Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Thanh Xuân , thành phố Hà Nội

Nhận sự chỉ đạo từ cấp trên, Sở VHTT và UBND quận, các Sở, Ban, Ngành,

trong đó có phòng VHTT sẽ thực hiện công tác quản lý về lĩnh vực quảng cáo theo

nội dung các văn bản pháp luật. Ngoài ra, Phòng VHTT cũng ban hành các văn bản

quy phạm pháp luật. thông qua tham mưu cho UBND quận Thanh Xuân để chỉ đạo

triển khai tuyên truyền quảng cáo và thực hiện Luật Quảng cáo tại địa bàn. UBND

quận Thanh Xuân đã có những bổ sung, điều chỉnh, thay đổi quy hoạch quảng cáo

để đảm bảo lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp. Đồng thời những điều chỉnh

này vẫn đảm bảo nguyên tắc định hướng lâu dài gắn với văn hóa và sự phát triển tại

địa bàn quản lý.

UBND quận Thanh Xuân, phòng VHTT đã xác định việc tuyên truyền, phổ

biến những quy định của nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm. Hàng năm, theo sự chỉ

đạo của UBND thành phố Hà Nội, quận hướng dẫn, chỉ đạo các phường xây dựng kế

hoạch, tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng các văn bản chỉ đạo của quận tới các

chi bộ, tổ dân phố, cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân. Công tác tuyên truyền

được triển khai bằng nhiều phương thức như: hệ thống truyền thanh, hệ thống panô,

tuyên truyền lưu động,.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Thanh Xuân , thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo; - Bộ VHTT&DL chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo; - Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ VHTT&DL thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo; - UBND các cấp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền. 1.3.3 Cơ sở vật chất, đội ngũ quản lý Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 thì cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, tích hợp với các công cụ cho chuyển đổi số có vai trò quan trọng trong công tác quản lý nhà nước. Cùng với sự bố trí các phòng, ban chức năng về quản lý hoạt động quảng cáo từ cao đến thấp, từ trung ương đến địa phương, việc đảm bảo cơ sở vật chất hiện đại, phù hợp với thời đại sẽ giúp công tác quản lý đạt hiệu quả tốt nhất. Chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là của đội ngũ quản lý cũng là yếu tố quyết định hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Một nền hành chính chuyên nghiệp chỉ có thể hình thành trên cơ sở xây dựng và phát triển nguồn nhân lực tương ứng mang tính chuyên nghiệp. 1.3.4 Các yếu tố khác Khoa học công nghệ . Sự tham gia và ủng hộ của người dân Các yếu tố xã hội như văn hóa, lịch sử, truyền thống, tập quán, thói quen 1.4 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo 1.4.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo của thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng Tại Việt Nam, những thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đã xây dựng Hiệp hội quảng cáo cho riêng mình. Những hiệp hội này là cầu nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương, địa phương với các đơn vị hoạt động quảng cáo. Hiệp hội cũng góp phần không nhỏ giúp các cơ quan chức năng thực hiện công tác quản lý đối với hoạt động quảng cáo. 1.4.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về quảng cáo của quận Hoàn Kiếm 10 Xét trên quy mô nhỏ hơn, quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo của một số quận thuộc thành phố Hà Nội cũng có những kinh nghiệm xứng đáng để học tập. Quận Hoàn Kiếm là điển hình với việc quy hoạch các hoạt động quảng cáo vào những không gian văn hóa. UBND quận đã tập trung nghiên cứu, triển khai công tác chỉnh trang, bảo tồn các không gian công cộng, phố nghề truyền thống, kiến trúc nhằm cải thiện môi trường cảnh quan nói chung và môi trường hoạt động quảng cáo nói riêng; xây dựng phương án quản lý và khai thác hiệu quả việc quảng cáo thương mại ở các tuyến phố đi bộ. 1.4.3 Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo cho quận Thanh Xuân Từ việc phân tích kinh nghiệm xây dựng, thực thi pháp luật về quảng cáo và những thành tựu của các địa phương trong nước về quảng cáo, luận văn cũng xem xét để có thể rút ra một số bài học cho quá trình hoàn thiện việc quản lý nhà nước về quảng cáo của quận Thanh Xuân trong thời gian tới. Qua đó, luận văn sẽ xây dựng và đề suất các giải pháp nhằm hỗ trợ việc quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo tại địa bàn nghiên cứu. 11 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN, HÀ NỘI 2.1 Tổng quan về quận Thanh Xuân, Hà Nội 2.1.1 Vị trí địa lý và cơ cấu dân cư Thanh Xuân là một quận nằm phía Tây nam của nội thành thuộc thành phố Hà Nội, Việt Nam, được thành lập ngày 28 tháng 12 năm 1996 theo Nghị định số 74-CP của Chính phủ. Quận Thanh Xuân hiện nay có 11 phường, có diện tích vào khoảng 9,11km vuông với 83.729 hộ, tương đương 293.524 nhân khẩu. 2.1.2 Tình hình kinh tế, văn hóa xã hội Trong hơn hai mươi năm kể từ khi quận được thành lập (1996 - 2020), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Thanh Xuân đã kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang, tích cực xây dựng quận không ngừng phát triển toàn diện, bền vững, cùng với Thủ đô và đất nước đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Thanh Xuân là quận có tốc độ đô thị hóa nhanh. Với các giải pháp đồng bộ, toàn diện, thời gian qua, quận Thanh Xuân đã và đang nổi lên như là một điểm sáng trong phát triển kinh tế – xã hội, khẳng định dấu ấn của một quận trẻ trung, năng động và tràn đầy sức sống. Công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống quận Thanh Xuân được các cấp, các ngành chú trọng, quan tâm, đầu tư; ngày càng đạt được những kết quả đáng khích lệ. Quận Thanh Xuân luôn duy trì thực hiện tốt công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Trong đó, quận tập trung giải quyết số vụ việc tồn đọng và mới phát sinh, nhất là các vụ việc đơn thư khiếu nại liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, quản lý đất đai; không để đơn thư kéo dài, đảm bảo thực hiện đúng quy trình, đúng pháp luật. Tất cả những đặc điểm trên cho thấy toàn cảnh diện mạo đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng cư dân Thanh Xuân ngày nay, vừa bảo lưu, phát huy những yếu tố văn hóa truyền thống, vừa hội nhập những yếu tố văn hóa hiện đại, trong đó ít nhiều có tiếp thu văn hóa từ các vùng miền trong cả nước, tạo thành một phức hợp văn hóa đa dạng và phong phú. 2.1.3 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đối với quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo 12 Quận Thanh Xuân là đầu mối giao thông phía Tây Nam Hà Nội, thuận lợi trong phát triển kinh tế nói chung và hoạt động quảng cáo nói riêng. Các trục đường giao thông lớn là vị trí tốt để quảng cáo. Khu vực có nhiều trường Đại học lớn, các chung cư, trung tâm thương mại sầm uất thu hút các nhà quảng cáo. Mật độ dân cư lớn, đa dạng về cơ cấu nhân khẩu tạo ra một thị trường khách hàng tiềm năng mà hoạt động quảng cáo hướng tới. Với các điều kiện trên, công tác quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo gặp không ít khó khăn, yêu cầu các cơ quan chức năng phải phương thức quản lý phù hợp. 2.2 Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo tại quận Thanh Xuân, Hà Nội 2.2.1 Cơ sở pháp lý trong quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo Quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo tại quận Thanh Xuân chịu sự chi phối chủ yếu của các văn bản pháp luật gồm Luật Quảng cáo 2012, Luật Thương mại 2005, các luật chuyên ngành khác và những văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành, tạo cơ sở pháp lý để hoạt động quảng cáo diễn ra thuận lợi hơn. Trong đó, tiêu biểu là các văn bản pháp luật sau: Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21/06/2012 quy định về hoạt động quảng cáo; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo; quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ ban hành quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng. Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều luật của Luật Quảng cáo. Nghị định 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn, hóa thể thao, du lịch và quảng cáo. Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06/12/2013 của Bộ VHTT&DL quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quảng cáo. Công văn số 2310/BVHTTDL-VHCS ngày 24/06/2013 của Bộ VHTT&DL giải đáp một số thắc mắc trong triển khai thực hiện các quy định của Luật Quảng cáo (sử dụng trong thời gian chờ Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật Quảng cáo). Công văn số 2140/BVHTTDL-VHCS ngày 01/07/2014 của Bộ VHTT&DL về việc xây dựng quy hoạch quảng cáo. 13 Chỉ thị số 172/CT-BVHTTDL ngày 06/09/2012 của Bộ VHTT&DL về việc tổ chức triển khai thực hiện Luật Quảng cáo. Chỉ thị 16/CT-UBND ngày 3/8/2016 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 09/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo. Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005. Thông tư 04/2018/TT-BXD của Bộ Xây dựng về Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời. Bên cạnh các văn bản pháp luật được cấp trên đưa xuống, UBND quận Thanh Xuân cũng ban hành các văn bản theo thẩm quyền để quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn. Dựa vào các văn bản này, nhà quản lý và những người hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo tại quận Thanh Xuân có thể lấy đó làm cơ sở pháp lý, giúp công việc được thực hiện đúng với hành lang pháp luật đề ra. 2.2.2 Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo 2.2.2.1 Cơ cấu tổ chức UBND Thành phố đã ra Quyết định số 01/2016/QĐUBND ngày 20/01/2016 về việc ban hành Quy chế quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội. Căn cứ theo Quyết định này, các sở, ban ngành, quận, huyện, phường, xã có nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể về quản lý hoạt động quảng cáo thương mại, đồng thời được phân thành 03 cấp quản lý như sau: UBND quận Thanh Xuân Phòng VHTT UBND các phường Ban VHTT Hoạt động quảng cáo tại địa bàn UBND thành phố Hà Nội Sở VHTT 14 Tại quận Thanh Xuân, Phòng VHTT là đơn vị trực tiếp tham mưu cho UBND quận quản lý các dịch vụ văn hoá, ban hành các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: văn hóa, thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông. trong đó có hoạt động quảng cáo. Phòng VHTT quận Thanh Xuân được UBND quận giao 07 biên chế. Trong đó, phòng gồm 01 Trưởng phòng, 02 Phó Trưởng phòng và 04 chuyên viên phụ trách các hoạt động liên quan. 2.2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận Phòng VHTT thực hiện các chức năng cơ bản là: - Trình UBND ban hành quyết định; kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn; đề án, chương trình phát triển văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước, xã hội hoá trong lĩnh vực quản lý nhà nước được giao. - Trình Chủ tịch UBND dự thảo các văn bản về lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND. - Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình đã được phê duyệt; hướng dẫn, thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, hoạt động quảng cáo. - Giúp UBND thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép liên quan đến hoạt động quảng cáo trên địa theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp của UBND. - Giúp UBND quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực quảng cáo theo quy định của pháp luật. - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận; giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh vực quảng cáo theo quy định của pháp luật. 2.2.2.3 Cơ chế phối hợp Để công tác quản lý nhà nước về quảng cáo được tiến hành, cần có sự phối hợp từ các đơn vị chức năng liên quan. Trước khi Phòng VHTT quận thực hiện chức năng, đơn vị này cần sự chỉ đạo, hướng dẫn từ các cấp ban, ngành từ trên xuống. Hoạt động quảng cáo được cấp phép và đưa vào hoạt động dựa trên sự phối hợp của các Bộ, Ban, ngành có liên quan như Sở Xây dựng, Sở VHTT, Sở Thông tin và truyền thông, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban tuyên giáo Trung ương, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, UBND các quận, UBND các phường. Các 15 cơ quan này có trách nhiệm và quyền hạn liên đới thông qua công tác quản lý hoạt động quảng cáo. 2.2.3 Công tác quản lý nhà nước về hoạt động quản cáo trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội 2.2.3.1 Hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội Quá trình điều tra, khảo sát nghiên cứu được thực hiện đối với 7 hình thức quảng cáo phổ biến là: Bảng, biểu quảng cáo; Băng rôn quảng cáo thương mại; Quảng cáo đặt tại dải phân cách; Quảng cáo tại nhà chờ xe buýt; Quảng cáo rao vặt; Quảng cáo trên phương tiện vận chuyển; Đoàn người thực hiện quảng cáo. 65% 10% 3% 6% 14% 1% 1% Biểu đồ 2.1: Hình thức quảng cáo trên địa bàn quận Thanh Xuân (đơn vị: %) Bảng, biểu quảng cáo Băng rôn quảng cáo thương mại Quảng cáo đặt tại dải phân cách Quảng cáo tại nhà chờ xe buýt Quảng cáo rao vặt Quảng cáo trên phương tiện vận chuyển Đoàn người thực hiện quảng cáo Nguồn: Tác giả tổng hợp. Loại hình quảng cáo bằng bảng, biển, chiếm tỉ lệ lớn nhất với 65% tổng số các hình thức quảng cáo tại quận Thanh Xuân. Phần lớn là biển ốp tường, biển hiệu của cửa hàng, biển hiệu có kết hợp quảng cáo nhãn hiệu hàng hoá, một số ít là các loại biển có chân đứng (standee). Trên các tuyến đường chính, đa phần các biển quảng cáo được treo sát ngay trước mặt tiền nhà các đơn vị kinh doanh đều và đẹp, đảm bảo mỹ quan đô thị. Băng rôn quảng cáo thương mại, chiếm 10% trên tổng số, là một trong những loại hình được sử dụng nhiều nhất tại quận. Băng rôn quảng cáo thường có kích thước, vị trí treo do phòng VHTT của quận hướng dẫn, quy định. Băng rôn quảng cáo đã được chấn chỉnh nghiêm trang về nội dung, hình ảnh, vị trí treo, thời gian treo đem lại vẻ đẹp mỹ quan cho quận Thanh Xuân. 16 Quảng cáo đặt tại dải phân cách được sử dụng nhiều trên các tuyến đường lớn như: Trường Trinh, Nguyễn Trãi Sở VHTT đề xuất với UBND thành phố cho thu hồi toàn bộ thỏa thuận với các doanh nghiệp lắp đặt bảng quảng cáo để quy hoạch lại. Quảng cáo tại nhà chờ xe buýt chiếm 6% trong các loại hình quảng cáo phổ biến tại quận Thanh Xuân. Số lượng người sử dụng xe buýt lớn, đồng nghĩa với số lượng khách hàng tiếp cận với quảng cáo nhiều. Điều này khiến quảng cáo tại nhà chờ xe buýt thu hút các nhà quảng cáo. Quảng cáo rao vặt là hoạt động quảng cáo phát triển mạnh trên các khu vực khác trong cả nước nói chung và tại quận Thanh Xuân nói riêng, chiếm 14% tổng loại hình quảng cáo tại địa bàn quận. Hoạt động quảng cáo rao vặt trái phép xuất hiện tràn lan, gây khó khăn trong công tác quản lý. Quảng cáo trên phương tiện vận chuyển cũng là một loại hình quảng cáo thu hút được sự chú ý của nhiều người như quảng cáo trên xe buýt, taxi, xe tải Hình thức này đã thay đổi từ dùng loa gắn trên phương tiện sang chỉ có thể dán, vẽ nội dung quảng cáo. Do vậy, công tác quản lý dễ dàng hơn. Loại hình đoàn người thực hiện quảng cáo vẫn được các tổ chức sử dụng, chiếm 1% trên tổng số loại hình tại quận. Theo Luật Quảng cáo, hoạt động này ngoài sự chấp thuận của Sở VHTT thì cần cả sự cho phép của Sở Giao thông vận tải về nội dung, tuyến đường và được phép di chuyển. Tổng hợp kết quả nghiên cứu, hoạt động quảng cáo tại địa bàn quận Thanh Xuân diễn ra rất sôi động. Các hoạt động quảng cáo được thực hiện thông qua nhiều hình thức, phương tiện đa dạng, phong phú. Bên cạnh những mặt tích cực, quảng cáo vẫn còn tồn tại những hạn chế, tiêu cực. 2.2.3.2 Công tác xây dựng quy hoạch quảng cáo Thực hiện Kế hoạch 27-KH/QU ngày 16/9/2016 của Quận ủy về tổ chức thực hiện các Chương trình, đề án công tác của Thành ủy và Quận ủy (giai đoạn 2016 – 2020) trong năm 2017, UBND quận Thanh Xuân đã thực hiện lập đồ án Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc trình UBND thành phố phê duyệt. Trong đề án, quy hoạch quảng cáo tại quận Thanh Xuân tập trung vào sắp xếp, bố trí hệ thống tuyên truyền, quảng cáo theo hướng hiện đại, đồng bộ, phù hợp với kiến trúc hạ tầng, tốc độ và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quận. Bên cạnh đó, quy hoạch đề cao việc tiếp cận và áp dụng công nghệ quảng cáo hiện đại nhưng vẫn kế thừa, duy trì hệ thống bảng quảng cáo ngoài trời còn phù hợp đang thực hiện. Ngoài ra, công tác xây dựng quy hoạch bảo đảm và nâng cao yếu tố cảnh quan, tính văn hóa, kiến trúc và 17 văn minh đô thị, trật tự an toàn xã hội trong hoạt động quảng cáo tại quận Thanh Xuân. Năm 2018, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1997/QĐ- UBND phê duyệt Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2050. Theo quyết định của thành phố, quận Thanh Xuân thực hiện bám sát quy hoạch mặt bằng và kiến trúc đô thị của địa bàn, nhất là các trục đường giao thông chính, các trục đường giao thông nội thành, các trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, các điểm tập trung đông dân cư, trung tâm văn hóa thể thao, khu dịch vụ công cộng, góp phần cải thiện diện mạo đô thị, phục vụ dân sinh. 2.2.3.3 Công tác ban hành, tổ chức thực hiện, tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý về hoạt động quảng cáo Nhận sự chỉ đạo từ cấp trên, Sở VHTT và UBND quận, các Sở, Ban, Ngành, trong đó có phòng VHTT sẽ thực hiện công tác quản lý về lĩnh vực quảng cáo theo nội dung các văn bản pháp luật. Ngoài ra, Phòng VHTT cũng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. thông qua tham mưu cho UBND quận Thanh Xuân để chỉ đạo triển khai tuyên truyền quảng cáo và thực hiện Luật Quảng cáo tại địa bàn. UBND quận Thanh Xuân đã có những bổ sung, điều chỉnh, thay đổi quy hoạch quảng cáo để đảm bảo lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp. Đồng thời những điều chỉnh này vẫn đảm bảo nguyên tắc định hướng lâu dài gắn với văn hóa và sự phát triển tại địa bàn quản lý. UBND quận Thanh Xuân, phòng VHTT đã xác định việc tuyên truyền, phổ biến những quy định của nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm. Hàng năm, theo sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, quận hướng dẫn, chỉ đạo các phường xây dựng kế hoạch, tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng các văn bản chỉ đạo của quận tới các chi bộ, tổ dân phố, cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân. Công tác tuyên truyền được triển khai bằng nhiều phương thức như: hệ thống truyền thanh, hệ thống panô, tuyên truyền lưu động,... 2.2.3.4 Công tác cấp phép hoạt động quảng cáo Việc thực hiện quảng cáo các sản phẩm hay dịch vụ trên thị trường chỉ được thực hiện khi có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dù là sản phẩm sản xuất trong nước hay sản phẩm nhập khẩu. Quy định về cấp phép quảng cáo được xác định theo Luật quảng cáo 2012. Để hỗ trợ tổ chức và công dân khi đến giải quyết thủ tục cấp giấy phép nói riêng và thủ tục hành chính nói chung tại UBND quận hay UBND các phường thuận 18 lợi hơn, UBND quận Thanh Xuân đã xây dựng và đưa vào triển khai phần mềm thông báo kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua hệ thống nhắn tin SMS. Trình tự cấp phép hoạt động quảng cáo cũng được phổ biến cụ thể tới người dân. Trong những năm qua, Phòng VHTT đã thực hiện tốt quy trình, thủ tục tiếp nhận hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo của các tổ chức, cá nhân. 2.2.3.5 Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về hoạt động quảng cáo UBND quận Thanh Xuân nghiêm túc thực hiện các quy định của Luật Quảng cáo, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL). Đơn vị quản lý đã tổng hợp ra những hành vi vi phạm về hoạt động quảng cáo như: Vi phạm quảng cáo đèn chiếu sáng, quảng cáo bằng đoàn người khi chưa được sự đồng ý của chính quyền, vị trí lắp đặt biển hiệu gây mất mĩ quan đô thị,... Bảng 2.1: Tình hình vi phạm quảng cáo trên địa bàn 11 phường tại quận Thanh Xuân, Hà Nội từ năm 2017 đến năm 2019 ( đơn vị: vụ vi phạm) Quận 2017 2018 2019 Thanh Xuân Bắc 15 12 13 Thanh Xuân Trung 23 22 25 Thanh Xuân Nam 5 5 4 Thượng Đình 24 22 22 Hạ Đình 3 2 4 Khương Đình 5 5 4 Khương Mai 2 2 4 Khương Trung 8 12 7 Nhân Chính 10 15 13 Phương Liệt 3 1 3 Kim giang 2 2 1 Nguồn: Tác giả tổng hợp. Phần lớn các vi phạm quảng cáo thuộc về quảng cáo rao vặt, loại hình quảng cáo này tràn lan và rất khó quản lý. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về hoạt động quảng cáo được thanh tra Sở VHTT hết sức chú trọng. Hàng năm, Thanh tra Sở luôn có kế hoạch phối hợp với các ngành chức năng của thành phố và các quận thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để thanh tra, kiểm tra hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn Hà 19 Nội nói chung và quận Thanh Xuân nói riêng; nhằm phát hiện, hướng dẫn và xử lý kịp thời những sai phạm trong hoạt động quảng cáo. Phòng VHTT cũng đã phối hợp chặt chẽ với các phòng, kiểm tra, xử lý dứt điểm các vi phạm trong hoạt động quảng cáo, đặc biệt là các khung bảng quảng cáo tại các ngã ba, ngã tư, nút giao thông... tại mặt tiền, mặt tường bên công trình, nhà ở gây mất mỹ quan và trật tự đô thị; không đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông; ảnh hưởng đến an toàn sinh mạng của người dân sống trong khu vực. Vận động các hộ gia đình, đơn vị cho thuê vị trí quảng cáo, các doanh nghiệp có khung, bảng quảng cáo vi phạm tự giác chỉnh sửa khung, bảng quảng cáo theo quy định, tháo dỡ khung, bảng quảng cáo vi phạm; đối với những trường hợp cố tình không hợp tác, không thực hiện đề nghị thiết lập hồ sơ, tổ chức lực lượng cưỡng chế, tháo dỡ khung, bảng quảng cáo trên nóc nhà, tại mặt tiền, mặt tường bên công trình, nhà ở vi phạm quy định; giữ ổn định trật tự hoạt động quảng cáo, không để xảy ra tình trạng tái vi phạm và vi phạm mới trên địa bàn quản lý. 2.3 Đánh giá quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội 2.3.1 Thành tựu của quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội Trong thời gian qua, công tác quản lý và hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước phát huy vai trò cầu nối giữa sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Hình thức, phương tiện quảng cáo phát triển mạnh mẽ với nhiều loại hình mới, đa dạng, hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội của khu vực. Với sự phối kết hợp giữa chính quyền, các ban ngành, đoàn thể cùng với cộng đồng cư dân trên địa bàn quận cho thấy, quản lý hoạt động quảng cáo đã đạt được một số ưu điểm đáng ghi nhận. Quận Thanh Xuân đã chỉ đạo thực hiện tốt các văn bản quản lý của nhà nước của UBND cũng như Sở VHTT&DL. Bên cạnh đó, UBND quận cũng đã kết hợp với phòng VHTT ban hành tổ chức, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực quảng cáo. Các văn bản này giúp đẩy lùi tệ nạn quảng cáo rao vặt nói riêng và hoạt động quảng cáo vi phạm nói chung, đồng thời giúp cho các cán bộ trong lĩnh vực quảng cáo quản lý hoạt động này dễ dàng và thuận lợi hơn. Công tác kiểm tra thường xuyên hơn, xử lý kiên quyết hơn, đặc biệt đối với quảng cáo rao vặt. Các vi phạm quảng cáo đã giảm đáng kể. 20 Hoạt động tiếp nhận, xác nhận nội dung sản phẩm quảng cáo thực hiện theo quy trình, thủ tục rõ ràng, cụ thể, hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp. Nhận thức của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo về việc thực hiện các quy định của pháp luật được cải thiện, góp phần tạo nên một môi trường quảng cáo có tính thẩm mỹ, đồng thời hạn chế những vi phạm pháp luật về hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời. 2.3.2 Hạn chế của quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được trong công tác quản lý hoạt động quảng cáo, một số hạn chế, bất cập còn tồn tại như: Việc ban hành luật điều chỉnh lĩnh vực quảng cáo chất lượng còn chưa cao; chưa coi trọng đúng mức công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, quy chế hoạt động của các lĩnh vực quản lý nhà nước về quảng cáo. Quá trình cấp phép hoạt động quảng cáo còn một số hạn chế về thủ tục. Mặc dù UBND quận đã đưa vào hệ thống công nghệ điện tử, hỗ trợ quy trình quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo nhưng việc cấp giấy phép đối với một số trường hợp còn rườm rà, bất cập, không thực sự phù hợp với thực tiễn. Kết quả thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Thanh Xuân cho thấy về tổng thể chưa đạt yêu cầu đề ra. Cụ thể, một số đơn vị quản lý chưa quan tâm đúng mức, chưa chủ động thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định. 2.3.3 Nguyên nhân 2.3.3.1 Nguyên nhân của thành tựu Quận đã bám sát với sự chỉ đạo của Nhà nước trong công tác quản lý về hoạt động quảng cáo. Đội ngũ cán bộ quản lý tại khu vực được tham gia chương trình đào tạo bồi dưỡng để phù hợp với vị trí công việc. Công tác tuyên truyền luật pháp, chính sách trên địa bàn quận được thực hiện quyết liệt, rộng rãi, đạt hiệu quả cao. 2.3.3.2 Nguyên nhân của hạn chế Những bất cập tồn tại trong quản lý nhà nước về quảng cáo là do Luật Quảng cáo chưa điều chỉnh hoặc điều chỉnh chưa cụ thể, chưa có sửa đổi, bổ sung nên dẫn đến tình trạng gây khó khăn, hạn chế cho việc chỉ đạo thực hiện các văn bản của nhà nước. Ngoài ra, các lý do như sự phối hợp giữa các đơn vị quản lý, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, ý thức của cộng đồng cũng ảnh hưởng tới công tác quản lý quảng cáo tại địa bàn quận. 21 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN, HÀ NỘI 3.1 Phương hướng quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội 3.1.1 Quan điểm quản lý nhà nước v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_hoat_dong_quang_cao_tre.pdf
Tài liệu liên quan