Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ tại thành phố Hà Nội

Tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ khoa học và công nghệ tham gia

các hội nghị quốc tế tiến hành trao đổi và nghiên cứu khoa học và giảng dạy ở

nước ngoài về các tổ chức quốc tế.

- Có các chính sách thu hút cán bộ khoa học và công nghệ xuất sắc, các

chuyên gia người Việt đang sống ở nước ngoài để hỗ trợ sự nghiệp phát triển

khoa học và công nghệ trong nước, mời các chuyên gia nước ngoài đến Việt

Nam nghiên cứu và giảng dạy.

- Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực thông qua hợp tác quốc tế về khoa học

và công nghệ.

- Coi trọng khai thác các nguồn tài trợ quốc tế cho hoạt động khoa học và

công nghệ của Việt Nam.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ tại thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ thực hiện chức năng quản lý hành chính về khoa học và công nghệ, công tác tham mưu cho UBND cấp tỉnh, thành phố ra các định hướng về phát triển khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh, thành phố 1.2.1.3. Cấp huyện Phòng kinh tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện QLNN về KH&CN trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật. 1.2.2. Nội dung Quản lý Nhà nước về khoa học & công nghệ 1.2.2.1. Ban hành, tổ chức thực hiện, triển khai nhiệm vụ khoa học & công nghệ 1.2.2.2. Tổ chức bộ máy, cán bộ Tổ chức bộ máy, cán bộ là một trong những chiến lược quan trọng để hoàn thiện tổ chức và được các nhà nghiên cứu quan tâm. Phát triển tổ chức gắn liền với con người và tổ chức, con người trong tổ chức. Phát triển tổ chức gắn liền với những sự thay đổi được lập kế hoạch nhằm làm cho cá nhân, tổ chức 6 vận hành tốt hơn. Phát triển tổ chức là một quá trình của sự cộng tác giữa các nhà tư vấn, khách hàng của tổ chức một cách bình đẳng nhằm xác định vấn đề và giải quyết các vấn đề đó. Hoạt động quản lý nhà nước tổ chức cán bộ là hoạt động chính để phát triển tổ chức. 1.2.2.3. Chính sách khoa học & công nghệ 1.2.2.4. Hoạt động thanh tra khoa học & công nghệ 1.2.2.5. Xã hội hóa, hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ 1.3. Kinh nghiệm Quản lý Nhà nƣớc về khoa học & công nghệ Luận văn nêu kinh nghiệm của hai thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng là các trung tâm kinh tế và có sự đầu tư vào khoa học công nghệ lớn nhất nước, tập trung vào phương thức quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cũng như những sáng tạo riêng trong cách thức quản lý nhà nước về khoa học & công nghệ. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Trong chương 1 – Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ đã đưa ra một số kết luận khoa học sau: Một là, hệ thống hóa những vấn đề liên quan tới khoa học và công nghệ, xã hội hóa và hợp tác quốc tế để phát triển khoa học và công nghệ. Hai là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, sự cần thiết phải quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, nội dung của quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ Ba là, đưa ra một số kinh nghiệm quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ tại một số thành phố trong nước, làm cơ sở cho việc đổi mới công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ tại thành phố Hà Nội 7 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng tới Quản lý Nhà nƣớc về khoa học & công nghệ tại Thành phố Hà Nội 2.1.1. Giới thiệu về Sở khoa học & công nghệ Thành phố Hà Nội Sở khoa học và công nghệ thành phố Hà Nội là cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ của thành phố Hà Nội. Chức năng, nhiệm vụ chính của Ban Khoa học kỹ thuật Thành phố: Tham mưu và giúp UBND Thành phố thống nhất quản lý mọi mặt công tác khoa học kỹ thuật của địa phương theo đúng đường lối, chính sách, chế độ, thể lệ về khoa học kỹ thuật của Đảng và Nhà nước, nhằm phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế và nâng cao đời sống ở địa phương; phối hợp với các cơ quan chức năng của Thành phố xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học kỹ thuật của địa phương; kiện toàn các tổ chức quản lý khoa học kỹ thuật các ngành, các cấp cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, phát triển khoa học kỹ thuật của địa phương. Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hà Nội, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự quản lý toàn diện, trực tiếp về tổ chức, biên chế và công tác của UBND thành phố Hà Nội; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ. 2.1.2. Những yếu tố tác động tới Quản lý Nhà nước về khoa học & công nghệ tại thành phố Hà Nội - Văn hóa, Chính trị - Kinh tế - Dân trí - Địa hình 2.2. Thực trạng Quản lý Nhà nƣớc về khoa học & công nghệ tại thành phố Hà Nội 8 2.2.1. Ban hành, tổ chức thực hiện, triển khai nhiệm vụ khoa học & công nghệ 2.2.1.1. Hoạt động quản lý khoa học Hàng năm, Sở KH&CN đã tích cực triển khai các nội dung hướng dẫn thực hiện Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, tiến hành việc tuyển chọn đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ. Các bước thực hiện đều tuân thủ theo quy trình và hướng dẫn của Bộ KH&CN. Nhiệm vụ tuyển chọn được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Kiện toàn và tiếp tục phát huy vai trò tư vấn, phản biện của 12 Ban chủ nhiệm chương trình KH&CN cấp Thành phố. Thường xuyên mời các nhà khoa học tham gia xác định nhiệm vụ, tư vấn, thẩm định và nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ. 2.2.1.2. Hoạt động quản lý công nghệ Hoạt động thẩm định, đánh giá công nghệ đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời các yêu cầu của Thành phố về việc thẩm định, đánh giá trình độ công nghệ cho các dự án đầu tư trên địa bàn. Qua đó giúp Thành phố và chủ đầu tư lựa chọn được những công nghệ đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, lựa chọn được công nghệ thiết bị phù hợp, tiên tiến, tiết kiệm chi phí, an toàn trong sản xuất, được Thành phố và các sở, ngành đánh giá cao. Năm 2017, đã tiến hành thẩm định công nghệ 7 dự án đầu tư, góp ý kiến về công nghệ, thiết bị, đề xuất chủ trương đầu tư đối với 64 đề xuất đầu tư, thuộc các lĩnh vực: nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn; xử lý nước thải, rác thải; lò hỏa táng; đầu tư trang thiết bị quan trắc môi trường tự động; xử lý ô nhiễm tồn lưu... Trong đó, có nhiều dự án trọng điểm của Thành phố. 2.2.2. Tổ chức bộ máy, cán bộ Hoạt động tổ chức bộ máy tiếp tục được kiện toàn, hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đẩy mạnh, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 9 2.2.3. Chính sách khoa học & công nghệ Sở tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính theo các chương trình, kế hoạch của Thành uỷ, UBND Thành phố. 2.2.4. Hoạt động Thanh tra khoa học & công nghệ Theo quy định hiện hành, hiện nay công tác thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động nghiên cứu - triển khai chúng ta chưa có văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành mà các hoạt động này được quy định ở trong các văn bản dưới luật. Và các cơ quan tiến hành thanh tra, kiểm tra cũng chưa được thành lập chuyên trách mà chủ yếu vẫn do các cơ quan quản lý các hoạt động nghiên cứu - triển khai tiến hành. 2.2.5. Xã hội hóa, hợp tác quốc tế về khoa học & công nghệ Xã hội hóa các hoạt động khoa học và công nghệ là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là con đường tất yếu để phát triển Khoa học và công nghệ và khai thác tốt nhất hiệu quả của khoa học và công nghệ vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là một quá trình phức tạp, vừa cấp bách, vừa lâu dài, với nội dung chủ yếu là: Tăng cường thu hút các nguồn lực ngoài xã hội tham gia vào các hoạt động khoa học và công nghệ; tăng cường sự gắn kết khoa học với thực tiễn, mở rộng và đẩy nhanh quá trình nghiên cứu ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tế; từng bước chuyển các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ nhà nước sang hoạt động theo cơ chế thị trường; đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả đầu tư xã hội cho khoa học và công nghệ. 2.3. Đánh giá Quản lý Nhà nƣớc về khoa học & công nghệ tại Thành phố Hà Nội 2.3.1. Những thành tựu đã đạt được trong hoạt động Quản lý Nhà nước về khoa học & công nghệ tại Thành phố Hà Nội Thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo và đầu tư của Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố, hoạt động KH&CN đã có những đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vực an ninh, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của Thủ 10 đô. Ngày càng khẳng định vai trò là đòn bẩy, là động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô, được Bộ KH&CN và Sở KH&CN các tỉnh, thành phố đánh giá cao. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong Quản lý Nhà nước về khoa học & công nghệ tại Thành phố Hà Nội 2.3.2.1. Những hạn chế, nguyên nhân trong công tác ban hành, tổ chức thực hiện, triển khai nhiệm vụ khoa học & công nghệ Một số sở, ngành, quận, huyện, thị xã chưa chủ động đề xuất, đặt hàng các vấn đề thực tiễn cần khoa học và công nghệ giải quyết nên số lượng các đặt hàng còn ít. Công tác triển khai thực hiện kế hoạch khoa học và công nghệ, ký hợp đồng và cấp kinh phí cho các đề tài, dự án mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn chậm, chưa đảm bảo đúng tiến độ đề ra. Thời gian phê duyệt các nhiệm vụ khoa học còn chậm chạp khiến các nhà khoa học mệt mỏi và mất hứng thú *) Nguyên nhân của những hạn chế trên - Địa phương ngại trong việc đề xuất các nhiệm vụ khoa học, chưa xô xát với người dân, doanh nghiệp trên địa bàn. - Một số doanh nghiệp khoa học công nghệ sẵn sang tiếp cận địa phương và đưa phương án nhanh hơn so với việc đề xuất nhiệm vụ khoa học công nghệ. - Các nhiệm vụ khoa học đề xuất lên có thể bị từ chối phê duyệt với nhiều lý do khác nhau - Thời gian được giải ngân từ thời điểm đề xuất (nếu được phê duyệt) kéo dài tới hơn 1 năm. 2.3.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong tổ chức cán bộ - Sự phối hợp giữa một số phòng, đơn vị trong Sở có lúc chưa thực sự chặt chẽ nên hiệu quả công tác chưa cao. Một số phòng ban chưa phát huy cao tính chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; chế độ báo cáo còn 11 chậm hoặc chưa đầy đủ. Một số ít cán bộ, chuyên viên chưa thực sự chủ động thực hiện và đề xuất các giải pháp trong thực hiện nhiệm vụ được giao, do vậy chất lượng tham mưu, đề xuất cho Lãnh đạo Sở còn hạn chế. - Một số cán bộ, công chức của các phòng, đơn vị chưa đảm bảo đúng các quy định về thời gian làm việc, còn đi muộn về sớm; việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn còn hạn chế và chưa thường xuyên. - Nhiều cán bộ trong sở vẫn còn tình trạng đi muộn về sớm *) Nguyên nhân của những hạn chế trên: - Nhận thức của cán bộ, công chức về vai trò và chức năng quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ còn chưa thật rõ ràng, chưa thật thống nhất; còn nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn chưa được làm sáng tỏ; còn nhiều chủ trương, chính sách, quy phạm pháp luật ra đời trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chưa được kịp thời sửa đổi, thay thế. - Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức của bộ máy quản lý nhà nước chưa nhận thức được một cách đầy đủ về vai trò và vị trí của khoa học và công nghệ đối với phát triển kinh tế xã hội - Công tác phân bổ nhân sự chưa hợp lý giữa chức năng nhiệm vụ với năng lực nhân sự. - Cán bộ bị thực hiện luân chuyển nhiều dẫn tới tình trạng không ổn định và tâm lý công việc không tốt. 2.3.2.3. Những hạn chế và nguyên nhân trong chính sách khoa học & công nghệ - Quỹ khoa học công nghệ của Sở đã đi vào hoạt động tuy nhiên vẫn còn lung túng trong triển khai dẫn tới tình trạng không thể giải ngân vốn cho các nhiệm vụ - Chủ trương của thành phố và của Sở là kích thích các hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn thành phố, tuy nhiên những vướng mắc về tài chính, sự chậm trễ và thiếu chuyên nghiệp khiến các doanh nghiệp, đơn vị đề xuất chán 12 nản và bỏ cuộc. *) Nguyên nhân của những hạn chế trên: - Tiến trình cải cách hành chính nhà nước nói chung còn chưa được thúc đẩy mạnh mẽ. Đặt trong bối cảnh hệ thống hành chính chung còn chồng chéo, cồng kềnh, thiếu sự phân công, phân cấp rõ ràng thì những đổi mới trong hệ thống quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ sẽ là đơn điệu và dễ dàng bị vô hiệu hóa. - Chính sách chung về tạo điều kiện phát triển khoa học công nghệ vẫn còn nhiều vướng mắc, thủ tục phức tạp, chưa rõ ràng trong thời gian xét duyệt cũng như quá trình triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ, gây khó khăn cho các nhà khoa học tiếp cận với nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho khoa học và công nghệ. - Chủ nhiệm đề tài và các thành viên đều là các nhà khoa học với năng lực tập trung cho nghiên cứu nên khả năng về xử lý các thủ tục hành chính là yếu, trong khi đó để nhận được một đề tài dự án thì đòi hỏi nhiều thời gian và công sức cho xử lý thủ tục giấy tờ khiến các nhà khoa học chán nản. 2.3.2.4. Những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động thanh tra khoa học & công nghệ - Nhiều vụ việc, kiến nghị vượt cấp do không tin tưởng vào Thanh tra sở, đội ngũ thanh tra còn lúng túng trong xử lý các đơn kiến nghị về các sai phạm của lãnh đạo đơn vị. *) Nguyên nhân của những hạn chế trên: - Hoạt động thanh tra vẫn chịu tác động từ các yếu tố ngoại cảnh, chưa thực sự khách quan 2.3.2.5. Những hạn chế và nguyên nhân trong xã hội hóa, hợp tác quốc tế về khoa học & công nghệ - Công tác xã hội hóa các hoạt động khoa học và công nghệ của các đề tài nghiên cứu còn chưa thực chất, việc thông báo phổ biến kết quả và khả năng áp dụng thực tế chưa cao, chưa sát với thực tế. Những đơn vị, doanh nghiệp có nhu 13 cầu chưa được tiếp cận dễ dàng, tính thủ tục phức tạp, tốn thời gian để xử lý. - Việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học không mang tính thời sự, thời gian kéo dài. Đối với các dự án sản xuất thử nghiệm có chất lượng chưa thực sự tốt đủ để cạnh tranh trên thị trường, số lượng các nhiệm vụ áp dụng được vào thực tế rất ít - Công tác hợp tác quốc tế còn yếu kém, nhiệm vụ hợp tác quốc tế được giao cho các đơn vị cấp 2 của Sở khoa học và công nghệ, tuy nhiên công tác giám sát cũng như thực tế không cao, còn thả nổi nhiệm vụ. Còn chen lẫn giữa công tác hành chính và công tác nghiên cứu dẫn đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chưa cao, chưa hoàn thiện chuyên sâu *) Nguyên nhân của những hạn chế trên: - Công tác truyền thông, quảng bá của bộ máy quản lý nhà nước về khoa học & công nghệ chưa cao, chưa sâu xát tới nhân dân, các nhà khoa học, các đơn vị nghiên cứu trên địa bàn thành phố - Việc quảng bá kết quả nghiên cứu chỉ thực hiện ở các hội chợ công nghệ Techmart và một số hoạt động giới hạn thường niên khác ( 1 năm 2 lần) và trong các sự kiện này, hoạt động quảng bá cũng hạn hẹp, mang tính thủ tục, làm cho có - Giữ thái độ thận trọng trong công tác hợp tác quốc tế, hội nhập, đề phòng các yếu tố nước ngoài TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 Trong năm qua, được sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố và Bộ Khoa học và Công nghệ, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp, các trường, viện, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực KH&CN trên địa bàn, Sở KH&CN Hà Nội đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trên các lĩnh vực công tác. Trong chương 2 - Thực trạng công tác quản lý nhà nước về khoa học & công nghệ tại thành phố Hà Nội đã đưa ra một số kết luận khoa học chủ yếu sau: Một là: Đưa ra thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về khoa học công nghệ 14 trên địa bàn thành phố Hà Nội Hai là: Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về khoa học công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ba là: Những thành tựu và những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế cần được giải quyết trong công tác quản lý nhà nước về khoa học & công nghệ tại thành phố Hà Nội. 15 CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3.1. Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Đảng bộ thành phố Hà Nội 3.1.1. Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã đề cập đến nhiều vấn đề rộng lớn, toàn diện, trong nhiều lĩnh vực, ngoài sự kế thừa quan điểm của các Đại hội trước, còn có những bổ sung, phát triển quan trọng, trong đó có tư duy lý luận mới về khoa học, công nghệ. Thứ nhất, trong Văn kiện Đại hội XII, lần đầu tiên Đảng ta khẳng định: “Khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu”. Thứ hai, trong Văn hiện Đại hội XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “khoa học và công nghệ là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại.” Thứ ba, trong Văn hiện Đại hội XII, lần đầu tiên Đảng ta khẳng định: “Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ của đất nước, chiến lược thu hút công nghệ từ bên ngoài và chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên đất nước ta.” 3.1.2. Quan điểm của Đảng bộ thành phố Hà Nội Đại hội đại biểu lần thứ XVI Đảng bộ thành phố Hà Nội họp từ ngày 31/10 đến ngày 03/11/2015 tại Cung văn hoá Lao động hữu nghị Việt Xô. Dự Đại hội có 497 đại biểu chính thức, thay mặt cho tổng số trên 39 vạn đảng viên của Đảng bộ. Đại hội đã thảo luận, góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng; thảo luận, biểu quyết và thông qua báo cáo chính trị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khó XV, trình Đại hội. Trong đó đánh giá về tình hình 5 năm 2010-2015 và đưa ra các định hướng trọng tâm phát triển Thủ đô 5 năm tới 2015-2020 trong đó có quan điểm về phát triển khoa học& công nghệ như sau: - Khai thác, phát huy có hiệu quả tiềm lực, xây dựng Hà Nội trở thành trung 16 tâm sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước và có vị trí cao về một số lĩnh vực trong khu vực. - Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, đầu tư và chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô. 3.2. Phƣơng hƣớng, chiến lƣợc phát triển khoa học & công nghệ tại thành phố Hà Nội 3.2.1. Phương hướng phát triển khoa học & công nghệ tại thành phố Hà Nội Phát triển đồng bộ khoa học xã hội và nhân văn, khoa học kỹ thuật và công nghệ; đưa khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực then chốt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Đến năm 2020, Hà Nội là trung tâm phát triển công nghệ cao với tiềm lực khoa học và công nghệ, năng lực nghiên cứu, phát minh, sáng chế, ứng dụng và chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước và có uy tín trong khu vực.[8] 3.2.2. Chiến lược phát triển khoa học & công nghệ tại thành phố Hà Nội Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực xã hội nhân văn, bảo đảm cung cấp luận cứ, cơ sở, giải pháp khoa học đồng bộ cho các chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch và các chương trình, dự án trọng điểm của thành phố. Nâng cao trình độ công nghệ của các ngành kinh tế; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong một số ngành kinh tế trọng điểm của Thủ đô. Đổi mới cơ bản hệ thống và cơ chế quản lý khoa học và công nghệ theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường đặc thù của Hà Nội. Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn Hoàn tất quá trình chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, hướng vào thị trường Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn 17 Đẩy mạnh nghiên cứu phục vụ xây dựng các luận cứ khoa học và thực tiễn cho các chủ trương, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án trọng điểm của thành phố. Lĩnh vực Công nghiệp. Tập trung nghiên cứu và phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của Thành phố Hà Nội Lĩnh vực Nông nghiệp Phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao, hiện đại, giá trị gia tăng lớn, đạt yêu cầu Hiệu quả - Chất lượng - Sạch, theo hướng phục vụ cho đô thị, du lịch và khu công nghiệp. Lĩnh vực môi trường: Nghiên cứu, chuyển giao các công nghệ phù hợp để phòng ngừa ô nhiễm môi trường, xử lý vùng ô nhiễm tồn dư Lĩnh vực Quản lý và phát triển đô thị, nông thôn mới. - Lĩnh vực xây dựng: Nghiên cứu luận cứ cho giải pháp thể chế hóa sự tham gia của cộng đồng vào công tác lập và thực hiện quy hoạch. Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng các mô hình xã hội hóa quản lý đô thị; Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại nâng cao năng lực, chất lượng quy hoạch, kiến trúc, thiết kế, xây dựng, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực - Lĩnh vực giao thông vận tải: Nghiên cứu xây dựng hệ thống giao thông an toàn, thông minh, thân thiện môi trường; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ công tác quy hoạch, khảo sát, thiết kế; làm chủ công nghệ thi công, quản lý, bảo trì khai thác công trình giao thông; ứng dụng các vật liệu mới trong xây dựng các công trình đường bộ cao tốc, đường sắt cao tốc, đường sắt đô thị, cầu bê tông dự ứng lực khẩu độ lớn, cầu dây văng, đường hầm, cảng hàng không; Làm chủ công nghệ chế tạo động cơ, các chi tiết quan trọng trong sản xuất, lắp ráp ôtô, toa xe, máy xây dựng, thay thế dần nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu. Nghiên cứu phát triển cây xanh đô thị, các công trình hạ tầng xã hội. Lĩnh vực dịch vụ 18 - Thương mại: Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng và phát triển hệ thống thương mại điện tử; xây dựng mạng lưới siêu thị hiện đại; Nghiên cứu thị trường và xây dựng các nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chủ lực và sản phẩm làng nghề truyền thống của thành phố. - Du lịch: Nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, chú trọng sản phẩm đặc trưng của các địa phương phục vụ phát triển du lịch. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động du lịch theo hướng hội nhập. Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững. - Tài chính - Ngân hàng: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp mở rộng và khai thác nguồn thu, để tăng quy mô thu ngân sách hàng năm, các giải pháp quản lý đối tượng thu ngân sách, quản lý và khai thác tài sản công, kiểm tra việc sử dụng ngân sách; - Dịch vụ khoa học và công nghệ: Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn đo lường phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao độ chính xác và mở rộng phạm vi đo của hệ thống chuẩn hiện có, tăng cường năng lực hiệu chuẩn, thử nghiệm sản phẩm hàng hóa đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. - Sở hữu trí tuệ: Nâng cao năng lực và cơ sở vật chất của hệ thống thông tin sáng chế. Tăng cường xã hội hóa các dịch vụ thông tin đảm bảo tiếp cận, tra cứu, khai thác nguồn thông tin áp dụng trong sản xuất, kinh doanh, chú trọng đến sáng chế, công nghệ mới; Xây dựng, phát triển mạng lưới các tổ chức hỗ trợ dịch vụ tư vấn xác lập, giám định, thẩm định, đánh giá, định giá, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ; Tăng cường xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm hàng hóa chủ lực, đặc sản của Hà Nội. - Thông tin - Thống kê khoa học và công nghệ - Công nghệ sinh học - Bảo vệ và chăm sóc cây trồng, vật nuôi - Công nghệ sau thu hoạch, bảo quản và chế biến nông lâm sản - Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng 19 - Công nghệ cơ khí, tự động hóa, điện - điện tử - Xây dựng các Trung tâm gia công cơ khí trình độ cao - Công nghệ Vật liệu - Công nghệ Thông tin: - Nghiên cứu phát triển công nghiệp phần mềm và nội dung số - Xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu - Tập trung thúc đẩy một số hướng công nghệ - Đánh giá thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ 3.2.2.1. Tổ chức thực hiện - Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ thành phố đến năm 2020; xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm phù hợp với Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; hướng dẫn, kiểm tra, 3.3. Giải pháp tăng cƣờng Quản lý Nhà nƣớc về khoa học & công nghệ tại thành phố Hà Nội 3.3.1. Ban hành, tổ chức thực hiện, triển khai nhiệm vụ khoa học & công nghệ Đề nghị thành phố Hà Nội quan tâm, chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện, thị xã chủ động đặt hàng và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào hoạt động quản lý; gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo việc đặt hàng và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học. Coi việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ là một tiêu chí đánh giá hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu cơ quan các cấp. Giải pháp đề xuất tăng cường tổ chức công tác nghiên cứu theo chương trình mục tiêu. Tuy nhiên, cần phải xác định mục tiêu chương trình cho rõ ràng hơn, sản phẩm khoa học và công nghệ cụ thể hơn để từ đó xây dựng các chương 20 trình và thiết kế các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phù hợp hơn, gắn bó hơn với mục tiêu đề ra. Các nhiệm vụ nghiên cứu thuộc chương trình phải thực sự là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước, vừa mang tính liên ngành vừa thể hiện được mục tiêu ưu tiên quốc gia, là những vấn đề khoa học và công nghệ lớn nhằm nâng cao trình độ khoa học và công nghệ của đất nước và phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. 3.3.2. Tổ chức bộ máy, cán bộ - Giải pháp đề xuất lãnh đạo Sở Khoa học & công nghệ xây dựng phong cách, lối sống lành mạnh tới toàn thể cán bộ công chức viên chức Sở. Quán triệt thời gian đi và về của công chức, có hình thức đánh giá rõ ràng (có thể áp dụng chấm vân tay) để đánh giá việc thực hiện đúng quy định giờ giấc. - Việc luân ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_khoa_hoc_va_cong_nghe_t.pdf
Tài liệu liên quan