Trên cơ sở các báo cáo đề xuất tháo gỡ những khó khăn vướng
mắc của các địa phương, Bộ VH-TT&DL ban hành những văn bản
hướng dẫn chung về lễ hội truyền thống thống nhất chung cho cả
nước để làm cơ sở cho các địa phương tổ chức thực hiện.
Đề nghị Bộ tăng kinh phí cho các chương trình mục tiêu về
văn hóa, đặt biệt là dành phần nhiều kinh phí đầu tư cho công tác bảo
tồn, bảo tàng
Đề nghị bộ VH-TT&DL phối hợp với các Bộ ngành ở Trung
ương nghiên cứu chỉnh sửa, bổ sung Nghị định số 158/2013/NĐ-CP
ngày 12 tháng 11 năm 2013 việc xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực văn hóa, thể thao du lịch và quảng cáo, trong đó phải quy
định rõ ràng hơn về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi
phạm về lễ hội
24 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Bình Phước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý nhà nước về lễ hội
truyền thống.
6. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục, nội dung luận văn kết cấu thành 3 chương:
4
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚCVỀ LỄ HỘI
TRUYỀN THỐNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến lễ hội truyền
thống
1.1.1.Văn hóa
Văn hóa là Tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo ra trong quá trình tương tác với môi trường tự nhiên
và xã hội nhằm phục vụ lợi ích nhu cầu của con người; Văn hóa
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã
hội hóa; Văn hóa là những gì còn lại sau những chu trình lịch sử
khác nhau, qua đó, người ta có thể phân biệt được các dân tộc khác
nhau. Thông qua mỗi chu kỳ của sự phát triển, dân tộc đó tương tác
với mình và với những dân tộc khác, cái còn lại còn gọi là bản sắc,
hay còn gọi là văn hóa.
1.1.2. Lễ hội
Lễ hội là một loại hình văn hóa, có thể nói là một sản phẩm
văn hóa của một dân tộc, là một nhu cầu không thể thiếu trong tư
duy, trong đời sống tinh thần của mỗi người dân.
1.1.3 .Lễ hội truyền thống và hoạt động lễ hội truyền thống
lễ hội truyền thống là hiện tượng lịch sử, hiện tượng văn hóa
có mặt ở Việt Nam từ lâu đời và có vai trò không nhỏ trong đời sống
xã hội.
Hoạt động lễ hội truyền thống là các bước tiến hành, các sự
việc xảy ra trong phạm vi thời gian, không gian của một lễ hội truyền
thống theo một chu trình được định sẵn.
1.1.4. Vai trò của lễ hội truyền thống trong phát triển kinh
tế- xã hội
5
1.1.4.1. Lễ hội truyền thống thực hiện liên kết cộng đồng
1.1.4.2. Lễ hội truyền thống phản ánh, bảo lưu và truyền bá
các giá trị văn hóa truyền thống, ôn lại truyền thống đã qua
1.1.4.3. Lễ hội truyền thống đáp ứng nhu cầu đời sống tinh
thần, tâm lý, giải quyết những khát khao, những ước mơ của cộng
đồng các dân tộc ở địa phương
1.1.4.4. Lễ hội truyền thống giúp sáng tạo và hưởng thụ văn
hóa
1.1.4.5. Tổ chức lễ hội truyền thống kích thích phát triển kinh
tế ở địa phương
1.2. Quản lý nhà nƣớc về lễ hội truyền thống
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống
Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống là quá trình nhà nước
sử dụng các sông cụ chính sách, luật pháp, bộ máy và các nguồn lực
khác để kiểm soát hay can thiệp vào các hoạt động lễ hội nhằm bảo
tồn và phát huy những giá trị truyền thống trong lễ hội và đảm bảo
góp phần định hướng, điều chỉnh sự phát triển của lễ hội truyền
thống.
1.2.2. Chủ thể, đối tượng quản lý nhà nước về lễ hội truyền
thống
Chủ thể quản lý nhà nước là cơ quan quản lý nhà nước, các
nhà chức trách, các cá nhân, tổ chức được ủy quyền. chủ thể quản lý
nhà nước có những đặc điểm: có tính quyền lực nhà nước và phải
luôn gắn với thẩm quyền pháp lý, nếu tách rời thẩm quyền nhà nước
thì không còn là chủ thể quản lý; lĩnh vực hoạt động rộng, bao gồm
các mặt của đời sống xã hội; quản lý chủ yếu thông qua các quyết
định hành chính, hành vi hành chính.
6
Đối tượng quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống là các hoạt
động lễ hội của cộng đồng. Chủ thể của lễ hội truyền thống là cộng
đồng, đó là cộng đồng phát triển trong môi trường làng xã, cộng
đồng nghề nghiệp, cộng đồng tôn giáo tín ngưỡng, cộng đồng thị dân
và lớn hơn nữa là cộng đồng quốc gia dân tộc. Cộng đồng chính là
chủ thể sáng tạo, thực hiện và hưởng thụ các giá trị truyền thống và
cộng đồng chính là đối tượng quản lý nhà nước về lễ hội truyền
thống.
1.2.3. Vai trò và sự cần thiết quản lý nhà nước về lễ hội
truyền thống
1.2.3.1. Vai trò quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống
Quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống đóng
vai trò cần thiết và không thể thiếu được vì nó dẫn dắt hoạt động lễ
hội truyền thống theo hướng tích cực khắc phục, sửa chữa những gì
mà bản chất tự phát của lễ hội truyền thống chưa đạt được và những
hệ lụy mà nó gây ra.
1.2.3.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với hoạt động
lễ hội truyền thống
- Thực hiện chức năng của nhà nước trong lễ hội
- Quản lý việc lạm dụng tín ngưỡng trong lễ hội.
- Quản lý dịch vụ, môi trường, trật tự công cộng trong hoạt
động lễ hội.
- Bảo tồn, phát huy các giá trị của lễ hội truyền thống
1.2.4. Nội dung quản lý nhà nƣớc về lễ hội truyền thống
1.2.4.1. Xây dựng chiến lược, thể chế, chính sách quản lý
nhà nước về lễ hội truyền thống
1.2.4.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch hoạt động lễ hội
truyền thống
7
1.2.4.3. Tổ chức bộ máy và đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức quản lý hoạt động lễ hội truyền thống
1.2.4.4. Sử dụng các nguồn lực và hợp tác để bảo vệ và phát
huy giá trị của lễ hội truyền thống
1.2.4.5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý hoạt động quản lý nhà
nước về lễ hội
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về lễ hội truyền thống
ở một số địa phƣơng trong nƣớc
1.3.1. Tỉnh Phú Thọ:
1.3.2. Tỉnh Tiền Gian
1.3.3. Bài học rút ra cho tỉnh Bình Phước
Thứ nhất, phải tập trung công tác tuyên truyền các giá trị lịch
sử văn hóa và tôn vinh công trạng của danh nhân được thờ để nhân
dân hiểu rõ giá trị của di tích cũng như quy định của pháp luật có liên
quan, kịp thời chấn chỉnh những biểu hiện lệch lạc, đẩy mạnh truyên
truyền và thực hiện nếp sống văn hóa trong lễ hội, làm cho lễ hội
ngày càng văn minh, thật sự trở thành ngày hội văn hóa của nhân
dân, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa
phương.
Thứ hai, các cấp chính quyền địa phương cần phải quản lý
chặt chẽ như nội dung tổ chức lễ hội, an ninh trật tự, sắp xếp các dịch
vụ vui chơi, ăn uống tạo điều kiện cho nhân dân địa phương có
thêm thu nhập nhưng vẫn đảm bảo tính văn hóa, không để các kẽ hở
để các đối tượng lợi dụng làm mất đi bản sắc văn hóa của dân tộc, ý
nghĩa tốt đẹp của lễ hội.
Thứ ba, là trước khi tổ chức lễ hội phải xây dựng kế hoạch thật
chi tiết cụ thể. Cần xây dựng kịch bản phù hợp gắn với chủ đề riêng
của lễ hội. Đây là vấn đề cần khảo cứu và nghiên cứu kỹ lưỡng và có
8
các bước thử thể nghiệm để được định hình được các nghi thức lễ và
các hoạt động hội.
Thứ tư, cần phải chú ý bảo tồn có chọn lọc các giá trị văn hóa
truyền thống đặt sắc trong lễ hội, loại bỏ dần các yếu tố lạc hậu, xây
dựng thêm các tiêu chí văn hóa mới phù hợp. Phục hồi những trò
chơi dân gian truyền thống, coi trọng tính đặc thù, độc đáo của mỗi
loại hình lễ hội, tránh cào bằng dẫn đến sự nhàm chán trong hoạt
động và sinh hoạt lễ hội.
Thứ năm, phải khôi phục, giữ lại nét riêng của mỗi lễ hội, gắn
với truyền thống của mỗi vùng, miền và đặc biệt là gắn kết với cộng
đồng địa phương với tổ chức lễ hội, qua đó nhằm tuyên truyền,
quảng bá hình ảnh của địa phương, thu hút khách du lịch và các nhà
đầu tư đến với địa phương góp phần cải thiện đời sống, giữ gìn an
ninh chính trị, an ninh quốc gia.
Thứ sáu, việc huy động, sử dụng các nguồn lực tham gia bảo
tồn và phát huy giá trị lẽ hội là làm tốt việc xác định vai trò và mối
quan hệ giữa nhà nước với cộng đồng trong việc tổ chức và quản lý
hoạt động lễ hội truyền thống.
Tiểu kết chƣơng 1
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG LỄ HỘI VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LỄ
HỘI TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƢỚC
2.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội của tỉnh tác động đến hoạt
động lễ hội truyền thống
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.2. Điều kiện kinh tế
2.1.3. Điều kiện văn hóa xã hội
2.2. Thực trạng về lễ hội truyền thống ở tỉnh Bình Phƣớc.
9
2.2.1. Khái quát về lễ hội truyền thống tại Bình Phước
Bình Phước là một tỉnh có nhiều thành phần dân tộc anh em
cùng sinh sống, đa dạng văn hóa vùng miền, phong phú về danh
thắng, di tích và có nhiều lễ hội đặc sắc. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh
(theo Báo cáo một năm triển khai thực hiện Chỉ thị 41-CT/TW của
Sở VHTT&DL) có 73 lễ hội được tổ chức thường xuyên định kỳ tại
các địa bàn huyện, xã. Trong đó, có 12 lễ hội cấp tỉnh, 19 lễ hội cấp
huyện, 42 lễ hội cấp xã quản lý; với 42 loại hình lễ hội dân gian, 11
lễ hội lịch sử cách mạng, 01 lễ hội ngành nghề, 15 lễ hội tôn giáo và
06 lễ hội văn hóa du lịch.
2.2.2. Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu trên địa bàn tỉnh
Bình Phƣớc
2.2.2.1. Lễ hội đâm trâu mừng lúa mới
2.2.2.2. Lễ hội cầu mưa
2.2.2.3. Tết Chol Chnăm Thmây
2.2.2.4. Lễ hội Phá bàu
2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về lễ hội truyền thống
trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc
2.3.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về lễ hội truyền thống
2.3.2. Tổ chức thực hiện và ban hành văn bản qui phạm
pháp luật về lễ hội truyền thống
2.3.3 Sử dụng huy động các nguồn lực trong tổ chức thực
hiện hoạt động lễ hội truyền thống
2.3.4. Tổ chức bộ máy và đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công
chức quản lý hoạt động lễ hội truyền thống
2.3.5. Thanh tra, kiểm tra, hoạt động tổ chức lễ hội truyền
thống.
10
2.4. Đánh giá kết quả quản lý nhà nƣớc về lễ hội truyền
thống trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc.
2.4.1. Kết quả đạt được trong quản lý nhà nước đối với hoạt
động lễ hội truyền thống trên địa bàn Tỉnh Bình Phước
Thứ nhất, việc tổ chức lễ hội giúp tái tạo, bảo tồn và phát huy
những truyền thống văn hóa của cộng đồng:
Thứ hai, việc tổ chức lễ hội đúng theo quy định của nhà nước
Thứ ba, việc tổ chức lễ hội truyền thống góp phần xây dựng
đời sống văn hóa, góp phần gắn kết cộng đồng, phát triển kinh tế ở
địa phương
Thứ tư, việc tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống góp phần
bảo tồn, nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng và tuyên truyền cho người
dân có ý thức giữ gìn di sản
2.4.2. Hạn chế trong quản lý nhà nước về lễ hội truyền
thống
Cùng với những kết quả đạt được, việc quản lý lễ hội ở Tỉnh
Bình Phước cũng bộc lộ những hạn chế. Cơ bản có thể thấy như sau:
Vấn đề thương mại hóa vẫn còn xảy ra trong các lễ hội như
nhiều người lợi dụng việc tổ chức lễ hội truyền thống để thu lợi
nhuận bằng cách kinh doanh các loại hình dịch vụ ăn theo lễ hội ăn,
nghỉ, bán hàng lưu niệm, giữ xe với giá cao
Các quy định về tổ chức và quản lý lễ hội ở nước ta còn nằm
rải rác ở nhiều văn bản khác nhau khiến cho việc nắm bắt cũng như
vận dụng các văn bản chưa thuận lợi, nội dung về lễ hội, quy định tổ
chức và quản lý lễ hội chưa đầy đủ, nhất là những quy định cụ thể về
chế tài trong xử lý các vấn đề của thực tiễn tổ chức lễ hội.
Ở một số địa phương, ban tổ chức lễ hội làm việc chưa hiệu
quả, sự phối hợp giữa các tiểu ban chưa chặt chẽ, chưa giải quyết
11
được các phát sinh, tồn tại trong lễ hội. Mặc dù các địa phương đã có
kế hoạch chi tiết cho từng lễ hội, tuy nhiên, một số lễ hội triển khai
thực hiện chưa đúng kế hoạch, sự phối hợp và trách nhiệm chưa cao.
Một số địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện chưa tốt việc quán triệt
các văn bản chỉ đạo của Trung ương và địa phương về công tác tổ
chức việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội truyền
thống.
Việc thực hiện nếp sống văn minh trong sinh hoạt tín ngưỡng,
lễ hội chưa triệt để, văn hóa giao tiếp, ứng xử có nơi còn yếu, ý thức
thực hiện nếp sống văn minh của du khách nhiều nơi còn chưa cao.
Việc đặt nhiều hòm công đức, khay tiền dầu đèn tại các điểm thờ tự
vẫn còn. Việc thu, chi sử dụng nguồn tiền công đức tại các cơ sở tín
nguỡng, thờ tự một số nơi chưa thống nhất, có nơi chính quyền địa
phương quản lý, có nơi thủ từ, thủ nhang hoặc sư trụ trì quản lý thu
giữ, nên việc tái đầu tư tu bổ di tích chưa được hiệu quả.
Trong những năm gần đây, việc chấn chỉnh các hoạt động lễ
hội, tăng cường công tác quản lý lễ hội luôn được quan tâm. Tuy
nhiên, vẫn chưa thể giải quyết triệt để tình trạng tiêu cực xảy ra trong
các lễ hội.
Nhìn chung, một số địa phương có biểu hiện buông lỏng quản
lý, chưa kịp thời báo cáo, cung cấp thông tin để xử lý những vấn đề
phát sinh trong tổ chức lễ hội. Mô hình ban quản lý di tích, lễ hội còn
nhiều bất cập. Ban quản lý cấp xã phường, thị trấn đều hầu hết chưa
có cán bộ được đào tạo chuyên sâu, còn thiếu hụt nhiều kiến thức,
am hiểu về văn hóa bản địa cũng như kinh nghiệm tổ chức lễ hội.
Việc nghiên cứu khoa học, công tác phục dựng và bảo tồn lễ
hội truyền thống được thực hiện nhiều nhưng kết quả các công trình
nghiên cứu này mới dừng lại ở mức sưu tầm tài liệu cất giữ hoặc
12
phục dựng một lần rồi giao lại cho địa phương lưu giữ nên chưa
mang tính áp dụng cao. Song song với đó là kinh phí đầu tư cho phục
dựng tôn tạo di tích còn hạn chế .
Hoạt động tuyên truyền về lễ hội truyền thống có lúc chưa kịp
thời còn chậm, chưa thường xuyên liên tục nên chưa thu hút đông du
khách đến tham dự. Hiện nay, các hình thức tuyên truyền ở lễ hội
còn đơn điệu, chưa hấp dẫn du khách, chưa giúp họ hiểu về các giá
trị lịch sử văn hóa của di tích.
Hoạt động lễ hội truyền thống hiện nay có xu hướng trọng lễ
hơn trọng hội người đi lễ hội chủ yếu là nhằm việc cầu cúng, lễ bái,
cầu phúc cầu tài, đồ đi lễ nhiều, cồng kềnh
Sự phối kết hợp giữa các cơ quan liên quan chưa thật sự chặt
chẽ, chưa tạo nên sự thống nhất cao trong tổ chức và quản lý trong
hoạt động thanh tra, kiểm tra lễ hội truyền thống. một số nơi, ban tổ
chức chưa thể hiện hết trách nhiệm, phối hợp chưa tốt, chưa kịp thời
giải quyết, chấn chỉnh các tiêu cực diễn ra trong lễ hội.
. Công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh tại lễ hội
chưa hợp lý, chưa triệt để. ý thức của người tham gia lễ hội còn kém,
dẫn đến hành vi ứng xử chưa thật văn hóa trong thực hành lễ hội, đặc
biệt còn tồn tại hiện tượng chạy theo đám đông với tâm lý cuồng tín
thực dụng và trục lợi.
Tiểu kết chƣơng 2
Chƣơng 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LỄ
HỘI TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƢỚC
3.1. Định hƣớng quản lý và phát triển lễ hội truyền thống
3.1.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về lễ hội
truyền thống
13
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, cùng với quá trình đặt trọng
tâm vào đổi mới về kinh tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định đường lối xây dựng một nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Quan điểm này đánh dấu sự
phát triển tư duy lý luận của Đảng, đồng thời cũng là kết quả tổng kết
thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong suốt quá trình
lãnh đạo của Đảng.
3.1.2. Xu hướng biến đổi của lễ hội truyền thống trên địa
bàn tỉnh Bình Phước.
Lễ hội hiện nay có xu hướng biến đổi mạnh mẽ, bên cạnh lễ
hội cổ truyền đang bị tác động bởi nhiều yếu tố kinh tế xã hội đương
đại nên biến đổi, còn xuất hiện việc tổ chức các sự kiện, festival hiện
đại. Vì vậy, khái niệm lễ hội cổ truyền chỉ là khái niệm tương đối vì
hầu hết các thành tố, thậm chí cả chức năng của lễ hội cũng thay đổi.
Không gian lễ hội cũng mở rộng. Chủ thể lễ hội
Lễ hội cổ truyền đang có xu hướng biến đổi cả về mục đích,
chức năng và cấu trúc.
Biến đổi về các nghi lễ, thủ tục trong lễ hội truyền thống
Biến đổi về lễ vật cúng tế trong lễ hội truyền thống
3.1.3. Định hướng của tỉnh Bình Phước về quản lý nhà
nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống.
Để quản lý tốt lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh giai đoạn
10 năm từ 2010 đến năm 2020 Tỉnh Bình Phước đã đề ra một số định
hướng sau đây:
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, truyền
thông những quy định của pháp luật liên quan đến lễ hội truyền
thống. Đổi mới công tác tuyên truyền đa dạng về hình thức tuyên
14
truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để giới thiệu quảng
bá các lễ hội, từng bước nâng cao nhận thức của người dân về giá trị
lịch sử, văn hóa các lễ hội truyền thống và tự giác thực hiện nếp sống
văn minh trong lễ hội.
Thứ hai, nâng cao chất lượng toàn diện của việc xây dựng đời
sống văn hóa và môi trường văn hóa thông qua đẩy mạnh phong trào
thi đua yêu nước và cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa. Đẩy mạnh việc xây dựng môi trường văn hóa trong tổ
chức Đảng và cơ quan nhà nước, các đoàn thể chính trị xã hội, trong
các doanh nghiệp, trong gia đình và trong cộng đồng dân cư. Xây
dựng nếp sống văn minh trong xã hội, nhất là nơi công cộng.
Thứ ba, chính quyền địa phương chỉ đạo các ngành, các ban
quản lý di tích, ban tổ chức lễ hội tăng cường sự phối hợp, nâng cao
tinh thần trách nhiệm trong việc quản lý lễ hội truyền thống ở địa
phương. cần đạt biệt quan tâm thực hiện có hiệu quả các chỉ thị của
Bộ chính trị, Nghị định và quy chế thực hiện nếp sống văn minh của
Chính phủ, quy chế tổ chức lễ hội của Bộ VH-TT&DL và các văn
bản có liên quan; kịp thời uốn nắn xử lý những sai phạm, làm cho lễ
hội truyền thống ngày càng văn minh góp phần vào sự phát triển
kinh tế - văn hóa của địa phương.
Thứ tư, mở rộng và phát triển các dịch vụ văn hóa, gắn kết
chặt chẽ văn hóa với nhiệm vụ phát triển kinh tế, khai thác tài
nguyên văn hóa một cách hợp lý để phát triển dịch vụ du lịch. Đa
dạng hóa các ngành nghề sáng tạo và sản xuất các sản phẩm văn hóa
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập.
Thứ năm, đảm bảo tự do và dân chủ trong hoạt động sáng tạo
văn học nghệ thuật, báo chí xuất bản, phát huy vai trò tích cực của
các lĩnh vực này trong việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.
15
Thứ sáu, bên cạnh việc tiếp tục đầu tư, tôn tạo, bảo tồn và phát
huy các di tích lịch sử văn hóa, chú trọng xây dựng các công trình
văn hóa trọng điểm quốc gia. Quan tâm đầu tư xây dựng đời sống
văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng núi, vùng biên giới.
Thứ bảy, tăng cường nghiên cứu khoa học về tổ chức, quản lý
và bảo tồn lễ hội truyền thống. Thống kê, rà soát, nhận diện và phân
loại lễ hội truyền thống hiện có trên địa bàn, trên cơ sở đó tiến hành
quy hoạch và có kế hoạch bảo tồn, phục hồi và phát triển. Bảo tồn có
chọn lọc các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc coi trọng tính đặc
thù của mỗi loại hình lễ hội ở địa phương.
Thứ tám, quy hoạch, sắp xếp quản lý các dịch vụ vui chơi giải
trí hợp lý chặt chẽ. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa văn hóa và kinh
tế trong tổ chức lễ hội tạo điều kiện để nhân dân địa phương tham gia
dịch vụ có thêm thu nhập nhưng vẫn đảm bảo tính văn hóa trong giao
tiếp ứng xử, không vì lợi nhuận mà đánh mất bản sắc văn hóa và ý
nghĩa tốt đẹp của lễ hội truyền thống.
Thứ chín, tổ chức lễ hội truyền thống phải thực hiện đúng quy
định của nhà nước, vừa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương
và chú trọng việc phát huy vai trò chủ thể, năng lực sáng tạo của
nhân dân. Phải củng cố kiện toàn các ban chỉ đạo, ban tổ chức lễ hội
ở các địa phương theo đúng quy định; đẩy mạnh công tác xã hội hóa
các hoạt động lễ hội truyền thống nhằm tăng cường sự tham gia một
cách chủ động, sáng tạo của nhân dân theo sự quản lý hướng dẫn
chung của cơ quan quản lý nhà nước.
3.2. Giải pháp quản lý nhà nƣớc về lễ hội truyền thống
trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc.
3.2.1. Giải pháp xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch
về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh.
16
Để quản lý, tổ chức lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Bình
Phước cần phải xây dựng kế hoạch, chiến lược về lễ hội truyền thống
phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Quy hoạch phát triển
lễ hội phải đặt trong quy hoạch tổng thể với các lĩnh vực kinh tế
khác. Việc tổ chức và quản lý lễ hội có nhiều mục đích khác nhau,
không chỉ mục đích thuần túy văn hóa. Bên cạnh đó, việc phát triển,
tổ chức và quản lý lễ hội không thể tiến hành một cách riêng rẽ mà
phải được gắn với chiến lược phát triển du lịch, nâng cao đời sống
kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ môi trường
3.2.2. Giải pháp tổ chức thực hiện và xây dựng hệ thống
văn bản chính sách quản lý lễ hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương,
tỉnh Bình Phước cần sớm nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các văn
bản hướng dẫn, triển khai tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình
thực tế ở địa phương. Đồng thời phân cấp, phân quyền rõ ràng, tăng
cường vai trò trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa
các cấp, đi đôi với việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của cộng
đồng, chủ thể của lễ hội truyền thống. Về số lượng, hình thức văn
bản hướng dẫn phải khắc phục tình trạng kém hiệu quả, cần tăng
cường số lượng và chất lượng các văn bản hướng dẫn của các cơ
quan quản lý nhà nước. Khi vấn đề mới phát sinh phải hướng dẫn xử
lý kịp thời.
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện và ổn định cơ cấu tổ chức bộ
máy và đào tạo bổi dưỡng đội ngũ cán bộ,công chức, quản lý lễ hội
truyền thống của tỉnh Bình Phước
Hoàn thiện và ổn định cơ cấu tổ chức
Tiến hành kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa các
cấp, tách biệt cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan sự nghiệp về văn
17
hóa để thực hiện chức năng quản lý tránh chồng chéo nhiệm vụ giữa
cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan sự nghiệp, xây dựng quy chế
phối hợp hoạt động, hoàn thiện chức năng nhiệm vụ cho các đơn vị
thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về di sản văn hóa như Sở VH,
TT&DL, phòng văn hóa thông tin cấp huyện, thị, công chức văn hóa
phường xã thống nhất quản lý, nâng cao hiệu quả, tránh chồng chéo
trong quản lý lễ hội.
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý lễ hội
của tỉnh
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nguồn
lực, việc tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ văn hóa là vấn đề cần
thiết và cấp bách. Cán bộ quản lý nhà nước về văn hóa phải có kiến
thức quản lý nhà nước, am hiểu pháp luật, nhất là các văn bản pháp
luật liên quan đến hoạt động văn hóa, am hiểu về chuyên môn thuộc
lĩnh vực mình phụ trách, có tri thức để quản lý chuyên môn .
3.2.4. Giải pháp tuyên truyền giáo dục pháp luật và quảng
bá về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Việc tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân
nắm vững những chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà
nước. Từ đó, giúp người dân nhận thức tốt hơn về lễ hội, chống mê
tín dị đoan, bảo đảm hoạt động lễ hội thực sự văn hóa, văn minh lành
mạnh, an toàn, tiết kiệm, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Thường
xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng qua hệ
thống phát thanh, truyền hình, báo chí, mạng xã hội, cổng thông tin
điện tửĐồng thời hợp tác trao đổi, giao lưu văn hóa để quảng bá
hình ảnh lễ hội đến công chúng trong và ngoài tỉnh.
3.2.5. Giải pháp tăng cường nghiên cứu khoa học, bảo tồn
phát huy giá trị lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Bình Phước
18
Việc bảo tồn, khai thác và phát triển các lễ hội truyền thống
phát huy giá trị lịch sử, văn hóa góp phần ngăn chặn nguy cơ xuống
cấp các di tích văn hoá là vấn đề quan trọng và cấp bách, không chỉ
có ý nghĩa về mặt văn hóa mà trước hết đó là nhiệm vụ chính trị để
củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc.
Nội dung nghiên cứu bao gồm nguồn gốc hình thành lễ hội
truyền thống, các nghi lễ, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, các giá trị
văn hóa, giá trị lịch sử của hoạt động lễ hội truyền thống, Di tích gắn
với lễ hội truyền thống.
Tập trung vào việc nghiên cứu văn hóa truyền thống (bao gồm
văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể) của các dân tộc, qua đó đề
xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
tiêu biểu.
3.2.6. Giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa và phát huy vai trò
của cộng đồng, tăng cường tính tự quản trong tổ chức và quản lý
lễ hội truyền thống
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa
Để công tác quản lý văn hóa ngày càng tốt hơn, cùng với xu
hướng hội nhập và phát triển, thì hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực
quản lý văn hóa, giảm dần sự phụ thuộc, hỗ trợ của nhà nước đang
được các cấp, các ngành của tỉnh quan tâm triển khai huy động tối đa
nguồn lực từ phía các doanh nghiệp, người dân trên địa bàn và trong
và ngoài tỉnh vào thực hiện xã hội hóa.
3.2.7. Giải pháp tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý
vi phạm trong hoạt động văn hóa Công tác kiểm tra, kiểm soát văn
hóa của Tỉnh Bình Phước
Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành trên tất cả các lĩnh
vực hoạt động, tập trung điều chỉnh các vấn đề bức xúc, mới phát
19
sinh, góp phần ngăn chặn các tiêu cực và định hướng cho các dịch vụ
văn hóa phát triển từ cấp tỉnh đến cơ sở đi vào trật tự, kỷ cương và nề
nếp.
3.3. Khuyến nghị.
3.3.1. Đối với cơ quan Trung ương.
Đề nghị Chính phủ sớm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể, chế
chính sách pháp luật về văn hóa trong đó quan tâm lễ hội truyền
thống.
Đề nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày
12 tháng 11 năm 2013 việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực văn hóa, thể thao du lịch và quảng cáo, trong đó phải quy định rõ
ràng hơn về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi phạm về
lễ hội
3.3.2. Đối với Bộ VH, TT&DL
Trên cơ sở các báo cáo đề xuất tháo gỡ những khó khăn vướng
mắc của các địa phương, Bộ VH-TT&DL ban hành những văn bản
hướng dẫn chung về lễ hội truyền thống thống nhất chung cho cả
nước để làm cơ sở cho các địa phương tổ chức thực hiện.
Đề nghị Bộ tăng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_le_hoi_truyen_thong_tre.pdf