Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Nhìn chung, việc thực hiện chủ trương XHHGD, phát triển hệ thống các trường

THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong những năm qua đã đa dạng hóa các loại hình

trường lớp, đảm bảo có đủ chỗ học, đáp ứng được nhu cầu học tập cho học sinh của

tỉnh và một bộ phận học sinh đến từ các tỉnh thành khác; tạo công ăn việc làm cho

một bộ phận không nhỏ lao động; góp phần ổn định về an sinh, kinh tế - xã hội của

tỉnh. Các cấp trong hệ thống QLNN về giáo dục THPT ở tỉnh Gia Lai đã khắc phục

mọi khó khăn chăm lo phát triển hệ thống trường THPT trên địa bàn phát triển.

Tỉnh đã tổ chức thực hiện tốt các quy định của nhà nước về phát triển trường

THPT trên địa bàn tỉnh. Căn cứ vào đặc thù của tỉnh để xây dựng và ban hành hoàn

thiện hệ thống văn bản pháp luật làm cơ sở cho quản lý loại hình giáo dục này.

Tỉnh đã xây dựng một hệ thống chính sách tạo điều kiện cho loại hình trường

THPT của tỉnh hình thành và phát triển; nhằm phát huy mọi nguồn lực, mọi thành

phần kinh tế trên địa bàn tỉnh tham gia vào phát triển loại hình giáo dục này

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cảnh xã hội và yêu cầu quản lý ngày càng thay đổi, nhất là bài toán về sự mất cân bằng giữa tình 7 trạng thiếu về số lượng, yếu về chất lượng của đội ngũ giáo viên trung học phổ thông hiện nay. 1.2.6. Thanh tra, kiểm tra đối với giáo dục THPT Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục THPT được coi là một trong những hoạt động quan trọng không thể thiếu trong quản lý. Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về giáo dục THPT hướng tới hai mục đích chính. Một là, thanh tra, kiểm tra giúp cơ quan QLNN có cơ sở đánh giá về sự phù hợp, hiệu quả của những chính sách, biện pháp quản lý, của hiệu lực và hiệu quả QLNN về giáo dục THPT của hệ thống cơ quan quản lý, của các địa phương, từ đó có những giải pháp hoàn thiện hay điều chỉnh cho phù hợp. Hai là, giúp phát hiện những điển hình tiên tiến để biểu dương, khen thưởng, học tập kinh nghiệm cũng như những sai phạm để kịp thời xử lý, răn đe, hạn chế thiệt hại, nhanh chóng khắc phục hậu quả. Thanh tra giáo dục THPT thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi QLNN về giáo dục nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục. 1.3. Chủ thể quản lý nhà nước về giáo dục THPT - Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, những chủ trương về cải cách nội dung chương trình của một cấp học; hằng năm báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục. - Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng QLNN đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục khác về: Mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; quy chế thi, tuyển sinh và văn bằng, chứng chỉ; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ. - Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện QLNN về giáo dục theo thẩm quyền. - UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ tỉnh tới cơ sở, trong đó có lĩnh vực về giáo dục THPT. 1.4. Vai trò quản lý nhà nước đối với giáo dục THPT 1.4.1. Định hướng sự phát triển giáo dục THPT Bối cảnh quốc tế và những đổi mới sâu rộng trong phát triển KT-XH ở Việt Nam đang tạo ra thời cơ lớn, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho giáo dục trong nước. Vì thế, giáo dục nước ta, trong đó có giáo dục THPT phải vượt qua những thách thức của yêu cầu “đổi mới căn bản và toàn diện”, vừa phải khắc 8 phục những bất cập vừa phải thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực cả về phát triển quy mô và nâng cao chất lượng, vừa phải giữ được sự ổn định tương đối của hệ thống. Những năm gần đây, giáo dục THPT đang có những đổi mới mạnh theo hướng tiên tiến, hiện đại và góp phần xây dựng một xã hội học tập. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay về cơ bản không đáp ứng nhiều định hướng quan trọng trong Nghị quyết 29 - NQ/TW (2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 và các định hướng chiến lược trong Nghị quyết 29- NQ/TW Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế đã chỉ rõ quan điểm chỉ đạo về vấn đề then chốt và các mục tiêu của công cuộc đổi mới giáo dục. Trong đó mục tiêu phát triển giáo dục nói chung, giáo dục THPT nói riêng đã được xác định. Giáo dục THPT có một vị trí và tầm quan trọng hết sức to lớn đối với ngành giáo dục nói riêng cũng như đối với nền kinh tế quốc dân nói chung, nhất là trong giai đoạn các quốc gia cần nhiều lực lượng lao động có chất lượng cao, phục vụ cho yêu cầu CNH-HĐH. 1.4.2. Điều chỉnh sự phát triển đối với giáo dục THPT Trong quá trình phát triển chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam, việc tìm hiểu các thông tin về xây dựng chương trình giáo dục phổ thông của các nước có nền giáo dục phát triển cao và các nước có những đặc điểm văn hoá, xã hội tương đồng với Việt Nam là một yêu cầu tất yếu và cần được thực hiện trong suốt quá trình xây dựng và triển khai chương trình. Nghị quyết số 29-NQ/TW cũng chỉ ra các nhiệm vụ, giải pháp với nhiều nội dung cụ thể, trực tiếp ảnh hưởng đến QLNN về giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục THPT nói riêng. 1.4.3. Thúc đẩy phát triển giáo dục THPT Sự phát triển của hệ thống trường phổ thông cũng đang thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở giáo dục, nhất là đối với hệ thống trường công lập. Mặt khác, xã hội hóa giáo dục đang góp phần tạo sự công bằng trong việc tuyển sinh đầu vào, góp phần thúc đẩy việc hình thành một môi trường giáo dục minh bạch, bình đẳng. Phát triển nhanh chóng của mạng lưới trường THPT ngoài công lập góp lời giải hay cho bài toán khó về quá tải trường lớp. Đây cũng là xu hướng tất yếu phù hợp với sự phát triển của xã hội, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Mạng lưới trường THPT này góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho giáo viên, nhân tố quyết định đến chất lượng của hệ thống giáo dục. Bên cạnh sự hấp dẫn của những ngôi trường được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, thiết kế đẹp, thân thiện với học sinh, hệ thống trường THPT ngoài công lập còn khiến nhiều phụ huynh lựa chọn bởi phương pháp dạy học hiện đại, hướng chuẩn quốc tế. Phát triển mạng lưới trường phổ thông góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, y tế, thể thao trong thời kỳ đổi mới của Đảng và Nhà nước ta; tạo điều kiện cho các nguồn lực, các thành phần kinh tế có điều kiện tham gia vào phát triển giáo dục, phát triển nguồn nhân lực. 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với giáo THPT 1.5.1. Yếu tố chính trị 1.5.2. Thể chế và chính sách 9 1.5.3. Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ công chức 1.5.4. Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất 1.5.5. Truyền thông và công nghệ thông tin 1.5.6. Quá trình biến động dân số và đô thị hóa 1.6. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với giáo dục THPT ở các địa phương và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Gia Lai 1.6.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với giáo dục THPT ở thành phố Hà Nội 1.6.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với giáo dục THPT ở tỉnh Đăk Lăk 1.6.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Gia Lai 10 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI 2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Gia Lai nằm ở phía Bắc của Tây Nguyên, có vị trí rất quan trọng trong phát triển KT-XH và an ninh quốc phòng đối với Tây Nguyên. Vị thế tỉnh Gia Lai là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với Duyên hải Miền Trung, Đông Nam Bộ và quốc tế, đặc biệt là Campuchia, Lào. Tỉnh Gia Lai có tọa độ địa lý từ 12°58'20" đến 14°36'30" vĩ Bắc, từ 107°27'23" đến 108°54'40" kinh Đông. Phía Bắc Gia Lai giáp tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Tây giáp Campuchia với 90km là đường biên giới quốc gia, phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Tỉnh có diện tích tự nhiên là 15.536,93 km² với thành phố Pleiku, 2 thị xã (thị xã An Khê và thị xã Ayun Pa) và 14 huyện. Gia Lai là trung tâm Tam giác phát triển của 10 tỉnh thuộc khu vực biên giới 3 nước Lào - Việt Nam - Campuchia, có điều kiện thuận lợi để cùng các tỉnh bạn đẩy mạnh hợp tác phát triển và phát huy các lợi thế vốn có của mình nhằm tăng năng lực sản xuất và hạ tầng KT-XH, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tạo điều kiện cho các vùng, hệ thống đô thị hình thành và phát triển. Với vị trí địa lý như trên là điều kiện thuận lợi nhất định cho tỉnh giao lưu hàng hóa và có mối quan hệ lâu đời và bền chặt về kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái không chỉ với các tỉnh Tây Nguyên mà còn cả với các tỉnh Duyên hải miền Trung, cả nước và quốc tế. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Năm 2018 có 20/20 chỉ tiêu KT-XH, quốc phòng - an ninh chủ yếu mà Nghị quyết HĐND tỉnh khóa XI, kỳ họp thứ năm đề ra. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GRDP (theo giá so sánh năm 2010) 8,0%; trong đó: Nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng 5,73%, công nghiệp - xây dựng tăng 9,69%, dịch vụ tăng 8,64%, thuế sản phẩm tăng 10%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch phù hợp. GRDP bình quân đầu người đạt 45,36 triệu đồng. Giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá so sánh 2010) đạt 100,03% kế hoạch, tăng 5,51% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh năm 2010) ước đạt 19.693 tỷ đồng, bằng 100,15% kế hoạch, tăng 8,92% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 58.300 tỷ đồng, bằng 101,39% kế hoạch, tăng 13,53% so cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu thực hiện 470 triệu USD, đạt 100% kế hoạch, tăng 4,44% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước thực hiện 22.500 tỷ đồng, đạt 102,27% kế hoạch, tăng 18,68%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 4.456 tỷ đồng, bằng 106,1% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 5%. Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 12.251,4 tỷ đồng, bằng 102,08% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 22,97% so với cùng kỳ. 2.1.3. Tác động của điều kiện kinh tế xã hội đến phát triển đến giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn Gia Lai 11 Sự phát triển mạnh và ổn định của KT-XH tỉnh Gia Lai năm gần đây cùng với cơ chế, chính sách thông thoáng đã tạo điều kiện cho giáo dục nói chung, giáo dục THPT nói riêng trên địa bàn tỉnh phát triển, không ngừng lớn mạnh, tương thích, đáp ứng và thúc đẩy sự phát triển của KT-XH tỉnh Gia Lai. 2.2. Khái quát về giáo dục THPT trên địa bàn Gia Lai 2.2.1. Khái quát về giáo dục THPT 2.2.2. Quy mô lớp và học sinh của các trường THPT Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2014 – 2018 Nội dung Năm học 2013 - 2014 Năm học 2014 - 2015 Năm học 2015 - 2016 Năm học 2016 - 2017 Năm học 2017 - 2018 1. Tổng số trường THPT 44 46 46 47 47 Trong đó trường THPT nội trú 1 2 2 2 2 2. Số phòng học tại các trường THPT 794 806 813 829 829 3. Tổng số giáo viên THPT 2.246 2.252 2.231 2.205 2.175 4. Số học sinh THPT 40.363 38.983 38.861 38.915 39.500 (Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai) 2.2.3. Chất lượng giáo dục của các trường THPT Bảng 2.2: Xếp loại học lực học sinh trung học phổ thông qua các năm học Năm Học Xếp Loại 2013 - 2014 2014 - 2015 2015 - 2016 2016 - 2017 2017 - 2018 Số học sinh Tỷ lệ % Số học sinh Tỷ lệ % Số học sinh Tỷ lệ % Số học sinh Tỷ lệ % Số học sinh Tỷ lệ % Giỏi 2.400 5,9 2.600 6,7 3.430 8,8 4.680 12,0 5.800 14,7 Khá 12.800 31,7 13.000 33,3 14.050 36,2 17.050 43,8 18.910 47,9 TB 18.150 45,0 16.950 43,5 16.300 41,9 14.050 36,1 12.670 32,1 Yếu 6.750 16,7 6.150 15,8 4.650 12,0 3.050 7,8 2.050 5,2 Kém 263 0,7 283 0,7 431 1,1 85 0,3 70 0,1 (Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai) 12 Bảng 2.3: Xếp loại hạnh kiểm học sinh THPT qua các năm học Năm Học Xếp Loại 2013 - 2014 2014 - 2015 2015 - 2016 2016 - 2017 2017 - 2018 Số học sinh Tỷ lệ % Số học sinh Tỷ lệ % Số học sinh Tỷ lệ % Số học sinh Tỷ lệ % Số học sinh Tỷ lệ % Tốt 27.100 67,1 27.300 70,0 27.550 70,9 30.270 77,8 31.950 80,9 Khá 10.650 26,4 9.500 24,4 9.160 23,6 7.300 18,8 6.500 16,5 TB 2.350 5,8 2.000 5,1 1.950 5,0 1.200 3,1 900 2,3 Yếu 263 2,2 183 0,5 201 0,5 145 0,3 150 0,3 (Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai) Bảng 2.4: Kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông qua các năm học Nội dung Năm học 2013 - 2014 Năm học 2014 - 2015 Năm học 2015 - 2016 Năm học 2016 - 2017 Năm học 2017 - 2018 1. Số học sinh dự thi 13.124 12.193 12.065 11.606 11970 2. Tỷ lệ học tốt nghiệp THPT (%) 94,49 74,51 88,74 92,89 95,55 (Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai) 2.2.4. Quy mô và chất lượng giáo viên của giáo dục THPT Trong những năm qua, số lượng giáo viên THPT tại Gia Lai về cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Tỷ lệ học sinh/giáo viên từ năm học 2013 - 2014 đến năm học 2017 - 2018 lần lượt là 17,97; 17,31; 17,41; 17,65; 18,16. Trong điều kiện kinh phí còn hạn hẹp, tỷ lệ này còn tương đối thấp, cho thấy nguồn lực chưa thực sự được sử dụng có hiệu quả. Tỷ lệ học sinh/giáo viên thấp sẽ làm tăng chi phí về lương trên mỗi học sinh, gây lãng phí nguồn vốn NSNN. Từ năm 2014 đến năm 2018: Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai đã cử 108 giáo viên đi học sau đại học tại các trường đại học như: Đại học Đà Nẵng, Đại học Quy Nhơn, Đại học Sư phạm Huế, Đại học Tây Nguyên,... (nguồn Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai). 2.2.5. Quy mô và chất lượng cơ sở vật chất của các trường THPT Thống kê năm học 2017 - 2018, tổng số phòng học khu vực các trường THPT trên địa bàn tỉnh là 829 phòng học, trong đó số phòng học kiên cố là 796 phòng; 179 phòng học bộ môn và 139 phòng phục vụ học tập (nguồn Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai). 2.2.6. Tình hình tài chính của các trường THPT Bảng 2.5: Số liệu giao dự toán các trường THPT qua các năm 13 Đơn vi tính: Triệu đồng TT Năm Ngân sách Tổng dự toán Ngân sách Trong đó Dự toán nguồn thu phí, lệ phí Tỷ lệ chi khác Chi con người Chi khác 1 Năm 2014 323.324 271.877 51.247 20.835 15,86% 2 Năm 2015 340.755 284.627 56.128 22.819 16,47% 3 Năm 2016 352.346 287.665 64.681 26.296 18,36% 4 Năm 2017 395.768 305.487 90.281 19.287 22,81% 5 Năm 2018 432.685 325.758 106.927 18.859 24,71% (Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai) 2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2.3.1. Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch hóa thực hiện chiến lược phát triển giáo dục THPT Các cấp QLNN ở tỉnh Gia Lai đã xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển hệ thống trường phổ thông nhưng tính khả thi chưa cao. Trong hầu hết các bản kế hoạch phát triển trường phổ thông, thiếu hệ thống giải pháp về quy hoạch, về chính sách thu hút đầu tư; việc bố trí quỹ đất cho phát triển trường phổ thông chưa được quan tâm và còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, tính khả thi của các kế hoạch phát triển giáo dục THPT chưa cao. 2.3.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quản lý nhà nước đối với giáo dục THPT Công tác xây dựng và ban hành văn bản quản lý, chỉ đạo đối với hệ thống trường phổ thông của các cơ quan có thẩm quyền - chức năng quản lý về GDĐT tại tỉnh Gia Lai được thực hiện tương đối tốt; đã tạo cơ sở quan trọng cho việc thực hiện chức năng QLNN đối với các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của hệ thống trường THPT. 2.3.3. Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đối với giáo dục THPT 2.3.3.1. Chính sách quản lý đối với tổ chức bộ máy giáo dục 2.3.3.2. Chính sách quản lý đối với các hoạt động dạy học và giáo dục 2.3.4. Xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với giáo dục THPT - Về tổ chức bộ máy quản lý Về tổ chức bộ máy các cơ quan thẩm quyền QLNN đối với hệ thống trường THPT: UBND tỉnh điều hành và phân công Sở Giáo dục và Đào tạo là đơn vị đầu mối trong công tác tham mưu và giúp việc UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN đối với giáo dục THPT. - Nguồn nhân lực quản lý Trên thực tế, trong giai đoạn 2014 - 2018 vừa qua, QLNN về tài chính đối với giáo dục THPT là lĩnh vực chưa có nhiều đổi mới, nặng về cơ chế cũ. Việc ban hành 14 các văn bản chỉ đạo chưa chú trọng nhiều đến yêu cầu tạo sự thông thoáng, tăng tính linh hoạt trong tự chủ - tự chịu trách nhiệm của các trường THPT. Một số văn bản quy định về việc thực hiện Kế hoạch thời gian năm học, công tác tuyển sinh, về thực hiện chương trình - kế hoạch dạy và học chưa phù hợp với đặc thù loại hình trường. 2.3.5. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường THPT 2.3.5.1. Phát triển các nguồn lực vật chất Tạo điều kiện để phát triển các nguồn lực đẩy mạnh công tác XHHGD là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta và được cụ thể hóa trong các văn bản quy định từ nhiều năm nay. Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017 [56]. Định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục: Bảng 2.6: Định mức phân bổ theo dân số trong độ tuổi đến trường từ 1 - 18 tuổi Đơn vị: đồng/người dân/năm Vùng Định mức phân bổ Đô thị 2.148.100 Đồng bằng 2.527.200 Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu 3.538.100 Vùng cao - hải đảo 5.054.400 (Nguồn: Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg) Căn cứ Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính, ngày 08/12/2016 Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương cho thời kỳ 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Bảng 2.7: Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục Trung học phổ thông Đơn vị tính: triệu đồng/lớp/năm Loại hình – quy mô trường Định mức phân bổ Từ 28 lớp trở lên 39 Từ 18 đến 27 lớp 42 Từ 17 lớp trở xuống 45 (Nguồn: Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Gia Lai) Về cơ bản, các chính sách phát triển nguồn lực vật chất đối với các trường đã được ban hành khá đầy đủ và không ngừng được cải thiện để phù hợp với quá trình 15 phát triển trong thực tiễn giáo dục cũng như trong nhận thức của các nhà quản lý về vai trò của hệ thống các trường. 2.3.5.2. Phát triển các nguồn lực con người Thực hiện chính sách phát triển các nguồn lực đối với các cơ sở giáo dục nói chung, trường THPT nói riêng trên địa bàn, tỉnh Gia Lai trong những năm qua cũng đã có nhiều chính sách phát triển đội ngũ nhà giáo. - Quyết định 733/QĐ-UBND ngày 06/10/2016 về viêc phê duyệt “Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cản bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 của tỉnh Gia Lai”. - Kế hoạch số 2946/KH-UBND ngày 28/12/2018 về việc triển khai thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017- 2025” của tỉnh Gia Lai. - Quyết định số 483/QĐ-UBND ngày 13/6/2017 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tỉnh Gia Lai, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. 2.3.6. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá đối với giáo dục THPT Trong những năm qua, các cấp quản lý giáo dục của tỉnh đã quan tâm chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục, trong đó có giáo dục bậc THPT. Lực lượng thanh tra được tăng cường, hoạt động thanh tra ngày càng đi vào nề nếp, có chất lượng và đạt hiệu quả tốt hơn. 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2.4.1. Kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai Nhìn chung, việc thực hiện chủ trương XHHGD, phát triển hệ thống các trường THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong những năm qua đã đa dạng hóa các loại hình trường lớp, đảm bảo có đủ chỗ học, đáp ứng được nhu cầu học tập cho học sinh của tỉnh và một bộ phận học sinh đến từ các tỉnh thành khác; tạo công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động; góp phần ổn định về an sinh, kinh tế - xã hội của tỉnh. Các cấp trong hệ thống QLNN về giáo dục THPT ở tỉnh Gia Lai đã khắc phục mọi khó khăn chăm lo phát triển hệ thống trường THPT trên địa bàn phát triển. Tỉnh đã tổ chức thực hiện tốt các quy định của nhà nước về phát triển trường THPT trên địa bàn tỉnh. Căn cứ vào đặc thù của tỉnh để xây dựng và ban hành hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật làm cơ sở cho quản lý loại hình giáo dục này. Tỉnh đã xây dựng một hệ thống chính sách tạo điều kiện cho loại hình trường THPT của tỉnh hình thành và phát triển; nhằm phát huy mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh tham gia vào phát triển loại hình giáo dục này. Các trường THPT đã thực hiện tốt chủ trương XHHGD của Đảng và Nhà nước. Huy động được nhiều nguồn lực của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng lớn và đa dạng của học sinh trong và ngoài tỉnh. 16 Hệ thống trường đã góp phần làm tốt công tác phổ cập giáo dục tại tỉnh Gia Lai. Việc tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng nhiều trường học mới tạo thêm chỗ học cho học sinh, góp phần giảm bớt ngân sách của Nhà nước đầu tư xây trường công lập. 2.4.2. Hạn chế trong quản lý nhà nước đối với giáo dụ giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai Hệ thống giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục THPT nói riêng ở tỉnh Gia Lai còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ, nhất là về định hướng và trong quá trình thực hiện chủ trương chuyển đổi các loại hình trường. Hệ thống thể chế làm nền tảng cho QLNN đối với giáo dục THPT còn nhiều nội dung cần phải tiếp tục hoàn thiện. Ví dụ: cơ chế huy động nguồn lực; việc tạo cơ sở vật chất để tạo cơ sở nền tảng cho trường hình thành và phát triển cần được bổ sung làm rõ. Hệ thống chính sách cho giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh còn cần phải bổ sung, hoàn thiện. Cần có một hệ thống chính sách đồng bộ trong quản lý và phát triển loại hình trường THPT trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh việc thực hiện các chính sách chung của Nhà nước, tỉnh Gia Lai cần có những chính sách riêng, đặc thù. Hệ thống văn bản pháp luật quy định đối với các loại hình trường THPT cho cả nước nói chung và cho tỉnh Gia Lai chưa đầy đủ và kịp thời, hầu hết đều thực hiện theo các văn bản quy định chung đối với các trường THPT công lập. Một số chính sách về giáo dục của Nhà nước trong đó có giáo dục THPT còn đơn giản. Việc triển khai, thực hiện có nơi còn tùy tiện, nhất là trong việc thực thi một số chính sách về đất đai, miễn giảm thuế có nơi làm chưa thật sự tạo điều kiện cho loại hình giáo dục THPT phát triển. Có nơi gây không ít khó khăn cho công tác quản lý. Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục THPT còn hạn chế. Quy hoạch điểm trường chưa hợp lý. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát trong QLNN về giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh chưa thực hiện thường xuyên. Công tác kiểm định vẫn còn khá mới mẽ đối với Sở Giáo dục và Đào tạo, lực lượng nhân sự còn mỏng, chưa được đào tạo - bồi dưỡng bài bản về quy trình, kỹ thuật, chuyên môn - nghiệp vụ về kiểm định cơ sở giáo dục gắn với những yêu cầu có tính chất đặc thù của loại hình trường THPT, đến nay vẫn chưa có trường phổ thông ngoài công lập nào của tỉnh được tiến hành đánh giá ngoài theo quy trình và yêu cầu kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra. 2.4.3. Nguyên nhân hạn chế Nguyên nhân của những hạn chế trên, là do một số nguyên nhân sau: - Công tác chỉ đạo điều hành còn tồn tại những yếu kém, bất cập, chưa có những chính sách ở tầm vĩ mô. Cán bộ QLNN về giáo THPT dục còn thiếu so với yêu cầu thực tiễn, chưa đáp ứng được tinh thần đổi mới mạnh mẽ của giáo dục. - Phân cấp quản lý còn chưa mạnh, chưa đúng theo tinh thần cải cách của Chính phủ, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý ngân sách, tuyển dụng biên chế. - Một số chính sách chưa phù hợp, đặc biệt là chính sách về chế độ đãi ngộ đối với giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý trong các trường học. 17 - Tổ chức bộ máy QLNN về giáo dục THPT chậm được đổi mới để phù hợp với tình hình thực tế, phương thức hoạt động còn bị động, máy móc, thiếu tính sáng tạo, chưa chú ý tới những người có năng lực quản lý mà chỉ căn cứ vào thâm niên và trình độ chuyên môn của số cán bộ nằm trong quy hoạch. - Công tác XHHGD, huy động các nguồn lực cho phát triển giáo dục còn bất cập, chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí nhà nước cấp, nên việc huy động nguồn vốn cho giáo dục còn hạn chế. - Việc đào tạo, quản lý, sử dụng nguồn nhân lực chưa chặt chẽ; còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên vẫn diễn ra ở một số trường. - Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn và trung hạn chưa cụ thể; kế hoạch được phê duyệt nhưng khâu triển khai, tổ chức thực hiện còn chậm, hiệu quả chưa cao. - Công tác thanh tra, kiểm tra chưa thực sự đạt chất lượng như mong muốn, hoạt động thanh tra còn mang tính hình thức, sức răn đe chưa đủ mạnh. Đội ngũ thanh tra viên năng lực chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế. 18 Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_giao_duc_trung_hoc_pho.pdf
Tài liệu liên quan