Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Trên cơ sở những nội dung của quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân

lực y tế đã được nghiên cứu, đề cập ở chương 1, luận văn phân tích thực trạng

QLNN về phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh tỉnh Đắk Lắk trong giai

đoạn từ năm 2010 đến nay. Qua nghiên cứu về thực trạng QLNN về phát triển

nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh tỉnh Đắk Lắk, chương 2, luận văn đã chỉ ra

những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển nguồn

nhân lực y tế tại các bệnh viện công lập của tỉnh thực trạng QLNN về phát triển

nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh tỉnh Đắk Lắk

pdf21 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bộ y tế có trình độ cao có xu hướng tập trung về tuyến trên, về những nơi có điều kiện kinh tế- xã hội tốt hơn; những lĩnh vực chuyên môn có sức hấp dẫn. Trong khi tại những nơi thiếu hụt nguồn nhân lực lại bị bỏ lại tuyến dưới, vùng khó khăn và các lĩnh vực chuyên môn kém thu hút như: y tế dự phòng, nhi, lao, tâm thần Hơn lúc nào hết để đáp ứng nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới: ngành y tế cần có chiến lược tổng thể về con người; quy hoạch về đào tạo và phát triển nhân lực; những chính sách phù hợp để có được nguồn nhân lực y tế ổn định ở mọi tuyến, mọi nơi, mọi lĩnh vực chuyên môn. Thực tế hiện nay cho thấy, bên cạnh sự phát triển của kinh tế xã hội, tác động của kinh tế thị trường đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các ngành, lĩnh vực mà ngành y tế cũng nằm trong sự ảnh hưởng này, cụ thể xu hướng nhân lực y tế có sự chuyển dịch về trung tâm, thành phố lớn, từ bệnh viện công sang bệnh viện tư nhân nơi có thu nhập cao hơn, nhân lực y tế có xu hướng tập trung nhiều ở các ngành có thu nhập cao, các ngành có thu nhập thấp, điều kiện làm việc vất vả, cực nhọc khó thu hút nhân lực về làm việc (nhân lực y tế khu vực điều trị tâm thần, HIV, lao, y tế dự phòng). Chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế cho thấy vẫn chưa bắt kịp sự phát triển của ngành y tế, chuyên môn, các cơ sở khám chữa bệnh vẫn còn có nhiều hạn chế, yếu kém. Chế độ đãi ngộ cho nhân lực ngành y tế có nhiều chuyển biến tích cực nhưng cũng còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế cần phải được khắc phục. Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 48 cơ sở y tế thuộc quyền quản lý của Sở Y tế, trong đó có 20 Bệnh viện (06 Bệnh viện tuyến tỉnh, 14 Bệnh viên Đa khoa tuyến huyện); 11 Trung tâm tuyến tỉnh; 02 Chi Cục (Chi Cục DS- KHHGĐ, Chị cục An toàn vệ sinh thực phẩm; 15 Trung tâm Y tế tuyến huyện, 15 Trung tâm DS - 3 KHHGĐ tuyến huyện trực thuộc Chi Cục DS- KHHGĐ, 184 trạm y tế xã/phường/thị trấn trực thuộc Trung tâm Y tế huyện [32]. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực y tế của tỉnh Đắk Lắk chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk. Lực lượng y bác sỹ còn mỏng. Cơ cấu nguồn lực y tế theo tuyến của tỉnh phân bổ chưa hợp lý, nguồn nhân lực tập trung chủ yếu ở các cơ sở y tế tuyến tỉnh những nơi có điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường làm việc thuận lợi. Đối với thị xã và một số huyện khó khăn thì nguồn nhân lực y tế rất hạn hẹp. Trình độ của đội ngũ y, bác sỹ còn có nhiều hạn chế nhất là đội ngũ y, bác sỹ có tay ngề cao. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất kỹ thuật, phòng khám, phòng điều trị, máy móc và thiết bị, vật tư y tế còn bị thiếu, hư hỏng nhiều, không đáp ứng được công tác điều trị. Nguồn tài chính thiếu, phụ thuộc vào ngân sách nhà nước hàng năm, chưa được tự chủ đầy đủ. Cơ chế quản lý tài chính ở các bệnh viện theo quy định hiện nay còn nhiều bất cập gây khó khăn không nhỏ cho công tác thu, chi tài chính của các bệnh viện. Chế độ chính sách đối với nhân viên Y tế chưa đảm bảo, lương, đãi ngộ quá thấp, chính sách thay đổi nhiều, giá viện phí thấp hơn nhiếu so với bệnh viện tư, vì vậy ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý cũng như ảnh hưởng thu nhập của nhân viên. Chưa có cơ chế ràng buộc bác sỹ với đơn vị công tác, bác sỹ đã được đào tạo sau đại học, bác sỹ làm việc lâu năm xin nghỉ việc quá đơn giản, cơ chế tuyển dụng còn tự do, cơ sở nào lôi kéo được thì họ về đó. Hiện nay chưa có một chế tài nào răn đe hoặc hình phạt đủ mạnh để xử lý các BS được đào tạo bằng ngân sách nhà nước, sau đó xin thôi việc ra bệnh viện tư [29]. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu về nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh Đắk Lắk nói riêng, nguồn nhân lực ngành y tế Việt Nam nói chung đang là đề tài nóng bỏng mà xã hội quan tâm. Với quy mô dân số và diện tích tự nhiên rộng lớn, thì nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế của tỉnh Đắk Lắk đang là vấn đề được quan tâm đặc biệt của nhiều nhà quản lý do nhu cầu chăm sóc y tế của người dân nơi đây ngày càng tăng cao. Nghiên cứu về nguồn nhân lực y tế tỉnh Đắk Lắk để 4 nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk là một bài toán đòi hỏi phải có lời giải đáp thỏa đáng với tất cả các nhà nghiên cứu, các học giả đặc biệt là đối với các nhà quản lý ngành y tế tỉnh Đắk Lắk hiện nay. Xuất phát tử những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu vấn đề về “Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” để làm đề tài luận văn cao học chuyên ngành Quản lý công tại Học viện Hành chính Quốc gia. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trên thực tế, trong những năm gần đây các công trình nghiên cứu có giá trị về QLNN đối với nguồn nhân lực y tế là chưa nhiều mà thường nghiêng về các nghiên cứu khoa học chuyên môn. QLNN về nguồn nhân lực y tế có một số nghiên cứu điển hình như: - Năm 2012, Trường Đại học Y tế công cộng đã tiến hành nghiên cứu đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Đánh giá thực trạng đào tạo nhân lực y tế Việt Nam” do GS.TS. Lê Vũ Anh là chủ nhiện. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác giáo dục nhân lực y tế tại Việt Nam ba gồm 3 đối tượng nghiên cứu chính là; nhân lực bác sỹ đa khoa, điều dưỡng và cử nhân y tế công cộng được thực hiện tại 11 trường Đại học và 6 trường Cao đẳng nhằm đánh giá thực trạng và các chính sách hỗ trợ đào tạo cho nguồn nhân lực y tế tại Việt Nam. Nghiên cứu cho thấy, nhân lực y tế nước ta đang thiếu về số lượng và yếu về chất lượng (khoảng 25% có trình độ đại học trở lên); phân bố không đồng đều, nhất là ở các tuyến khám chữa bệnh ban đầu, các vùng khó khăn, nông thôn và các lĩnh vực y tế dự phòng, chuyên khoa lao, tâm thần [49]. 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận QLNN về phát triển nguồn lực y tế tại các bệnh viện công và thực tiễn trên điạ bàn tỉnh Đắk Lắk, đề tài đề xuất các giải pháp tăng cường QLNN nhằm phát triển nguồn lực y tế tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 5 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục đích nghiên cứu, đề tài thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: - Hệ thống hóa và tiếp tục phát triển cơ sở lý luận quản lý nhà nước về phát triển nhân lực y tế - Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk qua đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần phải được khắc phục trong phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh. - Đề xuất các giải pháp tăng cường QLNN nhằm phát triển nguồn lực y tế tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Quản lý nhà nước về phát triển nguồn lực y tế tại các bệnh viện công trên điạ bàn tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về đối tượng: Hoạt động quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế bao gồm đội ngũ bác sỹ, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, kỹ sư, công nhân hỗ trợ cho công tác khám chữa bệnh đang làm việc trong các bệnh viện công lập do Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk quản lý gồm cả những người trong biên chế và theo chế độ hợp đồng lao động, hưởng lương từ ngân sách nhà nước và một phần từ thu sự nghiệp. - Phạm vi về không gian: Được tiến hành ở các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện dựa trên nguồn tài liệu thu thập trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2016. 6 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp luận. Luận văn đươc nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luậncủa chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực y tế ở các bệnh viện công. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp đồng thời nhiều phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, trong đó tập trung vào một số phương pháp cơ bản sau đây: - Phương pháp khảo cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan để có luận cứ khoa học cho việc đánh giá công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công lập ở tỉnh Đắk Lắk làm cơ sở để đánh giá thực trạng công tác này ở chương 2 của luận văn. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng nhằm phân tích, đánh giá thực trạng công tác, quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công lập ở tỉnh Đắk Lắk, để từ đó chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đề xuất những giải pháp ở chương 3 - Phương pháp thống kê: Được tác giả sử dụng để xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu đề tài. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn đề tài Ý nghĩa lý luận của đề tài: Đề tài nghiên cứu, bổ sung để làm rõ các khái niệm nguồn nhân lực, vai trò của nguồn nhân lực y tế trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Qua đó làm phong phú hơn lý luận về quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Kết quả nghiên cứu của đề tà sẽ góp phần tăng cường hiệu lực hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phát triển đối với nguồn nhân lực y tế ở tỉnh Đắk Lắk. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn chia thành 3 chương: 7 Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công lập. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP 1.1. Nguồn nhân lực y tế và phát triểnnguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công 1.1.1. Nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công 1.1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực Có thể hiểu một cách ngắn gọn, nguồn nhân lực là nguồn lực con người, là yếu tố quan trọng, năng động nhất của tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội. Nguồn nhân lực có thể xác định cho một quốc gia, một vùng lãnh thổ hoặc một địa phương (tỉnh, thành phố) và khác với các nguồn lực khác (tài chính, đất đai, công nghệ ) ở chỗ, nguồn lực con người với hoạt động sáng tạo, tác động vào thế giới tự nhiên, biến đổi thế giới tự nhiên và trong quá trình lao động nảy sinh các quan hệ lao động và các quan hệ xã hội 1.1.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực y tế Nguồn nhân lực y tế bao gồm tất cả các công chức, viên chức hoạt động khác nhau trong lĩnh vực y tế như: công tác khám, chữa bệnh, đào tạo, quản lý. Nhân lực ngành y tế gồm các ngạch bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, kỹ sư, công nhân hỗ trợ cho công tác khám chữa bệnh. 1.1.1.3. Khái niệm bệnh viện công Hiện nay, tại Việt Nam trong lĩnh vực y tế có hai khu vực cùng cung cấp các dịch vụ y tế để đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, đó là khu vực y tế công lập và khu vực y tế tư nhân. 8 + Khu vực y tế công lập: Hệ thống y tế bao gồm các cơ sở y tế do nhà nước thành lập và được đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước, hoạt động dưới sự quản lý của nhà nước. 1.1.1.4. Khái niệm nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công 1.1.1.5. Đặc điểm nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công 1.1.2. Phát triển nguồn nhân lực y tế 1.1.2.1. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực y tế - Phát triển: là quá trình biến đổi, hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao. Là quá trình học tập, nhằm mở ra cho cá nhân những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai cho tổ chức. Phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động nhằm chuẩn bị cho nhân viên theo kịp với cơ cấu tổ chức khi nó thay đổi và phát triển. 1.1.2.2. Các nội dung phát triển nguồn nhân lực y tế 1.1.2.3. Vai trò và sự cần thiết phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công 1.2. Quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về nguồn nhân lực y tế Quản lý nhà nước là thuật ngữ được sử dụng phổ biến ở Việt Nam với nhiều cách tiếp cận khác nhau: Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nước là hoạt động của bộ máy nhà nước, bao gồm cả cơ quan quyền lực nhà nước là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, cơ quan hành chính nhà nước là Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan tư pháp là hệ thống Tòa án nhân dân các cấp. Theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nước là hoạt động riêng của cơ quan hành chính nhà nước. Theo nghĩa này thì quản lý nhà nước là hoạt động điều hành công việc hàng ngày của bộ máy hành chính nhà nước. 1.2.2.Vai trò của quản lý nhà nƣớc đối với phát triển nguồn nhân lực Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng với nguồn nhân lực thông qua các công cụ quản lý như: các chính sách, tạo lập hành lang pháp lý, điều tiết cung cầu thị trường, sức lao độngNhà nước đưa ra các cơ chế tác động đến sự hình thành và 9 phát triển nguồn nhân lực đáp ứng về số lượng và chất lượng đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công 1.2.3.1. Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch nguồn nhân lực y tế. 1.2.3.2. Xây dựng và thực hiện hệ thống thể chế cho phát triển nguồn nhân lực y tế 1.2.3.3. Tuyển dụng nguồn nhân lực y tế 1.2.3.4. Ban hành và tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng nhân lực y tế 1.2.3.5. Hoạch định và chỉ đạo thực hiện các chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng. 1.2.3.6. Công tác đánh giá nguồn nhân lực 1.2.3.7. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát 1.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công 1.3. Kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực y tế của một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đắk Lắk 1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng 1.3.1.1. Kinh nghiện của tỉnh Hà Giang 1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh 1.3.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa 1.3.1.4. Kinh nghiệm của tỉnh Tây Ninh 1.3.1.5. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Kạn 1.3.3. Những bài học rút ra cho tỉnh Đắk Lắk Các kinh nghiệm về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế của các nước trên thế giới và một số tỉnh trong nước đã để lại nhiều bài học qúy giá, hữu ích, có thể vận dụng thích hợp, sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam đặc biệt là tỉnh Đắk Lắk nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực y tế của tỉnh hiện nay và lâu dài. 10 Tiểu kết chƣơng 1 Nhân lực Y tế liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tình mạng của người bệnh, sức khỏe của nhân dân, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và chất lượng nguôn nhân lực để phục vụ công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước. Nếu không quan tâm đúng mức đến phát triển nguồn nhân lực sẽ dẫn đến lãng phí tất cả các nguôn lực khác và ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của ngành Y tế. Cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt nam hiện nay đang phải đối mặt với các thách thức về nhân lực ngành Y tế như thiếu hụt, mất cân đối về cơ cấu và phân bổ. Để phát triển nguồn nhân lực Y tế một cách bền vững trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội và khoa học kỹ thuật phát triển, mô hình bệnh tật thay đổi, già hóa dân số, Y tế tư nhân phát triển, hội nhập quốc tế thì cần phải có kế hoạch và đầu tư cho nhân lực Y tế. Trong chương 1, luận văn đã đi sâu nghiên cứu khung lý thuyết về nhân lực, phát triển nguồn nhân lực y tế, quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế nói chung và nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công. Trên cơ sở lý luận quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế các bệnh viện công, luận văn cũng nghiên cứu thực tiễn phát triển nguồn nhân lực y tế các bệnh viện công của các quốc gia trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam. Từ những nghiên cứu của chương 1 sẽ là cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc để tác giả nghiên cứu những nội dung quan trọng của luận văn ở những chương tiếp sau. 11 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và ngành y tế tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội 2.1.1.1. Đặc điểm xã hội, dân cư 2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế 2.1.2. Tổng quan sự phát triển các bệnh viện công và nguồn nhân lực y tế tỉnh Đăk Lăk Ở tỉnh Đắk Lắk, hệ thống khám, chữa bệnh từng bước được củng cố; chất lượng khám, chữa bệnh từng bước được nâng cao; tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh có chuyển biến tích cực; các trang, thiết bị kỹ thuật cao tiếp tục được triển khai ứng dụng; tình trạng quá tải của các bệnh viện có chiều hướng giảm. Năm 2014, tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 70,1% (KH 2014 là 50,5%). Tỷ lệ giường bệnh trên một vạn dân đạt 22,34% (tăng 2,37% so với cuối năm 2013). Đến năm 2016 có 75,5% xã đạt Chuẩn quốc gia về y tế, 100% trạm y tế xã có bác sĩ, trung bình có 6,6 bác sĩ và 22,8 giường bệnh/1 vạn dân, [29]. Bảng 2.1. Cơ cấu theo ngành nghề đào tạo của đội ngũ y tế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 – 2016 Đơn vị: người Ngành, nghề đào tạo 2010 2011 2012 2015 2016 Cán bộ ngành y 3.990 4.181 4.726 5556 5.562 Bác sĩ 1.015 1.067 1.167 1594 1.510 Y sĩ 913 1.007 1.179 1434 1.468 Điều dưỡng 1.536 1.589 1.838 2047 2.087 Hộ sinh 526 518 542 481 497 Cán bộ ngành dược 385 420 467 470 546 Dược sĩ (ĐH,SĐH) 29 33 39 46 46 12 Dược sĩ trung cấp 308 347 389 389 459 Dược tá 48 40 39 35 41 Tổng 4.375 4.601 5.193 6026 6.108 [Nguồn: Sở y tế tỉnh Đắk Lắk, Báo cáo thống kê công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 -2016] Bảng 2.2. Cơ cấu nhân lực y tế Tỉnh, huyện tỉnh Đắk Lắk năm 2016 Tỉnh, Huyện, Thị xã Bệnh viện đa khoa Trung tâm y tế TTDS- KHHGĐ Phòng y tế Tổng số 1.563 381 102 67 TP. Buôn Ma Thuật 222 40 10 6 Thị xã Buôn Hồ 141 28 7 4 Huyện Krông Ana 89 29 7 4 Huyện Lắk 81 26 6 5 Huyện Krông Bông 87 28 4 4 Huyện Cư M’Gar 121 27 8 4 Huyện Buôn Đôn 75 24 7 4 Huyện Ea Súp 62 24 6 4 Huyện kông Pắc 149 26 8 5 Huyện Ea Kar 102 31 7 5 Huyện M’Đrắk 119 27 8 4 Huyện Ea H’leo 97 24 7 4 Huyện Krông Búk - 25 5 6 Huyện Krông Năng 107 29 6 3 Huyện Cư Kuin 111 24 6 4 [Nguồn: Sở y tế tỉnh Đắk Lắk, Báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ và CSSKND giai đoạn 2010 – 2015 định hướng 2016 – 2020] 13 Bảng 2.3: Sô lượt người dân khám chữa bệnh ở Đắk Lắk giai đoạn 2012 - 2015 Công tác khám chữa bệnh 2012 2013 2014 2015 Lượt người đến khám 3.484.167 3.430.999 3.679.382 3.521.556 Lượt điều trị nội trú 252.276 238.848 248.542 272.762 Lượt phẫu thuật 52.742 49.912 57.438 60.701 [Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các Báo cáo tổng kết công tác y tế và kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế Đắk Lắkcác năm 2012-2015, Sở Y tế Đắk Lắk, UBND tỉnh Đắk Lắk] 2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc nguồn nhân lực y tế ở các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk 2.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành y tế 2.2.2. Xây dựng thể chế phát triển nguồn nhân lực y tế 2.2.3. Tuyển dụng nhân lực của ngành y tế 2.2.4. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn cho cán bộ y tế Bảng 2.4. Công tác đào tạo nhân lực y tế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 - 2016 STT Nội dung đào tạo 2010 2011 2012 2013 2014 2016 Sau đại học: 71 33 45 41 22 96 1 Tiến sỹ 0 1 1 2 1 2 2 Thạc sỹ 14 1 9 2 3 14 3 Chuyên khoa II 14 3 5 6 3 31 4 Chuyên Khoa I 43 28 30 31 15 49 Đại học: 117 152 85 71 103 90 1 Bác sỹ đa khoa 66 62 23 20 12 49 2 Bác sỹ YHCT 2 1 2 3 3 - 14 3 Dược sỹ đại học 15 3 10 8 6 13 4 Cử nhân, đại học 34 86 50 40 82 28 Tổng cộng 188 185 130 112 125 186 [nguồn: Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, Báo cáo thống kê công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 -2016] 2.2.5. Thực hiện chính sách đãi ngộ, khen thƣởng, kỷ luật để phát triển nguồn nhân lực 2.2.6. Công tác đáng giá công chức, viên chức 2.3. Những kết quả đạt đƣợc trong quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.3.1. Những ƣu điểm, hạn chế 2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế Tiểu kết chƣơng 2 Chương 2 luận văn đã khái quát tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk đồng thời cũng phác họa những nét cơ bản về nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công lập của tỉnh trong thời gian gần đây. Trên cơ sở những nội dung của quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế đã được nghiên cứu, đề cập ở chương 1, luận văn phân tích thực trạng QLNN về phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay. Qua nghiên cứu về thực trạng QLNN về phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh tỉnh Đắk Lắk, chương 2, luận văn đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công lập của tỉnh thực trạng QLNN về phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh tỉnh Đắk Lắk. Những kết quả nghiên cứu của chương 2 sẽ là căn cứ để tác giả xây dựng các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN và phát triển nguồn nhân lực y tế công lập của tỉnh, thực trạng QLNN về phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. 15 Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 3.1. Quan điểm mục tiêu phát triển nguồn nhân lực y tế của Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020. 3.1.1. Quan điểm phát triển nhân lực 3.1.2. Mục tiêu phát triển nhân lực đến năm 2020 3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát 3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3.2. Định hƣớng, quan điểm phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 3.2.1. Định hƣớng phát triển nguồn nhân lực y tế ở bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 3.2.2. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 3.3. Các giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 3.3.1. Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành y tế của tỉnh. 3.3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống thể chế nhằm phát triển số lƣợng nhân lực ngành y tế 3.3.3. Giải pháp pháp về đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh Đắk Lắk 3.3.4. Giải pháp đầu tƣ các nguồn lực để phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh Đắk Lắk 3.3.5. Giải pháp tổ chức thực hiện chế độ chính sách và các chế độ đãi ngộ, khen thƣởng, kỷ luật 16 3.3.6. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực thi chính sách 3.4. Kiến nghị đối với công tác phát triển nguồn nhân lực y tế 3.4.1. Đối với Bộ y tế 3.4.2. Đối với chính quyền địa phƣơng tỉnh Đắk Lắk 3.4.3. Đối với Sở y tế tỉnh Đắk Lắk TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 Trong chương 3, chúng tôi đã đề cập những nội dung khoa học sau: Thứ nhất, trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, các chương trình, đề án trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn năm 2015-2020, tác giả đã nêu quan điểm định hướng về phát triển nguồn nhân lực y tế của tỉnh Đắk Lắk. Những quan điểm, định hướng này là căn cứ và cơ sở cho việc thực hiện các giải pháp phát triển nguồn nhân lực y tế của tỉnh đến năm 2020 tầm nhìn 2030. Thứ hai,từ thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh Đắk Lắktác giả đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế ở các bệnh viên công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. Thứ ba, trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng, tác giả mạnh dạn đề xuất kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước và các cơ quan liên quan nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Đắk Lắk. Những nội dung trên đây là những đóng góp về mặt thực tiễn của luận văn. 17 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu cơ sở lý luận của QLNN về phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công; phân tích thực trạng công tác QLNN về phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Bước đầu, luận văn “Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” xin đưa ra một số kết luận sau: Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực y tế nói riêng. Từ đó thấy được vai trò nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực y tế nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động y tế với nhiệm vụ trọng tâm là chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người. Thông qua việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, y tế góp phần tạo ra nguồn lực con người có thể lực tốt đáp ứng sự phát triển xã hội trong tương lai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_phat_trien_nguon_nhan_l.pdf
Tài liệu liên quan