Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về hoạt động của đạo công giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Việc chỉ đạo, phối hợp giữa các cấp, các ngành trong QLNN

có lúc, có nơi chưa thật chặt chẽ, hiệu quả chưa cao. Tình trạng vi

phạm pháp luật trong hoạt động tôn giáo còn xảy ra. Tổ chức bộ

máy và đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo còn bất cập.

Hoạt động quản lý về đất đai, cơ sở, công trình đạo Công giáo còn

bất cập. Việc giải quyết khiếu kiện, liên quan đến đất đai, công trình

kiến trúc đạo Công giáo chưa được giải quyết dứt điểm. QLNN đối

với hoạt động của chức sắc, tín đồ đạo Công giáo một số nơi chưa

tốt. Quản lý đăng ký hoạt động tôn giáo còn lỏng lẻo. Việc tuyên

truyền, phổ biến pháp luật có mặt còn hạn chế.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về hoạt động của đạo công giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t động tôn giáo; tìm hiểu quá trình hình thành và hoạt động của đạo Công giáo ở Đắk Lắk; Đánh giá thực trạng, xác định rõ ưu điểm, hạn chế cũng như những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Công giáo ở tỉnh Đắk Lắk; Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong tình hình mới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý Nhà nước về hoạt động của đạo Công giáo ở tỉnh Đắk Lắk 4.2. Phạm vi nghiên cứu 5 - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu quản lý nhà Nước về hoạt động tôn giáo nói chung, đạo Công giáo nói riêng theo quy định của pháp luật. - Về không gian: Địa bàn tỉnh Đăk Lăk. - Về thời gian: Từ năm 2005 đến năm 2019. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn sử dụng phương pháp luận Chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam quản lý nhà nước về các hoạt động tôn giáo. Đặt vấn đề quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo, công giáo trong quản lý nhà nước nói chung, trong mối quan hệ vận hành với hoạt động của Đảng, Nhà nước và thực tiễn tình hình quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Đắk Lắk. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện dựa trên việc vận dụng phương pháp thống kê, mô tả, phân tích và tổng họp, so sánh và đối chiếu, kết hợp tham khảo ý kiến các chuyên gia quản lý Nhà nước về tôn giáo. Đồng thời, kế thừa các công trình khoa học về tôn giáo đã được công bố, các báo cáo về tôn giáo của tỉnh Đắk Lắk để nghiên cứu những vấn đề đặt ra. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Làm rõ, bổ sung, hoàn thiện một số vấn đề lý luận quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo; vận dụng trong quản lý nhà Nước về hoạt động đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn 6 - Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo. - Kết quả nghiên cứu là căn cứ khoa học để các địa phương cơ sở và các ban ngành liên quan tham khảo trong việc phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến đạo Công giáo trên địa bàn. - Kết quả của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy, giúp cho học viên và cán bộ có thêm tư liệu khi nghiên cứu vấn đề này ở các lớp bồi dưỡng về quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia ra thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Quản lý Nhà nước về hoạt động của đạo Công giáo Chương 2: Thực trạng hoạt động của đạo Công giáo và Quản lý Nhà nước về hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Chương 3: Một số giải pháp Quản lý Nhà nước về hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong tình hình mới. 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO 1.1. Khái niệm quản lý Nhà nước và quản lý Nhà nước về hoạt động đạo tôn giáo, đạo Công giáo 1.1.1. Quản lý Nhà nước và vai trò quản lý Nhà nước Quản lý Nhà nước: Hoạt động quản lý bao gồm nhiều loại, trong đó quản lý xã hội là một dạng quản lý đặc biệt. Quản lý xã hội là sự tác động có ý thức để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người phù hợp với ý chí của nhà quản lý và quy luật khách quan. Quản lý nhà nước xuất hiện. Quản lý nhà nước hiện nay được hiểu theo hai nghĩa: * Theo nghĩa rộng: Là dạng quản lý xã hội của nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người do tất cả các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) tiến hành để thực hiện các chức năng của nhà nước đối với xã hội. * Theo nghĩa hẹp: Là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước với chức năng chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp (Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các cấp). 1.1.2. QLNN về hoạt động tôn giáo, đạo Công giáo 1.1.2.1. Khái niệm tôn giáo và đạo Công giáo * Tôn giáo: Tôn giáo là hiện tượng xã hội, hình thành và phát triển cũng với sự phát triển của xã hội loài người ở trong nhiều cộng đồng dân tộc trên thế giới. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về tôn giáo; Tôn giáo thường được hiểu là một trong những hình thức tín ngưỡng có quan niệm, ý thức, hành vi và các tổ chức tôn giáo. Tôn giáo là hệ thống những quan niệm tín ngưỡng, súng bái 8 một hay nhiều vị thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy. Dưới góc độ pháp lý, khái niệm tôn giáo được quy định tại Khoản 5, Điều 2, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016: “Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức”. * Đạo Công giáo: “Đạo Công giáo là một tổ chức tôn giáo quốc tế có nguồn gốc hình thành từ Do Thái giáo. Đạo Công giáo là một tôn giáo nhất thần, thờ Chúa ba ngôi; có giáo hội chung cho toàn giáo là Giáo hội Công giáo, đứng đầu Giáo hội là Giáo Hoàng; Đạo Công giáo sử dụng Kinh Thánh làm kinh điển cho hoạt động và sử dụng giáo luật để quản lý Giáo hội”. 1.1.2.2. Hoạt động tôn giáo và hoạt động đạo Công giáo: a) Hoạt động tôn giáo Theo Điều 2, Khoản 11, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016 quy định: “Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo” [60, tr.2]. b) Hoạt động đạo Công giáo Từ khái hoạt động tôn giáo, có thể hiểu hoạt động của đạo Công giáo là hoạt động truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của các tổ chức Công giáo. 1.1.2.3. Quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo Quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo là quá trình sử dụng quyền lực Nhà nước để tác động, điều chỉnh các hoạt động tôn giáo của các pháp nhân tôn giáo và các thể nhân tôn giáo để hoạt động của các tôn giáo diễn ra theo đúng quan điểm của Đảng; chính sách, pháp luật của nhà nước. Theo nghĩa rộng: Là quá trình dùng quyền lực nhà nước (quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp) của các cơ quan Nhà nước 9 theo quy định của pháp luật để tác động, điều chỉnh, hướng các quá trình tôn giáo và hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo, diễn ra phù họp với pháp luật. Theo nghĩa hẹp: Là một dạng quản lý xã hội mang tính chất nhà nước, là quá trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp để điều chỉnh các quá trình tôn giáo và mọi hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra theo quy định của pháp luật. 1.1.2.4. Khái niệm QLNN về hoạt động của đạo Công giáo Là tổng thể những cách thức, biện pháp tác động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tới các tổ chức đạo Công giáo, các chức sắc và tín đồ đạo Công giáo nhằm đảm bảo những hoạt động của tổ chức, tín đồ, chức sắc đạo Công giáo diễn ra đúng pháp luật, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho công dân; Đồng thời, phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi lợi dụng hoạt động đạo Công giáo để xâm phạm đến an ninh, trật tự của đất nước. 1.1.2.5. Mục tiêu quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo Quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân; Làm cho những hoạt động tôn giáo diễn ra trong khuôn khổ pháp luật. Đồng thời, chống lại những âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo vì mục đích phi tôn giáo. 1.1.2.6. Nguyên tắc quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo tuân thủ các nguyên tắc: (1) Dựa trên quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. (2) Đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. (3) Đảm bảo để mọi tôn giáo hoạt động theo hướng tuân thủ Hiến pháp, pháp luật. (4) Thống nhất giữa sinh hoạt tôn 10 giáo và bảo tồn giá trị văn hóa. (5) Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất, hài hòa lợi ích cá nhân, cộng đồng và lợi ích quốc gia, xã hội. 1.2. QLNN đối với hoạt động của đạo Công giáo 1.2.1. Khái quát đạo Công giáo 1.2.1.1. Khái quá sự ra đời của đạo Công giáo Đạo Công giáo truyền vào Việt Nam năm 1533. Lịch sử hình thành và phát triển đạo Công giáo ở Việt Nam với nhiều thăng trầm, biến động, từ một tôn giáo ban đầu hoàn toàn xa lạ với xã hội Việt Nam, đến nay đạo Công giáo đã phát triển thành tôn giáo lớn ở Việt Nam, với hơn 6,5 triệu tín đồ, 47 Giám mục, khoảng 4.500 linh mục, 3 giáo tỉnh (Hà Nội, Huế, Sài Gòn), 26 giáo phận, hơn 3.000 giáo xứ, khoảng 9.000 giáo họ, hơn 100 dòng tu, trên 15.000 tu sĩ nam, nữ; 6 Đại chủng viện 1.2.1.2. Hệ thống giáo lý, giáo luật, tổ chức đạo Công giáo * Giáo lý đạo Công giáo: Giáo lý của đạo Công giáo được thể hiện trong 2 bộ kinh thánh: Cựu ước và Tân ước, gồm 73 cuốn. * Giáo luật, lễ nghi: - Bộ Giáo luật có bảy quyển: Tổng tắc; Dân chúa; Nhiệm vụ giáo huấn của Giáo hội; Nhiệm vụ thánh hóa của Giáo hội; Tài sản của Giáo hội; Chế tài trong Giáo hội; Tố tụng. - Lễ nghi Công giáo có 7 phép Bí tích: Rửa tội; Thêm sức; Giải tội; Thánh thể; Hôn phối; Truyền chức Thánh; Sức dầu Thánh. * Hệ thống tổ chức giáo hội Công giáo Đạo Công giáo là một tôn giáo có hệ thống tổ chức, cơ cấu chặt chẽ, thống nhất gồm 3 cấp: Cấp trung ương, cấp địa phương và cấp cơ sở. Cấp trung ương là Giáo triều Vatican; cấp địa phương gọi là giáo phận và ở cấp cơ sở gọi là giáo xứ. * Phẩm trật đạo Công giáo Giáo hoàng; Hồng y; Giám mục; Linh mục; Phó tế. 11 1.2.2. Sự cần thiết QLNN về hoạt động đạo Công giáo 1.2.2.1. Thực hiện chức năng quản lý của nhà nước 1.2.2.2. Nhu cầu TNTG chính đáng của công dân 1.2.2.3. Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội 1.3. Nội dung QLNN về hoạt động của đạo Công giáo 1.3.1. Xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về TNTG. 1.3.2. Quy định tổ chức bộ máy QLNN về TNTG. 1.3.3. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về TNTG 1.3.4. Phổ biến, giáo dục pháp luật về TNTG. 1.3.5. Nghiên cứu trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; đào tạo, bồi dưỡng CB, CC, VC làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo. 1.3.6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. 1.3.7. Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực TNTG. 1.4. Phương thức QLNN về hoạt động của đạo Công giáo 1.4.1. Quản lý bằng pháp luật. 1.4.2. Quản lý bằng chính sách 1.4.3. Quản lý bằng tổ chức bộ máy và công tác cán bộ 1.4.4. Quản lý thông qua công tác thuyết phục, vận động tín đồ, chức sắc tôn giáo 1.4.5. Quản lý thông qua công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động của tôn giáo 12 Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Khái quát về tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có vị trí chiến lược, trọng yếu về quốc phòng, an ninh, kinh tế của cả nước; diện tích tự nhiên hơn 13.125 km2, có trên 73 km đường biên giới giáp với Vương quốc Campuchia; Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà, phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông, phía Tây giáp Campuchia. Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 13 huyện; với 184 xã, phường và thị trấn; 2.481 thôn, buôn, tổ dân phố (có 608 buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ). Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. 2.1.2. Khái quát về kinh tế, văn hóa, xã hội Kinh tế chủ đạo của Đắk Lắk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước, với diện tích 182.343 ha và sản lượng thu hoạch hàng năm đạt trên 400.000 tấn, chiếm 40% sản lượng cả nước. Tỉnh cũng là nơi trồng bông, cacao, cao su, điều lớn của Việt Nam, các loại cây ăn trái như cây bơ, sầu riêng, chôm chôm, xoài... và tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển thủy điện. Về văn hóa, xã hội, Đắk Lắk là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội; có tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái, có bản sắc văn hóa rất đặc trưng, đa dạng và phong phú, với sự giao thoa văn hóa dân gian đặc 13 sắc, phong tục tập quán của cộng đồng 49 dân tộc anh em và các vùng miền trong cả nước cùng sinh sống. 2.1.3. Khái quát về dân cư; tín ngưỡng, tôn giáo. Dân số của tỉnh hiện nay Dân số trên 1,8 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 33,5%; Mật độ dân số trung bình đạt 135 người/km²; phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, huyện lỵ ven các trục quốc lộ 14, 26, 27 như: Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar... Dân số thành thị đạt 462.013 người, chiếm 24,7%; dân số sống tại nông thôn 1.407.309 người, chiếm 75,3%. Tỉnh có 49 dân tộc anh em cùng sinh sống; một số dân tộc có số dân lớn như: Kinh chiếm 70.65% dân số; Êđê chiếm 13.69% dân số; Nùng 3.9% dân số; M’nông 3.51% dân số; Tày 3.03% dân số; Thái 1.04% dân số; Dao 0.86% dân số Thành phần các dân tộc tại chỗ chủ yếu là người Êđê, M’nông và một số dân tộc ít người khác như Ba Na, Gia rai, Xê Đăng... Tổng số dân tộc thiểu số là 253.154 người, dân tộc Êđê chiếm đến 70.1%, M’nông chiếm 17% các dân tộc khác như Ba Na, Gia rai, Sê đăng... chiếm 18.5%... Về tín ngưỡng, tôn giáo: tính đến ngày 01/4/2019, toàn tỉnh Đắk Lắk có 13 tôn giáo, với 609.536 tín đồ (chiếm 32% dân số toàn tỉnh); Có 4 tôn giáo lớn là: Công giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao đài; trong đó, đông đảo hơn cả là đạo Công giáo, chiếm 38% số người có đạo. Ngoài các theo các tôn giáo, đời sống tín ngưỡng dân gian của người dân Đắk Lắk rất phong phú, nghi lễ phong tục của cộng đồng các dân tộc anh em trên địa bàn. 2.2. Đặc điểm và tình hình hoạt động đạo Công giáo 2.2.1. Khái quát sự hình thành Giáo phận Ban Mê Thuột Giáo phận Ban Mê Thuột có diện tích rộng lớn: 24.474 km2, trải rộng các tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông và một phần của tỉnh Bình Phước. Giáo phận có 440.942 giáo dân trên tổng số 2.955.911 dân 14 cư (năm 2017) chiếm 14,91% dân số, với 8 giáo hạt, 106 giáo xứ và 73 giáo họ với 185 linh mục (trong đó 134 linh mục thuộc Giáo phận và 51 linh mục thuộc các dòng tu). Giám mục đương nhiệm là Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản. Đắk Lắk là nơi đặt trụ sở Tòa Giám mục, nơi diễn ra các hoạt động tôn giáo lớn của Giáo phận. Đắk Lắk cũng là tỉnh có tín đồ đông nhất so với hai tỉnh còn lại, với hơn 231.632 tín đồ (trong đó tín đồ là người dân tộc thiểu số chiếm 28%), 04 Giám mục, 82 linh mục trong đó có 8 linh mục dòng, 9 dòng tu và 214 nam, nữ tu sĩ. Trải qua quá trình phát triển, đến nay đạo Công giáo tại Đắk Lắk đã có 04 giáo hạt, 38 giáo xứ, 31 giáo họ, 119 cơ sở thờ tự, 04 Giám mục (03 giám mục đã chết), 82 linh mục, 22 dòng tu (trong đó 12 dòng tu đã đăng ký sinh hoạt và 356 tu sĩ). 2.2.2. Tình hình hoạt động đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến tích cực, ổn định, dần đi vào nền nếp; tín đồ Công giáo tích cực tham gia vào các phong trào của địa phương, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Với phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo, để phụng sự Thiên chúa, phục vụ Tổ quốc và dân tộc”, “sống phúc âm trong lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”; bên cạnh làm tốt việc đạo, các tín đồ, chức sắc đạo Công giáo còn có nhiều đóng góp tích cực cho xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số chức sắc, tín đồ đạo Công giáo chưa thực sự gắn bó với địa phương, dân tộc. Đặc biệt, một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hoạt động đạo Công giáo, tuyên truyền, xuyên tạc nói xấu chế độ, lôi kéo, kích động giáo dân chống đối chính quyền; lợi dụng hoạt động Công giáo để xâm phạm an ninh chính trị, trật tự xã hội ở địa phương. 15 2.2.3. Đặc điểm của tín đồ đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Về tình hình tín đồ đạo Công giáo ở tỉnh Đắk Lắk tăng nhanh đáng kể: Thời sơ khai chỉ có một số tín đồ Miền Trung vào phục vụ, làm thuê cho thực dân Pháp, đến nay có 45.326 hộ gia đình với 231.632 giáo dân (nguời dân tộc thiểu số chiếm 28%). Về thành phần: Giáo dân theo đạo Công giáo bao gồm nhiều thành phần trong xã hội; phần đông là người dân lao động, gắn bó với quê hương, có tinh thần đoàn kết cộng đồng; Tỉnh Đắk Lắk có hơn 10 xã, có tỷ lệ giáo dân trên 30% tổng số dân. Về niềm tin tôn giáo: tín đồ đạo Công giáo ở tỉnh Đắk Lắk tin vào Thiên Chúa và sự mầu nhiệm của Thiên Chúa; gắn bó với tổ chức Giáo hội Công giáo, coi trọng và tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng Công giáo. Về hoạt động tôn giáo: Tín đồ đạo Công giáo tỉnh Đắk Lắk những năm gần đây, niềm tin tôn giáo ngày càng được củng cố. Về tham gia hoạt động xã hội: nhận thức và hiểu biết về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ngày càng được nâng cao. Ngoài việc tham gia hoạt động tại các hội đoàn của đạo Công giáo, tín đồ đạo Công giáo còn tham gia các đoàn thể của Nhà nước như: Đoàn Thanh niên, Hội liên hiệp Phụ Nữ... Về trình độ, nhận thức: tín đồ đạo Công giáo tỉnh Đắk Lắk có cơ cấu đa dạng, có sự khác biệt về trình độ, kiến thức và hoàn cảnh sống; tham gia các nghi lễ đạo Công giáo thể hiện khá đậm nét, đa phần họ là người có tinh thần yêu nước, có ý thức dân tộc. 2.3. Thực trạng quản lý Nhà nước về hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.3.1. Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo 16 2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo 2.3.3. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo 2.3.3.1. Quản lý việc phong chức, phong phẩm Tổng hợp số liệu của Ban Tôn giáo tỉnh Đắk Lắk, tính từ năm 2005 đến 2019, đã chấp thuận việc thụ phong thụ phong 27 linh mục, trên địa bàn tỉnh và đồng ý thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo đối với 33 linh mục trong giáo phận... 2.3.3.2. Quản lý hoạt động của chức sắc, tín đồ đạo Công giáo; quản lý đào tạo chức sắc đạo Công giáo * Quản lý đăng ký chương trình hoạt động, lễ hội Công giáo * Quản lý hoạt động của các chức sắc, tín đồ Công giáo * Quản lý đào tạo chức sắc, chức việc đạo Công giáo Từ năm 2005 đến 2019, các cấp chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã xem xét và chấp thuận cho Giáo hội Công giáo cử 141 tín đồ, chủng sinh đi đào tạo, trong đó có 130 chủng sinh theo học tại Đại Chủng viện Sao Biển (Khánh Hòa) và 11 chủng sinh học tại các Đại Chủng viện ở Italia, Canada và Hoa Kỳ. Ngoài ra, đã cấp phép cho 89 lượt linh mục, tu sĩ ra nước ngoài học tập, bồi dưỡng mục vụ. 2.3.3.3. Quản lý hoạt động từ thiện xã hội đạo Công giáo * Quản lý hoạt động từ thiện, nhân đạo: Từ năm 2005 đến năm 2018, đồng bào Công giáo tỉnh Đắk Lắk đóng góp gần 21,6 tỷ đồng để xây dựng nhà tình thương, ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa; huy động hơn 5,7 tỷ đồng để trao nhiều suất học bổng, xe đạp cho hoc̣ sinh nghèo vượt khó học giỏi. Riêng năm 2019, đã huy động trên 6 tỷ đồng để hoạt động xã hội; xây dựng 29 căn nhà tình thương với tổng giá trị trên 900 triệu đồng; đóng góp 17 quỹ đền ơn đáp nghĩa 48 triệu đồng; đóng góp cho hoạt động khuyến học tổng trị giá gần 3 tỷ đồng * Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục: Đầu tư cơ sở vật chất trường mẫu giáo tư thục như: Trường Mầm non Họa Mi thuộc và Mẫu giáo Hoa Cúc, giai đoạn 1 trên 20 tỷ đồng mỗi trường. Ngoài ra, còn trên 13 trường mầm non, do các giáo xứ đóng góp kinh phí, ngày công xây dựng và hơn 30 nhóm trẻ tư thục do các nhón tín đồ công giáo quản lý... đã huy động hơn 4.500 trẻ đến trường, chiếm trên 25% tổng số trẻ ngoài công lập. * Quản lý hoạt động tham gia xã hội hóa y tế: Huy động kinh phí xây dựng các cơ sở, trung tâm bảo trợ xã hội như: Trường chuyên biệt Vi Nhân, mỗi năm học, tiếp nhận khoảng 150 học sinh khuyết tật. Năm học 2019 - 2020, trường có gần 200 học sinh chuyên biệt với 16 lớp, trong đó có 120 em ở nội trú. Lớp học tình thương của Dòng Bác Ái Vinh Sơn, năm 2019 đã có hơn 220 học sinh tiểu học, trong đó trên 85% số cháu thuộc hộ nghèo, trẻ mồ côi và hơn 10 nhóm bán trú cho các trẻ khuyết tật do các giáo xứ, giáo họ, dòng tu huy động kinh phí duy trì hoạt động. 2.3.3.4. Quản lý đất đai, cấp phép xây dựng, trùng tu, sửa chữa các công trình, kiến trúc đạo Công giáo * Quản lý đất đai có liên quan đên đạo Công giáo Hiện trạng sự dụng đất của đạo Công giáo từ năm 2005 đến tháng 6/2019, tăng 227,7%. Năm 2005, được cấp 44,7% tổng diện tích sử dụng, đến 6 tháng đầu năm 2019, được cấp khoảng 48% tổng diện tích sử dụng. * Quản lý việc cấp phép trùng tu, xây dựng, sửa chữa các công trình, kiến trúc đạo Công giáo Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 120 cơ sở thờ tự của đạo Công giáo được nhà nước công nhận; Các cấp chính quyền đã xem xét, 18 cấp phép cho Giáo hội Công giáo Đăk Lăk xây dựng mới 19 nhà thờ, sửa chữa 25 cơ sở khác. 2.3.3.5. Phối hợp các tổ chức trong thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Công giáo Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhằm thực hiện tốt những nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo và tăng cường gắn kết trong việc thực thi các nhiệm vụ liên quan đến tôn giáo. Qua đó, đồng bào Công giáo tích cực tham gia các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc phát động; quyên góp ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” trên 107 tỷ đồng; hỗ trợ kinh phí xây mới được 4.680 nhà đại đoàn kết; cấp thuốc, khám chữa bệnh cho hơn 1.500 lượt người trị giá hơn 01 tỷ đồng; xây dựng và sửa chữa 75 nhà tình thương cho các hộ khó; ủng hộ đồng bào bị lũ lụt 1,5 tỷ đồng; tặng quà cho người nghèo hơn 6,5 tỷ đồng 2.3.4. Phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo Tổ chức hơn 250 hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hơn 21.240 lượt cán bộ, công chức các cấp và hơn 5.000 lượt chức sắc các tôn giáo trên địa bàn tỉnh tham dự. Giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2018, cấp tỉnh tổ chức 51 lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho 3.332 lượt cán bộ và 2.757 lượt chức sắc tôn giáo. Cấp huyện tổ chức 69 hội nghị với 9.534 lượt cán bộ và 1.811 lượt chức sắc tôn giáo tham dự. Riêng năm 2018 tổ chức 27 lớp phổ biến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, thu hút 3.642 lượt người tham gia; Ban Tôn giáo triển khai các văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho 1.477 chức sắc, chức việc các tôn giáo. 2.3.5. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo Cấp tỉnh có 15 biên chế chuyên trách làm công tác tôn giáo; phòng Nội vụ cấp huyện đều bố trì 1 - 2 biên chế làm công tác tôn 19 giáo; 100% cấp xã bố trí cán bộ kiêm nhiệm. Hầu hết cán bộ làm công tác tôn giáo cấp tỉnh và huyện đều được bồi dưỡng ngắn hạn về công tác tôn giáo; Một số công chức cấp huyện (Ea Kar, Lắk) được cử đào tạo trình độ cao học về tôn giáo. Hàng năm, Sở Nội vụ đều tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo dành cho bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã. Tổng số có 115 cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh phân theo ngạch: Chuyên viên cao cấp: 0 người; chuyên viên chính: 10 người; chuyên viên: 69 người; cán sự và nhân viên: 62 người. Số cán bộ chưa qua các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cao (50 người), số cán bộ giữ ngạch cán sự, nhân viên và cán bộ chưa được đào tạo chuyên ngành về tôn giáo và quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo còn nhiều (260 người). 2.3.6. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật nhà nước về tôn giáo và hoạt động của đạo Công giáo Ban Tôn giáo tỉnh đã tiến hành hơn 40 cuộc thanh tra, kiểm tra; đã phát hiện, chấn chỉnh 04 vụ việc vi phạm; UBND cấp huyện tiến hành trên 130 đợt kiểm tra đối với cấp xã và hơn 60 đợt kiểm tra các tổ chức đạo Công giáo. Đã giải quyết gần 30 vụ việc khiếu kiện liên quan đến đạo Công giáo; Kết quả đã giải quyết giao lại 08 cơ sở cũ của đạo Công giáo. 2.3.7. Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo Từ năm 2005 đến nay, Tin̉h ủy, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành đã tiếp và làm việc với 47 đoàn nước ngoài đến Đắk Lắk, trong đó có nhiều đoàn khách Công giáo quốc tế. 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.4.1. Kết quả Hệ thống chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp 20 luật của Nhà nước về tôn giáo được thể chế hóa, hướng dẫn triển khai thực hiện. Tổ chức bộ máy QLNN về tôn giáo từng bước kiện toàn. QLNN đối với c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_hoat_dong_cua_dao_cong.pdf
Tài liệu liên quan