Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Để đổi mới nội dung tổ chức phong trào thi đua, cần thực

hiện tốt một số nội dung, yêu cầu sau:

Một là, Cấp có thẩm quyền phát động các phong trào thi đua

chỉ phát động, triển khai phong trào thi đua khi đã xác định rõ mục

tiêu, chỉ tiêu, đối tượng, nội dung, biện pháp, phạm vi tổ chức phong

trào. Nội dung và phương thức tổ chức phong trào thi đua phải được

gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, mục tiêu, chỉ

tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từng đơn vị cơ sở.

Hai là, Khi xây dựng kế hoạch thực hiện các phong trào thi

đua cần có nội dung kiểm tra, giám sát và phân công trách nhiệm,

tiến độ trong quá trình thực hiện.

Ba là, Gắn kết các phong trào thi đua với việc thực hiện Nghị

quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và

Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (Khóa XII

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài Chủ đề về thi đua, khen thưởng đã được nhiều học giả, các nhà nghiên cứu quan tâm và có nhiều công trình nghiên cứu, các luận văn, luận án, bài viết đã được công bố, phát hành, đáng chú ý có các công trình sau: - Viện Thi đua - Khen thưởng Nhà nước (1999): Bác Hồ với thi đua ái quốc và tư tưởng chỉ đạo của Đảng về công tác thi đua, khen thưởng trong tình hình cách mạng mới, Tài liệu tham khảo. - Trần Thị Hà (2015) - Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương: Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản. - Trương Quốc Bảo (2010), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật thi đua, khen thưởng, cNXB Chính trị quốc gia, Hà Nội - Trần Thị Hà (2010) - Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương: Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay, Đề tài cấp nhà nước, Mã số đề tài: 02/2010. - PGS.TS Nguyễn Viết Vượng (2006): Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, NXB Lao động, Hà Nội. Hay một số luận văn Thạc sỹ trên một số ngành, địa phương như: - "Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng góp phần tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức ngành tài chính trong điều kiện 4 hiện nay” (2011) -Luận văn Thạc sỹ Quản lý Hành chính công của tác giả Phùng Thị Thanh Loan, Học viện Hành chính Quốc gia. - “Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” (2015)- Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công của tác giả Nghiêm Đức Dũng, Học viện Hành chính Quốc gia. - "Đổi mới quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng ở địa phương” (2007) Luận văn Thạc sỹ Quản lý Hành chính công của tác giả Dương Thị Thanh, Học viện Hành chính Quốc gia. “Tăng cường quản lý nhà nước về thi đua khen thương giai đoạn 2011 – 2020” (2010) - Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công của Lê Xuân Khánh, Học viện Hành chính Quốc gia; - “Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Phú Yên” (2017) - Luận văn Thạc sỹ quản lý công của tác giả Nguyễn Vũ Lộc, , Học viện Hành chính Quốc gia. Các tài liệu phục vụ hội nghị tập huấn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013 do Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát hành. Các báo cáo tổng kết phong trào thi đua yêu nước từng giai đoạn; các báo cáo công tác thi đua, khen thưởng thường niên của tỉnh Đắk Nông. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, các luận văn cao học, các bài viết đều tập trung tuyên truyền về tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước; phân tích làm sâu sắc các nội dung về vị trí, vai trò của thi đua, khen thưởng trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh; đánh giá thực trạng 5 phong trào thi đua, công tác khen thưởng và đề xuất các nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua và công tác khen thưởng cũng như tổ chức, cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp; đổi mới công tác quản lý về thi đua, khen thưởng hoặc về các chính sách tạo động lực cho cán bộ, công chức thông qua thi đua, khen thưởng Đây là những tài liệu quan trọng, quý giá để tôi tham khảo, nghiên cứu trong quá trình triển khai thực hiện luận văn này. Tuy nhiên bản thân tôi nhận thấy rằng, từ trước đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng tại địa bàn Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng. Với tầm nhìn của học viên mới được lĩnh hội những kiến thức quý báu về quản lý công nên tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông” làm đề tài nghiên cứu của mình và có sự tiếp thu, chọn lọc những quan điểm của các đề tài trước có liên quan. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài Luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu để tăng cường quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu, hệ thống lại những vấn đề lý luận cơ bản về thi đua, khen thưởng; hệ thống lại một số vấn đề lý luận chung về hoạt động quản lý nhà nước đối với công tác thi đua, khen thưởng. - Nghiên cứu khảo sát, phân tích đánh giá về thực trạng hoạt động quản lý nhà nước thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Đắk 6 Nông; Đánh giá các yếu tố tác động đến thi đua, khen thưởng và quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tỉnh Đắk Nông những mặt được, những hạn chế, bất cập và rút ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan - Đề xuất giải pháp nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả của công tác này trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài - Đối tượng: Các nội dung quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng; các phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, bao gồm các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các huyệ n,thị xã. + Về thời gian: Giai đoạn 2011 - 2016, có tham khảo các thời kỳ trước đó. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quản lý nhà nước công tác thi đua, khen thưởng. Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp: Phương pháp phân tích, tổng hợp, đặc biệt là phương pháp tổng kết kinh nghiệm để đưa ra những kết luận cần thiết để có cơ sở đưa ra các giải pháp quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong thời gian tới. 7 6. Dự kiến đóng góp của đề tài - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng của tỉnh. - Là tài liệu để giúp cơ quan thi đua, khen thưởng ở địa phương tham khảo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn Đắk Nông Chƣơng 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 8 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THI ĐUA, KHEN THƢỞNG 1.1. Thi đua, khen thƣởng 1.1.1. Khái niệm thi đua "Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [22, tr.1]. 1.1.2. Khái niệm khen thưởng “Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [22, tr.1]. 1.1.3. Mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng Thi đua, khen thưởng luôn tương tác, hỗ trợ cho nhau, có thể nói thi đua và khen thưởng có mối quan hệ hữu cơ và biện chứng với nhau; đó là hai mặt của một vấn đề, là hai nhân tố tác động lẫn nhau của một quá trình đem đến một hiệu quả chung. 1.2. Quản lý nhà nƣớc về thi đua, khen thƣởng 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng "Quản lý nhà nước về TĐKT là sự tác động, điều chỉnh thường xuyên của nhà nước bằng quyền lực nhà nước đối với hoạt động TĐKT của một quốc gia để các hoạt động đó diễn ra theo các quy định của pháp luật TĐKT, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội" [17, tr.5]. 9 1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng Các hoạt động về TĐKT thuộc lĩnh vực hoạt động xã hội, điều đó cần có sự quản lý của nhà nước về TĐKT 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về thi đua, khen thƣởng 1.2.3.1 Ban hành các văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng 1.2.3.2. Xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng 1.2.3.3 Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng 1.2.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng 1.2.3.5. Sơ kết, tổng kết, tặng thưởng các hình thức khen thưởng; đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng 1.2.3.6. Hợp tác quốc tế về thi đua, khen thưởng 1.2.3.7. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng 1.2.3.8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng 1.2.4. Hệ thống cơ quan thực hiện công tác Thi đua, khen thƣởng 1.2.4.1. Ở Trung ương 1.2.4.2. Ở địa phương 10 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về thi đua, khen thƣởng 1.3.1. Sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền và vai trò của người đứng đầu 1.3.2. Các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng 1.3.3. Bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ làm thi đua, khen thưởng Tiểu kết chƣơng 1 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THI ĐUA KHEN THƢỞNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG 2.1. Tổng quan về sự hình thành và phát triển công tác thi đua, khen thƣởng ở nƣớc ta qua các thời kỳ 2.1.1. Thời kỳ bảo vệ, xây dựng chính quyền non trẻ 2.1.2. Thời kỳ kháng chiến chống pháp 2.1.3. Thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước 2.1.4. Thời kỳ xây dựng đất nước từ năm 1975 đến nay 2.2. Giới thiệu sơ lƣợc về tỉnh Đắk Nông 2.3. Hoạt động thi đua, khen thƣởng của tỉnh Đắk Nông 2.4. Tác động tích cực của phong trào thi đua đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 5 năm qua 11 2.4.1. Trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, hạ tầng 2.4.2. Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, khoa học và công nghệ 2.4.3. Trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh, nội chính 2.4.4. Trên lĩnh vực đối ngoại và hội nhập quốc tế 2.4.5. Trên lĩnh vực xây dựng Đảng và hệ thống chính trị 2.5. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về thi đua, Khen thƣởng ở Đắk Nông 2.5.1. Thực hiện và xây dựng các văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng 2.5.2. Về chính sách thi đua, khen thưởng 2.5.3. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về Thi đua, khen thưởng 2.5.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo xử lý vi phạm pháp luật về thi đua khen thưởng 2.5.5. Tổ chức bộ máy và công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng 2.5.6. Sơ kết, tổng kết phong trào thi đua và thực hiện công tác khen thưởng 2.6. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với thi đua khen thƣởng ở tỉnh Đắk Nông 2.6.1. Về ưu điểm Trong giai đoạn 2011 - 2016, công tác quản lý nhà nước về TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã được các cấp ủy Đảng, lãnh đạo chính quyền các cấp quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo; Mặt trận Tổ quốc và 12 các đoàn thể nhân dân đã có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác tuyên truyền, vận động và chỉ đạo phong trào thi đua; Các phong trào thi đua đã được phát động đến từng đơn vị, địa phương với nhiều hình thức, nội dung phong phú, tiêu chí cụ thể. Thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng tích cực và phát huy có hiệu quả. Các phong trào thi đua yêu nước trong 5 năm qua đã bám sát nhiệm vụ chính trị, những mục tiêu kinh tế - xã hội trọng tâm của tỉnh, của các ngành, các địa phương, đơn vị; Các phong trào thi đua thực sự thu hút hưởng ứng nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh, đã khơi dậy, động viên và tập hợp được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, phát huy được sự năng động, sáng tạo của các tầng lớp nhân dân làm tăng thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, trở thành động lực, biện pháp quản lý hữu hiệu, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Công tác tổ chức quán triệt và triển khai các Chỉ thị của Đảng; các văn bản pháp lý về TĐKT, cũng như các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về TĐKT được thực hiện cơ bản nghiêm túc và đạt được kết quả đáng kể. Công tác khen thưởng được chỉ đạo thực hiện kịp thời, nghiêm túc, chặt chẽ, đảm bảo khen thưởng đúng người, đúng thành tích. Đã quan tâm khen thưởng nhiều hơn các trường hợp lập thành tích đột xuất, người trực tiếp lao động sản xuất. Đã khẩn trương trình cấp trên khen thưởng các cá nhân có thành tích tham gia kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Thi đua, khen thưởng đã có sự gắn kết chặt chẽ hơn, 13 thông qua các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều mô hình mới, nhân tố mới, nhiều điển hình tiên tiến xuất sắc, có tính sáng tạo được biểu dương và nhân rộng. Việc tuyên truyền, biểu dương nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt được chú trọng. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, Hội đồng Khoa học, Sáng kiến của các địa phương, đơn vị đã được thành lập và đi vào hoạt động có nề nếp. Bộ máy cán bộ làm công tác TĐKT trên địa bàn tỉnh được kiện toàn và cơ bản ổn định. Công tác tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác TĐKT ở các đơn vị, địa phương thuộc cấp huyện đã được quan tâm triển khai. Công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, giải đáp những kiến nghị của công dân về chế độ, chính sách khen thưởng đã có những cố gắng tích cực.Việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm các phong trào thi đua luôn được chú trọng. 2.6.2. Nguyên nhân ưu điểm Đạt được thành tích trên trước hết bắt nguồn từ việc thực hiện đúng đắn chủ trương đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật, chính sách của nhà nước về TĐKT; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; sự lãnh đạo, chỉ đạo sát đúng của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh và sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, các đơn vị cơ sở. Đó còn là biểu hiện của tinh thần thi đua yêu nước, truyền thống đoàn kết, khắc phục khó khăn, tinh thần lao động cần cù, thông minh, sáng tạo của nhân dân, cán bộ, chiến sỹ toàn . Đồng thời còn 14 có sự đóng góp không nhỏ của cơ quan và cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về TĐKT trên địa bàn tỉnh. 2.6.3. Về nhược điểm Một số chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng chậm triển khai đồng bộ tới cơ sở; Nhận thức về ý nghĩa, vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng trong một số cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và một bộ phận cán bộ chủ chốt ở cơ sở còn hạn chế, chưa quán triệt sâu sắc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. Công tác chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua yêu nước ở một số đơn vị, địa phương chưa đi vào thực chất, chưa thường xuyên. Nhiều lãnh đạo ở các đơn vị, địa phương chưa quan tâm và nhận thức được tầm quan trọng của thi đua, khen thưởng. Chất lượng thẩm định các hình thức khen thưởng tuy có được nâng lên, nhưng vẫn còn biểu hiện nể nang, cào bằng; thẩm định chủ yếu dựa trên căn cứ hồ sơ trình khen thưởng là chủ yếu, chưa có nhiều canh thông tin để xác minh, đối chiếu. Trong bình xét, khen thưởng, tỷ lệ khen thưởng cho cá nhân là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý vẫn còn cao hơn so với người lao động trực tiếp. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phong trào thi đua và tổ chức thực hiện chưa đi vào nền nếp. Việc kiểm tra, đôn đốc phong trào chưa thực hiện thường xuyên; công tác sơ kết, tổng kết còn nặng về hình thức theo kiểu báo cáo thành tích. Việc phát hiện bồi dưỡng và nhân điển hình tiên tiến thiếu khoa học, hiệu quả chưa thực sự cao. 15 Hoạt động của một số khối thi đua còn lúng túng về phương thức hoạt động, tiêu chí ký kết giao ước thi đua chưa thực sự cụ thể, sát thực. Thủ tục hồ sơ đề nghị khen thưởng tuy đã được cải cách theo nội dung Đề án 30 của Chính phủ, theo tiêu chuẩn ISO nhưng vẫn nặng về thủ tục hành chính. Bộ máy, nhân sự làm công tác thi đua, khen thưởng chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao. Một số cơ quan, đơn vị, Hội đồng TĐKT hoạt động chưa thực sự hiệu quả. 2.6.4. Nguyên nhân của tồn tại Hệ thống các văn bản pháp luật về TĐKT, nhất là Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn Luật còn chồng chéo, bất cập trong thực tiễn cuộc sống. Có nơi, có lúc phong trào thi đua chưa được các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời. Việc khen thưởng còn mang nặng tính cộng dồn thành tích lấy thành tích bậc thấp để làm căn cứ đề nghị hình thức khen cao hơn dẫn đến khen thưởng chỉ tập trung ưu tiên vào đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý, khen thưởng theo kiểu “đến hạn lại lên”. Công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước về TĐKT đôi lúc chưa thực sự kịp thời và sâu rộng. 16 Sự phối hợp giữa chính quyền với Mặt trận và các đoàn thể nhân dân ở một số địa phương về công tác TĐKT có lúc thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ. Bộ máy làm TĐKT không ổn định, nhiều cán bộ còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tham mưu, nghiên cứu cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước còn có nhiều hạn chế; công tác TĐKT còn bị hành chính hóa. Biên chế chuyên trách công tác TĐKT ở các sở, ngành, cấp huyện, cấp xã chưa thực hiện đúng quy định. Hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ở cấp cơ sở còn nhiều hạn chế. Tiểu kết chƣơng 2 CHƢƠNG 3 NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THI ĐUA, KHEN THƢỞNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG 3.1. Nhiệm vụ nâng cao chất lƣợng quản lý nhà nƣớc về thi đua, khen thƣởng 3.2. Giải pháp chủ yếu nâng cao chất lƣợng quản lý nhà nƣớc về thi đua, khen thƣởng 3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác thi đua, khen thưởng Nhằm tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng các cấp đối với việc quản lý nhà nước về TĐKT trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, bao 17 gồm một số nội dung chính sau: Một là: Coi công tác TĐKT phải là nội dung lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, lãnh đạo các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh. Hai là: Cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh trên cơ sở các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về TĐKT trong các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp Luật của Nhà nước để tuyên truyền, giải thích, động viên cho mọi người tự nguyện, tự giác tham gia phong trào thi đua, trên cơ sở kế hoạch, mục tiêu cụ thể, rõ ràng, phù hợp tình hình đơn vị, địa phương; Ba là: Cần quan tâm xây dựng bộ máy, cán bộ, đảng viên làm công tác TĐKT Bốn là: Cấp ủy Đảng, chính quyền, người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị cần coi trọng việc phát hiện, xây dựng điển hình, có nhiều hình thức biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến, các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo sức lan tỏa rộng khắp trong toàn xã hội; chú trọng phổ biến những kinh nghiệm trong phong trào thi đua đồng thời phải có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, tổng kết phong trào thi đua. 3.2.2. Nâng cao hơn nữa về nhận thức đối với công tác thi đua, khen thưởng và quản lý nhà nước đối với công tác này Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao nhận thức của CB, CC và người lao động về vị trí, vai trò của công tác TĐKT trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao cần quan tâm một số việc sau đây: 18 Một là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và cán bộ, công chức và người lao động về mục đích, ý nghĩa của TĐKT.. Hai là: Quán triệt chủ trương, đường lối và các chỉ thị của Đảng về công tác TĐKT; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003, Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013 và các văn bản pháp luật của nhà nước về TĐKT một cách đầy đủ, khoa học và hiệu quả thiết thực tới các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh. Ba là: Ðổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các phong trào thi đua yêu nước . Bốn là: Tiến hành tốt công tác sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua và công tác khen thưởng. 3.2.3 Đẩy mạnh sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, với Mặt trận và các tổ chức đoàn thể nhân dân trong công tác thi đua, khen thưởng Các cơ quan, đơn vị, Mặt trận và các đoàn thể tham gia công tác TĐKT thông qua các hoạt động chủ yếu sau: Một là: Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản quy định, hướng dẫn về công tác TĐKT của tỉnh. Hai là: Quán triệt và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, các văn bản hướng dẫn về công tác TĐKT trong tổ chức, đơn vị của mình. Ba là: Tham gia với tư cách thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của đơn vị, địa phương. 19 Bốn là: Tham gia xây dựng các văn bản, các chính sách liên quan đến công tác TĐKT; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng kết công tác TĐKT. 3.2.4. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức tổ chức, tuyên truyền các phong trào thi đua Để đổi mới nội dung tổ chức phong trào thi đua, cần thực hiện tốt một số nội dung, yêu cầu sau: Một là, Cấp có thẩm quyền phát động các phong trào thi đua chỉ phát động, triển khai phong trào thi đua khi đã xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, đối tượng, nội dung, biện pháp, phạm vi tổ chức phong trào. Nội dung và phương thức tổ chức phong trào thi đua phải được gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từng đơn vị cơ sở. Hai là, Khi xây dựng kế hoạch thực hiện các phong trào thi đua cần có nội dung kiểm tra, giám sát và phân công trách nhiệm, tiến độ trong quá trình thực hiện. Ba là, Gắn kết các phong trào thi đua với việc thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (Khóa XII. Bốn là, Bên cạnh các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị thường xuyên, cần chú trọng phát động các phong trào thi đua thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách hoặc đột phá vào những nhiệm vụ, lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm để giải quyết những khó khăn, những mặt yếu kém của từng đơn vị, địa phương. 20 Để đổi mới hình thức tổ chức phong trào thi đua, cần quan tâm một số giải pháp, cụ thể là: Một là, Hình thức tổ chức phong trào thi đua trước hết phải phù hợp với nội dung của phong trào và việc đổi mới hình thức thực hiện sẽ làm phong trào thi đua sinh động, đa dạng và hấp dẫn hơn . Hai là, Hình thức tổ chức phong trào thi đua cũng phải phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ từng địa phương, đơn vị và khả năng tham gia của từng đối tượng cụ thể. Ba là, Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng hình thức tổ chức thi đua theo cụm, khối trên địa bàn toàn tỉnh, Bốn là, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các phong trào thi đua. 3.2.5. Nâng cao chất lượng khen thưởng nhằm khích lệ đúng người, đúng việc được khen thưởng Trước tiên cần nâng cao chất lượng và sự công bằng trong xét khen thưởng. Khen thưởng phải đúng người, đúng việc, công khai, công bằng, khách quan, kịp thời như một cán cân công lý đo thành tích. Khen thưởng phải cân xứng giữa giá trị vật chất và tinh thần. Nâng cao giá trị tôn vinh của các hình thức khen thưởng. 3.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện các quy định về công tác thi đua, khen thưởng; sơ kết, tổng kết phong trào thi đua, kịp thời tuyên dương, khen thưởng điển hình tiên tiến Trong thời gian tới, tỉnh cần phải tăng cường và đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát những nội dung chủ yếu sau: 21 - Phải tiến hành theo định kỳ, hàng quý, hàng năm hoặc theo đợt phát động phong trào thi đua. Tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất khi phát hiện những vấn đề tiêu cực trong công tác TĐKT. - Hình thức thanh tra, kiểm tra cần được đổi mới, có sự kết hợp giữa thanh tra, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ với việc thực hiện các quy định về công tác TĐKT. Trong trường hợp cần thiết có thể thanh tra, kiểm tra chuyên đề về TĐKT nhằm đánh giá sâu hơn, hiệu quả hơn công tác này. - Qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát phát hiện những sai sót, bất cập của những kế hoạch, chính sách, những quy định của pháp luật trong công tác thi đua, khen thưởng, từ đó đề ra những giải pháp hoặc kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh cho phù hợp. - Sau khi thanh tra, kiểm tra phải có kết luận, đánh giá . Sơ kết, tổng kết là khâu rất quan trọng trong quá trình quản lý nhà nước. Trong sơ kết, tổng kết, bên cạnh việc tôn vinh, khen thưởng các điển hình tiên tiến, đúc kết kinh nghiệm, phổ biến, nhân rộng các điển hình tiên tiến. 3.2.7. Thực hiện đồng bộ các nội dung quản lý Nhà nước về công tác thi đua khen thưởng Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về TĐKT, cần phải thực hiện đồng bộ các nội dung trong quản lý nhà nước về TĐKT 3.2.8. Tăng cường năng lực hoạt động của tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với công tác thi đua khen thưởng 22 - Tổ ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_thi_dua_khen_thuong_tre.pdf
Tài liệu liên quan