơ bản bằng Tiếng Anh; khuyến khích các
trường cho học sinh học thêm ngoại ngữ thứ hai. Các trường có phòng học bộ môn
hiện đại, nhà đa năng và các công trình phụ trợ.
Về chất lượng đội ngũ, duy trì bền vững 100% giáo viên đạt chuẩn đào tạo,
trong đó 80% trở lên đạt trên chuẩn (có 01% trình độ sau đại học); 100% đội ngũ
giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên đủ nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới về
phương pháp giảng dạy, hình thức kiểm tra, đánh giá, cấu trúc chương trình sách
giáo khoa, học liệu; 80% trở lên CBQL có trình độ trung cấp lý luận chính trị;
15% cán bộ quản lý các trường phổ thông có trình độ ngoại ngữ bậc 3/6; đáp ứng
đủ năng lực, bản lĩnh quản lý; đồng thời thực sự là nòng cốt chuyên môn, gương
mẫu đi đầu trong mọi hoạt động. Xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
viên, nhân viên các trường theo hướng trẻ hóa, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,
đồng bộ về cơ cấu bộ môn. Các trường có đủ cơ cấu nhân viên theo quy định;
Trong đó phấn đấu trên 50% số trường có nhân viên Y tế; các trường tự chủ tài
chính có đội ngũ kế toán vững vàng chuyên môn, nghiệp vụ.
Về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, triển khai thực hiện Đề án quy hoạch
mạng lưới trường lớp giai đoạn 2015-2020 tầm nhìn đến năm 2030 đảm bảo khả
thi, thiết thực, hiệu quả. Phấn đấu 100% các trường học có phòng học được xây
dựng kiên cố hóa; 80% các trường học có đủ phòng học chức năng và phòng học
bộ môn. Tiếp tục mở rộng diện tích các trường thuộc phường trung tâm; quy
hoạch diện tích đất giành cho giáo dục đảm bảo cho giáo dục thành phố phát triển
bền vững, lâu dài.
Đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất trường học đến năm 2020: 90% các
trường có phòng học bộ môn đạt chuẩn; đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin,
thiết bị dạy học ngoại ngữ cho các trường phổ thông đảm bảo: 100% học sinh
được học Tin học, ngoại ngữ; học sinh các phường trung tâm giao tiếp tốt bằng
ngoại ngữ. Đảm bảo diện tích bình quân toàn thành phố cho học sinh phổ thông là
20m2/học sinh trở lên. Phấn đấu thêm 8 trường học có Nhà đa năng.
15
3.2. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về
Giáo dục THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai.
3.3.1. Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, thể chế quản lý nhà nước về Giáo dục
THCS. Giao quyền tự chủ kết hợp với tăng cường công tác kiểm soát chất
lượng, hoạt động của trường THCS.
- Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, thể chế quản lý nhà nước về giáo dục THCS
trên địa bàn thành phố Lào Cai. Phát huy vai trò của Đảng bộ, chính quyền địa
phương trong định hướng, điều hành, phối kết hợp các hoạt động giáo dục. Giao
quyền tự chủ về tài chính; tự chủ xây dựng và quản lí chương trình giáo dục cho
các trường. Tăng cường kiểm soát chất lượng công tác quản lý, tổ chức hoạt động
giáo dục của các trường THCS.
- UBND thành phố phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng cơ chế phối
hợp trong công tác điều hành, phối kết hợp các hoạt động giáo dục, hoạt động tập
thể của các trường THCS đóng trên địa bàn trong đó xác định rõ vai trò của Đảng
bộ, chính quyền địa phương nơi trường đặt trụ sở.
Cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân là cơ chế lãnh đạo, quản lý điều hành chung của Đảng, Nhà nước,
được xác định trong Hiến pháp, các văn kiện của Đảng, pháp luật của Nhà nước
để quản lý điều hành xã hội, trong đó có lĩnh vực GD&ĐT.
Phòng GD&ĐT chịu trách nhiệm ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức
tập huấn cho Hiệu trưởng (Chủ tài khoản), kế toán về công tác tài chính; Tập
huấn, hướng dẫn và kiểm soát việc tự chủ về xây dựng và tổ chức thực hiện
chương trình giáo dục của các trường.
Cần có sự thống nhất, nhất trí cao giữa UBND thành phố Lào Cai, Đảng bộ
chính quyền địa phương, Phòng GD&ĐT cùng các trường THCS trên địa bàn
thành phố.
Qua điều tra khảo sát có 84% ý kiến đánh giá giải pháp này là rất cần thiết,
16% ý kiến đánh giá là cần thiết; 85,6% đánh giá giải pháp này là rất khả thi, 12%
đánh giá là khả thi giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về Giáo dục trung học
cơ sở trên địa bàn thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai.
3.3.2. Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, huy động sự tham gia
đội ngũ CBQL, GV và nhân dân trong lựa chọn mô hình trường học, định
hướng đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy cấp THCS.
UBND thành phố Lào Cai huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự
tham gia đội ngũ CBQL, GV và nhân dân trên cơ sở lí luận khoa học giáo dục và
điều kiện thực tiễn của địa phương, phát huy tư duy, sức mạnh của tập thể lựa
chọn đúng mô hình trường học phù hợp với đặc điểm phát triển giáo dục THCS
thành phố Lào Cai, đáp ứng được yêu cầu, định hướng phát triển giáo dục của
thành phố.
UBND thành phố Lào Cai cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, Phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển giáo dục THCS tại
địa phương trong giai đoạn hiện nay.
16
Thứ hai, Phân tích cơ sở khoa học, nghiên cứu kinh nghiệm triển khai của
các mô hình trường học tiên tiến.
Thứ ba, Nghiên cứu triển khai thử nghiệm trên quy mô nhỏ, phân tích đánh
giá quá trình tiếp nhận, hiệu quả của mô hình mới.
Thứ tư, tổ chức hội nghị xin ý kiến rộng rãi Thành ủy; Cơ quan chuyên môn
là Sở GD&ĐT, các ban ngành, đoàn thể liên quan và cán bộ, giáo viên, học sinh
và cha mẹ học sinh về ưu nhược điểm của mô hình trường học mới.
Thứ năm, trên cơ sở kết quả phân tích thực trạng giáo dục THCS của địa
phương, đánh giá kết quả thử nghiệm, kết quả lấy ý kiến của Thành ủy, các cơ
quan, ban, ngành, đoàn thể liên quan cùng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên các
trường. UBND thành phố Lào Cai cùng cơ quan quản lí chuyên môn là Sở
GD&ĐT cùng các chuyên gia giáo dục đánh giá lại tổng thể các điều kiện triển
khai mô hình trường học mới;
Thứ sáu, khi đã quyết định triển khai mô hình trường học mới với quy mô
cụ thể, UBND thành phố giao Phòng GD&ĐT làm tốt công tác rà soát, bồi dưỡng
đội ngũ. Đảm bảo đủ về số lượng, đạt và vượt về chất lượng đáp ứng yêu cầu của
mô hình trường học mới để triển khai mô hình trường học mới có hiệu quả.
Thứ bảy, UBND thành phố giao Phòng GD&ĐT phối hợp với Phòng Văn
hóa – TT-TT và Đài truyền thanh, truyền hình thành phố làm tốt công tác tuyên
truyền đến cha mẹ học sinh những định hướng đổi mới, tiếp cận phù hợp, những
ưu điểm của mô hình trường học mới đáp ứng yêu cầu giáo dục trong xã hội hiện
đại. Tạo niềm tin, sự đồng tình ủng hộ trong nhân dân góp phần tạo nên thành
công trong triển khai mô hình cũng như trong công tác giáo dục của địa phương.
- UBND thành phố là cơ quan đầu mối tổ chức hội nghị xin ý kiến của
Thành ủy, cơ quan chuyên môn là Sở GD&ĐT, các cơ quan, đoàn thể liên quan
cùng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường và đại diện nhân dân toàn thành
phố.
- Để thực hiện tốt việc lựa chọn mô hình trường học cấp THCS trước tiên
giáo dục THCS của địa phương phải có sự phát triển nhất định về chất lượng, cơ
sở vật chất và đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên phải có nền tảng chuyên
môn tốt, đã được tiệp cận với hệ thống phương pháp dạy học tích cực.
Qua điều tra khảo sát có 72,5% ý kiến đánh giá giải pháp này là rất cần thiết,
24% đánh giá là cần thiết; 80,8% đánh giá giải pháp này là rất khả thi 18,4% ý
kiến đánh giá là khả thi giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về Giáo dục
trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai.
3.3.3. Xây dựng hệ thống giá trị cốt lõi cho các trường THCS, Tăng
cường, phát huy hiệu quả của công tác tuyên truyền đối với hoạt động giáo dục
THCS.
- Tuyên truyền, khẳng định vị trí, thương hiệu của các trường THCS thành
phố Lào Cai trước cộng đồng; Xác định rõ mục tiêu hướng tới của các nhà trường
trong tương lai; Tạo dựng niềm tin, lòng tự hào của các thế hệ cán bộ, giáo viên,
học sinh về truyền thống và tương lai của nhà trường; Thực hiện tốt công tác tuyên
17
truyền đối với hoạt động giáo dục THCS thành phố Lào Cai qua các kênh thông
tin đại chúng. Xây dựng website phục vụ công tác tuyên truyền của các trường
THCS và ngành giáo dục thành phố.
UBND thành phố giao Phòng GD&ĐT chủ trì xây dựng kế hoạch, triển khai
công tác xây dựng hệ thống giá trị cốt lõi của các trường THCS trên địa bàn thành
phố Lào Cai; Phòng GD&ĐT tập huấn, hỗ trợ các trường xây dựng kế hoạch và tổ
chức xây dựng hệ thống giá trị cốt lõi của trường mình cụ thể như sau:
Thứ nhất: Thiết kế “Logo trường trung học cơ sở” thể hiện được:
Thứ hai: Xác định “Tầm nhìn của nhà trường”
Thứ ba: Xác định “Sứ mệnh nhà trường”
Thứ tư: Xác định “Hệ thống giá trị cốt lõi nhà trường”
Thứ năm: Xác định “Giá trị văn hóa nhà trường”
UBND thành phố giao Phòng GD&ĐT chỉ đạo, hướng dẫn các trường THCS
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_giao_duc_trung_hoc_co_s.pdf