MỞ ĐẦU 01
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NưỚC
VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 06
1.1.1. Khái niệm đô thị và đô thị hóa 06
1.1.2. Khái niệm trật tự xây dựng 07
1.1.3 Khái niệm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị 07
1.2. SỰ CẦN THIẾT VÀ YÊU CẦU CỦA QUẢN LÝ NHÀ
NưỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ 07
1.2.1. Sự cần thiết quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô
thị 07
1.2.2. Yêu cầu của quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô
thị 08
1.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ TRẬT TỰ
XÂY DỰNG ĐÔ THỊ 08
1.3.1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng 08
1.3.2. Quản lý nhà nước về xây dựng theo quy hoạch 08
34 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn quận 12, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh”.
- Phạm Minh Trung (2013), Luận văn thạc sĩ hành chính
công “Quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực chỉnh trang và phát triển đô
thị, từ thực tiễn Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh”.
- Huỳnh Thanh Dũng (2015), Luận văn thạc sĩ hành chính
công “Quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng và cấp phép xây dựng
tại địa bàn thành phố Cà Mau”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ cơ sở khoa học của
quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12,
thành phố Hồ Chí Minh; qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị
tại địa phƣơng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đối với đề tài
Với mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đối
với đề tài bao gồm:
- Xây dựng khung lý thuyết quản lý nhà nƣớc về trật tự xây
dựng đô thị ở cấp huyện.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về trật tự
xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng tại địa bàn quận 12, thành phố Hồ
Chí Minh.
4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là quản lý nhà nƣớc về
trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu
đối với quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn quận
12, thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi về không gian: chủ yếu tại địa bàn quận 12,
thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, có nghiên cứu và đúc kết kinh
nghiệm ở một số địa phƣơng trong nƣớc.
- Phạm vi về thời gian: các thông tin, dữ liệu đƣợc thu thập
sử dụng cho phân tích đánh giá thực trạng chủ yếu giai đoạn từ năm
2012 đến năm 2016, định hƣớng tầm nhìn giải pháp đến năm 2025.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp luận
Việc tiếp cận nghiên cứu đề tài dựa trên quan điểm của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và
quan điểm, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập thông tin:
+ Thông tin thứ cấp: đƣợc thu thập qua các nghiên cứu báo
cáo đã đƣợc công bố nhƣ: sách, giáo trình của Học viên Hành chính
Quốc gia, kỷ yếu hội thảo khoa học, bài báo khoa học, luận án tiến
sĩ, luận văn thạc sĩ, các báo cáo, thông tin của phòng Quản lý đô thị
quận, Đội thanh tra xây dựng địa bàn quận 12, số liệu thống kê của
quận 12, thành phố Hồ Chí Minh ...
+ Thông tin sơ cấp: đƣợc tác giải thu thập qua phỏng vấn,
trao đổi và tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý và
5
nhà khoa học liên quan đến quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng
đô thị.
- Phƣơng pháp xử lý thông tin:
Thông qua các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp đối chiếu,
so sánh, suy luận ... một cách có hệ thống và khoa học. Phần mềm
phân tích sử dụng chủ yếu: Excel.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa về lý luận:
Xây dựng đƣợc khung lý thuyết quản lý nhà nƣớc về trật tự
xây dựng đô thị tại địa bàn cấp huyện; theo đó, luận văn đã làm rõ
đƣợc nội hàm của các khái niệm chính trong đó có khái niệm quản
lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị và nội dung quản lý nhà
nƣớc về trật tự xây dựng đô thị ở cấp huyện.
- Ý nghĩa về thực tiễn:
+ Phân tích và đánh giá một cách khoa học thực trạng quản
lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn quận 12, thành
phố Hồ Chí Minh.
+ Chỉ ra những hạn chế, bất cập của quản lý nhà nƣớc về
trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn quận 12, thành phố Hồ Chí Minh,
từ đó đề xuất đƣợc hệ thống các giải pháp đồng bộ góp phần hoàn
thiện quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị tại địa phƣơng.
+ Luận văn có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho học
sinh, sinh viên, các nhà quản lý ở địa phƣơng và những ai quan tâm
đến vấn đề này.
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận
văn gồm có các chƣơng sau:
Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
6
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TẠI ĐỊA BÀN QUẬN 12,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT
TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TẠI ĐỊA BÀN QUẬN 12, THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1. Khái niệm đô thị và đô thị hóa
- Đô thị là khu vực tập trung dân cƣ sinh sống có mật độ
cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là
trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên
ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia
hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phƣơng, bao gồm nội thành, ngoại
thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.
- Đô thị hoá là một quá trình tập trung dân cƣ đô thị. Đồng
thời đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng sản xuất
nông nghiệp giảm, sản xuất phi nông nghiệp tăng. Bộ mặt đô thị
ngày càng hiện đại, không gian đô thị mở rộng.
1.1.2. Khái niệm trật tự xây dựng
Trật tự xây dựng là trạng thái đƣợc hình thành dựa trên sự
thực thi pháp luật về xây dựng trong thực tiễn của chủ thể nhằm
duy trì sự ổn định về trật tự xây dựng.
1.1.3. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng
đô thị
Quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng là sự tác động mang
tính đồng bộ, có chủ đích của cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm
7
quyền đến các chủ thể tham gia vào các hoạt động xây dựng nhằm
đảm bảo cho các hoạt động xây dựng tuân thủ theo đúng quy định
của pháp luật.
1.2. SỰ CẦN THIẾT VÀ YÊU CẦU CỦA QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
1.2.1. Sự cần thiết của quản lý nhà nƣớc về trật tự xây
dựng đô thị
Để xây dựng và phát triển đô thị hiệu quả thì nhà nƣớc cần
phải quy hoạch, lập kế hoạch xây dựng và phát triển đô thị. Để đảm
bảo các công trình không đƣợc xây dựng một cách tự phát, không
phép, trái định hƣớng phát triển mà bắt buộc phải tuân thủ theo quy
hoạch, kế hoạch, định hƣớng phát triển đô thị thì nhà nƣớc phải tổ
chức, quản lý xây dựng một cách có trật tự, tuân thủ các quy định
của pháp luật về xây dựng và quy hoạch. Do đó, quản lý nhà nƣớc
về trật tự xây dựng có vai trò quan trọng trong việc phát triển đô thị
bền vững, có ý nghĩa quyết định trong xây dựng và phát triển của
các đô thị, trách nhiệm của các cấp chính quyền trong công tác đảm
bảo trật tự đô thị là một nội dung quan trọng đảm bảo quản lý và
phát triển đô thị hiệu quả.
1.2.2. Yêu cầu của quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng
đô thị
Thứ nhất, phải hình thành quy hoạch về định hƣớng phát
triển tổng thể hệ thống đô thị, tránh tình trạng phát triển đô thị tự
phát không theo quy hoạch.
Thứ hai, cần thống kê, điều tra nắm chắc thực trạng sử
dụng đất đai của các đô thị hiện có; chủ động xây dựng quy hoạch
chi tiết việc phát triển không gian và sử dụng đất đô thị.
Thứ ba, chú trọng xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính
sách, công cụ và bộ máy quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô
thị từ Trung ƣơng đến các thành phố, các quận và cấp phƣờng.
8
1.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY
DỰNG ĐÔ THỊ
1.3.1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng.
1.3.2. Quản lý nhà nƣớc về xây dựng theo quy hoạch
Thứ nhất, Công bố quy hoạch xây dựng
Thứ hai, Hình thức công bố công khai quy hoạch xây dựng
Thứ ba, Cắm mốc giới ngoài thực địa
Thứ tƣ, Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng
Thứ năm, Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về Quy hoạch
xây dựng
1.3.3. Quản lý nhà nƣớc về cấp, thu hồi giấy phép xây
dựng và xây dựng theo giấy phép xây dựng
Giấy phép xây dựng (GPXD) là một loại văn bản quy phạm
pháp luật về xây dựng, cho phép quản lý Nhà nƣớc về xây dựng,
các tổ chức cá nhân trong và ngoài nƣớc đầu tƣ xây dựng trên địa
bàn phải thực hiện theo quy định trong giấy phép này và các quy
định có liên quan của Nhà nƣớc.
Nội dung quản lý nhà nƣớc về xây dựng theo giấy phép xây
dựng:
Thứ nhất, Các công trình đƣợc miễn giấy phép xây dựng
Thứ hai, Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng
Thứ ba, Yêu cầu đối với công tác cấp giấy phép
Thứ tư, Những tiêu chí xác định công trình xây dựng sai giấy
phép xây dựng
1.3.4. Tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức nghiệp vụ
cho CBCC quản lý về trật tự xây dựng đô thị.
9
1.3.5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
xử phạt vi phạm hành chính trong xây dựng.
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT
TỰ XÂY DỰNG Ở MỘT SỐ QUẬN CỦA THÀNH PHỐ HÀ
NỘI VÀ THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
1.4.1. Kinh nghiệm của quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vi phạm trật tự xây
dựng đô thị là do buông lỏng trong công tác quản lý, nể nang, né
tránh, đùn đẩy trách nhiệm giữa các đơn vị. Trƣớc tình trạng đó,
quận đã chỉ đạo tăng cƣờng công tác quản lý đô thị, đất đai và trật
tự xây dựng trên địa bàn, trong đó phân định rõ nhiệm vụ, trách
nhiệm của các đơn vị liên quan. Đối với cấp phƣờng, quận yêu cầu
Chủ tịch UBND phƣờng phải chịu trách nhiệm toàn diện trong việc
thực hiện các quy định về quản lý đô thị, đất đai, xây dựng và xử lý
các vi phạm.
1.4.2. Kinh nghiệm của huyện Bình Chánh, Thành phố
Hồ Chí Minh
Ở đây, nhiều ngƣời dân chọn cách sang nhƣợng lại đất
nông nghiệp, đất không thuộc diện quy hoạch đất ở đô thị, tiến hành
xây dựng nhà ở trái phép, mỗi năm có khoảng vài trăm vụ xây dựng
không phép, và con số vi phạm về trật tự xây dựng có chiều hƣớng
gia tăng ngày càng nhiều hơn. Để diễn ra tình trạng nêu trên, theo
nhận định của lãnh đạo UBND huyện Bình Chánh thì “Có ba
nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xây dựng không phép”. Thứ
nhất cũng là nguyên nhân quan trọng nhất chính là các xã đã đô thị
hóa hết nhƣng vẫn phải theo cơ chế quản lý nhà nƣớc theo kiểu
nông thôn. Thứ hai là do vấn đề quy hoạch hiện không còn phù hợp
với tình hình phát triển của địa phƣơng. Thứ ba là cơ chế phối hợp
xử lý nhà không phép giữa các xã, huyện và Sở Xây dựng còn bất
cập” .
10
1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho quận 12, thành phố
Hồ Chí Minh
Một là, Nâng cao công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về
xây dựng, triển khai đến ngƣời dân một cách thƣờng xuyên, liên
tục.
Hai là, xây dựng chính sách đãi ngộ, tạo điều kiện thuận lợi
thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao tham gia lực lƣợng quản lý
trật tự xây dựng đô thị.
Ba là, Tuyên truyền sâu rộng, niêm yết công khai trên các
phƣơng tiện thông tin đại chúng, băng rôn, loa truyền thanh tại các
khu phố, bản tin tổ dân phố về đồ án quy hoạch sử dụng đất, các
quy định của pháp luật về trật tự xây dựng và quy trình, thủ tục cấp
giấy phép xây dựng, các hành vi vi phạm pháp luật xây dựng, mức
phạt và các hình thức xử lý vi phạm trật tự xây dựng.
Bốn là, rà soát, xây dựng đồ án quy hoạch đảm bảo tính khả
thi, phân bố đảm bảo tỷ lệ quy hoạch sử dụng đất theo số dân và
tầm nhìn chiến lƣợc những năm tiếp theo đảm bảo dự đoán quy mô
tỷ lệ tăng dân.
Năm là, rà soát, xây dựng hoàn chỉnh quy chế phối hợp giữa
các lực lƣợng quản lý trật tự xây dựng, thanh tra xây dựng ở các
cấp.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY
DỰNG ĐÔ THỊ TẠI ĐỊA BÀN QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ
XÂY DỰNG TẠI ĐỊA BÀN QUẬN 12
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội
của Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
11
a. Điều kiện tự nhiên của Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
Quận 12 có diện tích tự nhiên 5.274,9045 ha. Ranh giới hành
chính đƣợc giới hạn bởi: Phía Đông giáp: huyện Thuận An – tỉnh
Bình Dƣơng và quận Thủ Đức (phần giáp sông Sài Gòn). Phía Tây
giáp: Huyện Hóc Môn và QuậnTân Bình. Phía Nam giáp: quận
Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, và quận Bình Tân. Phía
Bắc giáp: huyện Hóc Môn.
b. Phát triển kinh tế - xã hội của Quận 12, Thành phố Hồ Chí
Minh
Về Kinh tế: Cơ cấu kinh tế của quận phát triển theo định
hƣớng “dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp”, tỷ trọng ngành
thƣơng mại - dịch vụ đạt 52,24% tổng giá trị thực hiện. Sản xuất
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt mức 47,33% trong tổng giá
trị; tỷ trọng nông nghiệp chỉ còn 0,43%. Tốc độ phát triển ngành
công nghiệp tăng trƣởng bình quân 17,3% năm; ngành thƣơng mại -
dịch vụ đạt 19,6% năm.
Về xã hội:Cung cấp nƣớc sạch cho cho 130.796/130.796 hộ
dân. Số ngƣời tập luyện thể dục thể thao thƣờng xuyên đạt 28,7%
/dân số, Tỷ lệ hoàn thành chƣơng trình tiểu học 100%. Tỷ lệ học
sinh lên lớp thẳng đạt 99.2%. Tổ chức giới thiệu việc làm cho trên
3.500 lao động, trong đó số lao động đã qua đào tạo nghề tỷ lệ trên
60%, đào tạo nghề cho trên 6.000 lao động.
2.1.2. Tác động của đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh
tế - xã hội đến quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị trên
địa bàn quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.
Một là, một số cá nhân, tổ chức lách luật thực hiện phân lô
hộ lẻ, đầu tƣ xây dựng nhà ở không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy
định.
Hai là, yêu cầu các công trình nhà văn hóa, trƣờng học,
mẫu giáo, nhà trẻ, bệnh viện, siêu thị, công viên, nhà thể thao, các
công trình phụ trợ khác phục vụ dân sinh làm tăng áp lực, tác động
12
đối với quản lý nhà nƣớc về đô thị, trật tự xây dựng đô thị tại địa
bàn quận 12.
Ba là, một bộ phận ngƣời dân chƣa nắm rõ các quy định
của pháp luật về cấp phép xây dựng, có hành vi vi phạm.
Bốn là, sự yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ của công
chức làm công tác cấp phép và thanh tra xây dựng.
Năm là, địa bàn quận rộng lớn, nhiều kênh rạch, bờ hữu
sông Sài Gòn, sông Vàm Thuật bao quanh kèm với sự phối hợp
chƣa nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc.
2.2. VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TẠI ĐỊA BÀN QUẬN 12,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.2.1. Tình hình trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn
Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.2. Đánh giá chung về trật tự xây dựng đô thị tại địa
bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
a. Những kết quả đạt đƣợc
Bằng sự nổ lực của cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc
và các đoàn thể chính trị xã hội, hiệu lực, hiệu quả của công tác
quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực trật tự xây dựng đô thị đã từng bƣớc
đƣợc nâng cao, thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy phép xây
dựng từng bƣớc đƣợc đơn giản hóa, lực lƣợng cán bộ công chức
thực thi nhiệm vụ đƣợc đào tạo chuẩn về trình độ chuyên môn,
năng lực tiếp công dân, cơ ở vật chất đƣợc trang bị hiện đại, đảm
bảo giải quyết hiệu quả nhu cầu chính đáng, lợi ích hợp pháp của
ngƣời dân trên lĩnh vực xây dựng.
b. Những hạn chế, tồn tại
Thứ nhất, Công tác tổ chức thực hiện của cơ quan cấp phép xây
dựng chƣa tốt, việc thụ lý hồ sơ chƣa kịp thời.
13
Thứ hai, Nhận thức và hiểu biết pháp luật liên quan đến công
tác cấp phép xây dựng của các chủ đầu tƣ và cán bộ công chức thực hiện
công tác cấp phép xây dựng chƣa đầy đủ.
Thứ ba, Công tác quy hoạch xây dựng chƣa đáp ứng đƣợc yêu
cầu đầu tƣ.
Thứ tư, chủ dầu tƣ lại tự điều chỉnh thiết kế công trình nhiều lần
dẫn đến phải lấy ý kiến thỏa thuận lại nhiều lần làm kéo dài thời gian xét
cấp giấy phép xây dựng.
Thứ năm, Cơ quan cấp giấy phép xây dựng đã yêu cầu thêm
các thủ tục phụ.
Thứ sáu, Các thủ tục mà pháp luật khác có liên quan quy định
nhƣng không rõ, còn chồng chéo, phát sinh các thủ tục, khó khăn trong
thực hiện.
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
TRẬT TỰ XÂY DỰNG TẠI ĐỊA BÀN QUẬN 12, THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.3.1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng: Tổ
chức 268 cuộc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa
bàn quận với 71.403 lƣợt ngƣời tham dự; tổ chức 9 cuộc thi tìm
hiểu pháp luật, với hơn 2000 lƣợt ngƣời tham dự về pháp luật liên
quan lĩnh vực xây dựng, trật tự xây dựng đô thị.
2.3.2. Quản lý nhà nƣớc về xây dựng theo quy hoạch
Về công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị
Ngày 29 tháng 12 năm 2012, y ban nhân dân thành phố
có Quyết định số 6706/QĐ-UBND về duyệt Đồ án điều chỉnh Quy
hoạch chung xây dựng Quận 12 đến năm 2020, tỷ lệ 1/5000. Quận
12 có tổng diện tính tự nhiên khoảng 5.275 ha. Từ năm 1999 đến
nay, quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 đã phủ kín gần nhƣ 100%
tổng diện tích đất tự nhiên, gồm 25 đồ án quy hoạch.
14
Về công bố, công khai và cung cấp thông tin về quy
hoạch đô thị: Sau khi phê duyệt các đồ án quy hoạch, y ban nhân
dân Quận 12 đều tiến hành công bố, công khai quy hoạch đƣợc
duyệt rộng rãi cho ngƣời dân đƣợc biết theo quy định của Luật Quy
hoạch đô thị (trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đƣợc Quyết định
phê duyệt).
Về công tác t ch c th c hiện và qu n l quy hoạch đô
thị: Công tác tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch đƣợc triển
khai công bố rộng rãi trên địa bàn quận; làm cơ sở giải quyết các
vấn đề liên quan lợi ích chính đáng của ngƣời dân, tổ chức. Hiện
nay, quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 đã phủ kín toàn bộ diện tích
đất tự nhiên của Quận 12.
2.3.3. Quản lý nhà nƣớc về cấp và thu hồi giấy phép xây
dựng và xây dựng theo giấy phép xây dựng
Thực trạng quản lý nhà nƣớc về xây dựng theo giấy
phép tại UBND quận 12: Công tác cấp giấy phép xây dựng đƣợc
thực hiện trên cơ sở phối hợp giữa Phòng Quản lý đô thị quận và
Văn phòng Hội đồng nhân dân - y ban nhân dân quận trong thời
gian 14 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Áp dụng quy trình
quản lý mục tiêu chất lƣợng ISO 9001: 2015 thực hiện giải quyết
thủ tục hành chính cho ngƣời dân; bên cạnh đó thực hiện theo cơ
chế “một cửa”, các quy trình, thành phần hồ sơ, cách thức giải
quyết, các văn bản pháp luật đƣợc công khai, minh bạch.
Công tác quản lý việc xây dựng theo giấy phép là một nội
dung có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng.
Thông qua việc cấp giấy phép xây dựng cũng nhƣ việc quản lý xây
dựng theo giấy phép đƣợc cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ đảm bảo
đƣợc quy hoạch xây dựng đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc,
cảnh quan kiến trúc, chất lƣợng công trình xây dựng đƣợc đảm bảo.
2.3.4. Tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức nghiệp vụ
cho CBCC quản lý về trật tự xây dựng đô thị: Tính đến cuối năm
2016, trình độ cán bộ công chức lĩnh vực xây dựng cơ bản đạt
15
chuẩn nhƣ sau: (1) Cán bộ, công chức lãnh đạo quản ký 23 ngƣời,
đạt chuẩn 18/23, trong đó có 05/23 ngƣời có trình độ thạc sỹ. (2)
Công chức chuyên môn 134 ngƣời; đạt chuẩn 31/134, trong đó có
03/134 ngƣời có trình độ thạc sỹ. (3) Viên chức: 97 ngƣời; đạt
chuẩn 58/97 ngƣời.
2.3.5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và xử lý vi phạm hành chính trong xây dựng
Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của Đội Thanh tra
xây dựng địa bàn quận nhƣ sau: (1)Thực hiện thanh tra, kiểm tra
chủ đầu tƣ, nhà thầu xây dựng các công trình trên địa bàn trong việc
chấp hành các quy định của pháp luật về xây dựng. (2)Yêu cầu các
cơ quan quản lý Nhà nƣớc có liên quan cung cấp đầy đủ tài liệu cần
thiết. Yêu cầu các chủ đầu tƣ xuất trình giấy tờ cần thiết khi thực
hiện xây dựng các công trình. (3)Lập hồ sơ các vụ vi phạm trật tự
xây dựng đối với các chủ đầu tƣ và nhà thầu xây dựng. (4)Chịu sự
chỉ đạo của cơ quan Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh, chịu
trách nhiệm trƣớc UBND quận và pháp luật về quản lý trật tự xây
dựng tại các phƣờng trên địa bàn quận 12.
2.3.6. Đánh giá chung quản lý nhà nƣớc về trật tự xây
dựng tại địa bàn Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh
a. Những kết quả đạt đƣợc:
Công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch
sử dụng đất 5 năm 2011-2015 của quận đƣợc thực hiện từ năm 2012 đến
nay đã hoàn thành theo chỉ đạo của y ban nhân dân thành phố. Quận
12 có tổng diện tích đất tự nhiên 5.274,9045ha. Đến nay quy hoạch phân
khu tỷ lệ 1/2000 đã phủ kín 100% tổng diện tích đất, gồm 25 đồ án và đã
tổ chức công bố, công khai theo quy định.
b. Những hạn chế, bất cập
- Về quản lý nhà nƣớc đối với quy hoạch:
Một số khu vực trƣớc đây thuộc quy hoạch đất dự trữ, đất công
nghiệp nay đƣợc điều chỉnh sang quy hoạch là đất hỗn hợp nhƣng chƣa
16
đƣợc cấp trên hƣớng dẫn rõ ràng nên y ban nhân dân quận gặp nhiều
khó khăn trong việc giải quyết các thủ tục hành chính nhà - đất cho
ngƣời dân.
Một số nơi quy hoạch cụ thể chi tiết 1/500 nên công tác cấp
phép xây dựng hầu nhƣ là dựa trên bản đồ quy hoạch chi tiết 1/2000
phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông đã đựợc phê duyệt.
Quy hoạch chung tỷ lệ quá nhỏ nên việc quản lý đất đai, chỉ
giới xây dựng và chỉ giới đƣờng đỏ thiếu chính xác, một số địa bàn chƣa
đảm bảo công tác quy hoạch, quản lý sử dụng lộ giới hẻm, công tác cập
nhật hẻm giới chƣa đảm bảo, gây khó khăn cho việc cấp GPXD và quản
lý trật tự xây dựng trên địa bàn Quận.
- Về quản lý nhà nƣớc đối với cấp phép xây dựng
Hồ sơ xin cấp GPXD phải bao gồm cả giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Đây là, điều kiện khiến các chủ đầu tƣ gặp
nhiều khó khăn khi tiến hành xin phép xây dựng. Bởi nguồn gốc đất
sử dụng, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn quận là còn
phức tạp. Bên cạnh đó, với tâm lý của chủ đầu tƣ xây dựng các
công trình nhà ở thì ngừời xây dựng sau lại muốn cốt nền cao hơn
nhà xây trƣớc, ô văng, mái đua đua ra nhiều hơn nhà trƣớc để thế
hiện sự nổi trội hơn so với xung quanh.
- Về công tác thanh tra xây dựng.
Hiện nay, Đội Thanh tra địa bàn quận chỉ có 4 thanh tra
viên xây dựng, với khối lƣợng công việc lớn, tốc độ xây dựng theo đồ
án quy hoạch đƣợc duyệt, lực lƣợng thanh tra xây dựng địa bàn không
thể quán xuyến hết trên phạm vi rộng lớn, chằng chịt với nhiều kênh
rạch. Vì vậy, số vụ vi phạm trật tự xây dựng vẫn cao.
Một vấn đề cần quan tâm nữa là trong quá trình thực thi
nhiệm vụ, thanh tra xây dựng công tác tại cơ sở còn nặng về "cảm
tính", thƣờng bị ràng buộc bởi mối quan hệ họ hàng, xóm giềng.
17
Công tác chỉ đạo, phối hợp để xử lý vi phạm trật tự xây
dựng giữa các lực lƣợng công an, đơn vị dịch vụ điện nứớc còn
chƣa đồng bộ, còn thiếu trách nhiệm.
- Về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự xây
dựng
Quy định pháp luật chƣa thực sự rõ ràng trong Thông tƣ số
02/2014/TT-BXD ngày 12/02/2014 của Bộ Xây dựng Quy định chi
tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựngkhiến cho việc hiểu
sai và vận dụng ở các đơn vị là khác nhau. Mức phạt ở 40% chi phí
xây dựng thì chƣa đủ sức răn đe đối với chủ đầu tƣ nhất là đối với
nhà đầu tƣ cơ hội.
c. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập
- Nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất, còn nhiều ý kiến khác nhau trong thực tiễn áp dụng
các quy định pháp luật là nguyên nhân khách quan cho quản lý trật tự
xây dựng đô thị.
Thứ hai, Quận 12 đang đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng
là sự tác động khách quan trong quản lý nhà nƣớc về trật tự xây
dựng đô thị.
Thứ ba, công tác quy hoạch xây dựng chƣa đáp ứng đƣợc
yêu cầu đầu tƣ, quy hoạch chung tỷ lệ quá nhỏ nên việc quản lý đất đai,
chỉ giới xây dựng và chỉ giới đƣờng đỏ thiếu chính xác. Chức năng
nhiệm vụ giữa các cơ quan vẫn còn chồng chéo, sự phân cấp trách
nhiệm trong quản lý trật tự xây dựng chƣa rõ ràng.
Thứ tư, phong tục tập quán của ngƣời dân về tâm linh
chọn ngày, tháng, năm để xây dựng nhà ở.
- Nguyên nhân chủ quan:
18
Thứ nhất, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức
quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực xây dựng vừa yếu vừa thiếu; công
tác phối kết hợp giữa các cấp, các ngành chƣa cao.
Thứ hai, công tác thông tin tuyên truyền chính sách, pháp
luật về quy hoạch xây dựng đô thị quản lý trật tự, xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực xây dựng, cấp phép xây dựng, chƣa đƣợc
tuyên truyền rộng rãi.
Thứ ba, nguồn vốn, kinh phí, phƣơng tiện công cụ, phục vụ
công tác thanh tra xây dựng và lực lƣợng trật tự đô thị còn chậm
đƣợc trang bị, một bộ phận lực lƣợng thanh tra xây dựng và công
chức phòng Quản lý đô thị chƣa đủ chuẩn theo quy định.
Thứ tư, tỷ lệ phủ kín quy hoạch chi tiết còn thấp.
Chương 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TẠI ĐỊA BÀN QUẬN 12,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU
3.1.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu quản lý nhà nƣớc về trật
tự xây dựng đô thị của thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 10 tháng 8 năm 2012, Bộ Chính trị ban hành Nghị
quyết số 16 – NQ/TW về phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển
Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 chỉ trõ nhiệm vụ, phƣơng
hƣớng phát triển đô thị thành phố.
3.1.2. Phƣơng hƣớng, mục tiêu quản lý nhà nƣớc về trật
tự xây dựng đô thị của quận 12, thành phố Hồ Chí Minh
- Khu vực phía Tây của quận gồm các phƣờng Tân Thới
Nhất, Trung Mỹ Tây, Tân Chánh Hiệp, Hiệp Thành và Tân Thới
Hiệp: Dự kiến nơi đây tổ chức phát triển các khu công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp tập trung, các trung tâm công cộng thƣơng nghiệp -
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_trat_tu_xay_dung_do_thi.pdf