Đắk Lắk là tỉnh duy nhất có mô hình “Đội công tác phát
động quần chúng chuyên trách” của Ban dân vận gồm: 15 huyện, thị
xã, thành phố và 184 xã, phường, thị trấn với khoảng 400 đồng chí
được thành lập từ năm 2004 đến nay đã hỗ trợ rất tốt trong công tác
PBPL.
- Công tác phổ biến pháp luật cho nhân dân nói chung và
nhân dân vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng là một trong
những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta
- Công tác quản lý về hoạt động phổ biến pháp luật được chú
trọng nhất là phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS.
- Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tích cực,
nhiệt tình trong thực hiện công tác PBPL cho đồng bào DTTS.
- Đồng bào DTTS hiểu được vai trò của kiến thức pháp luật
nên chủ động, tích cực tham dự các buổi PBPL.
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những thuận lợi, khó khăn, kết quả đạt được của
quản lý nhà nước về PBPL cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk.
- Đề xuất những giải pháp nhằm bảo đảm quản lý nhà nước
về PBPL cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Kết quả nghiên cứu và những đề xuất được nêu trong đề tài
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc bảo đảm quản lý nhà nước
về PBPL cho người dân nói chung và đồng bào DTTS trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về phổ biến pháp
luật cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật
cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đăk Lắk.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp bảo đảm quản lý nhà
nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa
tỉnh Đăk Lắk hiện nay.
5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHỔ BIẾN
PHÁP LUẬT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1. Quan niệm về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân
tộc thiểu số
1.1.1. Khái niệm về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân
tộc thiểu số
Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số bao gồm
cả tuyên truyền và giáo dục pháp luật là hoạt động có tính định
hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể phổ biến pháp luật tác
động lên đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số một cách có hệ
thống và thường xuyên nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức, tình
cảm và thói quen xử sự phù hợp với các quy định của pháp luật.
1.1.2 . Đặc điểm của phổ biến pháp luật cho đồng bào dân
tộc thiểu số
1.1.2.1. Đặc điểm chung của phổ biến pháp luật
Thứ nhất, PBPL là một bộ phận của công tác giáo dục chính
trị, tư tưởng
Thứ hai, PBPL có mối liên hệ chặt chẽ với công tác xây
dựng pháp luật, thực hiện pháp luật
Thứ ba, PBPL nhằm truyền đạt thông tin, nội dung pháp luật
giúp cho đối tượng tác động có những hiểu biết nhất định về pháp
luật, góp phần nâng cao ý thức pháp luật của đối tượng
Thứ tư, PBPL được tổ chức, thực hiện bởi những chủ thể
xác định
1.1.2.2. Đặc điểm về đối tượng và chủ thể phổ biến pháp luật
cho đồng bào dân tộc thiểu số.
6
- Đối tượng được PBPL chính là đồng bào DTTS trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk vì Đắk Lắk là một tỉnh có đông đồng bào dân tộc
thiểu số sinh sống, toàn tỉnh hiện có 47 dân tộc anh em sinh sống với
97.893 hộ gia đình, 540.365 nhân khẩu, đồng bào DTTS chiếm 36,69
dân số toàn tỉnh.
- Về chủ thể PBPL: Chủ thể phổ biến pháp luật được hiểu là
cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia tổ chức thực hiện công tác PBPL
tùy thuộc vào nội dung, hình thức, phương pháp, đối tượng PBPL.
Theo các nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn thì chủ thể PBPL là chủ
thể chuyên nghiệp và chủ thể không chuyên nghiệp.
Chủ thể PBPL cho đối tượng là đồng bào DTTS cũng chính
là những chủ thể nói trên. Nhưng thực tiễn cũng cho thấy rằng trong
cộng đồng các DTTS tại tỉnh Đắk Lắk, mỗi dân tộc có những cá
nhân đứng đầu có vị trí và uy tín rất lớn. Họ là già làng, trưởng bản.
Các già làng, trưởng bản vừa là đối tượng được PBPL nhưng đồng
thời cũng là chủ thể PBPL.
1.1.2.3. Đặc điểm về nội dung, hình thức phổ biến pháp luật
cho đồng bào dân tộc thiểu số
- Về nội dung phổ biến pháp luật:
+ Là những vấn đề bức xúc đặt ra từ cơ sở, những vấn đề
đồng bào DTTS quan tâm liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ
pháp lý của công dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội như đất
đai, hôn nhân gia đình, pháp luật về hộ tịch, an ninh, quốc phòng,
dân tộc, tôn giáo, chính sách cho đồng bào DTTS.
+ Mặt khác, nội dung PBPL cũng phải đan xen, lồng ghép
với nội dung giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức vì đồng
bào DTTS có tâm lý rất dễ tin nhưng niềm tin đó cũng dễ dàng bị
thay đổi nếu bị tác động bởi các yếu tố khách quan. Các thế lực thù
7
địch đã lợi dụng điểm yếu này của đồng bào để chia rẽ dân tộc, phá
hoại sự nghiệp cách mạng ở nước ta.
- Về hình thức phổ biến pháp luật: Theo quy định tại Điều
11, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, thì PBPL được thực
hiện dưới nhiều hình thức rất phong phú, cụ thể là:
1. Họp báo, thông cáo báo chí.
2. Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm
hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.
3. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa
truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động;
đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên
trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của
cơ quan, tổ chức, khu dân cư.
4. Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.
5. Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính,
hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của
công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ
máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý,
hòa giải ở cơ sở.
6. Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh
hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ
sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.
7. Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các
cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
8. Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù
hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.
8
1.1.3. Mục đích, vai trò của phổ biến pháp luật cho đồng
bào dân tộc thiểu số
1.1.3.1. Mục đích của phổ biến pháp luật cho đồng bào dân
tộc thiểu số
+ Thứ nhất, mục đích tri thức: PBPL nhằm trang bị tri thức
pháp luật, từng bước mở rộng và làm sâu sắc hơn hệ thống tri thức
pháp luật cho đối tượng.
+ Thứ hai, mục đích cảm xúc: PBPL không chỉ nhằm trang
bị tri thức về pháp luật cho đối tượng biết, hiểu mà còn thông qua sự
hiểu biết đó làm hình thành ở đối tượng tình cảm, lòng tin đối với
pháp luật.
+ Thứ ba, mục đích hành vi: là mục đích làm hình thành
động cơ và hành vi xử sự theo yêu cầu của pháp luật.
1.1.3.2. Vai trò của phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc
thiểu số
- Thứ nhất, PBPL là khâu đầu tiên trong quá trình triển khai
thực hiện pháp luật:
- Thứ hai, PBPL tác động vào ý thức đối tượng, góp phần
hình thành và nâng cao ý thức pháp luật cho công dân.
1.2. Quản lý nhà nƣớc về phổ biến pháp luật cho đồng
bào dân tộc thiểu số
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật
cho đồng bào dân tộc thiểu số
Quản lý nhà nước về PBPL cho đồng bào dân tộc thiểu số
là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền (chủ yếu là cơ quan hành
chính nhà nước, cá nhân có thẩm quyền) trên cơ sở Hiến pháp và
luật, để thi hành các quy định của Hiến pháp, luật về PBPL, nhằm
PBPL về các chủ trương, chính sách Đảng, pháp luật của Nhà nước
9
có liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của đồng bào DTTS,
cung cấp tri thức, hình thành, bồi dưỡng tình cảm, thái độ tôn trọng
pháp luật cho đồng bào DTTS.
1.2.2. Đặc điểm, nguyên tắc, chủ thể của quản lý nhà
nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số.
1.2.2.1. Đặc điểm của quản lý nhà nước về phổ biến pháp
luật cho đồng bào dân tộc thiểu số.
- Đặc điểm của quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật:
+ Một là, quản lý nhà nước về PBPL là hoạt động mang tính
quyền lực nhà nước.
+ Hai là, quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật là hoạt
động được tiến hành bởi những chủ thể trong bộ máy nhà nước (chủ
yếu là các cơ quan trong bộ máy hành pháp).
+ Ba là, quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật nhằm cung
cấp tri thức, hình thành, bồi dưỡng tình cảm, thái độ tôn trọng pháp
luật cho cơ quan, tổ chức và cá nhân.
- Quản lý nhà nước về PBPL cho đồng bào DTTS cũng có
những đặc điểm riêng, đó là:
+ Thứ nhất, chủ thể quản lý nhà nước về PBPL cho đồng
bào DTTS được tiến hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
như: ở cấp tỉnh là UBND cấp tỉnh .
+ Thứ hai, khách thể quản lý nhà nước về PBPL cho đồng
bào DTTS là trật tự quản lý nhà nước về PBPL cho nhân dân nói
chung và đồng bào DTTS nói riêng được thiết lập bởi các quy định
của pháp luật.
+ Thứ ba, Nhà nước quản lý hoạt động PBPL bằng nhiều
hình thức khác nhau
+ Thứ tư, mục tiêu của quản lý nhà nước về PBPL cho đồng
10
bào DTTS là để bảo vệ tốt hơn quyền và nghĩa vụ hợp pháp của
những người tham gia hoạt động PBPL, nâng cao hiểu biết pháp luật,
ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của đồng bào DTTS.
+ Thứ năm, quản lý nhà nước về PBPL cho đồng bào DTTS
có nội dung đa dạng.
1.2.2.2. Nguyên tắc của quản lý nhà nước về phổ biến pháp
luật cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Thứ nhất, nguyên tắc Đảng lãnh đạo: Trước hết Đảng lãnh
đạo trong quản lý nhà nước về PBPL cho đồng bào DTTS bằng việc
đưa ra đường lối, chủ trương, chính sách của mình về hoạt động về
PBPL.
Thứ hai, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa: Trong quản
lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS, các chủ thể
quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật sử dụng pháp luật với tính
chất là phương tiện quan trọng để bảo đảm thực hiện có hiệu quả các
nhiệm vụ của mình.
Thứ ba, nguyên tắc bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả của
quản lý nhà nước về PBPL cho đồng bào DTTS.
Thứ tư, nguyên tắc đảm bảo sự tham gia rộng rãi của toàn xã
hội vào PBPL nhất là PBPL cho đồng bào DTTS.
1.2.2.3. Chủ thể của quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật
cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Chủ thể của quản lý nhà nước về PBPL nói chung và PBPL
cho đồng bào DTTS nói riêng là các cơ quan trong bộ máy hành
chính nhà nước được giao thực hiện việc quản lý nhà nước về phổ
biến pháp luật như: Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ, cơ quan ngang bộ,
Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Tư pháp, phòng Tư pháp các huyện,
thành phố thuộc tỉnh.
11
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật
cho đồng bào dân tộc thiểu số
1.2.3.1. Xây dựng hệ thống văn bản tổ chức thực hiện quản
lý nhà nước về phổ biến pháp luật
1.2.3.2. Công tác quản lý đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền
viên pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số
1.2.3.3. Quản lý nội dung, hình thức phổ biến pháp luật cho
đồng bào dân tộc thiểu số
1.3. Các yếu tố tác động đến hoạt động quản lý nhà nƣớc
về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số
1.3.1. Các yếu tố khách quan
Thứ nhất, mức độ hoàn thiện của thể chế quản lý về PBPL
Thứ hai, sự phát triển của kinh tế
Thứ ba, sự tham gia của xã hội vào quản lý nhà nước về phổ
biến pháp luật và hoạt động phổ biến pháp luật
Thứ tư, sự tác động của tình hình quốc tế đến hiệu lực, hiệu
quả của quản lý nhà nước về PBPL.
Thứ năm, hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các
cấp hoạt động theo cơ chế phối hợp, các thành viên làm việc kiêm
nhiệm nên không thể dành nhiều thời gian đầu tư cho PBPL.
1.3.2. Các yếu tố chủ quan
- Nguồn nhân lực thực hiện PBPL cũng như quản lý nhà
nước về công tác này còn hạn chế cả về trình độ chuyên môn và cả
về số lượng.
- Đội ngũ cán bộ PBPL tuy đông nhưng trình độ không đồng
đều, chất lượng của đội ngũ cán bộ còn thấp, nhất là cán bộ ở cơ sở.
Số cán bộ có trình độ chuyên môn về pháp luật, nhất là chuyên
ngành luật còn ít.
12
- Nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền ở cơ sở về
PBPL chưa thực sự đầy đủ, chưa tương xứng với vị trí, vai trò, tầm
quan trọng của công tác này, do vậy họ cho rằng đây là nhiệm vụ của
riêng cơ quan Tư pháp.
- Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân,
nhất là của đồng bào DTTS còn hạn chế.
Tiểu kết Chƣơng 1
Quản lý nhà nước về PBPL cho đồng bào DTTS là một trong
những công tác quản lý của Nhà nước đối với việc chăm lo đời sống
của đồng bào DTTS nhằm giúp họ hình thành tri thức pháp luật, tạo
niềm tin vào pháp luật để họ có đầy đủ khả năng tham gia vào các
quan hệ xã hội phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành do các
chủ thể phổ biến pháp luật tiến hành theo nội dung, phương pháp và
hình thức nhất định phù hợp với truyền thống văn hóa, tôn giáo, tín
ngưỡng, tập quán sản xuất, sinh hoạt của đồng bào; làm hình thành ở
họ ý thức pháp luật, tình cảm pháp luật và hành vi phù hợp với các
yêu cầu của pháp luật hiện hành; góp phần xây dựng, củng cố ý thức
về quyền con người, quyền công dân của đồng bào DTTS để họ có
thể tiếp cận, bảo vệ các quyền đó một cách hiệu quả.
Trong Chương 1 luận văn đã nêu ra các nội dung cơ bản của
quản lý nhà nước về PBPL cho đồng bào DTTS như: quan niệm, đặc
điểm, nguyên tắc, chủ thể, nội dung, hình thức, các yếu tố tác động
đến công tác quản lý nhà nước về PBPL cho đồng bào DTTS. Những
luận giải tại Chương này là cơ sở trong việc đi sâu nghiên cứu về
thực trạng quản lý nhà nước về PBPL cho đồng bào DTTS trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk ở Chương 2.
13
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHỔ BIẾN PHÁP
LUẬT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội, kinh tế của tỉnh Đắk Lắk
tác động tới quản lý nhà nƣớc về phô biến giáo dục pháp luật cho
đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên, xã hội, kinh tế của tỉnh Đắk
Lắk
Đặc điểm tự nhiên:
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu
nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, có diện
tích 13.125,37 km
2
. Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai; Phía Đông giáp Phú
Yên và Khánh Hòa; Phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông; Phía
Tây giáp Campuchia.
Đặc điểm về xã hội
Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01
thành phố, 01 thị xã và 13 huyện. Trong đó có 184 đơn vị hành chính
cấp xã, gồm có 152 xã, 20 phường, 12 thị trấn. Cộng đồng dân cư
Đắk Lắk gồm 47 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó: dân tộc kinh
chiếm 63, 31%, dân tộc thiểu số chiếm 36,69% toàn tỉnh.
Đặc điểm về kinh tế
Đắk Lắk là vùng đất đỏ Bazan màu mỡ, có tổng diện tích tự
nhiên 1.303.048,51 ha. Kinh tế chủ đạo của Đăk Lăk chủ yếu dựa
vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản. Tỉnh có tiềm năng về
du lịch sinh thái.
14
Tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhiều năm liên tục duy trì mức
tăng khá, tổng sản phẩm xã hội năm 2015 ước đạt trên 41.000 tỷ
đồng, tăng 9% so với năm 2014. Thu nhập bình quân đầu người theo
giá hiện hành đạt 32, 7 triệu đồng, tăng 10% so với năm 2014.
2.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế
đến công tác quản lý nhà nước về phổ biến phap luật cho đồng bào
dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Điều kiện tự nhiên:
Đắk Lắk có diện tích 13.125,37 km2, là một cao nguyên rộng
lớn, địa hình dốc thoải. Khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô,
gió đông bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng. Với
điều kiện tự nhiên như trên nên việc quản lý nhà nước về PBPL cho
đồng bào DTTS tỉnh gặp nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến
chất lượng của công tác này.
Điều kiện xã hội:
Dân số tỉnh phân bố không đều, ngoài các DTTS tại chỗ còn
có số đông khác dân di cư tự phát từ các tỉnh phía Bắc và miền
Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp. Trong những năm gần đây,
dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân
tự phát, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở,
đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi
trường sinh thái. Ngoài ra, còn có hiện tượng một số ít đồng bào
DTTS vượt biên trái phép sang Campuchia để đi nước thứ 3 mưu cầu
cuộc sống thuận lợi hơn. Từ những nội dung trên ta thấy điều kiện xã
hội đã gây nhiều khó khăn, thách thức lớn đến việc quản lý nhà nước
về PBPL cho đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk.
15
Điều kiện kinh tế:
Nền kinh tế của tỉnh Đắk Lắk tuy đã có tốc độ tăng trưởng
GDP tăng hơn so với những năm trước, song so với mặt bằng chung
với cả nước hiện nay thì GDP của tỉnh và thu nhập bình quân đầu
người còn thấp nhất là vùng có đông đồng bào DTTS thì kinh tế còn
nhiều khó khăn. Với điều kiện kinh tế như vậy, đã ảnh hưởng không
nhỏ đến công tác quản lý nhà nước về PBPL cho đồng bào DTTS.
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phổ biến
pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
2.1.2. Những kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về
phổ biến pháp luật cho đồng bào thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk
2.1.2.1. Xây dựng hệ thống văn bản tổ chức thực hiện quản
lý nhà nước về phổ biến pháp luật
UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành nhiều văn bản liên quan
đến hoạt động tổ chức, thực hiện PBPL cho nhân dân trên địa bàn
tỉnh nói chung và cho DTTS nói riêng như: Quyết định số 2464/QĐ-
UBND ngày 26/10/2012 về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết
định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ trên
địa bàn tỉnh từ năm 2012 đến năm 2016; Công văn số 5657/UBND-
NC ngày 16/8/2013 về việc chỉ đạo cơ quan, đơn vị được giao chủ trì
thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 8834/KH-UBND
ngày 06/12/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển
khai Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông
thôn và đồng bào DTTS từ năm 2013-2016 trên địa bàn tỉnh”
2.2.1.2. Công tác quản lý đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền
viên pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk
16
Lắk
Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh đã được
thành lập trên cơ sở củng cố, kiện toàn lại thành viên Hội đồng phối
hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh đã có trước đây và bổ sung
thêm một số thành viên mới, hiện tại có 29 thành viên (Quyết định số
1854/QĐ-UBND ngày 03/9/2013); 12/15 huyện, thị xã kiện toàn lại
Hội đồng phối hợp theo Quyết định số 27/2013/QĐ-TTg với 129
thành viên do đồng chí chủ tịch huyện hoặc phó chủ tịch huyện làm
Chủ tịch hội đồng. Toàn tỉnh có 103 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh,
399 báo cáo viên pháp luật cấp huyện, 3001 tuyên truyền viên pháp
luật cấp xã.
Bên cạnh đó, công tác PBPL còn có sự tham gia của 13.777
hòa giải viên tại 2.437 thôn, buôn, tổ dân phố; 164 câu lạc bộ và 961
tổ, nhóm về pháp luật với 20.693 thành viên.
2.2.1.3. Quản lý nội dung, hình thức phổ biến pháp luật
cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Kế hoạch số 8834/KH-
UBND ngày 06/12/2013 về việc triển khai thực hiện Đề án Tuyên
truyền phổ biến, pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân
tộc thiểu số giai đoạn 2013-2016 và đạt được những kết như sau: Tổ
chức hơn 34.000 đợt tuyên truyền về Chương trình nông thôn mới;
25 tập huấn văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực thủy sản; 328
lớp tuyên truyền, PBPL, nâng cao nhận thức cộng đồng về kỹ thuật
trồng troṭ, phòng trừ sâu bệnh hại cho nông dân và đồng bào dân tộc
thiểu số; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật được 7.880 buổi
cho 560.000 lượt hội viên nông dân và đồng bào DTTS các Luật
như: Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật đất đai, Luật Bảo hiểm y tế,
Luật Lao động, Luật Giao thông đường bộ
17
- Các hình thức phổ biến pháp luật:
+ Tuyên truyền phổ biến miệng, tổ chức hội nghị;
+ Về biên soạn tài liệu tuyên truyền pháp luật;
+ Công tác PBPL trên các phương tiện thông tin đại chúng;
+ Công tác PBPL thông qua Hội thi tìm hiểu pháp luật;
+ Công tác PBPL thông qua các thiết chế văn hóa cơ sở;
+ Công tác PBPL thông qua công tác xét xử;
+ Công tác PBPL thông qua công tác hoà giải ở cơ sở;
+ Công tác PBPL thông qua công tác trợ giúp pháp lý;
+ Công tác PBPL thông qua công tác xử lý vi phạm hành
chính.
2.2.2. Những hạn chế trong quản lý nhà nước về phổ
biến pháp luật cho đồng bào thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- Một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa thật sự quan tâm
đúng mức đến việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai phổ biến pháp luật;
chưa coi công tác này “là một bộ phận của công tác giáo dục chính
trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị”.
- Công tác dân vận vẫn chưa phát huy hết vai trò của mình
trong PBPL như sử dụng nguồn nhân lực là các già làng, trưởng bản,
người có uy tín, có tiếng nói và thành thạo tiếng phổ thông trong
buôn, làng để tuyên truyền PBPL cho đồng bào DTTS.
- Việc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Đề án chưa
được chú trọng đúng mức; việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm về tổ
chức thực hiện Chương trình chưa được thực hiện thường xuyên.
- Vai trò tham mưu, điều phối thực hiện Hội đồng phối hợp
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Phòng Tư pháp các huyện, thị
xã, thành phố và Ban Tư pháp các xã, thị trấn chưa được phát huy.
- Các tài liệu phổ biến pháp luật của Đề án tuy đã có nhiều
18
đổi mới, đa dạng về hình thức thể hiện nhưng số lượng phát hành còn
ít, chưa đáp ứng được nhu cầu; nội dung, hình thức của một số tài
liệu dưới dạng sách pháp luật phổ thông còn thiếu hấp dẫn
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về phổ biến
pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk
2.3.1. Những kết quả đạt được
- Đắk Lắk là tỉnh duy nhất có mô hình “Đội công tác phát
động quần chúng chuyên trách” của Ban dân vận gồm: 15 huyện, thị
xã, thành phố và 184 xã, phường, thị trấn với khoảng 400 đồng chí
được thành lập từ năm 2004 đến nay đã hỗ trợ rất tốt trong công tác
PBPL.
- Công tác phổ biến pháp luật cho nhân dân nói chung và
nhân dân vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng là một trong
những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta
- Công tác quản lý về hoạt động phổ biến pháp luật được chú
trọng nhất là phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS.
- Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tích cực,
nhiệt tình trong thực hiện công tác PBPL cho đồng bào DTTS.
- Đồng bào DTTS hiểu được vai trò của kiến thức pháp luật
nên chủ động, tích cực tham dự các buổi PBPL.
2.3.2. Những hạn chế
- Địa bàn các xã vùng đồng bào DTTS rộng, đi lại khó
khăn, dân cư phân bố rải rác, đời sống kinh tế - xã hội của người dân
còn nhiều thiếu thốn, trình độ dân trí thấp, thường mang tâm lý tự ti,
bảo thủ, gồm cả tư tưởng cục bộ dân tộc, địa phương chủ nghĩa.
- Tình hình dân di cư tự phát gây nhiều khó khăn trong quá
trình quản lý xã hội và công tác phổ biến và thực hiện pháp luật
19
trong vấn đề dân di cư tự phát.
- Đội ngũ làm công tác PBPL nói chung và đội ngũ báo cáo
viên, tuyên truyền viên pháp luật nói riêng còn thiếu về số lượng
- Sự bất đồng về ngôn ngữ là rào cản lớn nhất đến hiệu quả
hoạt động phổ biến pháp luật
- Kinh phí thực hiện Chương trình ở các cấp còn eo hẹp.
Tiểu kết Chƣơng 2
Qua thực trạng quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho
đồng bào dân tộc thiểu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cho thấy:
Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến quản
lý nhà nước về PBPL cho nhân dân nói chung và DTTS nói riêng là
một thực tế khách quan, các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nêu
trên cần phải được nghiên cứu đánh giá đúng đắn những khó khăn và
thuận lợi để từ đó tìm biện pháp khắc phục trong khi tiến hành quản
lý nhà nước về PBPL .
Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, cơ cấu xã hội, thành phần
dân tộc, những đặc điểm đó có những thuận lợi và khó khăn nhất
định, vì thế cần có sự nỗ lực khắc phục khó khăn vươn lên mọi mặt,
đồng thời cần sự hỗ trợ giúp đỡ, chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp, các
ngành để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về PBPL cho đồng
bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Việc đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về PBPL
cho đồng bào DTTS đòi hỏi phải hết sức khách quan và chính xác từ
đó để tìm ra những nguyên nhân tồn tại làm cơ sở cho việc tìm ra
phương hướng và giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước về PBPL cho
nhân dân trong tỉnh nói chung và đồng bào DTTS nói riêng.
20
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
HIỆN NAY
3.1. Phƣơng hƣớng bảo đảm quản lý Nhà nƣớc về phổ
biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk
Tiếp tục củng cố, nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng trong công tác PBPL nói chung, PBPL cho đồng bào
DTTS nói riêng. Mở rộng và phát huy dân chủ, thực hiện nghiêm túc
pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn nhằm bảo đảm quyền làm
chủ của nhân dân nói chung, người đồng bào DTTS nói
Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất để góp phần bảo đảm cho
công tác quản lý nhà nước về PBPL cho đồng bào DTTS trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk.
Nhằm tiếp tục đưa công tác tổ chức thực hiện PBPL cho đồng
bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk lên một tầm cao mới, đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước
pháp quyền Việt Nam XHCN thì cần tiếp tục đổi mới nội dung, hình
thức quản lý nhà nước về PBPL một cách đa dạng, phong phú phù
hợp với điều kiện thực tế của địa phương, phù hợp với nhận thức của
người đồng bào DTTS
Để thực hiện tốt quản lý nhà nước về PBPL cho đồng bào
DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới, cần phấn đấu đạt
các mục tiêu chủ yếu sau:
- Phấn đấu từ 90- 95% người đồng bào dân tộc thiểu số trên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_pho_bien_phap_luat_cho.pdf